Cuộc sống là sáng tạo, “mỗi con người là một nghệ sĩ’ luôn tạo ra những giá trị thẫm mỹ cho mình và cho xã hội. Đó là quy luật tất yếu, bởi vì con người luôn hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Cho nên trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục thẫm mỹ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn diện. Như vậy, giáo dục thẫm mỹ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục, là một quá trình hướng con người tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ thông qua việc hình thành các quan hệ thẫm mỹ đúng đắn với hiện thực và đặc biệt là tạo nên ở chủ thể những năng lực thẩm thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẫm mỹ. Chính vì vậy, giáo dục học sinh không chỉ giáo dục tri thức mà cần cả giáo dục thẫm mỹ.
Học sinh là lực lượng trí thức kế cận đông đảo với ước mơ hoài bão và sức trẻ nên thực tế đã có nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các cuộc thi Olympic quốc tế, các giải thưởng công nghệ thông tin của các tổ chức thế giới, hay các giải thể dục thể thao khu vực và quốc tế, Cùng với đó học sinh Việt Nam cũng để lại trong lòng bạn bè quốc tế nhiều ấn tượng đẹp về cách ứng xử văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam có những nhận thức lệch lạc dẫn đến hành động sai trái đi ngược lại đạo đức xã hôi, bị dư luận lên án (như đối xử không lễ phép với thầy cô, bạn bè kết bè, kết phái để gây rối, nói tục, chửi bậy, gần đây nổi lên hiện tượng nữ sinh đánh nhau gây phản cảm trong ngành giáo dục).
Dưới góc độ giáo dục thì một trong những nguyên nhân chính là trong những năm qua giáo dục thẫm mỹ trong môi trường sư phạm chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Là một giáo viên đảm nhận vai trò giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trong tương lai, nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ” làm đề tài nghiên cứu.
31 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống là sáng tạo, “mỗi con người là một nghệ sĩ’ luôn tạo ra những giá trị thẫm mỹ cho mình và cho xã hội. Đó là quy luật tất yếu, bởi vì con người luôn hướng đến cái chân, thiện, mỹ. Cho nên trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường rất coi trọng nội dung giáo dục thẫm mỹ, coi đó là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình giáo dục toàn diện. Như vậy, giáo dục thẫm mỹ là một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục, là một quá trình hướng con người tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ thông qua việc hình thành các quan hệ thẫm mỹ đúng đắn với hiện thực và đặc biệt là tạo nên ở chủ thể những năng lực thẩm thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẫm mỹ. Chính vì vậy, giáo dục học sinh không chỉ giáo dục tri thức mà cần cả giáo dục thẫm mỹ.
Học sinh là lực lượng trí thức kế cận đông đảo với ước mơ hoài bão và sức trẻ nên thực tế đã có nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các cuộc thi Olympic quốc tế, các giải thưởng công nghệ thông tin của các tổ chức thế giới, hay các giải thể dục thể thao khu vực và quốc tế, Cùng với đó học sinh Việt Nam cũng để lại trong lòng bạn bè quốc tế nhiều ấn tượng đẹp về cách ứng xử văn hóa xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ học sinh Việt Nam có những nhận thức lệch lạc dẫn đến hành động sai trái đi ngược lại đạo đức xã hôi, bị dư luận lên án (như đối xử không lễ phép với thầy cô, bạn bè kết bè, kết phái để gây rối, nói tục, chửi bậy,gần đây nổi lên hiện tượng nữ sinh đánh nhau gây phản cảm trong ngành giáo dục).
Dưới góc độ giáo dục thì một trong những nguyên nhân chính là trong những năm qua giáo dục thẫm mỹ trong môi trường sư phạm chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Là một giáo viên đảm nhận vai trò giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trong tương lai, nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở trường trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Huệ thành phố Tam Kỳ, cần đề xuất một số biện pháp thích hợp và khả thi về công tác giáo dục thẫm mỹ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục của cấp THCS và ngành Gáo dục và Đào tạo hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống lý luận về thẫm mỹ và giáo dục thẫm mỹ.
