Ngày nay hoạt động ngân hàng đang không ngừng phát triển. Sựphát
triển đó co thểnhận thấy trên tất cảcác phương diện, từsựra đời của các sản
phẩm dịch vụmới cho tới sựxuất hiện của các tập đoàn ngân hàng có quy mô
toàn cầu được tạo ra từlàn sóng sáp nhập, hợp nhất. Tất cảnhưng diễn biến
đó xảy ra nhanh hơn nhưng gì mà chúng ta biết. Nhưng đối với các doanh
nghiêp việc tiếp cận các nguồn tài chính từngân hàng không phải là dễdàng.
Đặc biệt đó là một trởngại lớn cho các DNVVN hiện nay bởi các DNVVN có
quy mô nhỏ, vốn chủsởhữu thấp, năng lực tài chính chưa cao, thiếu tài sản
thếchấp, khảnăng xây dựng các dựán có tính khảthi còn y ếu, sốliệu thông
tin kếtoán chưa đáng tin cậy nên dưới con mắt của các nhà Ngân hàng, các
DNVVN là những khách hàng có độrủi ro cao. Tuy nhiên, các DNVVN lại
được đánh giá là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn, trong những năm
gần đây nhiều Ngân hàng thương mại (NHTM) đã không ngừng hoàn thiện và
cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụdành riêng cho đối tượng khách hàng này.
Việc hướng các sản phẩm dịch vụvào DNVVN đặc biệt là các sản phẩm cho
vay doanh nghiệp đã đem lại cho các NHTM doanh sốhoạt động không nhỏ,
góp phần nâng cao vịthếcạnh tranh của hệthống NHTM trên thịtrường tài
chính. Do vậy vấn đề: “ Nâng cao hiệu quảcho vay đối với DNVVN tại Ngân
hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội”đã được em chọn làm chuyên đềtốt
nghiệp. Với kiến thức và nghiên cứu có hạn nên không thểtránh khỏi thiếu sót,
em mong muốn nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp quý báu của các
thầy cô nhằm giúp em nâng cao trình độhiểu biết vềlý luận cũng nhưthực tiễn
tốt hơn.
83 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao hiệu quảcho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn chi Nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Nâng cao hiệu quả cho vay
đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài
gòn chi nhánh Hà nội”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với DNVVN của
NHTM ........................................................................................................... 9
1.1 NHTM và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường ..................... 9
1.1.1. Khái niệm NHTM ...................................................................... 9
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM ............................................ 10
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn ..................................................... 10
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn ....................................................... 11
1.1.2.3 Hoạt động trung gian .......................................................... 12
1.2.3 Vai trò của NHTM ..................................................................... 12
1.2.3.1 Tích tụ, tập trung vốn và phân phối vốn hiệu quả ................ 12
1.2.3.2 Chuyển thời hạn vốn............................................................ 13
1.2.3.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng ............................. 13
1.2.3.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hóa ........... 13
1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò DNVVN trong nền kinh tế quốc dân 14
1.2.1 Khái niệm DNVVN .................................................................... 14
1.2.2 Đặc điểm của DNVVN ở Viêt Nam ........................................... 15
1.2.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế quốc dân ..................... 19
1.3 Hoạt động cho vay đối với DNVVN của NHTM ............................. 26
1.3.1 Khái niệm và phân loại cho vay đối với DNVVN của NHTM . 26
1.3.2. Vai trò của cho vay đối với DNVVN của NHTM .................... 29
1.3.2.1. Đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời 29
1.3.2.2 Nâng cao việc sử dụng vốn của các doanh nghiệp ............... 30
1.3.2.3. Thúc đẩy các DNVVN tăng cường thực hiện chế độ hạch
toán kinh doanh .............................................................................. 30
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
3
1.4 Hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM ............................... 31
1.4.1 Khái niệm hiệu quả cho vay ...................................................... 31
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay .................................... 31
1.4.2.1. Chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ .................................................. 31
1.4.2.2. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn ................................................. 32
14.2.3. Tỷ lệ mất vốn ....................................................................... 34
1.4.2.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên tổng thu
nhập từ hoạt động cho vay .............................................................. 35
1.4.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN
của NHTM .......................................................................................... 35
1.4.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại .......................................... 37
1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp .......................................................... 38
1.4.3.3 Đối với nền kinh tế .............................................................. 39
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay DNVVN ................. 40
1.5.1 Các nhân tố khách quan ............................................................ 40
1.5.2 Các nhân tố chủ quan ................................................................ 44
Chương II : Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại Ngân
hàng TMCP Sài Gòn .................................................................................. 49
