Để tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH) đất nước thì vốn là một yếu tố quan trọng, một điều kiện không thể thiếu được nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nền kinh tế còn thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì bổ sung nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài là quan trọng- chủ yếu là vốn ODA và FDI. Trong đó ODA là nguồn vốn rất quan trọng, đây là nguồn vốn của các chính phủ, các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ với mục tiêu trợ giúp cho các nước đang phát triển, nguồn vốn này có những ưu đãi nhất định, do đó trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH, các nước đang phát triển thường coi ODA là một “giải pháp cứu cánh” để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn trong nước vừa tạo ra cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp FDI, đồng thời tạo điều kiện đầu tư trong nước phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để khai thông và tăng cường thu hút nguồn vốn này. Đến nay nước ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 24 nhà tài trợ song phương, 15 nhà tài trợ đa phương và hơn 300 tổ chức phi chính phủ.
ODA là một khoản vay ưu đãi để giúp các nước đang phát triển, sau một thời gian nhất định phải hoàn trả cả vốn và lãi, do đó tăng cường và nâng cao quản lý nhà nước đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA thì có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nhà nước phải quản lý chặt chẽ ngay từ khi đàm phán ký kết hiệp định đến khi xét duyệt, xây dựng dự án, đấu thầu thi công và thanh quyết toán công trình.
Với ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA em xin chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA” nhằm đưa ra một số thực trạng quản lý nhà nước cũng như đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA.
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chưong I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư có sử dụng nguồn vốn ODA.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
3
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư có sử dụng nguồn vốn ODA.
5
Quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.
5
1. Khái niệm.
5
2. Bản chất quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.
5
3. Mục đích của quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.
6
4. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.
7
5. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư.
8
Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA.
(Official Development Assistance).
10
1. Lịch sử nguồn vốn ODA.
10
2. Khái niệm về ODA.
11
3. Bản chất, đặc điểm và các hình thức cung cấp nguồn vốn ODA.
11
4. Tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và ở Việt Nam.
13
Chương II: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
16
Quản lý Nhà nước đối với việc huy động và sử dụng nguồn
vốn ODA trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam.
16
1. Quản lý Nhà nước về tình hình thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA.
16
2. Sử dụng nguồn vốn ODA trong sự nghiệp phát triển kinh tế ở Việt Nam.
22
Hoạt động quản lý Nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
24
1. Quá trình đàm phán ký kết.
24
2. Quá trình phê duyệt và tổ chức QLNN về ODA.
24
3. Tổ chức thực hiện các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.
27
4. Những quy định về thuế đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
28
Chương III: Một số vấn đề còn tồn tại và những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
30
Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động QLNN đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
30
Những giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
31
1. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
31
2. Một số kiến nghị để thực hiện tốt các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA.
33
Kết luận
35
Tài liệu tham khảo
36
Lời nói đầu
Để tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá (CNH- HĐH) đất nước thì vốn là một yếu tố quan trọng, một điều kiện không thể thiếu được nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nền kinh tế còn thiếu vốn nghiêm trọng và tiết kiệm trong nước còn quá thấp thì bổ sung nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài là quan trọng- chủ yếu là vốn ODA và FDI. Trong đó ODA là nguồn vốn rất quan trọng, đây là nguồn vốn của các chính phủ, các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ với mục tiêu trợ giúp cho các nước đang phát triển, nguồn vốn này có những ưu đãi nhất định, do đó trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH, các nước đang phát triển thường coi ODA là một “giải pháp cứu cánh” để vừa khắc phục tình trạng thiếu vốn trong nước vừa tạo ra cơ sở vật chất ban đầu nhằm tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp FDI, đồng thời tạo điều kiện đầu tư trong nước phát triển và hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để khai thông và tăng cường thu hút nguồn vốn này. Đến nay nước ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 24 nhà tài trợ song phương, 15 nhà tài trợ đa phương và hơn 300 tổ chức phi chính phủ.
ODA là một khoản vay ưu đãi để giúp các nước đang phát triển, sau một thời gian nhất định phải hoàn trả cả vốn và lãi, do đó tăng cường và nâng cao quản lý nhà nước đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA thì có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nhà nước phải quản lý chặt chẽ ngay từ khi đàm phán ký kết hiệp định đến khi xét duyệt, xây dựng dự án, đấu thầu thi công và thanh quyết toán công trình.
Với ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA em xin chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA” nhằm đưa ra một số thực trạng quản lý nhà nước cũng như đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với việc huy động và sử dụng nguồn vốn ODA.
Đề tài bao gồm 3 chương:
Chưong I: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư có sử dụng nguồn vốn ODA.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.
Chương III : Một số vấn đề còn tồn tại và những giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các chương trình dự án sử dụng vốn ODA.