Nghiên cứu thực trạng của vấn đề giáo dục thẫm mỹ tại trường THCS Nguyễn Huệ.
Đưa ra các giai pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ.
4. Đối tượng nghiên cứu
Giáo thẫm mỹ cho học sinh trương THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ
5. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục ở trường THCS
6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Học sinh trương THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ hiện nay.
Giáo dục thẫm mỹ
7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: đọc tài liệu
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trò chuyện, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, lấy ý kiến chuyên gia,
8. Đóng góp của đề tài
Ý nghĩa lý luận: nghiên cứu đề tài để chỉ ra vị trí, vị trí của giáo dục thẫm mỹ trong đời sống xã hội, trong hệ thống giáo dục của trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ và là nguồn tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài nghiên cứu vấn đề giáo dục thẫm mỹ của trường THCS Nguyễn Huệ là một địa bàn cụ thể nên những giải pháp có thể được trường THCS Nguyễn Huệ ứng dụng mang tính khả thi cao.
9. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục thì còn có phần nội dung với các chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận.
Chương 2. Thực trạng giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ.
Chương 3. Giải pháp nâng cao giáo dục thẫm mỹ cho học sinh trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ.
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận
1.1.Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng): Là sự hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có tổ chức thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa nhà Giáo dục với người được giáo dục nhằm giúp người được giáo dục chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp): Đó là một bộ phận của quá trình sư phạm, là quá trình hình thành những cơ sở khoa học của thế giới quan, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những tính cách, những hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, kể cả việc phát triển và nâng cao thể lực.
1.1.2. Khái niệm thẫm mỹ
Thẫm mỹ là phạm trù triết học nói về cái đẹp khách quan của tự nhiên, xã hội và con người mà chúng ta đang đề cập đến.
1.1.3. Khái niệm giáo dục thẫm mỹ
Giáo dục thẫm mỹ là quá trình giáo dục hình thành cho học sinh năng lực nhận thức, thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cái đẹp.
1.1.4. Học sinh THCS
Lứa tuổi học sinh THCS còn gọi là lứa tuổi thiếu niên, có độ tuổi từ 11 đến 14. Lứa tuổi này có vị trí đặc biệt trong thời kỳ phát triển của trẻ với nhiều đặc điểm, tính cách, nhận thức riêng. Đây là thời kỳ chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành.
Học sinh THCS có cách nhìn, cách cảm nhận, cáchlí giải về các sự vật, hiện tượng xung quanh, về hình khối, về màu sắc,có sự cảm nhận khác với người lớn. Trong sự cảm nhận đó của các em có những thuận lợi và khó khăn; có những điểm mạnh và điểm yếu khác biệt với người lớn. Đó là vấn đề cần được nghiên cứu để bổ sung vào khối kiến thức của giáo viên làm công tác giáo dục thẫm mỹ.
1.2. Vai trò của giáo dục thẫm mỹ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh THCS
Giáo dục thẩm mỹ là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Thông qua giáo dục thẩm mỹ, học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đồng thời có cách ứng xử tốt với người thân trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và cộng đồng. Con người có trí tuệ thông minh, có sức khỏe cường tráng, nếu thiếu giáo dục thẩm mỹ vẫn không được coi là con người toàn diện trong một xã hội hiện đại. Giáo dục thẩm mỹ có vai trò to lớn trong nhận thức và trong lao động sáng tạo của con người.
Cái đẹp có vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội, vì vậy giáo dục thẫm mỹ cũng có vai trò rất quan trọng. Cụ thể, giáo dục thẫm mỹ đúng đắn về nội dung và phương pháp sẽ thúc đẩy nhanh chống quá trình hình thành và phát triển ý thức thẫm mỹ cho chủ thể thẫm mỹ, tạo ra “thế giới quan thẫm mỹ”, giúp chủ thể thẫm mỹ nhìn nhận, đánh giá và phân biệt các giá trị thẫm mỹ,hình thành bồi dưỡng và phát triển khả năng sáng tạo thẫm mỹ của chủ thể, từ đó, thúc đẩy phong trào giải phóng giai cấp, giải phóng con người, đấu tranh vì cái đẹp, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS giúp cho từng học sinh có sự nhận thức đúng đắn để định hướng hoạt động của mình như Mác – Ăngghen đã nói: “Con người khác con ong ở chỗ trước khi xây một ngôi nhà người thợ đã hình dung, tưởng tượng những gì mình cần làm và ngôi nhà đó rồi”.
Giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS lại càng đóng vai trò quan trọng bởi họ là tương lai của đất nước, với một lực lượng đông đảo, đang trong giai đoạn phát triển cơ bản về tâm hồn, thể chất, bước đầu mang tính tự lập cao và hoạt động thực tiễn xã hội. Giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS bằng nội dung và phương pháp không đúng đắn gây hậu quả cực kỳ tai hại, có thể ảnh hưởng đến tương lai của đất nước. Trong bối cảnh xu thế toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, các thế lực thù địch không từ bỏ ý định chống phá con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở nước ta thông qua “diễn biến hòa bình”, nhất là trên mặt văn hóa – tư tưởng. Giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS giúp các em đánh giá, phân biệt được các giá trị thẫm mỹ đúng đắn.
1.3. Nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục thẫm mỹ
1.3.1. Nội dung giáo dục thẫm mỹ
Giáo dục thẫm mỹ về cơ bản là có định hướng, có kế hoạch nhằm nâng cao nâng cao ý thức thẫm mỹ cho từng chủ thể thẫm mỹ,để từ đó dịnh hướng cho chủ thể thẫm mỹ hoạt động thụ hưởng và sáng tạo thẫm mỹ theo quy luật của cái đẹp. Căn cứ vào cấu trúc của thẫm mỹ thì nội dung giáo dục thẫm mỹ được thể hiện trên các mặt thẫm mỹ sau:
Giáo dục xúc cảm thẫm mỹ:
Xúc cảm thẫm mỹ là cảm xúc nhân văn mà nền tảng là sự rung động trước cái đẹp. xú cảm thẫm mỹ mỹ bắt nguồn từ cảm giác của con người khi có sự tác động của khách thể thẫm mỹ lên cảm giác. Xúc cảm thẫm mỹ là hình thức khởi đầu bậc thang thấp nhất của ý thức thẫm mỹ song nó là nền tảng đầu tiên trong sự thụ hưởng và sáng tạo thẫm mỹ. Xúccảm thẫm mỹ được ví như là đặc điểm quan trọng nhất của tài năng nghệ thuật, là tiền đề để phát triển những hình thái thẫm mỹ tiếp theo.
Vì vậy giáo dục xúc cảm thẫm mỹ là nấc nấc thang đầu tiên và quan trọng để hình thành và phát triển các mặt khác của giáo dục thẫm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẫm mỹ được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm sống, thành tựu khoa học và văn hóa thẫm mỹ. Giáo dục thẫm mỹ phải hình thành và định hướng cho chủ thể thẫm mỹ những “rung động” trươc những khách thể thẫm mỹ qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ thể thẫm mỹ và khách thể thẫm mỹ. Giáo dục xúc cảm thẫm mỹ tốt sẽ hình thành ở chủ thể thẫm mỹ những cơ sở là nền tảng cho hành vi đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Giáo dục tình cảm thẫm mỹ:
Tình cảm thẫm mỹ là loại tình cảm bậc cao bởi lẽ nó chỉ có ở con người. Con người không những cảm nhận giá trị thẫm mỹ có sẵn trong tự nhiên mà còn sáng tạo ra giá trị thẫm mỹ phục vụ cho con người.
Giáo dục tình cảm thẫm mỹ là giáo dục con người biết phân biệt cái đẹp, cái thiện, cái ác, cái bi, cái hài,Vì vậy giáo dục tình cảm thẫm mỹ cần xây dựng cho chủ thể thái độ đúng đắn về cảm thụ đánh giá và sáng tạo thẫm mỹ thể hiện tình yêu và cảm xúc trước cái đẹp trong nghệ thuật cũng như trong cuộc sống, từ đó thôi thúc con người biết đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện, bài trừ cái ác, cái xấu. Giáo dục tình cảm thẫm mỹ phải gắn chặt với giáo dục đạo đức con người.
