Nâng cao ứng dụng phần mềm Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐHNN - ĐHQGHN

Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của sự cạnh tranh và hội nhập mang tính chất toàn cầu. Đây là thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động mọi mặt của tất cả các quốc gia. Trong thế kỷ ấy, sự bứt phá, vượt lên của mỗi quốc gia, dân tộc diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc cơ bản vào việc quốc gia đó, dân tộc đó có tạo ra được lớp người có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ hay không. Nhiệm vụ đào tạo này đặt trọng trách trước hết và chủ yếu vào ngành giáo dục, nơi mà hàng ngày, hàng giờ hướng đến việc dạy dỗ và phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, làm thế nào để đào tạo ra được những con người toàn diện đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và của thời đại, ngành giáo dục nước nhà không thể không tiến hành cải cách triệt để, không thể không tính đến sự đổi mới toàn diện mà trong đó việc ứng dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nội dung cơ bản nhất. Trên thực tế, việc dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều nơi vẫn thường sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải là chủ yếu, một số nơi đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy song kết quả còn rất hạn chế. Trong các phương pháp đó, thầy đóng vai trò là trung tâm, dùng khẩu ngữ của mình để phân tích các nội dung của bài giảng cho sinh viên chép. Ngược lại, sinh viên là những người quan sát thụ động, ghi chép lại một cách giản đơn, máy móc những điều thầy đọc và trình chiếu. Phương pháp dạy học như vậy không những đã tạo ra sự khô cứng, đơn điệu trong quá trình giảng dạy của thầy cũng như học tập của trò; gây mất tập trung, làm triệt tiêu tính chủ động, cảm hứng sáng tạo của người học. Hậu quả cuối cùng là chất lượng dạy và học còn thấp, thậm chí còn có xu hướng “cải tiến” thành “cải lui” hoặc “cải lương”. Thực trạng của việc dạy và học đó đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải vận dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ thông tin vào giảng dạy, đổi cách làm cũ bằng cách làm mới khoa học, sáng tạo và hiệu quả hơn. Quá trình đó thầy phải thực sự đóng vai trò là người hướng dẫn, phát huy được tính chủ động, tích cực tìm kiếm các tri thức khoa học một cách sáng tạo của trò, nâng cao một bước chất lượng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.

doc29 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2590 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao ứng dụng phần mềm Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐHNN - ĐHQGHN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI – thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của sự cạnh tranh và hội nhập mang tính chất toàn cầu. Đây là thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động mọi mặt của tất cả các quốc gia. Trong thế kỷ ấy, sự bứt phá, vượt lên của mỗi quốc gia, dân tộc diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc cơ bản vào việc quốc gia đó, dân tộc đó có tạo ra được lớp người có đầy đủ đức, trí, thể, mỹ hay không. Nhiệm vụ đào tạo này đặt trọng trách trước hết và chủ yếu vào ngành giáo dục, nơi mà hàng ngày, hàng giờ hướng đến việc dạy dỗ và phát triển con người toàn diện. Tuy nhiên, làm thế nào để đào tạo ra được những con người toàn diện đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và của thời đại, ngành giáo dục nước nhà không thể không tiến hành cải cách triệt để, không thể không tính đến sự đổi mới toàn diện mà trong đó việc ứng dụng đúng đắn, sáng tạo và phù hợp công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nội dung cơ bản nhất. Trên thực tế, việc dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở nhiều nơi vẫn thường sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải là chủ yếu, một số nơi đã bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy song kết quả còn rất hạn chế. Trong các phương pháp đó, thầy đóng vai trò là trung tâm, dùng khẩu ngữ của mình để phân tích các nội dung của bài giảng cho sinh viên chép. Ngược lại, sinh viên là những người quan sát thụ động, ghi chép lại một cách giản đơn, máy móc những điều thầy đọc và trình chiếu. Phương pháp dạy học như vậy không những đã tạo ra sự khô cứng, đơn điệu trong quá trình giảng dạy của thầy cũng như học tập của trò; gây mất tập trung, làm triệt tiêu tính chủ động, cảm hứng sáng tạo của người học. Hậu quả cuối cùng là chất lượng dạy và học còn thấp, thậm chí còn có xu hướng “cải tiến” thành “cải lui” hoặc “cải lương”. Thực trạng của việc dạy và học đó đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải vận dụng hiệu quả hơn nữa công nghệ thông tin vào giảng dạy, đổi cách làm cũ bằng cách làm mới khoa học, sáng tạo và hiệu quả hơn. Quá trình đó thầy phải thực sự đóng vai trò là người hướng dẫn, phát huy được tính chủ động, tích cực tìm kiếm các tri thức khoa học một cách sáng tạo của trò, nâng cao một bước chất lượng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Nâng cao ứng dụng phần mềm Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐHNN - ĐHQGHN”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Công nghệ thông tin ra đời là một bước tiến lớn lao trong lịch sử văn minh của nhân loại. Nó tạo ra những phương tiện đắc lực cho con người không phải chỉ trong sự tính toán, quản lí, sáng chế mà nó còn có vai trò quan trọng cả trong lĩnh vực dạy học. Ở một số trường đã đưa các thiết bị máy tính, đèn chiếu vào dạy học, nhưng hầu hết lại dừng lại ở chỗ thay cho hoạt động viết trên bảng của thầy trước đây bằng việc soạn sẵn trên máy tính rồi chiếu những đoạn đó cho sinh viên xem, thầy đọc lại cho sinh viên chép. Có thể nói, việc sử dụng các phương tiện máy móc hiện đại đó cũng là một bước tiến bộ, song nó vẫn chỉ dừng lại ở chỗ làm đẹp hơn các dòng chữ ở trên bảng mà thôi. Còn việc sử dụng các công nghệ mới, đáng chú ý là sử dụng phần mềm Ms Powerpoint để thiết kế các bài giảng dưới dạng các slide tích hợp vẫn chưa được nhiều người nghiên cứu. Đây là mục tiêu chính mà tác giả sẽ thực hiện trong đề tài nghiên cứu của mình nhằm nâng cao ứng dụng phần mềm powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh để có những giờ giảng sinh động, phong phú, hấp dẫn và hiệu quả hơn. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mục đích mà đề tài đặt ra là làm sáng tỏ những cơ sở, nội dung cơ bản của việc nâng cao ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint để xây dựng bài giảng điện tử và trình diễn các bài giảng đó trong quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐHNN - ĐHQGHN. Để đạt được mục tiêu đó, đề tài cần phải giải quyết hai nhiệm vụ sau đây: Một là, chỉ rõ những khuynh hướng và nội dung cơ bản của việc việc nâng cao ứng dụng phần mềm Ms Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, vận dụng những khuynh hướng, nội dung đó vào việc thiết kế bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Xác định đây là một đề tài khó vì sự hiểu biết về các phần mềm công nghệ thật là vô cùng nên đề tài chỉ giới hạn trong những ý tưởng triển khai bài giảng trên nền Ms Powerpoint mà tác giả cho là hữu hiệu nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đã nêu ra ở trên, tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích và tổng hợp, lôgíc và lịch sử... đặc biệt là sử dụng phương pháp “trực quan động” nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Với phương pháp trực quan động, những tri thức môn tư tưởng Hồ Chí Minh tưởng chừng rất khô cứng sẽ được giáo viên hướng dẫn kèm các slide tích hợp sao cho diễn tả được trình tự quá trình nhận thức và xác lập được những đơn vị tri thức đó trong quá trình nhận thức của sinh viên. 5. Đóng góp mới của đề tài. Nghiên cứu đề tài này sẽ đưa ra hướng mới về nâng cao ứng dụng phần mềm Ms Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp sử dụng Ms Powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh, phần mềm và đặc biệt là sản phẩm của nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho cả thầy và trò trong quá trình học tập và nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của đề tài. Việc nghiên cứu đề tài này chẳng những góp phần làm phong phú lí luận về đổi mới phương pháp dạy học, làm rõ hơn vai trò của việc ứng dụng các công nghệ thông tin trong quá trình dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh, kích thích giáo viên ứng dụng đúng đắn hơn nữa phần mềm Ms Powerpoint, phát huy tính hữu ích và đa dụng của nó phục vụ đắc lực cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Sản phẩm của đề tài (bài giảng điện tử môn Tư tưởng Hồ Chí Minh) có thể sẽ được ứng dụng ngay vào quá trình giảng dạy, cung cấp cho sinh viên một bài giảng điện tử đa dụng, hấp dẫn, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn này ở trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được triển khai thành 2 chương, 7 tiết thể hiện trong … trang. Chương 1: Những khuynh hướng và nội dung cơ bản của việc nâng cao ứng dụng Microsoft Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2: Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint trong việc thiết kế bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường ĐHNN – ĐHQGHN. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG KHUYNH HƯỚNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC NÂNG CAO ỨNG DỤNG MICROSOFT POWERPOINT VÀO XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1.1. Cơ sở của việc nâng cao ứng dụng Microsoft Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.1.1. Tính tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học. Trong xu hướng phát triển chung của đất nước, một câu hỏi luôn luôn đặt ra ở mọi lĩnh vực, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần là làm thế nào để nâng cao được chất lượng và hiệu quả của các hoạt động của con người trong xã hội. Trong quá trình đi tìm kiếm đáp án trả lời cho câu hỏi đó, nơi nào, lĩnh vực nào mà con người thay thế phong cách tư duy cũ, cách làm cũ, bằng phong cách tư duy mới, cách làm mới phù hợp sẽ dẫn đến thành công và thắng lợi, đem lại được hiệu quả cao hơn, chất lượng tốt hơn trong công việc. Còn ở đâu, ở trong lĩnh vực nào mà con người không chịu thay thế cái cũ bằng cái mới hoặc thay thế bằng một cái mới khác mà không tạo ra được chất lượng và hiệu quả tốt hơn thì ở đó sẽ không có sự phát triển. Giáo dục là một lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc đào tạo con người. Sản phẩm của giáo dục là sản phẩm cao quý nhất, “tinh hoa nhất” của tự nhiên và xã hội. Nó tạo ra những lớp người có vai trò quyết định tốc độ vận động và phát triển của tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống. Trên thực tế, những lực lượng này đã, đang và vẫn đóng vai trò quyết định tương lai phát triển của đất nước. Quốc gia nào, dân tộc nào sớm nhận ra được “chân lý” ấy, và biết đầu tư đổi mới lĩnh vực giáo dục thì quốc gia đó, dân tộc đó sẽ phát triển nhanh chóng và bền vững. Còn quốc gia nào, dân tộc nào không nhận ra được quy luật ấy thì quốc gia đó, dân tộc đó sẽ không thể phát triển bền vững được. Đổi mới phương pháp dạy học là thay thế cách thức dạy học cũ, không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp bằng cách thức dạy học mới đem lại hiệu quả nhận thức cao hơn cho người học. Đây là một đòi hỏi tất yếu và bức thiết được đặt ra trong giáo dục hiện nay. Tính tất yếu và bức thiết này bắt nguồn từ những cơ sở sau đây: Cơ sở đầu tiên là do yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục, của mục tiêu và chiến lược đào tạo con người nhằm phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Như chúng ta đã biết, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một nhiệm vụ trung tâm và chiến lược của cách mạng Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện thắng lợi khi đất nước có đầy đủ những con người được trang bị những lý tưởng, hoài bão và ước mơ trong sáng, có óc thẩm mỹ, đạo đức cao đẹp và đặc biệt là phải có thể lực, tri thức dồi dào, hiện đại. Hiệu quả của sự trang bị đó tốt hay xấu, diễn ra nhanh hay chậm với chất lượng cao hay thấp phụ thuộc trước hết vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, vào công cuộc cải cách giáo dục đang diễn ra hiện nay mà trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học phải được xem xét và tính đến như một nguyên nhân, một động lực quan trọng. Bởi vì, nếu có được phương pháp dạy học tốt sẽ giúp cho học sinh, sinh viên tiếp nhận được các tri thức khoa học có hiệu quả, trên cơ sở đó mới hình thành được niềm tin và lý tưởng cao đẹp, mới có lối sống và đạo đức trong sáng. Ngược lại, nếu không có phương pháp dạy học thích hợp sẽ làm cho học sinh và sinh viên không thể tiếp thu được kiến thức khoa học, nghèo nàn về trí tuệ do đó dẫn đến những ước mơ và hoài bão viển vông, đạo đức bị xói mòn, nhân cách con người bị sa sút. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt ra như một nhiệm vụ thường xuyên trong qúa trình dạy học của nhà trường. Tính tất yếu và bức thiết của sự đổi mới phương pháp dạy học còn bắt nguồn từ chính thực trạng phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay. Phương pháp dạy học hiện nay ở nhiều trường còn rất lạc hậu và cũ kỹ, không tiến kịp với yêu cầu và xu hướng phát triển của dạy học hiện đại. Sở dĩ như vậy, bởi vì trong một thời gian khá dài, ngành giáo dục cứ phát động đổi mới phương pháp nhưng nhiều giáo viên vẫn còn sức ỳ rất lớn. Một số trường tuy đã có đổi mới phương pháp nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin còn rất chậm hoặc việc ứng dụng đó chưa thật hiệu quả. Khi bàn đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin thì nhiều người cho rằng đó là việc làm tốn kém, mất thời gian và không đem lại hiệu quả cao. Với quan niệm đó, mặc cho ngành giáo dục phát động, mặc cho nhà trường động viên, nhiều thầy cô vẫn cho rằng không cần đến công nghệ thông tin, không cần giáo án điện tử, hoặc chỉ cần đưa giáo án mình đã soạn trên giấy vào các slide để có bài giảng điện tử trình chiếu trên lớp thì họ vẫn có thể hoàn thành xuất xắc giờ dạy của mình. Cách thức dạy học như vậy là một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra lực cản mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình tiếp nhận và vận dụng những tri thức khoa học của học sinh, sinh viên. Mặt khác, trong điều kiện hiện nay, khi mà tốc độ phát triển của khoa học diễn ra như vũ bão, nhiều lĩnh vực khoa học mới đã nảy sinh và phát triển mạnh mẽ, khi mà các ngành công nghệ mới xuất hiện ngày càng nhiều thì đòi hỏi con người phải nhận thức và vận dụng vào trong cuộc sống, mới đem lại hiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và giáo dục. Tuy nhiên, muốn tiếp nhận nó và vận dụng được nó thì các phương pháp dạy học cũ đã tỏ ra không đáp ứng được mà cần phải có cách tiếp cận mới, phải sử dụng các phương pháp mới, các phương tiện hiện đại trong quá trình dạy học mới có thể mang lại hiệu quả cao. 1.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Sử dụng công nghệ thông tin là hình thức dạy học trực quan hiện đại và ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học. Sở dĩ như vậy bởi vì: Công nghệ thông tin có khả năng tích cực hóa quá trình hoạt động trí tuệ, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học. Cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn, đã chứng minh rằng công nghệ thông tin nếu được sử dụng một cách khoa học, nghệ thuật thì không những chúng rất phù hợp mà còn tạo nhiều khả năng cho giáo viên thực hiện tốt các nguyên tắc dạy học như đảm bảo tính vừa sức, tính hệ thống, liên hệ lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực và tự giác của học sinh đặc biệt là nguyên tắc trực quan. Công nghệ thông tin có khả năng làm tăng quá trình chuyển hóa cảm thụ cảm tính sang tư duy trừu tượng nhờ yếu tố trực quan sinh động. Đồng thời, nhờ khả năng trực quan sinh động sẽ kích thích tính hứng thú, tích cực hóa hoạt động trí tuệ, nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Tăng cường công nghệ thông tin là cơ sở giúp cho việc đồng bộ hóa nhà trường với nền sản xuất xã hội. Khi có trong tay phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, giáo viên và sinh viên được tiếp cận các vấn đề dạy học mới về kỹ thuật, về công nghệ của xã hội thông qua không chỉ bản thân các thiết bị kỹ thuật mà quan trọng hơn là thông qua những thông tin mà thiết bị mang lại. Những thông tin ấy không chỉ giúp cho người học hiểu một cách cơ bản các nguyên lý chung của quá trình sản xuất, hiểu và làm quen được với công cụ lao động mà còn hiểu rõ thực tiễn của nền sản xuất xã hội và những yêu cầu cấp bách của chúng. Trên cơ sở ấy, xác lập hướng đi đúng đắn trong quá trình hướng nghiệp cho người học. Một trong những mục đích cơ bản của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là ngoài tác dụng tăng năng suất lao động thì vấn đề quan trọng nữa là làm rút ngắn thời gian và làm giảm nhẹ cường độ lao động. Công nghệ thông tin là sản phẩm của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, chúng không những góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sư phạm mà trước mắt chúng thay thế một cách sinh động với hiệu quả cao hơn một số quá trình làm việc mệt nhọc và thiếu hứng thú của người dạy. Đó là những cơ sở khoa học của việc phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội. Đối với quá trình dạy học việc ứng dụng các phương tiện tin học hỗ trợ không chỉ được xem như là phương tiện truyền đạt giống như rất nhiều phần mềm trợ giúp giảng dạy khác (dùng máy vi tính (computer assited instrution), bài học (tudorials), củng cố và luyện tập (drill and practice)) đang lưu hành hiện nay. Mà hướng phát triển của công nghệ thông tin phải nhằm thúc đẩy, điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung dưới đây: Thứ nhất, phải coi công nghệ thông tin là công cụ hỗ trợ xây dựng kiến thức. Nội dung này được thể hiện ở chỗ: nó giúp hiển thị các ý tưởng, sự hiểu biết của người học. Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, các ý tưởng được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động cụ thể. Bên cạnh đó, nó còn giúp người học tạo ra nhiều kiến thức có hệ thống và đa môi trường (trước máy tính cá nhân, lớp học, hội trường, hội nghị trực tuyến...). Tính hệ thống là nội dung khá nổi bật trong dạy học khi có sử dụng sự giúp đỡ của công nghệ thông tin. Thứ hai, công nghệ thông tin là phương tiện để khám phá kiến thức nhằm hỗ trợ học tập qua xây dựng kiến thức. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành phương tiện thực sự hữu hiệu để tìm hiểu các vấn đề của thế giới. Công nghệ thông tin giúp truy cập được những thông tin cần thiết. Những thông tin đó không chỉ ở một lĩnh vực mà ở rất nhiều lĩnh vực, không chỉ của một nước mà của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nó còn giúp so sánh những điểm dị biệt của các sự vật hiện tượng một cách nhanh chóng dễ dàng và hiệu quả. Thứ ba, công nghệ thông tin là môi trường để hỗ trợ sự thực hành. Nó giúp biểu diễn và mô phỏng các vấn đề, tình huống và hoàn cảnh của thế giới hiện thực; giúp xác định không gian an