Chương I.
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư có sử dụng nguồn vốn ODA.
Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư:
1.Khái niệm:
Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý để điều khiển đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của các cơ quan nhà nước vào quá trình đầu tư (bao gồm các công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thanh toán tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội và tổ chức kỹ thuật. Cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng.
2. Bản chất nhà nước về hoạt động đầu tư:
Chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường với bản chất là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo động lực thu hút được nhiều vốn đầu tư vào phát triển kinh tế. Nhà nước đã thực hiện chức năng quản lý với tư cách là cơ quan quyền lực đại diện cho nhân dân và với chức năng là chủ tài sản thuộc sở hữu của toàn dân. Song cơ chế thị trường với sự hoạt động của các quy luật như quy luật giá cả, quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh,... không cho phép Nhà nước can thiệp một cách trực tiếp lên chủ thể bị quản lý mà Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp thông qua pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế. Đầu tư là hoạt động mang tính liên ngành, vì vậy sự can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực đầu tư thường mạnh hơn so với lĩnh vực khác. Quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch định hướng cung cấp thông tin, dự báo để hướng dẫn cho hoạt động đầu tư.
Xây dựng luật pháp, qui chế và các chính sách quản lý đầu tư. Như luật xây dựng, luật thuế, luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu,...
Tạo môi trường kinh tế thuận lợi và quy định khuân khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư.
Điều hoà thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động và các lực lượng dịch vụ tư vấn thiết kế đầu tư.
Quản lý và sử dụng đất đai tài nhuyên một cách hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý việc xây dựng các kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Tổ chức các doanh nghiệp nhà nước để tham gia điều tiết thị trường.
Xây dựng chính sách đào tạo cán bộ trong lĩnh vực đầu tư, quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ...
Đảm bảo đáp ứng đòi hỏi phát triển của đất nước theo đường lối mà các đại hội Đảng đã đề ra.
Quản lý đồng bộ hoạt động đầu tư từ khi bỏ vốn cho đến khi thanh lý các tài sản do đầu tư tạo ra.
3. Mục đích của quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư:
Mục tiêu này được nhìn nhận dưới hai góc độ vi mô và vĩ mô, mỗi góc độ có những mục tiêu khác nhau.
3.1 Trên giác độ quản lý vĩ mô mục tiêu là:
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Sử dụng vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô lãng phí.
- Đảm bảo xây dựng theo quy hoạch xây dựng, kiến trúc đáp ứng yêu cầu bền vững mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý và thực hiện bảo hành công trình.
3.2 Trên giác độ quản lý vi mô:
Mục tiêu quản lý hoạt động đầu tư ở cơ sở là đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong một thời gian nhất định. Trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý của từng giai đoạn từng dự án đầu tư.
- Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư mục tiêu chủ yếu là đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự toán tính toán.
- Đối với giai đoạn thực hiiện đầu tư mục tiêu chủ yếu là đảm bảo tiến độ chất lượng với chi phí thấp nhất.
- Đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư là nhanh chóng thu hồi vốn đã bỏ ra và có lãi đối với công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất đối với các công cuộc đầu tư khác.
4. Nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư:
Để quản lý hoạt động đầu tư có hiệu quả và đạt được lợi ích tối ưu thì Nhà quản lý phải dựa vào những nguyên tắc bắt buộc khách quan, các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư có những nét chung của khoa học quản lý được vận dụng cụ thể vào quản lý hoạt động đầu tư.
4.1 Nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa kinh tế và chính trị:
Đây là một đòi hỏi khách quan vì kinh tế quyết định chính trị và chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, có tác động tích cực hay tiêu cực đến phát triển kinh tế. Kết hợp giữa kinh tế với chính trị là động lực thúc đẩy nền kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Việc tuân thủ nguyên tắc này thể hiện ở việc quản lý những mục tiêu đầu tư cụ thể phải dựa trên những cơ chế chính sách các định hướng phát triển kinh tế. Chủ đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư phải tuân thủ pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
4.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Tập trung dân chủ là dựa trên ý kiến nguyện vọng và tinh thần chủ động sáng tạo rộng rãi của các đối tượng bị quản lý trước khi Nhà quản lý ra một quyết đinh nào đó là phải có một trung tâm quản lý tập trung thống nhất với mức độ phù hợp, phải đảm bảo vừa không ôm đồm quan liêu vừa không tự do vô chính phủ và tình trạng vô chủ trong quản lý.
