Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng NHNo&PTNT (AgriBank) huyện Lục Ngạn
Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình hoà nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Sau 20 năm đồi mới, nền kinh tế nước ta đ• có nhiều khởi sắc và những thay đổi tích cực. Trong tình hình đổi mới của nước ta, hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng không ngừng được hoàn thiện về mọi mặt. Ngành ngân hàng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong công cuộc, đổi mới đất nước; hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, x• hội công bằng dân chủ và văn minh. Trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng có vai trò là trung gian tài chính-tiền tệ cung cấp một danh mục sản phẩm đa dạng nhất trong đó hoạt động thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán và các dịch vụ khác. Ngân hàng là một trong những kênh điều chuyển vốn lớn và hiệu quả nhất cho nền kinh tế. Qua đó khai thác triệt để tiềm lực vốn có của cả nền kinh tế về vốn và cung cấp các dịch vụ về tài chính ,ngân hàng đ• góp phần tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế đối với ngân hàng, để có thể bảo vệ an toàn của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của nhà nước, của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản trị điều hành ngân hàng, ngân hàng không thể không sử dụng công cụ hach toán kế toán. Đảng ta đ• khẳng định “kế toán ngân hàng là chiến sĩ an ninh mặt trận quản lý kinh tế của đảng và nhà nước” Dưới sức ép của cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại(NHTM) luôn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau trong kinh doanh. Bởi vậy,mỗi NHTM phải xác định cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. Hạch toán kế toán cũng là cơ sở để mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng. Trong giai đoạn hiện nay, số lượng các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng nhiều. Trong số đó có nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí có những doanh nghiệp và cá nhân còn lợi dụng cả sự tín nhiệm của ngân hàng để chiếm dụng vốn. Từ đó ngân hàng gặp rủi ro bởi những khoản đầu tư tín dụng kém hiệu quả này. Để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, việc thu cả gốc và l•i đúng hạn thì vấn đề đặt ra là phải theo dõi chặt chẽ các khoản vay, thu nợ gốc và l•i kịp thời. Đây chính là nghiệp vụ của kế toán cho vay. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nghiệp vụ kế toán cho vay, trong những năm qua cùng với việc cải tiến đổi mới về cơ cấu tổ chức, chế độ nghiệp vụ, ngân hàng nhà nước (NHNN) và NHTM đ• chú trọng bổ sung sửa đổi, cải tiến chế độ hạch toán nghiệp vụ kế toán cho vay cho phù hợp với sự phát triển và mở rộng không ngừng của tín dụng ngân hàng (TDNH). Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về TDNH và kề toán cho vay trong hoạt động ngân hàng . Chương 2: Thực trạng hoạt đông cho vay và kế toán cho vay tại NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hoàn thiện nghịêp vụ kế toán cho vay tại NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang.