Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh ; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo đợc những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay ; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài " Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá".Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá.

pdf48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đề tài : Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá 2 Mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài. Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh ; đại bộ phận đời sống nhân dân đã được tăng lên một cách rõ rệt. Song, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt dân cư ở vùng cao, vùng xâu vùng xa…đang chịu cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo đợc những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Sự phân hóa giầu nghèo đang diễn ra mạnh, là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Chính vì lẽ đó chương trình xóa đói giảm nghèo là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là : Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định tín dụng Ngân hàng là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu đòi hỏi trên đây, ngày 4 tháng 10 năm 2002 ; Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 131/TTg thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong quá trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy nổi lên vấn đề là hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay ; chất lượng tín dụng được nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng, đồng thời người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài " Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá".Nhằm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giải quyết vấn đề trong hoạt động cho vay người nghèo của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề nhằm đóng góp, đề xuất các giải pháp để năng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá. Thực tiễn cho thấy chính sách tín dụng ưu đãi 3 hộ nghèo có hiệu quả thiết thực, góp phần ổn định và phất triển kinh tế xã hội, khẳng định chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tín dụng đối với người nghèo và các giải pháp,kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hóa. Phạm vi nghiên cứu : phạm vi hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hóa trong các năm 2009, 2010 và 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo thực tập tốt nghiệp vận dụng tổng hợp phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Sử dụng tổng hợp các phương pháp lý luận, kết hợp với thực tiễn, phân tích tổng hợp, logic, lịch sử và hệ thống, dùng phương pháp khảo cứu, điều tra, thống kê, phân tích hoạt động kinh tế và xử lý hệ thống. 5. Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 2 phần: Phần 1:Tổng quan về Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá. Phần 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay hộ nghèo và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá. 4 phần I Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện hoằng hoá 1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH huyện Hoằng Hoá. 1.1. lịch sử hình thành và phát triển. Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hoằng Hoá được thành lập theo quyết định số 621/ HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ Tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam và khai trương đi vào hoạt động ngày 01/07/2003. Thực hiện nghị định 78/2002/NĐ-CP của chính phủ về cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách : nguồn vốn và dư nợ tăng trưởng nhanh, sử dụng vốn có hiệu quả, nguồn vốn ưu đãi đã đợc phủ rộng khắp các thôn xã trong huyện và đúng với hộ nghèo, hộ chính sách. Hoạt động của NHCSXH huyện Hoằng Hoá kể từ khi thành lập đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xoá đối giảm nghèo và tạo việc làm trên địa bàn huyện. Trong quá trình hoạt động NHCSXH huyện Hoằng Hoá luôn nhận được sự quan tâm của Huyện uỷ, HĐND, UBND, sự chỉ đạo sát sao của NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, của ban đại diện NHCSXH huyện Hoằng Hóa ; có sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban nghành đoàn thể,nhất là các tổ chức nông dân, phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên và sự đồng tình của nhân dân trên địa bàn huyện. Có đội ngũ các bộ trẻ, khoẻ được đào tạo từ các trờng đại học, cao đẳng nên việc tiếp thu và sử lý nghiệp vụ nhanh nhạy, chính xác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn : là huyện có dân số đông, đặc biệt là dân số chưa có việc làm và thiếu việc làm còn nhiều. Tình hình thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh trên địa bàn huyện diễn ra phức tạp và gây hậu quả nặng nề cho nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân lao động, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Khối lượng tín dụng tăng quá nhanh trong khi biên chế được tăng quá ít, tạo nên áp lực công việc quá lớn đối với đội ngũ cán bộ. 5 Phòng nghiệp vụ tín dụng Phòng kế toán ngân quỹ Với việc thành lập và phát triển trong những năm đầu hoạt động Chi nhánh NHCSXH huyện Hoằng Hoá đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo của huyện. 