Nâng cao kết quả học tập phần mềm word thông qua việc tổ chức dạy học trên phòng máy

Tin học là một ngành khoa học được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (như học tập, nghiên cứu, quản lí, kinh danh, ).Bởi vậy Đảng và nhà nước ta xem CNTT là một ngành mũi nhọn để đầu tư, cho nên tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, nhằm trang bị cho các em học sinh có được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và lao động sau này. Trong chương trình tin học phổ thông có trang bị cho các em học sinh một số phần mềm ứng dụng rất bổ ích như Word, Excel, Để học tốt phần mền ứng dụng các em cần phải nhìn thấy trực quan cụ thể trên giao diện của phần mềm và thao tác thực hành hiều trên phần mềm đó, bởi trên giao diện có nhiều công cụ hổ trợ thông qua bảng chọn bằng tiếng Anh và nút lệnh rất khó nhớ. Nếu như tổ chức dạy học trên bảng hay dùng máy chiếu tại lớp mà các em không được thao tác cụ thể trên phần mềm đó trục tiếp thì tôi nghĩ kết quả học tập của học sinh không cao. Vì thế cho nên tôi đã tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu nhằm gây được hứng thú cho học sinh khi thao tác trực tiếp trên phần mềm để tiếp thu bài tốt hơn. Để xem việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu có làm tăng kết quả học tập của học sinh hay không tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai lớp học sinh cơ bản đang dạy tại trường THPT Tần Phú. Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã thực hiện trên hai nhóm tương đương là lớp 10A9 chọn làm lớp thực nghiệm và lớp 10A8 làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế khi dạy phần: làm quen với Microsoft Word, định dạng văn bản. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.0; điểm kiểm tra của lớp đối chứng là 7.4. Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy P < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đố chứng minh rằng việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu có làm tăng kết quả học tập của học sinh.

doc19 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kết quả học tập phần mềm word thông qua việc tổ chức dạy học trên phòng máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN MỀM WORD THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC TRÊN PHÒNG MÁY . Người nghiên cứu:Tống Trần Đức Đơn vị:Trường THPT Trần Phú Năm học: 2012 – 2013 MỤC LỤC I.Tóm tắttrang 3 II.Giới thiệu...trang 4 1.Hiện trạng.. trang4 2.Giải pháp thay thế..trang4 3.Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghuên cứu...trang4 III.Phương pháp trang5 1.Khách thể nghiên cứu...trang5 2.Thiết kế nghiên cứu..trang5 3.Quy trình nghiên cứutrang6 4.Đo lườngtrang6 IV.Kết luận và kiến nghị... .trang8 V.Tài lệu tham khảo .trang9 VI.Phụ lục ... trang9 I.TÓM TẮT Tin học là một ngành khoa học được ứng dụng hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (như học tập, nghiên cứu, quản lí, kinh danh,).Bởi vậy Đảng và nhà nước ta xem CNTT là một ngành mũi nhọn để đầu tư, cho nên tin học được đưa vào giảng dạy ở các trường THPT, nhằm trang bị cho các em học sinh có được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và lao động sau này. Trong chương trình tin học phổ thông có trang bị cho các em học sinh một số phần mềm ứng dụng rất bổ ích như Word, Excel,Để học tốt phần mền ứng dụng các em cần phải nhìn thấy trực quan cụ thể trên giao diện của phần mềm và thao tác thực hành hiều trên phần mềm đó, bởi trên giao diện có nhiều công cụ hổ trợ thông qua bảng chọn bằng tiếng Anh và nút lệnh rất khó nhớ. Nếu như tổ chức dạy học trên bảng hay dùng máy chiếu tại lớp mà các em không được thao tác cụ thể trên phần mềm đó trục tiếp thì tôi nghĩ kết quả học tập của học sinh không cao. Vì thế cho nên tôi đã tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu nhằm gây được hứng thú cho học sinh khi thao tác trực tiếp trên phần mềm để tiếp thu bài tốt hơn. Để xem việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu có làm tăng kết quả học tập của học sinh hay không tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai lớp học sinh cơ bản đang dạy tại trường THPT Tần Phú. Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã thực hiện trên hai nhóm tương đương là lớp 10A9 chọn làm lớp thực nghiệm và lớp 10A8 làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế khi dạy phần: làm quen với Microsoft Word, định dạng văn bản. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8.0; điểm kiểm tra của lớp đối chứng là 7.4. Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy P < 0.05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đố chứng minh rằng việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word ở chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu có làm tăng kết quả học tập của học sinh. I.GIỚI THIỆU 1.HIỆN TRẠNG. Thông thường việc tổ chức dạy học cho học sinh là tại lớp học kết hợp giữa bảng với đồ dùng dạy học và các thiết bị hổ trợ khác. Tuy nhiên cũng tùy theo đặc thù của từng bộ môn ứng với nội dung cụ thể mà giáo viên có thể tổ chức dạy học ở nơi phù hợp để nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Cụ thể đối với bộn môn Tin học, đặc biệt ở phần soạn thảo văn bản Word chương trình lớp 10. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy phần nội dung này dù tổ chức giảng dạy tại lớp có sử dụng hình ảnh trực quan hay máy chiếu trên giao diện phần mềm cụ thể nhưng khi lên thực hành học sinh rất lúng túng khi thao tác với chuột, bàn phím, bảng chọn, nút lệnh,vì học sinh chưa thao tác trên máy cũng như trên phần mềm cụ thể. Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh là không cao. Cho nên tôi nghĩ rằng việc dạy các phần mềm ứng dụng nói chung và phần mền soạn thảo văn bản Microsoft Word nói riêng cần phải tổ chức dạy học, giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên giao diện phần mềm cụ thể thông qua máy chiếu còn học sinh thao tác theo trên chính máy tính của mình. Để làm được điều đó giáo viên cần tổ chức dạy học trực tiếp tại phòng máy thực hành có máy chiếu, việc này nhiều trung tâm tin học cúng đã thực hiện nhưng liệu nó có mang lại kết quả hay không. Trong thực tế học sinh của trường THPT Trần Phú đa số học sinh vùng nông thôn chưa có điều kiện làm quen với máy tính nên trong quá trình dạy học giáo viên cần chủ động tăng thời gian thực hành cho học sinh đến mức tối đa nếu có thể kể cả trong khi dạy lúy thuyết. Chính vì điều đó tôi tổ chức dạy học phần nội dung soạn thảo văn bản Microsoft Word trong chương trình lớp 10 trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu và tiến hành nghiên cứu việc tổ chức dạy học word tại phòng máy có nâng cao kết quả học tập cho học sinh hay không? 2.GIẢI PHÁP THAY THẾ Tổ chức giảng dạy nội dung soạn thảo văn bản Microsoft Word trong chương trình lớp 10 trực tiếp tại phòng máy có máy chiếu thay vì dạy tại lớp. Phương tiện tổ chức giảng dạy: phòng máy đa chức năng hay phòng máy có máy chiếu và có cài đặt các phần mềm hổ trợ. 3.VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU,GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU. a.Vấn đề nghiên cứu: “Tổ chức dạy học phần mềm Word trên phòng máy có làm tăng thêm kết quả học tập cho học sinh hay không?” b.Giả thiết nghiên cứu: Việc tổ chức dạy học phần mềm Word trên phòng máy có làm tăng thêm kết quả học tập cho học sinh. III.PHƯƠNG PHÁP a.Khách thể nghiên cứu: *Giáo viên: Hai giáo viên có tuổi đời tương đương nhau có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1.Nguyễn Ngọc Sơn-Giáo viên dạy tin lớp 10A9(lớp đốichứng). 