Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, nước ta ngày càng đòi hỏi nhiều về nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu để ổn định tình hình đất nước là nguồn vốn từ NSNN và khoản thu chủ yếu của NSNN là từ thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta hiện nay và trong những năm sau này, thuế tiếp tục trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong hệ thống thuế của nước ta, thuế GTGT là một trong các sắc thuế chủ đạo, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số thuế thu được hàng năm. Luật thuế GTGT đã thay thế luật thuế doanh thu đã lỗi thời, được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/1999, đến nay đã được hơn 11 năm. Thuế GTGT đã bộc lộ nhiều ưu điểm, mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng đồng thời trong công tác quản lý thuế GTGT cũng còn rất nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng tới số thu cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động của khu vực kinh tế NQD ở nước ta đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song đây cũng là khu vực rất khó quản lý về thuế, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra. Vì vậy quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổi mới công tác quản lý thuế đặt ra. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế huyện Gia Lâm, em tâm đắc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm.

doc75 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6557 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời mở đầu  3   Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD  5   1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT  5   1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT  5   1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta  7   1.1.3. Vai trò của thuế GTGT  12   1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD  15   1.2.1. Vị trí, vai trò, đặc điểm của doanh nghiệp NQD  15   1.2.2. Thất thu thuế và sự cần thiết nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD  17   1.2.3. Quy trình quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp  19   Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.  23   2.1. Những đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm  23   2.1.1. Đặc điểm kinh tế – xã hội huyện Gia Lâm  23   2.1.2. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm.  25   2.1.3. Bộ máy quản lý thu thuế của chi cục thuế Gia Lâm.  26   2.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2007- 2009.  29   2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế  29   2.2.2. Quản lý căn cứ tính thuế  33   2.2.3. Quản lý và hỗ trợ công tác kê khai thuế  39   2.2.4. Quản lý việc thu nộp tiền thuế  42   2.2.5. Công tác hoàn thuế và quyết toán thuế  48   2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế  52   2.3. Đánh giá tình hình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm  53   2.3.1. Những mặt làm được.  53   2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.  54   Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM.  57   3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong thời gian tới  57   3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm  59   3.2.1. Những biện pháp trong công tác quản lý thuế của chi cục  59   3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ  64   3.2.3. Áp dụng tiến bộ KHKT vào công tác quản lý  65   3.2.4. Tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyên truyền trong nhân dân.  66   3.2.5. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan thuế cấp trên  67   Kết luận  71   Danh mục tài liệu tham khảo  73   LỜI MỞ ĐẦU Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, nước ta ngày càng đòi hỏi nhiều về nguồn vốn, trong đó nguồn vốn chủ yếu để ổn định tình hình đất nước là nguồn vốn từ NSNN và khoản thu chủ yếu của NSNN là từ thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu để đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đối với nước ta hiện nay và trong những năm sau này, thuế tiếp tục trở thành công cụ tài chính quan trọng giúp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Trong hệ thống thuế của nước ta, thuế GTGT là một trong các sắc thuế chủ đạo, đóng góp một phần không nhỏ trong tổng số thuế thu được hàng năm. Luật thuế GTGT đã thay thế luật thuế doanh thu đã lỗi thời, được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/1999, đến nay đã được hơn 11 năm. Thuế GTGT đã bộc lộ nhiều ưu điểm, mang lại những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng đồng thời trong công tác quản lý thuế GTGT cũng còn rất nhiều vướng mắc, gây ảnh hưởng tới số thu cũng như các vấn đề kinh tế - xã hội khác. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động của khu vực kinh tế NQD ở nước ta đã và đang ngày càng mở rộng trên khắp các địa bàn trong từng địa phương và cả nước. Song đây cũng là khu vực rất khó quản lý về thuế, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn xảy ra. Vì vậy quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD phải tiếp tục cải tiến và hoàn thiện nhằm thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của quá trình đổi mới công tác quản lý thuế đặt ra. Xuất phát từ thực tế trên và qua thời gian thực tập ở chi cục thuế huyện Gia Lâm, em tâm đắc chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm” làm nội dung tìm hiểu và nghiên cứu của mình. Kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Gia Lâm. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tiễn, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Võ Thị Phương Lan - giáo viên trực tiếp hướng dẫn, các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý Tài chính công và các cô chú, anh chị trong Đội kê khai - kế toán thuế - tin học thuộc Chi cục thuế huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn của mình. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD 1.1. Nhận thức chung về thuế GTGT 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT 1.1.1.1. Khái niệm thuế GTGT Thuế GTGT được một người Đức tên là Carl Friedrich Von Siemens đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, nhưng ý tưởng này của ông không được chính phủ Đức áp dụng. Đến năm 1954, thuế GTGT lần đầu tiên được áp dụng tại Pháp dưới hình thức thuế đánh vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này được nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung. Từ đó đến nay, do tính ưu việt của mình, thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1988 số nước áp dụng thuế GTGT là 47 nước, tăng lên hơn 100 nước vào năm 1995 và hiện nay là trên 120 nước. Ở Việt Nam, thuế GTGT được Quốc Hội khoá IX thông qua ở kỳ họp thứ 11 vào ngày 10 tháng 05 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sau hơn 11 năm áp dụng, những quy định trong luật thuế GTGT đã có nhiều điều chỉnh để phù hợp hơn với nước ta cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, và đã thể hiện tính ưu việt của mình trong vai trò huy động nguồn tài chính cho NSNN cũng như điều tiết kinh tế vĩ mô. Theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, thuế GTGT được định nghĩa như sau: Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế GTGT là người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ còn người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hoá