1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCSXH huyện Hoằng Hoá Tính đến nay tổng số cán bộ của NHCSXH huyện hoằng hoá là 10 ng- ười, tất cả đều nằm trong biên chế, cơ cấu tổ chức chi nhánh NHCSXH huyện Hoằng Hoá được chia thành các bộ phận sau : - Ban giám đốc chi nhánh NHCSXH huyện Hoằng Hoá gồm: 01 giám đốc và 01 phó giám đốc. - Phòng kế toán ngân quỹ gồm : 04 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ thủ quỹ, 01 cán bộ tổ trưởng kế toán và 02 cán bộ kế toán viên. - Phòng nghiệp vụ tín dụng gồm : 04 cán bộ, trong đó có 01 cán bộ phụ trách chuyên môn tín dụng và 03 cán bộ nhân viên. Mô hình tổ chức Giám đốc Phó giám đốc 6 1.3. đối tượng phục vụ của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá. ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác gồm: 1. Hộ nghèo 2. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề. 3. Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội đồng Bộ trởng (nay là Chính phủ). 4. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. 5. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa. 1.4 Tình hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện hoằng hoá. 1.4.1 Tình hình huy động vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh huyện Hoằng Hoá là một tổ chức tín dụng nhà nước hoạt động vì mục tiêu XĐGN không vì mục đích lợi nhuận; là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển vốn và bảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định. Để có thể thực hiện cho vay các đối tượng chính sách theo lãi suất ưu đãi, NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá được áp dụng cơ chế tài chính riêng, khác với các Ngân hàng thương mại khác như: NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự dự trữ bắt buộc tại NHNN bằng 0%; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước. Theo những quy định trên đây thì NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá được hưởng một số chế độ ưu đãi, trên cơ sở đó hạ lãi suất cho vay, nhưng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. 7 NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá trả phí dịch vụ cho đơn vị nhận làm dịch vụ uỷ thác theo sự thoả thuận của hai bên trên cơ sở định mức do Nhà nước quy định, có trách nhiệm bố trí trụ sở, phương tiện làm việc, chi trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, ăn ca, chi phí đào tạo tay nghề...và các chi phí quản lý khác từ nguồn thu phí dịch vụ này. NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa là một chi nhánh ngân hàng của chính phủ chủ yếu thực hiện các mục tiêu chính sách của nhà nước đề ra trong đó có hoạt động tài trợ vốn vốn cho người nghèo nên hoạt động chủ yếu là cho vay còn nguồn vốn để hoạt động chủ yếu là được cấp phát từ NSNN. Do vậy, hoạt động huy động vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa là rất ít,tuy nhiên NHCSXH chi nhánh Huyện Hoằng Hóa vẫn tổ chức huy động vốn từ các nguồn khác nhau để bổ sung vào nguồn vốn cho vay. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa. đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 số tiền Tỉ trọng(%) số tiền Tỉ trọng(%) số tiền Tỉ trọng(%) Tiền gửi của dân cư 4.022 9,25 9.685 15,1 20.002 18,86 Vốn từ NSNN 37.261 85,7 49.258 76,8 75.078 70,82 VayNHTM nhà nước 2.220 5,05 5.203 8,1 10.938 10,32 Tổng số 43.483 100 64.146 100 106.018 100 Nguồn: Báo cáo của NHCSXH chi nhánh Hoằng Hóa. Qua bảng tình hình huy động vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa ta thấy tổng vốn huy động từ tiền gửi của dân cư năm 2009 đạt 4.022 triệu đồng chiếm 9,25% tổng nguồn vốn huy động, năm 2010 và năm 2011 lượng vốn huy động từ tiền gửi của dân cư tăng lên lần lươt là 9.685 và 20.002 triệu đồng và tăng cả tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động (15,1% năm 2010 và 18,86% năm 2011). Trong khi đó nguồn vốn được cấp phát từ NSNN vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa, năm 2009 lượng vốn được cấp phát từ NSNN là 37.261 triệu đồng chiếm 85,7% thì năm 2010 đã tăng lên 49.258 triệu đồng chiếm 76,8% và năm 2011 cũng đã tiếp tục tăng lên tới 75.078 triệu đồng chiếm 70,82% trong tổng nguồn vốn. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động những năm gần đây từ năm 2009-2011 nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào 8 nguồn vốn từ NSNN, NHCSXH chi nhánh Hoằng Hóa cũng đã nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm cho mình những nguồn vốn vay ưu đãi từ các NHTM nhà nước và với những nỗ lực ấy cũng bước đầu cũng đã cho những tín hiệu đáng mừng, năm 2009 nguồn vốn vay từ NHTM nhà nước mới chỉ là 2.220 triệu đồng chiếm 5,05%,đến năm 2010 con số đó đã tăng lên 5.203 triệu đồng chiếm 8,1% và tính đến 2011 đã tăng lên 10.938 triệu đồng chiếm 10,32% trong tổng nguồn vốn. Qua đây ta cũng thấy được trong công tác tạo lập và huy động nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa qua các năm mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn trở ngại do NSNN vẫn còn hạn hẹp và gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn huyện, nhưng nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng trưởng đều qua các năm điều đó đảm bảo cho ngân hàng có đầy đủ vốn để thực hiện cho vay đối với hộ nghèo trong huyện Hoằng Hóa có vốn làm ăn cải thiện đời sống. 1.4.2 Tình hình sử dụng vốn Tình hình sử dụng vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hóa được thống kê qua bảng sau : Bảng 2 : Tình hình sử dụng vốn đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng vốn huy động 43.483 64.146 106.018 Dư nợ 42.481 63.140 100.125 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 97,7 98,43 94,44 Nguồn: Báo cáo của NHCSXH chi nhánh Hoằng Hóa. Nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng năm 2009 là 97,7%, năm 2010 tăng lên là 98,43%, đến năm 2011 lại giảm xuống 94,44 %. Ta thấy hiệu suất sử dụng vốn trong hai năm 2009 và 2010 tăng trưởng đều tuy đến năm 2011 có giảm xuống ở mức 94,44% nhưng nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng vẫn là rất cao, tuy nhiên với mức tăng cao như hiện nay ngân hàng nên phải cẩn trọng với những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và ngân hàng nên có những chính sách thay đổi cho phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ để ghóp phần vào việc điều tiết nền kinh tế qua đó và nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo trong huyện Hoằng Hóa. 9 phần 2 Thực trạng hiệu quả tín dụng trong hoạt động cho vay hộ nghèo và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh huyện hoằng hoá 2.1. Sự cần thiết phải hỗ trợ vốn cho người nghèo ở huyện hoằng hoá 2.1.1. Khái quát về tình trạng nghèo đói ở huyện Hoằng Hoá Thành tựu sau 25 năm đổi mới đã ảnh hưởng ngày càng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, đa nước ta thoát khỏi khủng hoảng và bước vào một giai đoạn phát triển mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế tiến tới phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tuy vậy ở Việt Nam, tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Hoằng hoá nói riêng vẫn được xếp vào nhóm các tỉnh và huyện nghèo của nước ta. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn khá cao. Theo kết quả điều tra mới nhất tổng số hộ trong toàn huyện hoằng hoá là 59870 hộ, trong đó số hộ nghèo là 13.552 hộ chiếm 22,64%. Vì vậy, cần thiết phải có sự hỗ trợ cho người nghèo ở Huyện Hoằng Hoá có những điều kiện tốt nhất để nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo. 2.1.2. Sự cần thiết phải hỗ trợ người nghèo ở huyện Hoằng Hoá Đói nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển ; đặc biệt đối với huyện Hoằng Hoá-Thanh Hoá nói riêng và đất nước ta nói chung đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, với xuất phát điểm nghèo nàn lạc hậu tình trạng đói nghèo càng không tránh khỏi, thậm chí trầm trọng và gay gắt. Như vậy, hỗ trợ người nghèo ở huyện Hoằng Hoá trước hết là mục tiêu của xã hội. Xóa đói giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Hoằng Hoá. Người nghèo được hỗ trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát triển. Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tóm lại, hỗ trợ người nghèo ở huyện Hoằng Hoá là một tất yếu khách quan. Xuất phát từ lý do của sự đói nghèo có thể khẳng định một điều: mặc dù kinh tế đất nước có thể tăng trưởng nhưng nếu không có chính sách và ch- 10 ương trình riêng về XĐGN thì các hộ gia đình nghèo ở huyện Hoằng Hoá không thể thoát ra khỏi đói nghèo được. Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước cùng với tỉnh Thanh Hoá đã đề ra những chính sách đặc biệt trợ giúp ngời nghèo, nhằm thu hẹp dần khoảng cách giữa giàu và nghèo ở huyện Hoằng Hoá. Tất nhiên Đảng và Nhà Nước không phải tạo ra cơ chế bao cấp mà tạo ra cơ hội cho hộ nghèo vươn lên bằng những chính sách và giải pháp. Cụ thể là: - Điều tra, nắm bắt được tình trạng hộ nghèo và thực hiện nhiều chính sách đồng bộ: tạo việc làm, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô nhỏ ở những vùng nghèo, cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết để họ có thể tiếp cận với thị trường và hòa nhập với cộng đồng. - Tiếp tục triển khai mở rộng Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm, Đảng và Nhà Nước dành ra một tỷ lệ trong tổng chi ngân sách để bổ sung quỹ cho vay XĐGN ở huyện Hoằng Hoá. - Kết hợp chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN với các chương trình kinh tế xã hội khác như: Chương trình khuyến nông, chương trình phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, chương trình nước sạch nông thôn, dân số kế hoạch hóa gia đình, xóa mù chữ… - Thực hiện một số chính sách khuyến khích và giúp đỡ hộ nghèo như: miễn giảm thuế, viện phí, học phí… đối với hộ nghèo không còn khả năng lao động tạo ra nguồn thu nhập, Nhà nước trợ cấp hàng tháng và vận động các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các nhà hảo tâm giúp đỡ dưới nhiều hình thức khác nhau. - Mở rộng sự hợp tác quốc tế với các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ để giúp đỡ lẫn nhau về nguồn lực và trao đổi kinh nghiệm. Thực tế cho thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN ở huyện Hoằn Hoá nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. 11 2.2. Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo của Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội chi nhánh huyện hoằng hoá. 2.2.1. Về dư nợ cho vay Trong quá trình 3 năm hoạt động từ năm 2009-2011 với nhiều hình thức huy động khác nhau, được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp chính quyền, các bộ ngành, nguồn vốn của NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân nghèo ở nông thôn. Diễn biến dư nợ cho vay các chương trình : Bảng 3 : diễn biến dư nợ cho vay các chương trình từ năm 2009- 2011. Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng dư nợ 42.481 63.140 100.125 1 Dư nợ cho vay hộ nghèo 35.762 52.485 68.800 2 Cho vay hộ SXKD vùng khó khăn 2.005 3 Cho vay CT NS & VSMTNT 997 997 4 C.vay ĐTCS đi LĐ có thời hạn ở nớc ngoài 918 3.707 3.656 5 Cho vay học sinh, sinh viên 150 18.522 6 Cho vay giải quyết việc làm 5.801 5.340 6.145 Nguồn:Báo cáo của ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Hoằng Hoá Qua bảng diễn biến dư nợ cho vay các chương trình từ năm 2009- 2011.Ta thấy tổng dư nợ năm 2011 là 100.125 triệu đồng, (tăng 135,7 % so với năm 2009, tăng tuyệt đối :57.664 triệu đồng).Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 59,7%. Trong đó : - Chương trình cho vay hộ nghèo:68.800 triệu đồng (tăng 92,38% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 33.038 triệu đồng) - Chương trình cho vay giải quyết việc làm : 6.145 triệu đồng( tăng 5,93% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 334 triệu đồng) 12 - Chương trình cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn tại nước ngoài : 3.656 triệu đồng( tăng 298,26% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 2.738 triệu đồng) - Chương trình cho vay hộ công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn : 997 triệu đồng ( tăng 100% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 997 triệu đồng) - Chương trình cho vay học sinh, sinh viên : 18.522 triệu đồng (tăng 100% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 18.522 triệu đồng) - Chương trình cho vay hộ SXKD vùng khó khăn : 2.005 triệu đồng (tăng 100% so với năm 2009, tăng tuyệt đối 2.005 triệu đồng). Cùng với việc tăng trưởng nguồn vốn và dư nợ tín dụng cao trong 3 năm qua thì NHCSXH chi nhánh huyện Hoằng Hoá luôn quan tâm đến hộ vay sử dụng vốn vay như thế nào, hiệu quả mang lại từ đồng vốn đầu tư của ngân hàng có thiết thực và giúp cải thiện đời sống của hộ nghèo và đối tượng chính sách hay không . Chất lượng tín dụng đã được nâng lên rất nhiều trong 3 năm hoạt động vừa qua: - Năm 2003 khi mới thành lập vốn còn ít mà nhu cầu về vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách lại quá lớn, nhận thức về vốn vay ưu đãi hộ nghèo còn sai lệch, vốn cho vay còn chưa tập trung còn có nhiều quan điểm hoa thơm phải nhiều người được hưởng. Do đó nguồn vốn đã ít lại phải chia đều cho vay bình quân xé nhỏ và cho vay các hộ không có khả năng sử dụng vốn tín dụng để s
Luận văn liên quan