Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học lê hồng Phong, Gia Lai, thông qua việc rèn phát âm và củng cố vốn từ

Đề tài: “Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Gia Lai, thông qua việc rèn phát âm và củng cố vốn từ”. A. Phần mở tài I, Lí do chọn đề tài. Tập đọc là phần môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành kĩ năng đọc cho học sinh. Đây là một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết chính tả, tập làm văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn tập đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kĩ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn yêu cầu về chất lượng của đọc “ đọc” đọc đúng, đọc nhanh ( đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức( thông hiểu được những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt các em mới có thể tiếp thu được môn học khác một cách chắc chắn, từ đó học sinh mới hoàn thiện năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về tập đọc ở góc độ não cũng có ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Đối với môn tập đọc, như chúng ta đã biết ở tieur học trung taamc ủa môn tập đọc là vấn đề rèn đọc và đặc biệt đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một yêu cầu cơ bản nó có giá trị vô cùng quan trọng hướng dẫn học sinh mang lại kết quả tốt.

doc16 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học lê hồng Phong, Gia Lai, thông qua việc rèn phát âm và củng cố vốn từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn THS.GVC Hoàng Ngọc Thức đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học. Nếu không có lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài đề tài này của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy. Đề tài này được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tuần. Bước đầu chỉ đi vào thực tế, tìm hiểu lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy và các bạn cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa tâm lí , thầy hiệu trưởng và THS.GVC Hoàng Ngọc Thức dồi dào sức khỏe, niềm tin để bước tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN MỤC LỤC Nội dung Trang A. Phần mở đầu 3 I. Lí do chọn đề tài 3 II. Mục đích và ý nghĩa 4 III. Đối tượng và khách thể 4 IV. Giả thuyết khoa học 5 V. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 VI. Phương pháp nghiên cứu 5 VII. Lịch sử nghiên cứu 5 VIII. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6 B. Phần nội dung 6 Chương I: Cơ sở lý luận 6 Chương II: Cơ sở của việc dạy học 7 Chương III. Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh 10 Chương IV. Kết luận chung 13 C. Tài liệu tham khảo 16 Đề tài: “Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Gia Lai, thông qua việc rèn phát âm và củng cố vốn từ”. Phần mở tài I, Lí do chọn đề tài. Tập đọc là phần môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng góp phần hình thành kĩ năng đọc cho học sinh. Đây là một trong bốn kĩ năng cơ bản mà học sinh tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết chính tả, tập làm văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn tập đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kĩ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn yêu cầu về chất lượng của đọc “ đọc” đọc đúng, đọc nhanh ( đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức( thông hiểu được những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, viết tốt các em mới có thể tiếp thu được môn học khác một cách chắc chắn, từ đó học sinh mới hoàn thiện năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu về tập đọc ở góc độ não cũng có ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Đối với môn tập đọc, như chúng ta đã biết ở tieur học trung taamc ủa môn tập đọc là vấn đề rèn đọc và đặc biệt đối với lớp 3 thì việc rèn đọc cho học sinh là một yêu cầu cơ bản nó có giá trị vô cùng quan trọng hướng dẫn học sinh mang lại kết quả tốt. Hiện nay việc dạy học ở nhà trường tiểu học đạt kết quả chưa cao, chưa thỏa mãn với yêu cầu đặt ra, có thể có nhiều nguyên nhân chẳng hạn như chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy. Những nguyên nhân cơ bản có lẽ vẫn là do sự phân bố