Giáo dục thị hiếu thẫm mỹ:
Thị hiếu thẫm mỹ là một bộ phận quan trọng của năng lực thẫm mỹ,là tiêu chí thể hiện sự thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Thị hiếu thẫm mỹ giúp con người khám phá, cảm nhận thế giới thẫm mỹ bằng những mẫn cảm đặc biệt tạo ra sự phản ứng mau lẹ trước những hiện tượng thẫm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật, giúp chủ thể loại bỏ cái sai, cái xấu, cảm nhận cái đúng, cái đẹp, cái hài hòa, thị hiếu thẫm mỹ thể hiện một phần tính cách của chủ thể thẫm mỹ.
Giáo dục thị hiếu thẫm mỹ là giáo dục định hướng cho chủ thể thẫm mỹ khả năng cảm thụ, đánh giá và sáng tạo giá trị thẫm mỹ. Vì vậy giáo dục thị hiếu thẫm mỹ cần phải cung cấp cho chủ thể cái nhìn nhận đúng đắn về thẫm mỹ theo quy luật của cái đẹp, đồng thời phải gắn chặt thị hiếu thẫm mỹ với tính thời đại, tính giai cấp và tính dân tộc của văn hóa thẫm mỹ để chủ thể thẫm mỹ hình thành thị hiếu thẫm mỹ đúng đắn, phù hợp với thị hiếu thẫm mỹ của xã hội trong giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội.
Giáo dục quan điểm và lí tưởng thẫm mỹ
Quan điểm và lí tưởng thẫm mỹ là hệ thống lý luận của chủ thể về ước mơ, mục tiêu thẫm mỹ của con người, quan điểm và lí tưởng thẫm mỹ thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của chủ thể thẫm mỹ với đời sống thẫm mỹ của xã hội.
Giáo dục quan điểm và lí tưởng thẫm mỹ phải dự trên những giá trị thẫm mỹ và thành tựu khoa học đúng đắn để xây dựng thế giới quan thẫm mỹ phù hợp với thời đại và xu thế phát triển chung của nhân loại.
Giáo dục tri thức thẫm mỹ
Tri thức thẫm mỹ là toàn bộ những giá trị thẫm mỹ được chủ thể thẫm mỹ đúc kết lại trong quá trình sống và qua mối quan hệ thẫm mỹ với đời sống xã hội.
Giáo dục tri thức thẫm mỹ là giáo dục những tri thức mang tính khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển về mặt thẫm mỹ của con người và của xã hội, tạo ra chủ thể thẫm mỹ cơ sở và nền tảng để hiểu biết đời sống thẫm mỹ, tiếp nhận và sáng tạo thẫm mỹ.
Đối với giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS, cũng với nội dung giáo dục như trên, song do đặc thù của học sinh THCS và nền giáo dục ở nước ta hiện nay cần phải thấy giáo dục xúc cảm thẫm mỹ và giáo dục tình cảm thẫm mỹ là rất quan trọng. Điều này là cơ sở để xây dựng những phương pháp giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS mang tính khả thi.
1.3.2. Hình thức giáo dục thẫm mỹ
Giáo dục thẫm mỹ trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, và là việc cần phải tiến hành một cách nghiêm cho cả học sinh THCS. Có thể coi học sinh THCS là thời kỳ “hoàng kim” của giáo dục thẫm mỹ. Ở lứa tuổi này, tâm hồn trẻ rất nhạy cảm dễ xúc động đối với con người và cảnh vật xung quanh, trí tưởng tượng của trẻ bay bổng và phong phú. Do vậy, năng khiếu nghệ thuật và cũng thường được nảy sinh từ lứa tuổi này.
Hiện nay, ngoài việc giáo dục thông qua các bài giảng thì còn có thể giáo dục bằng nhiều hình thức khác như:
- Giáo dục thẫm mỹ cho trẻ thông qua việc sử dụng môi trường thiên nhiên.
- Giáo dục thẫm mỹ cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật.
- Hình thành cuộc sống hàng ngày luôn tươi sáng cho học sinh.