4.3 Nguyên tắc quản lý ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ:
Đây là một sự kết hợp một cách khách quan giữa hai xu hướng chuyên môn hoá theo ngành và phân bổ sản xuất theo vùng lãnh thổ. Một hoạt động đầu tư là thành quả của các ngành nên các cơ quan quản lý ngành (Bộ, ngành, tổng cục của trung ương) chịu trách nhiệm quản lý những vấn đề kỹ thuật của ngành mình và quản lý nhà nước về kinh tế với các hoạt động đầu tư thuộc ngành theo sự phân cấp, phân công của nhà nước. Còn các cơ quan của địa phương quản lý về mặt hành chính xã hội với mọi đối tượng nằm ở địa phương và thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ở địa phương mình theo phân cấp quản lý của Nhà nước. Vấn đề quan trọng nhất trong sự kết hợp này là vấn đề quy hoạch định hướng và kết hợp với việc phân bổ cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ một cách hợp lý nhằm phát triển tốt các ngành, đồng thời sử dụng tổng hợp và phát triển toàn diện vùng lãnh thổ.
4.4 Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích trong đầu tư:
Lợi ích kinh tế là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp và có tác dụng thúc đẩy và có thể kìm hãm hoạt động kinh tế. Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa các chủ thể trong nền kinh tế vừa tạo động lực thúc đẩy mọi hoạt động nền kinh tế vừa làm cho nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắc.
4.5 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả:
Nguồn lực phát triển kinh tế nói chung đầu tư nói riêng là có hạn nên viêc sử dụng nó phải tiết kiệm và có hiệu quả với một nguồn lực nhất định thì phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất hay để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến nhất định nào đó thì nguồn lực phát triển được sử dụng cho đầu tư thấp nhất.
Trong hoạt động đầu tư thì nguyên tắc cơ bản của aủa quản lý đầu tư là:
@ Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế về mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch và kế hoạch xây dựng đô thị nông thôn, tiêu chuẩn xây dựng, lựa chọn công nghệ, sử dụng đất đai tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, thiết kế kỹ thuật kiến trúc xây lắp, bảo lãnh công trình và các khía cạnh khác của dự án. Riêng các dự án sử dụng vốn ngân sách thì Nhà nước còn quản lý về mặt thương mại tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án.
@ Đảm bảo tình hình thực hiện đầu tư theo ba giai đoạn sau:
Chuẩn bị đầu tư.
Thực hiện đầu tư.
Kết thúc xây dựng dự án đưa vào khai thác sử dụng.
@ Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước ở tầm vĩ mô với chức năng quản lý nhà nước ở tầm vi mô, chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư và của các tổ chức tư vấn và các doanh nghiệp liên quan trong quá trình đầu tư.
5. Nội dung của công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư:
Công tác quản lý đầu tư được xem xét trên hai giác độ vĩ mô và vi mô, nội dung của hai giác độ như sau:
5.1 Trên giác độ quản lý vĩ mô thì Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư thông qua các nội dung sau:
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư, ban hành sửa đổi đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài và các văn bản dưới luật nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư. Mặt khác đảm bảo cho các công cuộc đầu tư thực hiện đáp ứng được sự đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Xây dựng chiến lược quy hoạch đầu tư theo từng ngành từng địa phương nằm trong chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Từ đó xác định các danh mục dự án đầu tư ưu tiên.
Ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật, các chuẩn mực đầu tư.
Thực hiện các nhằm huy ddộng vốn đầu tư trong nước và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ đầu tư và xử lý các vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của Nhà nước về giấy phép đầu tư.
Điều chỉnh xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình phát huy hiệu quả của các công cuộc đầu tư.
Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, kịp thời bổ sung và điều chỉnh những bất hợp lý chưa phù hợp với cơ chế chính sách.
Đào tạo huấn luyện đội ngũ chuyên môn chuyên sâu vào từng lĩnh vực của hoạt động đầu tư.
5.2 Đối với các bộ ngành và các địa phương nội dung hoạt động quản lý đầu tư bao gồm:
Xây dựng chiến lược quy hoạch đầu tư cho từng ngành, từng địa phương.
Xây dựng danh mục các dự án đầu tư cho bộ ngành và địa phương mình.
Xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư.
Hướng dẫn nhà đầu tư Việt Nam lập bảng mô tả dự án đầu tư, lập dự án tiền khả thi, lựa chọn đối tác đầu tư nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết trong đầu tư với nước ngoài.
Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình hoạt động của các dự án đầu tư thuộc ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp quản lý.
Hỗ trợ trực tiếp quản lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tư như vấn đề cấp đất, tuyển dụng lao động, xây dựng công trình.
Đề nghị với cấp trên điều chỉnh sửa nđổi bổ sung những bất hợp lý trong cơ chế chính sách, các quy định dưới luật.