Chi nhánh Hà Nội ....................................................................................... 49
2.1 Giới thiệu khát quát về SCB Hà Nội ............................................... 49
2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động .............................................. 49
2.1.2. Cơ cấu tổ chức SCB Hà Nội .................................................... 50
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Hà Nội trong vài năm
gần đây ................................................................................................ 52
2.2 Thực trạng về hiệu quả cho vay các DNVVN tại SCB Hà Nội ....... 58
2.2.1 Dư nợ DNVVN/Tổng dư nợ: ..................................................... 58
2.2.2 Chỉ tiêu về nợ quá hạn ............................................................... 60
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
2.2.3 Tỷ lệ mất vốn .............................................................................. 62
2.2.4 Thu nhập từ cho vay DNVVN ................................................... 62
2.3 Đánh giá về hiệu quả cho vay DNVVN tại SCB Hà Nội ................. 62
2.3.1 Những thành quả đạt được ....................................................... 62
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................ 63
2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại ................................................... 63
2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế ......................................... 63
Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các
DNVVN tại SCB Hà Nội ............................................................................ 68
3.1 Định hướng hoạt động của SCB Hà Nội trong thời gian tới .......... 68
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại SCB Hà Nội .................................................................... 69
3.2.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý ....................................... 70
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định trước khi ra quyết
định cho vay ........................................................................................ 72
3.2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành ..................... 74
3.2.6 Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt ............................. 75
3.3. Kiến nghị .......................................................................................... 76
3.3.1. Kiến nghị với cơ quan nhà nước .......................................... 76
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn ........................... 78
3.3.3. Kiến nghị với các DNVVN ................................................... 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 81
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 83
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SCB : Ngân hàng TMCP Sài Gòn
SCB Hà Nội : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
NHTM : Ngân hàng thương mại
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 1: Số liệu về tình hình huy động vốn ................................................ 52
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn trong 03 năm qua như sau: ................... 56
Bảng 3: Chất lượng nợ cho vay ................................................................. 56
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 57
Bảng 5: Dư nợ DNVVN trên tổng dư nợ ................................................... 58
Bảng 6: Dư nợ DNVVN phân theo thời hạn tín dụng .............................. 59
Bảng 7: Nợ quá hạn DNVVN ..................................................................... 60
Bảng 8: Nợ quá hạn cho vay DNVVN theo thời hạn tín dụng ................. 61
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
MỞ ĐẦU
Ngày nay hoạt động ngân hàng đang không ngừng phát triển. Sự phát
triển đó co thể nhận thấy trên tất cả các phương diện, từ sự ra đời của các sản
phẩm dịch vụ mới cho tới sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng có quy mô
toàn cầu được tạo ra từ làn sóng sáp nhập, hợp nhất. Tất cả nhưng diễn biến
đó xảy ra nhanh hơn nhưng gì mà chúng ta biết. Nhưng đối với các doanh
nghiêp việc tiếp cận các nguồn tài chính từ ngân hàng không phải là dễ dàng.
Đặc biệt đó là một trở ngại lớn cho các DNVVN hiện nay bởi các DNVVN có
quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp, năng lực tài chính chưa cao, thiếu tài sản
thế chấp, khả năng xây dựng các dự án có tính khả thi còn yếu, số liệu thông
tin kế toán chưa đáng tin cậy…nên dưới con mắt của các nhà Ngân hàng, các
DNVVN là những khách hàng có độ rủi ro cao. Tuy nhiên, các DNVVN lại
được đánh giá là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn, trong những năm
gần đây nhiều Ngân hàng thương mại (NHTM) đã không ngừng hoàn thiện và
cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ dành riêng cho đối tượng khách hàng này.
Việc hướng các sản phẩm dịch vụ vào DNVVN đặc biệt là các sản phẩm cho
vay doanh nghiệp đã đem lại cho các NHTM doanh số hoạt động không nhỏ,
góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTM trên thị trường tài
chính. Do vậy vấn đề: “Nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN tại Ngân
hàng TMCP Sài gòn chi nhánh Hà nội ”đã được em chọn làm chuyên đề tốt
nghiệp. Với kiến thức và nghiên cứu có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót,
em mong muốn nhận được những ý kiến phê bình, đóng góp quý báu của các
thầy cô nhằm giúp em nâng cao trình độ hiểu biết về lý luận cũng như thực tiễn
tốt hơn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với
DNVVN của NHTM
Chương II: Thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNVVN tại
SCB Hà Nội.
Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại SCB Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, chu đáo của
Ths. Lê Hương Lan – là người trực tiếp hướng dẫn cũng như các cán bộ tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả cho
vay đối với DNVVN của NHTM
1.1 NHTM và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm NHTM
Có nhiều quan điểm về ngân hàng thương mại.
Theo quan điểm của K. Marx, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp
đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thì quy định rằng: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và
dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số
tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Ở Mỹ, ngân hàng thương mại được coi là công ty kinh doanh tiền tệ,
chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch
vụ tài chính.
Ở Pháp, ngân hàng thương mại được quan niệm là xí nghiệp thường
xuyên nhận tiền gửi của công chúng và sử dụng số tiền đó vào nghiệp vụ chiết
khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Ấn Độ, thì ngân hàng thương mại được định nghĩa là: cơ sở nhận các
khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.
Tóm lại có thể nói rằng: Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng- đặc biệt là tiết kiệm, tín
dụng, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với
bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư
và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốn cho
ngân hàng thương mại- đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng
hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn chủ sở hữu
và vốn nợ:
a) Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một khối lượng
vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành
nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ
hình thành loại vốn này rất đa dạng tuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài
chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Vốn chủ sở
hữu có thể được hình thành từ các nguồn như nguồn vốn hình thành ban đầu,
nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, nguồn vay nợ có thể
chuyển đổi thành cổ phần.
b) Vốn nợ
Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân
hàng thương mại. Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là
mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng
cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của
dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Nguồn tiền gửi bao gồm có tiền gửi thanh toán; tiền gửi
có kỳ hạn của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội; tiền gửi tiết kiệm của dân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
cư, tiền gửi của các ngân hàng khác. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường
cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân
hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau.
Tiền vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên,
khi cần, ngân hàng thường vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả
năng huy động bị hạn chế. Ngân hàng có thể huy động bằng cách vay ngân
hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn.
c) Vốn nợ khác
Loại này bao gồm nguồn vốn uỷ thác, nguồn trong thanh toán, các nguồn
khác.
1.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên NHTM không chỉ huy động vốn mà
còn phải sử dụng nguồn vốn đó sao cho có mức sinh lời lớn nhất. Sử dụng
vốn như thế nào không chỉ có ý nghĩa với ngân hàng mà còn đối với toàn bộ
nền kinh tế. Các hoạt động sử dụng vốn của NHTM chủ yếu bao gồm: dự trữ,
cho vay, đầu tư.
Dự trữ
Dự trữ hay còn gọi là ngân quỹ. Dự trữ của NHTM là những tài khoản có
tính thanh khoản cao, được thiết lập nhằm duy trì khả năng chi trả và các yêu
cầu khác của NHTM; bao gồm tiền mặt trong két, tiền gửi tại NHTW và tiền
gửi tại các tổ chức tài chính khác. Dự trữ của NHTM là tài sản không sinh lời,
song lại có tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên của
NHTM, đồng thời giúp cho nền kinh tế ổn định, tránh cho nền kinh tế không
bị rối loạn khi mà các NHTM không đáp ứng được yêu cầu chi trả.
Cho vay
Cho vay là việc mà ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng một khoản tiền với
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
cam kết hoàn trả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Cho vay là một
hoạt động rất quan trọng của tín dụng. Ngân hàng không thể huy động vốn rồi
để yên đó mà phải làm cho số vốn đó sinh lãi. NHTM có nhiều hoạt động để
tạo ra lợi nhuận nhưng cho vay vẫn là hoạt động chủ yếu nhất. Trong hoạt
động cho vay bao gồm các phương thức cho vay như: thấu chi, cho vay trực
tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp,
cho vay gián tiếp.
Đầu tư
Là một đơn vị kinh doanh tiền tệ cho nên NHTM là người nắm vững
những thông tin cũng như tình hình kinh tế rõ nhất nên có thể nói các NHTM
là người đầu tư có hiệu quả nhất. Các NHTM thường dùng vốn sở hữu của
ngân hàng và các vốn dài hạn để đầu tư vào các công ty liên doanh, các dự
án…; trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Ở Việt Nam thì các NHTM chỉ
được nắm giữ dưới 10% cổ phiếu của công ty.