dịch vụ cuối cùng. Nói cách khác Nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn: Thuế GTGT là thuế đánh vào phần thu nhập của người tiêu dùng để mua hàng hoá dịch vụ, nói cách khác là đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, do rất khó phân biệt khâu tiêu dùng cuối cùng và khâu tiêu dùng trung gian nên thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thứ ba, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao: Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Thứ tư, thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập: Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải chịu số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh tỷ lệ giữa số thuế phải trả với thu nhập thì người có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này sẽ thấp hơn và ngược lại. 1.1.2. Các nội dung cơ bản của thuế GTGT ở nước ta Thuế GTGT ở nước ta hiện nay đang được thực hiện theo luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, bao gồm một số nội dung cơ bản sau: 1.1.2.1. Phạm vi áp dụng * Đối tượng nộp thuế: Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi là người nhập khẩu). * Đối tượng chịu thuế: Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT. Các hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có các tính chất cơ bản sau: + Là các hàng hoá, dịch vụ mang tính chất thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng, không đặt vấn đề điều tiết tiêu dùng. + Là các hàng hoá, dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. + Là các hàng hoá, dịch vụ của một số ngành cần khuyến khích. + Các hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu nhưng không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. + Một số hàng hoá, dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư. Những cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. 1.1.2.2. Căn cứ tính thuế Điều 6 luật thuế GTGT quy định: Thuế GTGT có hai căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. * Giá tính thuế Giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hoá đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hoá nhập khẩu. Giá tính thuế GTGT bao gồm các trường hợp: - Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. - Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. - Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp NSNN. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. - Đối với hàng hoá, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + thuế suất (%)) * Thuế suất Thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống nhất theo loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công và kinh doanh thương mại. Hiện nay, thuế GTGT áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% và 10%. - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến. - Thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt; phân bón, thuốc trừ sâu; sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập; dịch vụ khoa học, công nghệ … - Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thông thường không thuộc diện miễn thuế hoặc hưởng thuế suất 0%, 5%. 1.1.2.3. Phương pháp tính thuế Thuế GTGT được tính theo hai phương pháp: phương pháp khấu trừ GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. * Phương pháp khấu trừ Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. Điều kiện áp dụng: áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Cách xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp  =  Số thuế GTGT đầu ra  -  Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ   Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế x thuế suất Số thuế GTGT đầu ra phải nộp bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT. Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện: + Có hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu. + Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng. + Đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, ngoài các điều kiện trên còn phải có hợp đồng ký kết với bên nước ngoài về việc bán, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ, hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu. * Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh, cá nhân, hộ kinh doanh, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý. Cách xác định số thuế GTGT phải nộp: Thuế GTGT phải nộp  =  GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra  x  Thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó (%)   Trong đó: GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra  =  Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra  -  Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào   Riêng đối với những cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào thì GTGT được xác định như sau: GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra  =  Doanh thu  x  Tỷ lệ % GTGT tính trên doanh thu   1.1.2.4. Quy định về hoá đơn, chứng từ Cơ sở kinh doanh khi mua bán hàng hoá dịch vụ đều phải có hoá đơn chứng từ theo quy định của pháp luật. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn GTGT. Khi lập hoá đơn, cơ sở kinh doanh phải ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định trên hoá đơn. Đối với hoá đơn GTGT phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế; nếu không ghi tách riêng giá bán chưa có thuế và thuế GTGT, chỉ ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán, trừ trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù. Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng. 1.1.3. Vai trò của thuế GTGT 1.1.3.1. Vai trò của thuế GTGT đối với NSNN Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN. Bên cạnh đó, thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế, nên nguồn thu này đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ suy giảm của nền kinh tế. 1.1.3.2. Vai trò của thuế GTGT đối với lưu thông hàng hóa Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh cuả sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Theo nghiên cứu và thống kê của ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế GTGT, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ suất giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế GTGT đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy có thể thấy, việc áp dụng thuế GTGT đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. 1.1.3.3. Vai trò của thuế GTGT đối với quản lý kinh tế - xã hội Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, do đó thuế GTGT có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau: Một là, thuế GTGT khuyến khích đầu tư, phát triến sản xuất kinh doanh. Điều đó thể hiện ở những quan điểm mà luật thuế GTGT áp dụng cho một số đối tượng không chịu thuế. Thuế GTGT không thu vào vốn, nên khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triến sản xuất, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của nước ta. Hai là, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ qua các khâu luân chuyển, không tính trên toàn bộ giá cả của hàng hoá, dịch vụ. Do vậy thuế GTGT đã khắc phục tính đánh trùng của thuế doanh thu, đồng thời thúc đẩy chuyên môn hoá, nâng cao năng suất, chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Ba là, thuế GTGT có diện bao quát rộng, bao gồm hầu như toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Th