5.3 Đối với chủ thể là cơ sở thì nội dung quản lý đầu tư bao gồm:
- Điều phối kiểm tra đánh giá hoạt động đầu tư của các cơ sở nói chung và của từng dự án nói riêng.
Xây dựng kế hoạch đầu tư và kế hoạch huy động vốn để thực hiện các kế hoạch đầu tư đã được lập.
- Tiến hành lập dự án đầu tư và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, thu hồi đủ vốn đầu tư và có lãi.
ii- Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA (Official Development Assistance).
1. Lịch sử nguồn vốn ODA:
ODA ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước Châu Âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận viện trợ của kế hoạch này, các nước Châu Âu thành lập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD. Ngày nay tổ chức này bao gồm 30 nước không chỉ những nước Châu Âu tham gia tổ chức này mà còn có một số nước như Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, úc v.v...
Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước OECD lập ra những uỷ ban chuyên môn trong đó có uỷ ban viện trợ phát triển DAC nhằm giúp các nước đang phát triển.
ODA được gọi là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội của các nước này.
Ngày nay nguồn vốn ODA không chỉ ở các nước DAC mặc dù các nước này vẫn chiếm đại bộ phận khoảng 80%, ngoài ra nguồn vón này còn từ Nga và các nước Đông Âu chiếm 10%, các nước ả rập có dầu mỏ chiếm 5%. ODA được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc đa phương, viện trợ đa phương thông qua các tổ chức quốc tế như các tổ chức Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)...viện trợ đa phương thường chiếm 20% tổng số vốn ODA. Nội dung của vốn viện trợ ODA bao gồm:
@ Viện trợ không hoàn lại, nó thường chiếm 25% tổng số vốn ODA.
Hợp tác kỹ thuật.
Cho vay ưu đãi bao gồm cho vay không lãi suất, cho vay với lãi suất ưu đãi từ 0,5% - 5%/năm và trả vốn sau 3 năm, hoàn vốn trong thời gian từ 10 - 15 năm.
2.Khái niệm về ODA.
Vốn ODA - hay còn gọi là vốn viện trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi (về lãi suất, thời gian ân hạn và trả nợ) của các Chính phủ, các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (như WB, ADB, IMF...) dành cho chính phủ và nhân dân nước viện trợ, các cơ quan và tổ chức hỗ trợ phát triển nêu trên được gọi chung là đối tác viện trợ nước ngoài.
3. Bản chất, đặc điểm và các hình thức cung cấp nguồn vốn ODA:
3.1 Bản chất:
Viện trợ phát triển chính thức ODA là một hình thức đầu tư trong quan hệ đầu tư quốc tế, thông qua viện trợ không hoàn lại hoặc viện trợ có hoàn lại với lãi suất thấp. Mục đích của hình thức đầu tư này là nước viện trợ mong muốn đạt được các lợi ích khác nhau về kinh tế, chính trị, quân sự và đôi khi đơn thuần là múc đích nhân đạo. Các tổ chức quốc tế viện trợ theo các yêu cầu của những nước tài trợ nguồn tài chính, trong kế hoạch Marshall Mỹ cam kết giúp các nước Tây Âu 12 tỷ USD để khôi phục kinh tế, đổi lại các nước này phải nhập khẩu hàng hoá của Mỹ sản xuất, điều này Mỹ đạt được hai mục đích cả về kinh tế và chính trị, tạo ra sức mạnh quân sự để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô đồng thời tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển. Về mục đích chính trị nguồn vốn viện trợ ODA tạo ra sự lệ thuộc vào các nước viện trợ, các nước hỗ trợ tranh thủ sự ủng hộ về chính trị, ngoại giao trên trường quốc tế. Đối với các tổ chức quốc tế cũng không nằm ngoài mục đích đó, các tổ chức quốc tế nối lại viện trợ cho Việt Nam chỉ sau khi Mỹ bỏ cấm vận. Ngoài ra còn có các chương trình viện trợ đơn thuần và nhân đạo như chương trình viện trợ cho các nước nghèo Châu á, chương trình liên minh vì tiến bộ đối với các nước châu Mỹ- La tinh, ở nước ta có chương trình nước sạch nông thôn của UNICEF, chườg trình chống bại liệt trẻ em, chương trình chống sốt rét. Ngày nay viện trợ ODA thường tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của các nước đang phát triển, điều đó thể hiện Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam thì cũng là một nước có vốn đầu tư trực tiếp lớn nhất cho Việt Nam.
Đối với nước tiếp nhận ODA thì nguồn vốn này có vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế. Vì nguồn vốn ODA có mục đích viện trợ cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, do vậy nguồn vốn này có những ưu đãi nhất đinh. Do những ưu đãi này mà các nước đang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc CNH đất nước thường coi ODA như một giải pháp cứu cánh để vừa