Tóm lại, nhà trường là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho học sinh. Tâm hồn tuổi thơ của trẻ rất ngây thơ và trong sáng. Học sinh THCS rất giàu càm xúc, rất dễ tiếp nhận cái đẹp trong môi trường xung quanh.
1.3.3. Phương pháp giáo dục thẫm mỹ
Giáo dục thẫm mỹ bằng lao động
Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, thông qua lao động con người không ngừng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà còn góp phần cải tạo con người. Lao động đã sáng tạo ra con người. Thông qua lao động con người dần phong phú hơn về tư tưởng, tình cảm chứ không chỉ dừng lại ở sự phát triển đều đặn, mạnh khoẻ về thể chất.
Giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS bằng lao động có nhiều hình thức như: các cuộc thi sáng tác nghệ thuật, chiến dịch mùa hè tình nguyện, các hoạt động vệ sinh nhà trường, các phong trào thể dục thể thao,
Giáo dục thẫm mỹ thông qua các môn học
Ngoài môn mỹ thuật và âm nhạc thì giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS còn thông qua các bài giảng về giáo dục công dân, văn học, lịch sử, Những môn học này cho học sinh thấy được các giá trị đạo đức, giá trị thẫm mỹ trong xã hội. Muốn vậy giáo dục các môn học phải xây dựng được các hình tượng đẹp về tình yêu quê hương, đất nước, con người để nâng cao tri thức khoa học cho chủ thể thẫm mỹ.
Giáo dục thẫm mỹ bằng sách báo, văn hoá và nghệ thuật
Giáo dục thẫm mỹ bằng nghệ thuật phải chủ trương lấy gốc từ hiện thực, “nghệ thuật vị nhân sinh” và những tác phẩm ưu tú của nhân loại làm phương tiện để giáo dục thẫm mỹ. Những tác phẩm lớn làm cho con người yêu cuộc sống hơn, phát huy nhân tố tích cực trong bản thân con người.
Sách báo là phương tiện truyền tải giá trị nghệ thuật, đối với học sinh THCS phải làm sao cho sách báo ngoài ý nghĩa này còn là ý nghĩa cao cả hơn nữa, sách báo là một người bạn. giáo dục thẫm mỹ cho học sinh THCS bằng sách báo, văn hoá và nghệ thuật phải chú trọng khâu sàng lọc, bởi ngày nay, dưới tác động của cơ chế thị trường, sách báo có thể là con dao hai lưỡi, khi sử dụng có thể mang lại hậu quả ghê gớm.
Giáo dục tổng hợp
Tất cả những phương pháp đều có ưu, nhược điểm khác nhau nhưng thống nhất với nhau cùng vì một mục đích chung. Giáo dục tổng hợp là sự kết hợp đồng bộ giữa các phương pháp một cách linh hoạt, thuần thục và hiệu quả. Tuỳ vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của từng phương pháp.
Chương 2. Thực trạng giáo dục thẫm mỹ cho học sinh
trường THCS Nguyễn Huệ, thành phố Tam Kỳ
2.1. Tổng quan về địa bàn phường Hoà Hương và trường THCS Nguyễn Huệ
2.1.1. Vị trí địa lí
Phường Hòa Hương nằm ở phía Đông Nam thành phố Tam Kỳ, thuộc trung tâm tỉnh Quảng Nam, phường có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp phường An Phú và sông Bàn Thạch.
- Phía Tây giáp quốc lộ 1A và phường An Sơn.
- Phía Nam giáp xã Tam Xuân, có con sông Tam Kỳ chảy ra biển, là ranh giới ngăn đội giữa huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ.
- Phía Bắc giáp đường Duy Tân và phường Phước Hoà.
Với diện tích tự nhiên khoảng 3,96 km2, Dân số 8540 người. Toàn phường hiện có 2.202 hộ, với 8.698 nhân khẩu. Địa bàn phường gồm 8 khối phố và được chia thành hai khu vực rõ rệt, gần một nửa là nông thôn và phần còn lại là thành thị.
