Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lao động tại nhà máy bia Đông Nam Á

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cùng với hiệu quả sử dụng TSLĐ luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, doanh nghiệp cần có sự kết hợp lý luận và điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế thị trường, thêm nữa là việc Việt Nam vừa tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, một số doanh nghiệp đã có phương pháp, biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách năng động và hiệu quả. Nhưng cũng có những doanh nghiệp không thể huy động được vốn, đôi khi còn thâm hụt vốn. Lý do là ở công tác quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong tình hình chung đó, nhà máy bia Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác, sử dụng vốn kinh doanh và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhà máy cũng còn nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Là một doanh nghiệp sản xuất, TSLĐ lại càng quan trọng hơn nữa, do đó đòi hỏi nhà máy bia Đông Nam Á phải có phương pháp quản lý và sử dụng TSLĐ một cách khoa học, hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của TSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, trong nhà máy bia Đông Nam Á nói riêng, em đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á”. Nội dung chính của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong các chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á.

doc93 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lao động tại nhà máy bia Đông Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC VIẾT TẮT TSLĐ: Tài sản lưu động VNĐ: Việt Nam đồng TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ: Tài sản cố định TS: Tài sản LNTT: Lợi nhuận trước thuế LNST: Lợi nhuận sau thuế DT: Doanh thu CP: Chi phí DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 2006- 2008 Bảng 2.2: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Bảng 2.3: Cơ cấu tài sảnuh Bảng 2.4: Cơ cấu TSLĐ Bảng 2.5: Cơ cấu trong khoản mục tiền và tương đương tiền Bảng 2.6: Cơ cấu trong khoản phải thu Bảng 2.7: Cơ cấu hàng tồn kho Bảng 2.8: Vòng quay TSLĐ Bảng 2.9: Vòng quay của tiền Bảng 2.10: Kỳ thu tiền bình quân Bảng 2.11: Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán và phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 3.1: Một số mục tiêu cụ thể trong năm 2009 Đồ thị 2.1: Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận sau thuế Đồ thị 2.2: Lợi nhuận sau thuế Đồ thị 2.3: Sự biến động của Tiền và tương đương tiền Đồ thị 2.4: Sự biến động của khoản mục Phải thu Đồ thị 2.5: Sự biến động của Hàng tồn kho Đồ thị 2.6: Vòng quay TSLĐ Đồ thị 2.7: Vòng quay của tiền Đồ thị 2.8: Vòng quay các khoản phải thu Đồ thị 2.9: Kỳ thu tiền bình quân Đồ thị 2.10: Vòng quay hàng tồn kho LỜI MỞ ĐẦU Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn cùng với hiệu quả sử dụng TSLĐ luôn gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đưa ra những biện pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, doanh nghiệp cần có sự kết hợp lý luận và điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp. Trong thời đại kinh tế thị trường, thêm nữa là việc Việt Nam vừa tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới WTO, một số doanh nghiệp đã có phương pháp, biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách năng động và hiệu quả. Nhưng cũng có những doanh nghiệp không thể huy động được vốn, đôi khi còn thâm hụt vốn. Lý do là ở công tác quản lý sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong tình hình chung đó, nhà máy bia Đông Nam Á đã có nhiều cố gắng trong việc khai thác, sử dụng vốn kinh doanh và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, nhà máy cũng còn nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Là một doanh nghiệp sản xuất, TSLĐ lại càng quan trọng hơn nữa, do đó đòi hỏi nhà máy bia Đông Nam Á phải có phương pháp quản lý và sử dụng TSLĐ một cách khoa học, hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của TSLĐ trong các doanh nghiệp nói chung, trong nhà máy bia Đông Nam Á nói riêng, em đã chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á”. Nội dung chính của chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong các chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á. MỤC LỤC Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 3 Tổng quan về tài sản và TSLĐ của doanh nghiệp 3 1.1.1 Khái niệm TSLĐ 3 1.1.2 Phân loại TSLĐ 4 1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ 7 1.1.4 Vai trò của TSLĐ 12 1.2. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 12 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ 12 1.