thời gian không hợp lí. Nhiều giáo viên còn sa vào giảng văn dành cho nhiều thời gian không hợp lí cho việc tìm hiểu bài. Do vậy thời gian dành cho luyện đọc còn rất ít. Ở phần luyện đọc nhiều giáo viên cho là dể nhưng thực chất đây là phần khó khăn nhất, là phần trọng tâm giờ tập đọc, ở phần này giáo viên ít mắc lỗi thao tác kĩ thuật song chưa chú ý đến mặt âm thanh của ngôn ngữ, đặc biệt là ngữ điệu, chưa biết dạy như thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đó là một trong nhũng lí do khiến cho học sinh của chúng ta đọc và nói chưa tốt, ở lớp 2 nội dung hướng dẫn đọc ở một số bài mới chỉ dừng lại những lưu ý phát âm đúng, các từu ngữ hoặc âm thanh của tiếng việt, chưa chú ý đầy đủ các phương diện khác nhằm tái hiện các tác phẩm hoặc khắc sâu kiến thức. Trong khi đó đọc đối với học sinh lớp 2 ngoài việc phát âm đúng học sinh phải đọc lưu loát từng đoạn và từng bài, biết nagwts nghĩ cho phù hợp theo thể thơ hay nội dung đọc. Bước đầu đọc diễn cảm được bài có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ biểu cảm, gợi tả biết đọc rõ lời tác giả, lời nhân vật. chính vì vậy cần có biện pháp để nâng cao kĩ năng “ đọc” thông qua việc rèn phát âm và cũng cố vốn từ, nghĩa là biện pháp rèn đọc cho học sinh tiểu học nói chung và đặt biệt đối với học sinh lớp 2 nói riêng. => chính vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài “ Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 tại trường tiểu học Lê Hồng phong, Gia Lai, thông qua việc rèn phát âm và cũng cố vốn từ. II, Mục đích và ý nghĩa Việc nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp hướng dẫn học sinh rèn đọc nhằm nâng cao chát lượng dạy và học nó trở thành một yêu cầu bức xúc đối với người giáo viên và nó trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người học. Rèn đọc tốt làm cho học sinh đọc đúng, phát âm đúng, đọc diễn cảm các bài tập đọc, bài thơ, bài văn các em hiểu đúng nội dung từng bài. Từ đó học sinh chiếm lĩnh ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, các em không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động về tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp được khơi dạy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như bồi dưỡng thêm tâm hồn. Học sinh đọc tốt sẽ giúp cho các em có những hiểu biết rộng hơn, các em dễ dàng tiếp thu những cái văn minh của nhan loại, hướng cho các em tới lòng yêu cái thiện, yêu cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic. Như vậy vấn đề “ dạy” và “ học” có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Qua nghiên cứu giúp cho các giáo viên có sự nhìn nhận đúng hơn về tầm quan trọng của việc rèn đọc. Từ đó giáo viên biết lựa chọn tìm ra những biện pháp tốt nhất, những phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn hướng dẫn học sinh đọc tốt hơn để nâng cao hiệu quả giờ tập đọc. III, Đối tượng và khách thể nghiên cứu Học sinh khối lớp 2, trường tiểu học Lê Hồng Phong, Gia Lai Đối tượng: việc rèn kỹ năng cho học sinh lớp 2. IV, Giả thuyết khoa học Sử dụng tranh ảnh, vật thật sẽ làm tăng kỹ năng đọc trong phần mềm tập đọc của học sinh lớp 2, trường tiểu học Lê Hồng Phong, Gia lai. V, Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng và xác định các cơ sở lí luận để dạy cho học sinh tập đọc đúng yêu cầu của lớp 2. - Đề xuất nội dung điều chỉnh phương pháp dạy - Tổ chức dạy học thực nghiệm - Kiểm tra tính hiệu quả của giờ dạy VI, Phương Pháp nghiên cứu Đề thực hiện đề tài này, chũng tôi sử dụng một số phương pháp sau: 1, Nghiên cứu lí luận - Đọc các tài liệu, sách có liên quan đến đề tài. - Các tài liệu dạy (SGK) cũng như thwucj tế dạy học trên lớp. 2, Nghiên cứu thực tế - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp độc lập- lấy học sinh làm trung tâm. VII. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tập đọc không còn là một đề tài mới mẻ mà đã có nhiều tác giả đã viết nên những công trình tiêu biểu như: + Rèn kĩ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp 2 ( Giáo viên Ngự Thị Vân) + Đề tài một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 ( giáo viên Nguyễn Thị Nhung) + Phương pháp đọc diễn cảm cho học sinh lớp 2 ( giáo viên Phạm Thị hà) + Một số biện pháp rèn đọc tốt cho học sinh lớp 2 qua phân môn tập đọc ( Phan Quan Thân). Nhưng vấn đề rèn kỹ năng đọc cho học sinh tiểu học thì lại là đề tài rất mới chưa được khai thác. Trong giờ tập đọc còn nhiều giáo viên chưa chú ý và coi trọng tính luyện tập thực hành của học sinh, nên học sinh không được luyện tập nhiều. Khi khảo sát vấn đề đy sâu tìm tòi nghiên cứu cũng như tìm hiểu vấn đề để học sinh lớp 2 đọc đúng, đọc nhanh, diễn cảm, đọc hay. VIII, Giới hạn phạm vi nghiên cứu “ Nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2. do khuôn khổ của đề tài, do thời gian hạn chế và trình độ của bản than nên tôi chỉ chọn lớp 2A trong toàn khối lớp 2, ở trường tiểu học Lê Hồng Phong, Gia lai đề nghiên cứu. B, Phần nội dung Chương I: Cơ sở lí luận chung I, Tập đọc là gì? - Môn tiếng việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện trong 4 dạng hoạt động, tương ứng với chúng ta là 4 kỹ năng : nghe, đọc, nói, viết. Như vậy, đọc là dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng hình thứ chũ viết sang lời nói có âm thanh và thong hiểu chúng là quá trình chuyển trực tiếp từ chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh. Đọc không phải là công việc giải quyết một bộ mã gồm 2 phần chữ viết và phát âm, nghĩa là nó không chỉ là “ đánh vần” lên thành tiếng đúng như các ký hiệu chữ viết mà đọc còn là quá trình nhận thức để có khả năng cho học sinh hoàn thành 4 phẩm chất trên. II, Ý nghãi của việc học Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở tiểu học, nó trở thành đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đy học,. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ đọc để hoc. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngũ dung trong giao tiếp và học tập, nó cũng là công cụ để học tập tập các môn học khác, nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập, tập đọc là một khả năng không thể thiếu được của con người thwoif đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em biết được nhiều hơn, hướng cho các em tới long yêu cái thiện, yêu cái đẹp. Như vậy việc dạy học và đọc có ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng giáo dục và phát triển. III, Nhiệm vụ của Dạy Đọc ở Tiểu Học Những điều vừa nói trên khẳng định sự cần thiết của việc hình thành và phát triển một cách có hệ thống và có kế hoạch năng lực đọc cho học sinh, tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng việt ở tiểu học có nhiệm đáp ứng yêu cầu này, yêu cầu hình thành và phát triển năng lục cho học sinh. Vì thế nhiệm vụ 1, Tập đọc là một phân môn thực hành quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu từ chất lượng của “ Đọc” đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm, bốn kỹ năng này được hình thành trong 2 hình thức đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau vì vậy trong dạy đọc không thể xem nhẹ yếu tố nào. 2, Nhiệm vụ thứ 2 của đọc là: Giáo dục long ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách báo cho học sinh. Nói cách khác thông qua việc dạy đọc phải giúp cho học sinh thích đọc và thấy được ý nghĩa của việc đọc phải làm cho các em thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển 3, Ngoài ra dạy học đọc còn có các nhiệm vụ khác Đó là làm giàu kiến thức về từ ngữ đời sống và kiến thức văn học cho học sinh: + Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh. + Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. + Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp và giải trí. Chương II: Cơ sở của việc Dạy Học 1, Cơ sở tâm lý Đó là một loại hoạt động trí tuệ phức tạp, phức tạp mà cơ sở việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. Đọc được xem là một hoạt động có 2 mặt quan hệ mật thiết với nhau là việc sử dụng bộ phạn mà gồm 2 phương diện: một mặt đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã ghi âm để phát ra một cách trung thành những dong văn tự ghi âm lời nói âm thanh, mặt thứ 2 đó là sự vân động của tư tưởng, tình cảm. Sử dụng bộ mã chủ nghĩa tức là mối quan hệ giữa các đơn vị con chữ và ý tưởng các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những kỹ năng làm ra 3 giai đoạn: Phân tích, tổng hợp