2.Phan Nhật Biên Cương-Giáo viên dạy tin 10A8(lớp thực nghiệm). Học sinh hai lớp cơ bản: *Học sinh: Học sinh hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về giới tính, dân tộc. Bảng1. Thông tin học sinh hai lớp: Số học sinh Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 10A8 43 21 22 x Lớp 10A9 42 21 21 x -Ý thức học tập hai lớp : Tích cực và có ý thức hợp tác. -Kết quả học tập của hai lớp: Học kì 1 là tương đương nhau. b.Thiết kế: Chọn tất cả học sinh hai lớp 10A8 và 10A9 thuộc ban cơ bản của trường THPT Trần Phú để khảo sát. Lấy điểm trung bình học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động.Dùng phép kiểm chứng Ttest để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động: Bảng 2.So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động. Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 7.1 7.0 p 0.869 P=0.869> 0.05, nên chênh lệch điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, vậy hai lớp được xem là tương đương nhau. Thiết kế nghiên cứu: Bảng 3. Lớp Kiểm tra trước tác động. Tác động Kiểm tra sau tác động. Thực nghiệm O1 Tổ chức dạy học tại phòng máy. O3 Đối chứng O2 Tổ chức dạy học tại lớp. O4 ( TTEST độc lập ) c.Quy trình nghiên cứu *Chuẩn bị của giáo viên: -Thầy Cương dạy lớp đối chứng dùng máy chiếu tổ chức dạy học tại lớp. Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy 15,16/1/2013 Tin 41-42 Làm quen với Microsoft Word 30/1/2013 Tin 46 Định dạng văn bản -Thầy Sơn dạy lớp thực nghiệm dùng máy chiếu tổ chức dạy học trực tiếp phần mềm Word trên phòng máy. Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy 15,19/1/2013 Tin 41-42 Làm quen với Microsoft Word 02/2/2013 Tin 46 Định dạng văn bản d.Đo lường: -Bài kiểm tra trước tác động được lấy điểm trung bình môn học kỳ 1. -Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong hai bài: ‘Làm quen với Microsoft Word’ và ‘Định dạng văn bản’, cùng thống nhất và tiến hành ra đề cho một tiết thực hành tai phòng máy. IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ Bảng 4.So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 7.4 8.0 Độ lệch chuẩn 0.70 0.80 Giá trị P của T-Test 0.0005 Chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD) 0.9 BÀN LUẬN Ta thấy hai lớp trước tác động tương đương nhau về điểm trung bình, nhưng sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng hàm TTEST cho giá trị P = 0.0005. Do đó chênh lệch điểm trung bình của hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch về điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là không ngẫu nhiên là do kết quả của việc tác động tổ chức dạy học trực tiếp tại phòng máy thực hành. Cụ thể như sau: Chênh lệch giá trị trung bình SMD = (8 – 7.4)/0.7 = 0.9 Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =0.9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tổ chức dạy học trực tiếp trên phòng máy thực hành đến kết quả học tập của hai lớp là lớn. Vì vậy giả thiết nghiên cứu: “Tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word Tin học 10 trực tiếp trên phòng máy thực hànhcó máy chiếu có nâng cao kết quả học tập cho học sinh” đã được kiểm chứng. Biểu đồ Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nhận xét chung Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình bằng 8.0, kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng có điểm trung bình bằng 7.4. Độ lệch điểm số của hai nhóm sau tác động là │O4 – O3│= 0.6. Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau lớn. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.9.Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng TTEST về điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là: P = 0.0005 < 0.001. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, thiên về lớp thực nghiệm. Hạng chế Để thực hiện nghiên cứu khoa học này, bản thân người thực hiện phải sáo tạo và linh hoạt một cách thực sự cần thiết: Lên kế hoạch hợp l í để đăng ký phòng máy tổ chức dạy học trực tiếp tại phòng máy. Đây là phương pháp nghiên cứu mới nên gặp không ít khó khăng trong việc nghiên cứu tài liệu, thu thập và xử lí số liệu. V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. a.Kết luận: -Việc tổ chức dạy học soạn thảo văn bản Microsoft Word trực tiếp trên phòng máy thực hành có máy chiếu thay thế dạy học tại lớp đã nâng cao kết quả học tập cho học sinh. -Đề tài có tính khoa học và sư phạm rất cao các số liệu được minh chứng cụ thể và được xử lý dựa vào các hàm tính toán, khắc phục được các hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm lâu nay hay làm ở các trường THPT. -Có thể áp dụng vào việc giảng dạy tất cả các phần mềm ứng dụng chứ không riêng gì đối với Microsoft Word . -Tổ chức dạy học này áp dụng vào việc giảng dạy ở tất cả các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, đặc biệt là ở các trung tâm tin học. b.Khuyến nghị: -Đầu tư và nâng cấp phòng máy vi tính ở các trường THPT. -Trang bị máy chiếu vào các phòng máy vi tính để phục vụ cho việc tổ chức dạy học tại phòng máy. -Khuyến khích giáo viên tổ chức dạy học trực tiếp tại phòng máy cho các phần mềm ứng dụng. -Giáo viên tin học cần sáng tạo ra phương pháp dạy học khác để nâng cao kết quả học tập của học sinh tại trường mình. VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng tại mail chuyên môn trường THPT Trần Phú.. 2.TH.s Đoàn Văn Tam “Bài giảng tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng -tháng 12 “,Sở giáo dục Phú Yên tổ chức. 3.Các bài mẫu về nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trên mạng. 4.Sách giáo khoa tin học 10. 5.Chuẩn kiến thức môn tin học. VII.PHỤ LỤC 1.KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Tiết số: 41-42 ( Theo phân phối chương trình). Bài 15: LÀM QUEN VỚI MICROSOFT WORD I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Biết cách khởi động và kết thúc hệ soạn thảo văn bản. - Biết một số thành phần chính trên màn hình làm việc của hệ soạn thảo văn bản. - Biết cách soạn thảo văn bản đơn giản: Tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa. 2.Kỹ năng: - Thao tác trực tiếp được trên giao diện của hệ soạn thảo. - Tạo được văn bản đơn giản. 3.Thái độ: - Gây được hứng thú, khả năng khám phá,cần cù cho học sinh. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ DẠY HỌC 1.Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học. 2.Chuẩn bị giáo viên: SGK, phòng máy thực hành có máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Ổn định lớp. 2.Giới thiệu bài. 3.Trình bày bài. Nội dung Hoạt động của thầy và trò 1.Màn hình làm việc của Word Khởi động Word: -Khởi động Word có hai cách cơ bản sau: C1:Nháy đúp chuột lên biểu tượng của Word trên màn hình mền. C2:Từ Start→All Programs → Microsoft Word. Màn hình làm việc của Word. a.Các thành phần chính trên màn hình. Thành phần chính trên màn hình gồm có: Thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh công cụ vẽ, vùng soạn thảo, thanh trạng thái, b.Thanh bản chọn. Thanh bảng chọn chứa tên các bản chọn: File, Edit, View, Insert, Format, c.Thang công cụ : (SGK trang 101). -Chứa các nút lệnh để thực hiện. 2.Kết thúc phiên làm việc với Word. a.Lưu nội dung văn bản: Để lưu nội dung văn bản thực hiện một trong 3 cách cơ bản sau: C1: Chọn File→ Save( Save as); C2:Nháy chuột vào nút lệnh Save trên thanh công cụ. C3:Nhấn tổ hợp phím CTrl + S. b.Dóng tệp văn bản. Để đóng tệp văn bản ta thực hiện như sau: Chọn File→ Close hay kích nút lệnh trên thanh bảng chọn. c.Thoát Word: Khi kết thúc phiên làm việc ta thực hiện thoát Word như sau: File → Exit hay kích nút lệnh trên thanh tiêu đề. 3.Soạn thảo văn bản đơn giản. ( Tiết 2) a. Mở tệp văn bản. +Để mở tệp văn bản mới ta thực hiện một trong 3 cách sau: C1:Chọn File → New; C2:Kích nút lệnh New trên thanh công cụ chuẩn ; C3:Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N; + Để mở tệp văn bản đã lưu ta thực hiện 1 trong 3 cách sau: C1: Chọn File → Open; C2: Kích vào nút lệnh Open trên thanh công cụ; C3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O; Từ hộp thoại Open chọn tệp cần mở rồi nhấn nút lệnh Open. b.Con trỏ văn bản con trỏ chuột: - Di chuyển con trỏ văn bản: + Dùng chuột: Di chuyển con trỏ chuột đến vị trí nháy chuột. + Dùng phím: Dùng các phím mũi tên và Home, End, Page up, Page Down, tổ hộp phím Ctrl với các phím đó. c.Gõ văn bản. -Sử dụng kiểu gõ văn bản để tao ra văn bản, trong đó có chế độ ghi chèn và ghi đè. d.Các thao tác biên tập văn bản. + Chọn văn bản: Có hai cách cơ bản để chọn văn bản: C1: - Đặt con trỏ văn bản vào vị trí bắt đầu chọn; - Nhấn giữ phím Shift rồi đặt con trỏ văn bản vào vị trí kết thúc; C2:- Nháy chuột vào vị trí bắt đầu cần chọn; -Kéo thả chuột trên phần văn bản cần chọn. +Xóa văn bản: -Phím Delete : Xóa kí tự bên phải con trỏ hay văn bản đã chọn. -Phím Backspace : Xóa kí tự bên trái con trỏ hay văn bản đã chọn. + Sao chép nội dung văn bản: Để sao chép nội dung văn bản ta thực hiện các thao tác sau: 1.Chọn phần văn bản cần sao chép; 2.Chọn Edit → Copy( Ctrl + C, ); 3.Đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần sao chép ; 4.Chọn Edit → Paste( Ctrl +V,); + Di chuyển nội dung văn bản: Để di chuyển nội dung văn bản ta thực hiện các thao tác sau: 1.Chọn phần văn bản cần di chuyển; 2.Chọn Edit → Cut( Ctrl + X, ); 3.Đưa con trỏ văn bản đến vị trí cần di chuyển đến ; 4.Chọn Edit → Paste( Ctrl +V,); GV:KHởi động máy chiếu, chiếu máy GV lê nàm ảnh rộng trước phòng máy và hướng dẫn HS khởi động máy của mình HS:Khởi động máy tính lên để thao tác theo GV. GV: Để làm việc với Word đầu tiên ta phải khởi động để vào phần mềm soạn thảo Word. Vậy em nào biết cách khởi động Word , mời em khởi động hộ thầy? HS: Lên khởi động phần mềm Word, HS khác quan sát. GV: Em còn biết cách nào khác để khởi động Word nữa không? Nếu biết thì thực hiện giúp thầy. GV: Hướng dẫn cụ thể lại hai cách khởi động Word lên máy chiếu để HS quan sát và thao tác theo trên MT của HS. GV: Chiếu nội dung cách thực hiện để HS chép bài. HS: Tự thao tác lại trên máy. GV: Chiếu và giới thiệu đến các em về các thành phần chính trên màn hình nền và chức năng của chúng. HS: Quan sát qua máy chiếu kết hợp với giao diện trên máy của mình. GV:Giới thiệu HS tên các bảng chọn trên thanh bảng chọn cùng chức năng các thành phần đến HS. HS : Kích chọn tên các bảng chọn để quan sát các thành phần. GV: Tượng tự giới thiêu thanh công cụ đến HS. HS:quan sát và lắng nghe. GV: Hướng dẫn HS 3 cách để lưu nội dung văn bản cũng như mở hộp thoại Save as để tiến hành lưu. HS: Được GV hướng dẫn mở hộp thoại Save as để gõ tên tệp văn bản vào File Name và chọn thư mục để lưu ở Save in rồi kích nút lệnh Save để lưu. GV: Hướng dẫn HS để đóng văn bản và