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Về kinh tế vừa là một phường vừa có đô thị, vừa có nông thôn, có 37% hộ chuyên sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi, 25% hộ làm dịch vụ kinh doanh buôn bán và làm nghề TTCN, 38% hộ còn lại làm nghề buôn bán nhỏ lẻ, lao động thủ công và ngành nghề khác. Là vùng ven đô, nên đời sống đa số nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay toàn phường có 81 hộ nghèo tỷ lệ 3,39%, hộ cận nghèo 165 hộ tỷ lệ 9,14%.
Đời sống nhân dân ở đây chủ yếu là kinh doanh buôn bán và chuyên nghề sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công và ngành nghề khác.
2.1.3. Tình hình văn hóa – giáo dục
Trên địa bàn phường hiện có trường Năng khiếu thể dục thể thao, Sân vận động tỉnh Quảng Nam, có 02 Chùa (Tịnh Độ và Sư nữ Diệu Quang) và Quỳnh Phủ Hội Quán (Người hoa) có 31 hộ với 46 nhân khẩu. Qua thống kê, hiện nay trên địa bàn phường Hoà Hương có 91 hộ theo đạo Công giáo, 71 hộ theo đạo Tin lành, 434 hộ với 620 người theo đạo Phật. Tổng cộng 601 hộ chiếm tỷ lệ 24,46% toàn phường. Tỷ lệ phủ mạng lưới nước sạch đạt 85%, tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt trên 65,3%.
Trong phường có 3 trường học: 1 trường Mẫu giáo Tuổi Thơ, 1 trường Tiểu học Lê Thị Hồng Gấm, 1 trường THCS Nguyễn Huệ và 1 Trung tâm Học tập cộng đồng. Phường duy trì được phổ cập mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, duy trì THCS trường Nguyễn Huệ và hình thành phổ cập bậc trung học phổ thông, do UBND phường trực tiếp điều hành.
2.1.4. Trường THCS Nguyễn Huệ
2.1.4.1. Vài nét về trường
Trường THCS Nguyễn Huệ được thành lập từ năm 1995 theo Quyết định số 21/GIÁO DụC&ĐT ngày 21/8/1995 của Sở GIÁO DụC&ĐT Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) có những thành tích nổi bật về phong trào học sinh giỏi, Hội khoẻ phù đổng, phong trào Giáo viên dạy giỏi. Trường đạt các tiêu chuẩn trường chuẩn vào tháng 10 năm học 2006-2007 và vinh dự nhận Lá cờ dẫn đầu khối THCS toàn tỉnh vào năm học 2008-2009. Liên tục là trường đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc... Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, đã đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và học sinh thành phố Tam Kỳ.
Trường THCS Nguyễn Huệ có 16 lớp học, tổng số học sinh là 572 học sinh, trường chia làm 2 ca/ngày để dạy học. Buổi sáng khối 7, khối 9. Buổi chiều khối 6, khối 8 theo sự phân bổ của nhà trường. 100% học sinh đến trường đầy đủ, đúng giờ với phương châm xây dựng ‘‘Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ chăm ngoan, tham gia đầy đủ các hoạt động cả về chính khóa lẫn ngoại khóa của lớp, của trường. Tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội quyên góp ủng hộ các học sinh có hoàn cảnh đặc biêt khó khăn...
2.1.4.2. Kinh nghiệm, số năm trong nghề của giáo viên, cán bộ viên chức
Phần lớn giáo viên, Cán Bộ - Viên chức đều làm việc và gắn bó với trường khoảng thời gian từ 15 – 20 năm hoặc hơn.
Về công tác lãnh đạo, quản lý: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Chủ động sáng tạo kiến thức áp dụng vào thực tiễn với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Hiện nay, nhà trường đang xây dựng loại hình hồ sơ trong giáo dục.
Nhiệt tình, có trách nhiệm cao đối với nhà trường, có kinh nghiệm lâu năm trong việc tổ chức, quản lý, giảng dạy. Cha mẹ học sinh cũng thường xuyên phối hợp với nhà trường để giúp đỡ nhà trường cùng tham gia tốt công việc giảng dạy.
2.1.4.3. Kết quả, thành tích chính của trường
T