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ 13 1.2.3 Một số phương pháp quản lý TSLĐ 15 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 27 1.3.1 Nhân tố khách quan 27 1.3.2 Nhân tố chủ quan 28 1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 29 1.4.1 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ 29 1.4.2 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán 32 1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ 34 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 34 2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 38 2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 44 2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53 2.2.1 Cơ cấu TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 53 2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy bia Đông Nam Á 63 2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ của nhà máy 73 2.3.1 Kết quả đạt được và thành tựu 73 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 74 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 79 3.1 Định hướng kinh doanh của nhà máy trong thời gian tới 79 3.2 Một số giải pháp đưa ra để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ 81 3.2.1 Tăng cường công tác quản lý TSLĐ 81 3.2.2 Sử dụng mô hình hiện đại để kiểm tra, giám sát 84 3.2.3 Nâng cao trình độ quản lý, trình độ của cán bộ công nhân viên 86 3.2.4 Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng 86 3.2.5 Nâng cao công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm 86 3.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan 87 3.3.1 Kiến nghị đến Nhà nước 87 3.3.2 Kiến nghị đến các đơn vị có liên quan 87 Kết luận 89 Chương I: Cơ sở lý luận chung về TSLĐ và hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp Tổng quan về TSLĐ của doanh nghiệp Khái niệm TSLĐ TSLĐ là đối tượng lao động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, mà đặc điểm của chúng là luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào chi phí kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần ba yếu tố: tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ. Tư liệu lao động tham gia vào cả quá trình sản xuất, trong khi đó đối tượng lao động lại chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, hết một chu kỳ lại có đối tượng lao động khác xuất hiện. Các đối tượng lao động sau khi tham gia vào quá trình sản xuất, không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào các sản phẩm. Đa số các đối tượng lao động trải qua việc chế biến để thành sản phẩm, ví dụ như vỏ cây thành giấy, lúa mạch thành bia. Hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có các đối tượng lao động. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là TSLĐ. TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, TSLĐ được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại TSLĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của một doanh nghiệp. Vì thế việc quản lý TSLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp. 1.1.2 Phân loại TSLĐ Tùy theo căn cứ để phân loại, TSLĐ có rất nhiều loại khác nhau. 1.1.2.1 Căn cứ vào vai trò của TSLĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, TSLĐ được phân thành: - TSLĐ trong khâu dự trữ: bao gồm các vật tư, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động. + Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài- là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng tạo nên thực thể sản phẩm. + Nguyên vật liệu phụ- là những loại nguyên vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm bền hơn đẹp hơn. + Nhiên liệu- là loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như củi, than đá, gaz, … + Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, … + Vật liệu đóng gói: là những vật liệu để đóng gói trong quá trình sản xuất như bao nilông, vỏ chai, vỏ keg, … + Công cụ lao động nhỏ: để tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất, nhưng giá trị rất nhỏ, không đủ tiêu chuẩn để là tài sản cố định. - TSLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm. Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm: là khối lượng sản phẩm đang trong quá trình chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công nghệ, đã kết thúc một vài quy trình chế biến nhưng phải qua một số quy trình nữa mới thành thành phẩm. - TSLĐ trong lưu thông bao gồm: các thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán, tiền, các khoản phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn. + Thành phẩm: là những thành phẩm sản xuất xong nhập kho được dự trữ cho quá trình tiêu thụ. + Hàng hóa: là những hàng hóa mua từ bên ngoài (đối với các đơn vị kinh doanh thương mại). + Hàng gửi bán: là các hàng hóa, thành phẩm đơn vị đã xuất, gửi cho khách hàng mà chưa được khách hàng chấp nhận. + Tiền: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và cả các khoản tương đương tiền như vàng, bạc, đá quý, … + Các khoản phải thu: phát sinh trong quá trình bán hàng hoặc thanh toán nội bộ. + Đầu tư ngắn hạn: thường là các khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. + Các khoản ký cược, ký quỹ: do khách hàng chưa có tiền mặt để trả ngay, nên phát sinh các khoản ký cược, ký quỹ. 1.1.2.2 Căn cứ theo hình thái biểu hiện Theo hình thái biểu hiện, TSLĐ được chia thành: - Vật tư hàng hóa: gồm vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, hàng hóa, thành phẩm. - Tiền: gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vàng, bạc, đá