thoát Word thông qua máy chiếu. HS: quan sát làm theo sau đó thực hiện lại trên máy và chép bài. GV: Hướng dẫn trực tiếp trên máy chiếu 3 cách để mở tệp văn bản mới. HS: thực hiện theo trên chín máy của mình sau đó thao tác lại rồi chép bài. GV:Hướng dẫn HS 3 cách mở hộp thoại Open để mở tệp văn bản đã có. GV: Từ màn hình GV cho các em thấy đâu là con trỏ văn bản đâu là con trỏ chuột và di chuyển con trỏ văn bản. HS:Quan sát và thực hiện theo. GV:Hướng dẫn HS gõ đoạn văn bản. HS: Tiến hành gõ thông tin bản thân mình. GV: Hướng dẫn HS chọn văn bản theo hai cách . HS: Thực hiện chọn văn bản trên văn bản đã soạn. GV: Giúp HS xóa nội dung văn bản. HS: Thực hiện trên máy. GV: Hướng dẫn HS thực hiện sao chép nội dung văn bản. HS:Quan sát, thực hiện theo hướng dẫn của GV rồi thực hiện lại trên máy. GV:Tương tự Gv hướng dẫn HS di chuyển nội dung văn bản thông qua máy chiếu. HS: Thực hiện trên máy tính đang làm. 4.Áp dụng:Học sinh thực hành để soạn văn bản với nội dung của giấy xin phép, sau đó lưu vào ổ đĩa D và cuối cùng là thoát Word. Tiết số: 46 ( Theo phân phối chương trình). Bài 16: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Hiểu khái niệm định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản, định dạng trang văn bản. - Biết cách định dạng kí tự, đoạn và trang văn bản. 2.Kỹ năng: - Sử dụng được nút lệnh, bảng chọn định kí tự, đoạn và trang văn bản. 3.Thái độ: - Gây được hứng thú, khả năng khám phá,cần cù cho học sinh. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN ĐỂ DẠY HỌC 1.Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học ở nhà. 2.Chuẩn bị giáo viên: SGK,giáo án, phòng máy thực hành có máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1.Ổ định lớp. 2.Giới thiệu bài. 3.Trình bày bài. Nội dung Hoạt động của thầy và trò *Khái niệm định dạng văn bản: (sgk). 1.Định dạng kí tự. Để định dạng kí tự đầu tiên ta cọn kí tự cần định dạng sau đó thực hiện một trong các cách sau : C1:Chọn Format →Font +Font: chon phông chữ. +Font Style:chọn kiểu chữ. +Size:chọn cỡ chữ. +Font Color:chọn màu chữ. +Superscript:chỉ số trên. +Subscript:chỉ số dưới. →OK( Default). C2:Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. 2.Định dạng đoạn văn bản.Để định dạng đoạn văn bản ta đặt con trỏ vào đoạn văn bản hay chọn một phần của đoạn văn bản hay chọn toàn bộ đoạn văn bản rồi thực hiện một trong hai cách sau: C1:Chọn Format→ Paragraph +Left: Vị trí lề trái. +Right:Vị trí lề phải. +Before:Khoảng cách đến đoạn vb trước. +After:Khoảng cách đến đoạn vb sau. +Line spacing:Khoảng cách các dòng trong đoạn văn bản. → OK. C2:Sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. 3.Định dạng trang văn bản. Chọn File → Page Setup +Top:Vị trí lề trên. +Bottom:Vị trí lề dưới. +Left: Vị trí lề trái. +Right:Vị trí lề phải. +Portrait:Hướng giấy đứng. +Landscape:Hướng giấy ngang. → OK. GV: Theo các em thế nào là định dạng văn bản? HS: Định dạng văn bản là trình bày văn bản lại cho rõ ràng và đẹp nhấn mạnh nội dung trọng tâm của văn bản. GV:Chiếu nội dung văn bản sau đó thực hiện chọn kí tự cần định dạng, hướng dẫn HS mở hộp thoại Font thiết đặt thuộc tính định dạng cho kí tự từ hộp thoại về( phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc,). HS: Thực hiện theo giáo GV trêm máy của mình để định dạng kí tự. Phông chữ Cỡ chữ Kiểu chữ GV:Hướng dẫn HS sử dụng nút lệnh để định dạng kí tự. HS: Thao tác theo GV sau đó ghi bài và thực hành lại. GV:Để định dạng đoạn văn bản ta đặt con trỏ vào đoạn văn bản hay chọn một phần của đoạn văn bản hay chọn toàn bộ đoạn văn bản rồi thực hiện một trong hai cách sau: Chọn Format→ Paragraph
Luận văn liên quan