1.1.2.3 Hoạt động trung gian
Ngoài hoạt động cho vay các NHTM còn thực hiện một số nghiệp vụ
trung gian nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Các nghiệp vụ trung
gian như chuyển tiền, tư vấn đầu tư, môi giới đầu tư, uỷ thác, giải ngân…
1.2.3 Vai trò của NHTM
Hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn
định và phát triển của nền kinh tế.
1.2.3.1 Tích tụ, tập trung vốn và phân phối vốn hiệu quả
Các ngân hàng thương mại thông qua chức năng trung gian tài chính của
mình tích tụ, tập trung vốn, phân phối vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, nâng
cao đời sống xã hội, góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra
liên tục và ổn định. Đặc biệt đối với các nước mà thị trường chứng khoán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
chưa phát triển thì vai trò này của ngân hàng thương mại là rất quan trọng.
Ngân hàng tham gia vào sự ổn định và phát triển của thị trường tài chính.
Ngay cả những nước có thị trường chứng khoán phát triển, thì của ngân hàng
cũng góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính thông qua các dịch
vụ tư vấn đầu tư, cung cấp thông tin.
1.2.3.2 Chuyển thời hạn vốn
NHTM có vai trò chuyển thời hạn vốn. Ngân hàng huy động vốn trong
nền kinh tế, bao gồm nhiều loại vốn có thời hạn khác nhau như vốn ngắn hạn,
trung và dài hạn. Sau đó khi cho vay trong nền kinh tế ngân hàng sẽ có những
điều chỉnh linh hoạt về thời hạn để cho vay theo nhu cầu của nền kinh tế. Đây
là một vai trò quan trọng của ngân hàng trong việc giải quyết sự lệch pha về
các nguồn vốn trong nền kinh tế.
1.2.3.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng
NHTM cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng. Các dịch vụ tài chính mà
NHTM thực hiện bao gồm dịch vụ uỷ thác và tư vấn, dịch vụ môi giới đầu tư
chứng khoán, các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý. Đó là những dịch vụ đem
lại rất nhiều lợi ích và giúp cho nền kinh tế năng động hơn.
1.2.3.4. Nâng cao hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hóa
NHTM nâng cao hiệu quả sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thông qua
các hoạt động của mình như nhận gửi, cho vay, thanh toán ... ngân hàng cung
cấp toàn bộ thông tin cho nền kinh tế. Thông tin từ phía ngân hàng là những
thông tin chính xác nhất. Do đó, ngân hàng đã tham gia vào việc kiểm soát
các hoạt động của nền kinh tế. Từ đó làm cho quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hoá đươc nâng cao.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
14
1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò DNVVN trong nền kinh tế quốc dân
1.2.1 Khái niệm DNVVN
- Khái niệm doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm
mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Theo Luật Doanh Nghiệp Việt
Nam năm 2005)
- Khái niệm DNVVN:
Có thể nói, DNVVN là bộ phận doanh nghiệp rất quan trọng trong nền
kinh tế Việt nam, đóng góp một phần đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, giải
quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tạo tốc độ tăng trưởng kinh
tế…Các DNVVN là một bộ phận doanh nghiệp phong phú với đủ mọi loại
hình doanh nghiệp từ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác xã đến các Doanh
nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…kinh doanh
trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ở nước ta DNVVN chiếm tỷ
trọng tương đối cao, chiếm hơn 90% tổng số Doanh nghiệp của cả nước. Mặc
dù chiếm tỷ trọng ưu thế nhưng hầu hết các DNVVN đều có quy mô nhỏ cả
về vốn và lao động. Việc xác định quy mô DNVVN chỉ mang tính chất tương
đối vì nó chịu tác động của các yếu tố như trình độ phát triển của một nước,
tính chất ngành nghề và điều kiện phát triển của một vùng lãnh thổ nhất định
hay mục đích phân loại doanh nghiệp trong từng thời kì nhát định. Tuy nhiên,
DNVVN được định nghĩa một cách chung nhất là: DNVVN là những cơ sở
sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, kinh doanh vì mục tiêu lợi
nhuận, có quy mô doanh nghiệp trong những giới hạn nhất định tính theo
các tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, giá trị gia tăng thu được trong từng
thời kỳ quy định của từng quốc gia.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
Ví dụ như Đài Loan, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo
có từ 1 tới 200 lao động được coi là DNVVN, trong khi các doanh nghiệp
trong ngành thương mại- dich v