và tự động hóa, giai đoạn dạy học vần và sự phân tích các chữ cái và đọc từ tiếng theo các âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận từ bằng thị giác và phát âm hầu như trùng với sự nhận thức ý nghĩa. Tiếp theo sự thông hiểu ý nghĩa của từ trong cụm từ hoặc câu đi truwocs sự phát âm tức là đọc được thực hiện trong sự phán đoán các nghĩa. Bước sang lớp 2 bắt đầu đọc tổng hợp qua trình rèn đọc bao gồm các bước sau: + Luyện đọc đúng: gồm luyện phát âm và ngắt nghĩ hơi đúng chỗ. + Đọc diễn cảm: Đối với học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng đọc tốt được tất cả bài tập đọc vì thế để học sinh đọc đúng, phát âm đúng các phụ âm đầu , âm chính, âm cuối, đọc đúng các âm thanh, đọc đúng các tiết tấu, ngắt hơi, ngữ điệu, đọc diễn cảm giáo viên cần đề ra các biện pháp cụ thể trong phân hướng dẫn học sinh rèn đọc trong giờ tập đọc. 2, Cơ sở ngôn ngữ và văn học Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học, nó liên quan chặt chẽ, mật thiết với một số vấn đề của ngôn ngữ học như vấn đề chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu. Vấn đề nghĩa của các từ các đoạn bài ( từ vựng học, ngữ nghĩa học) vấn đề câu các kiểu. phương pháp dạy học dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc ngữ học về những vấn đề nói trên để xây dựng xác định nội dung và phương pháp dạy học. Bốn phẩm chất của đọc không thể tách rời những cơ sở ngôn ngữ học. Không coi trọng đúng mức những cơ sở này việc dạy học sẽ mang tính tùy tiện và không đảm bảo dạy học. 3, Cơ sở thực tiễn Chương trình sách giáo khoa 2 Chương trình sách giáo khoa phân môn tập đọc lớp 2 về chương trình sách giáo khoa lớp 2. Phân môn tập đọc 2 gồm 102 tiết/33 tuần. Mỗi tuần có 3 tiết. Bài tập đọc lớp 2 gồm các phần: văn bản đọc chú giải những từ ngữ khó hướng dẫn đọc Phần tìm hiểu bài gồm những câu hỏi bài tập giúp học sinh hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài văn, bài thơ. Ở nhiều bài còn có them yêu cầu học thuộc long. Nguyên tắc và phương pháp dạy học sinh rèn đọc: Qua quá trình tìm hiểu thực tế. Nhìn chung mỗi giờ tập đọc đều có 2 phần lớn: Tìm hiểu nội dung bài và luyện đọc. Hai phần này có thể tiến hành cùng một lúc đan xen nhau hoặc cũng có thể dạy tách rời 2 phần tùy vào từng bài và tùy vào mỗi giáo viên. Song dù dạy theo cách nào thì 2 phần này vẫn luôn có mối liên hệ tương hỗ khăng khít. Phần tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài. Từ đó học sinh sẽ đọc bài đúng diễn cảm để thể hiện nội dung của bài thể hiện những hiểu biết của mình xung quanh bài đọc. Như vậy phần rèn đọc có vai trò rất quan trọng học sinh đọc tốt giúp các em hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình. Đọc tốt giúp các em hiểu biết, tiếp thu được newenf văn minh của loài người, bồi dưỡng tâm hồn tình cảm. Đọc giúp học sinh phát triển tư duy giáo dục các em những tình cảm tốt đẹp. Trong quá trình rèn đọc giáo viên cần sử dụng tốt một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau đểphù hợp với đặc trựng phân môn và phù hợp với nội dung bài học. Trong qua trình hướng dẫn học sinh rèn đọc trước hết giáo viên phối hợp phương pháp luyện tập theo mẫu và luyện tập củng cố để tập trung tiến hành rèn đọc cho học sinh. Trong mỗi giờ dạy và đặc biệt trong quá trình hướng dẫn học sinh rèn đọc giáo viên còn phải đổi mới phương pháp giảng dạy học luôn “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên chỉ là người hướng dẫn tổ chức học sinh tự tìm, tự phát triển và luyện đọc đạt kết quả tốt. Không những thế mà trong giảng dạy phân môn Tập đọc chúng ta còn phải chú ý đến một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc phát triển lời nói: chúng ta ai cũng biết trẻ em không thể lĩnh hội được lời viết nếu chúng ta không nắm được lời nói miệng. Do vậy khi giảng dạy cần phải đảm bảo nguyên tắc này. Điều này được thể hiện rõ hơn ở phần luyện đọc, ở phần này học sinh được rèn luyện về cách ngắt nghĩ hơi đúng chỗ, cách học đúng ngữ điệu và học cách học như cô giáo. Để giờ tập đọc đạt hiệu quả cao thì phải đảm bảo nguyên tắc phát triển tư duy phát triển tính tích cực chủ đạo của học sinh. Do vậy ở phần luyện đọc giáo viên cần gợi mở hướng dẫn học sinh tự xác định được những chỗ cần ngắt giọng, những từ cần ngắt giọng ở những câu văn dài giàu hình ảnh, biết lên giọng hạ giọng ở những câu thơ, câu văn trong bài, từ đó tìm ra cách đọc hay hơn. Như vậy để học sinh học tốt môn tập đọc, đặc biệt là vấn đề rèn đọc đối với học sinh lớp 2. chúng ta cần đảm bảo tốt các nguyên tắc và phương pháp trên. Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trường tiểu học Lê Hồng Phong nằm trung tâm địa bàn Iapa. Do vậy đa số lượng học sinh con cán bộ, 90% con cán bộ và một số con em dân tộc trai. Hội trường trực phụ huynh học sinh thường xuyên quan tâm đến học sinh, đến công tác dạy và học của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm, nhiệt tình với lớp. Biết vận dụng phương pháp dạy mới “ lấy học sinh làm trung tâm”. Ban Giám hiệu và các tôt chức đoàn thể trong trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho mọi hoạt động của khối lớp. Tất cả những thuận lợi trên góp phần thúc đẩy mọi hoạt động của lớp cũng như của cả khối lớp 2 cùng phấn đấu vươn lên. Bên cạnh những thuận lợi trường còn không ít khó khăn là một trường chuẩn quốc gia đa số các em học rất tốt nhưng phần diễn cảm hay chưa đúng. Tìm hiểu điều tra thực tế bằng cách thức và phương pháp khác nhau như: Dự giờ, kiểm tra miệng, phỏng vấn quan sát chúng tôi thu nhập được một số vấn đề đáng lưu ý như sau: Quan điểm của giáo viên về tập đọc nhìn chung giáo viên tiểu học đều rất coi trọng giờ tập đọc. Cụ thể ở trường chúng tôi điều tra, khi được hỏi về “ Vai trò của vấn đề rèn đọc trong giờ tập đọc” .Thời gian giành cho phần luyện đọc là chủ yếu. Thông thường khi dạy phần luyện đọc, một số giáo viên chưa coi trong việc rèn những lỗi phát âm sai ở địa phương, đặc biệt đọc còn ngọng L, N, B, V và dấu ngã, dấu (!) ở một số các em dân tộc, phần đọc diễn cảm còn quá yếu. Chương III, Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Qua tìm hiểu thực tế giáo viên dạy lớp 2 và các lớp khác đều có câu trả lời chung cho câu hỏi cách tiến hành dạy 2 phần chính của giờ tập đọc là tùy theo từng bài cụ thể mà dạy,tìm hiểu bài trước khi luyện đọc sau hay dạy xen kẽ 2 phần. 1, Phương pháp giáo viên sử dụng trong phần rèn đọc. Hiện nay ở các trường tiểu học về vấn đề rèn đọc cho học sinh, giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới tiến bộ cụ thể: phương pháp làm mẫu, phương pháp luyện tập theo mẫu, phương pháp luyện tập củng cố, phương pháp hỏi đáp. 2, Qua thực trạng dạy phần rèn đọc cho học sinh lớp 2 Qua tìm hiểu và dự giờ lớp 2, tôi thấy việc rèn đọc cho học sinh còn ít chính vì vậy muốn học sinh đọc tốt giáo viên phải dày công luyện tập, động viên khích lệ, học sinh ham học ngoài giờ học trên lớp, khi ra về nhà các em tự giác học tập, tự giác luyện đọc, giáo viên tìm tòi phương pháp luyện đọccho học sinh xác định được mục tiêu giáo dục của trường tiểu học là rèn luyện đào tạo một thế hệ mầm non phát triển toàn diện cho đất nước, vì vậy nghiên cứu khoa hoc giáo dục là con đường tốt nhất để bồi dưỡng cho học sinh có đủ đức, tài vững chắc trở thành con người phát triển toàn diện. Chính vì vậy việc rèn cho học sinh đọc là rất quan trọng. trong khi đọc giáo viên đưa ra những câu văn, câu thơ đọc ngắt nhịp, ngắt giọng sẵn và sau đó cho học sinh đọc theo cô. Giáo viên đọc cho học sinh gạch chân những từ cần nhấn giọng và nêu cách đọc diễn cảm của từ đoạn. Sau đó đọc mẫu cho học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh nhận xét bạn đọc, giáo viên sửa sai, nhận xét. - Khi học sinh đọc yếu giảm đi tôi đi sâu vào rèn đọc và đọc diễn cảm cụ thể, có thể lấy các chuyện đọc thơ để cho các em đọc. - Thi đọc theo dãy bàn, các en đều có hứng thú đọc tốt. Và đã đọc tốt thì các em viết không mất lỗi chính tả và không chán viết nữa. Đặc biệt giờ chấm chính tả giáo viên nhanh hơn nhiều. Đặc biệt khi đọc mẫu thì giáo viên chính là cái mẫu hình thành kỹ năng đọc mà học sinh đạt được do đó yêu cầu đọc mẫu của giáo viên phải đảm bảo độ chuẩn đọc đúng, rõ ràng trôi chẩy, đọc đủ lớp, nhanh vừa phải và diễn cảm. Giáo viên yêu cầu lớp ổn định trật tự, tạo cho học sịnh tầm thế nghe đọc. Hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh
Luận văn liên quan