quý, các khoản đầu tư ngắn hạn, khoản ký quỹ, ký cược, khoản phải thu. 1.1.2.3 Căn cứ theo nguồn vốn tài trợ TSLĐ được tài trợ bởi vốn lưu động, nhưng vốn lưu động cũng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, có thể phân loại TSLĐ thành hai loại: - TSLĐ được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu: tiền mua TSLĐ có từ vốn của chủ sở hữu. - TSLĐ được tài trợ bởi vốn đi vay: tức là TSLĐ có được từ nguồn đi vay. 1.1.2.4 Căn cứ theo khả năng chuyển hóa thành tiền của TSLĐ Dựa vào việc nghiên cứu chu kỳ vận động của tiền mặt, người ta phân loại TSLĐ thành các loại sau: + Ngân quỹ: bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền: như vàng, bạc, đá quý, chứng khoán thanh khoản cao. Tiền ở đây bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở ngân hàng, tiền đang chuyển. Vàng, bạc, đá quý là những tài sản đặc biệt, được sử dụng chủ yếu để dự trữ. Chứng khoán thanh khoản cao là các loại chứng khoán ngắn hạn dễ trao đổi. + Các khoản phải thu: là các khoản khách hàng tạm thời chưa trả tiền cho doanh nghiệp. Đây là tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại. Hoạt động mua bán chịu thường xuyên diễn ra giữa các bên, do đó phát sinh tín dụng thương mại. + Dự trữ, tồn kho: gồm nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm dở dang, sản phẩm cuối cùng. + Đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính có thời gian dưới 1 năm. + TSLĐ khác. 1.1.3 Đặc điểm các loại TSLĐ TSLĐ có ba đặc điểm chung: + Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh. + Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo thành thực thể sản phẩm. + Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra. Bên cạnh đó, từng loại của TSLĐ đều có những đặc điểm riêng biệt. 1.1.3.1 Tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao Tiền mặt (cash) được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt được sử dụng để mua nguyên vật liệu, mua tài sản cố định, trả lương, trả nợ, nộp thuế, …Lưu ý rằng, trong ngôn ngữ tiếng Việt, “tiền mặt” không bao gồm tiền gửi ngân hàng; và việc sử dụng séc trong thanh toán của các doanh nghiệp được gọi là “ thanh toán không dùng tiền mặt”. Vì vậy cần phải nhấn mạnh, tiền mặt- “cash”- theo cách hiểu trong lĩnh vực tài chính- kế toán bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền dưới dạng séc các loại, tiền trong thanh toán, tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM. Đối với thế giới kinh doanh, tiền mặt luôn luôn là dòng tiền đầu tiên phản ánh tình trạng và cấu trúc tài sản trong Bảng cân đối kế toán với ý nghĩa là loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Lượng tiền mặt có sẵn trong doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có sự khác biệt lớn giữa lợi nhuận của hoạt động kinh doanh và lượng tiền mặt sẵn sàng cho chi trả, thanh toán nợ. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính bằng đơn vị tiền tệ, nhưng nó chỉ xuất hiện sau hoạt động kinh doanh một thời gian. Còn lượng tiền mặt lại tính ở một thời điểm. Đã có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp tính toán trên sổ sách là lãi, nhưng lại không đủ tiền mặt để thanh toán các khoản công nợ, nên cuối cùng dẫn đến phá sản. Do đó, việc giữ tiền mặt là vô cùng quan trọng. * Lý do phải giữ tiền mặt: Tiền mặt bản thân nó là loại tài sản không sinh lãi, do đó mục tiêu quan trọng nhất trong quản lý tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt phải giữ mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm giữ tiền mặt cũng là rất cần thiết, có thể nêu một ra một số lý do như sau: + Để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày. Việc mua nguyên vật liệu, thu tiền từ khách hàng sẽ tạo ra số dư giao dịch. + Bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các khoản vay hoặc các dịch vụ cho doanh nghiệp. Số dư tiền mặt này gọi là số dư bù đắp. + Đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra. Số tiền này tạo nên số dư dự phòng. + Hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Duy trì số dư này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội kiếm lời. * Trong hoạt động kinh doanh, gửi tiền mặt là cần thiết, nhưng việc giữ đủ tiền mặt phụ vụ cho kinh doanh có những lợi thế sau: + Công ty có thể được hưởng chiết khấu nếu việc thanh toán tiền được thực hiện trong một thời gian nhất định. Việc này chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp có đủ tiền mặt. + Giữ đủ tiền mặt, các chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty sẽ tốt, từ đó sẽ giúp cho nhà cung cấp bán hàng cho doanh nghiệp với điều kiện thuận lợi và mức tín dụng đưa ra là rộng rãi; đồng thời với các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng vì thế mà hấp dẫn hơn. + Doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội thuận lợi trong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán. + Một số trường hợp xảy ra: đình công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, các khó khăn sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp có đủ tiền mặt. 1.1.3.2 Dự trữ, tồn kho Trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, việc tồn tại vật tư hàng hóa dự trữ, tồn kho là rất cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho có 3 loại: + Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh + Sản phẩm dở dang + Thành phẩm Hàng tồn kho gồm 3 loại như trên, nhưng thông thường, trong quản trị vấn đề được đề cập đến là nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thương mại thì dự trữ nguyên vật liệu chính là dự trữ hàng hóa để bán. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể sản xuất đến đâu mua hàng đến đó, mà cần phải mua nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng lại có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Do đó, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo. Nếu nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhiều, thì hàng tồn kho nhiều sẽ làm cho quá trình sản xuất, bán hàng hiệu quả và nhanh hơn, đó là một thuận lợi so với đối thủ cạnh tranh. Còn nếu hàng tồn kho nhiều mà hàng hóa không bán được do nhiều yếu tố thì việc lưu giữ nhiều hàng tồn kho sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến các nhà quản lý sản xuất, quản lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống nhất. Có nhiều quan điểm khách nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. * Lý do của việc giữ hàng tồn kho: + Việc giữ vật liệu thô là do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển một vài vật liệu thô theo lô; lượng đặt mua vật liệu thô lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ theo số lượng mua, giảm chi phí mua hàng. + Việc giữ sản phẩm dở dang là do khâu quản lý không thể kết hợp hai giai đoạn sản xuất lại; đồng thời do sản xuất và vận chuyển các lô hàng lớn khiến cho cho tồn kho nhiều hơn nhưng có thể giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. + Việc giữ thành phẩm là để chuẩn bị lượng hàng trước khi giao hàng; năng lực sản xuất có hạn; sản xuất có thể để trưng bày cho khách hàng. * Bản chất của tồn kho: Hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định hàng tồn kho là cần đặt hàng bao nhiêu cho từng loại nguyên vật liệu; khi nào cần tiến hành đặt hàng lại. 1.1.3.3 Các khoản phải thu Để thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thể sử dụng chiến lược về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, dịch vụ giao hàng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng …. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là không thể thiếu. Tín dụng thương mại làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có, nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho doanh nghiệp. Tín dụng thương mại vừa làm cho doanh nghiệp có những khoản phải trả bên tài sản, đồng thời có những khoản phải thu bên nguồn vốn. Khoản phải thu là số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh khoản phải thu, nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nhưng nếu bán chịu hàng hóa nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ gia tăng. Vì thế, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, chất lượng sản phẩm, chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tạo ra cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, nhưng cũng mang lại lợi ích vì chính sách tín dụng thương mại sẽ làm tăng doanh số bán hàng. 1.1.4 Vai trò của TSLĐ TSLĐ có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nói chung, trong hệ thống tài sản nói riêng. TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. Tiền mặt, chứng khoán thanh khoản cao giúp cho hoạt động luân chuyển tiền của doanh nghiệp được thông suốt, đặc biệt đóng vai trò quan trọng để nâng cao khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có được vị thế tốt với ngân hàng và với đối tác. Dự trữ, tồn kho cũng đóng góp vai trò to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên vật liệu đầu vào quyết định nhiều tới chất lượng sản phẩm. Việc dự trữ cũng giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, doanh nghiệp hoạt động đều đặn, không bị gián đoạn. Và các khoản phải thu cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp. TSLĐ là những tài sản ngắn hạn, tuy nhiên lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố quyết định tới thất bại của doanh nghiệp, nhưng cũng phải thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch định và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại TSLĐ và các khoản nợ ngắn hạn hầu như là nguyên nhân dẫn đến thất bại cuối cùng của họ. Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng TSLĐ Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng TSLĐ, ở đây chúng ta đề cập khái niệm này trên quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ- tức là làm thế nào để chi phí bỏ ra một lượng tài sản thấp nhất, mà thu được về lợi nhuận lớn nhất. Tính hiệu quả được đặt lên hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được. Chỉ khi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thì doanh nghiệp mới trang trải được chi phí đã bỏ ra, đóng các khoản phí, thuế theo nghĩa vụ, và quan trọng nhất
Luận văn liên quan