toàn, kiểm tra các vấn đề của tư duy người học. Thứ tư, công nghệ thông tin là môi trường học tập thông qua trao đổi trong cộng đồng. Nó được biểu hiện ở chỗ, giúp cho mọi người hỗ trợ, cộng tác với nhau; tạo sự tranh luận, bàn bạc để đạt đến sự nhất trí cao giữa các thành viên trong cộng đồng. Thứ năm, công nghệ thông tin là người đồng hành tri thức, hỗ trợ thông qua phản ánh. Nó hỗ trợ người học trình bày, biểu thị những điều mình biết; phản ánh những điều đã học và chứng minh được rằng bằng cách nào mà học được như thế; giúp kiến tạo cách biểu diễn ý hiểu của mình theo cách riêng. Trên đây là những nội dung cơ bản và tác dụng của công nghệ thông tin trong quá trình dạy học. Đó là những nội dung tương đối lớn. Song, trong giới hạn của đề tài này chúng tôi không đi khai thác tất cả những vấn đề đó mà chỉ bước đầu đề cập tới hướng nâng cao ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Vấn đề này sẽ được đề tài đề cập đến một cách cụ thể hơn ở phần sau. 1.2. Nâng cao ứng dụng phần mềm Microsoft Powerpoint vào xây dựng bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Với sự phát triển của phương tiện nghe nhìn, người ta đã đưa phim, đèn chiếu, băng video, máy chiếu giấy trong... vào bất kỳ hình thức thảo luận nào. Tuy có những ưu điểm vượt trội so với các công cụ truyền thống nhưng vẫn chưa tạo được hiệu quả có tính chất bước ngoặt vì vẫn là phương tiện thụ động và không tương tác được. Khả năng diễn tả minh họa trên máy tính ngày càng tuyệt vời hơn dẫn đến yêu cầu phải có phương tiện giúp trình diễn những nội dung ấy, không chỉ với từng người trước màn hình máy tính cá nhân mà có thể trình diễn trước cử tọa đông người trong môi trường lớp học, giảng đường, hội trường... Điều này được thực hiện với phần mềm trình diễn Havard Graphics, Lotus Freelance, Microsoft Powerpoint... Hiện nay, phần mềm được sử dụng phổ biến là Microsoft Powerpoint với phần cứng phải có máy chiếu dữ liệu: data projection hay LCD projecter… có thể chiếu lên màn phản quang hoặc tường trắng bất kỳ. Microsoft Powerpoint là phần mền văn phòng được tích hợp trong office có thể khai thác các tư liệu sẵn có ngay trong PC như trong Word, Excel... Microsoft Powerpoint có thể liên kết tốt với hầu hết các chương trình tự động (.exe) cũng như có thể lưu lại dưới nhiều dạng trong đó có dạng hypertext hay siêu văn bản (.htmt) để đưa lên mạng giúp người dùng có thể trực tuyến hay tải về để sử dụng. Trình diễn là phương tiện để truyền đạt thông tin. Một trình diễn tốt là trình diễn có thể khích lệ, gây cảm hứng, thuyết phục và kích thích được trí tuệ của khán thính giả. Microsoft Powerpoint cung cấp cho chúng ta những công cụ để tạo trình diễn cũng như để nâng cao và tùy biến chúng, nhằm truyền đạt những thông tin của mình. Tính linh hoạt là một trong những điểm mạnh của Microsoft Powerpoint. Tất nhiên, khi nghiên cứu kỹ và là một người có khả năng thiết kế thì các tính năng tiên tiến và những tùy chọn phong phú của Microsoft Powerpoint sẽ cho phép mỗi cá nhân phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Microsoft Powerpoint có thể giúp tạo một trình diễn bằng sử dụng một Wizard, một kiểu mẫu thiết kế, hoặc từ một phác thảo (scratch); thêm văn bản và các bảng (table) vào nội dung trình diễn; sử dụng các chế độ hiển thị để lập dàn bài, tổ chức thêm nội dung, hiệu đính và xem trước trình diễn; định dạng một trình diễn bằng cách tùy biến các phối màu (color scheme), màu nền (background) và các kiểu mẫu thiết kế; tạo một trình diễn trên màn hình bằng cách sử dụng một máy tính, các phim đèn chiếu và máy chiếu (overhead và profector) hoặc thông qua các trang web; tạo và in các ghi chú (note), cũng như các tài liệu phân phát

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDe%20tai%20cap%20truong.doc
  • pptBai%201.ppt
  • pptBai%202.ppt
  • pptBai%203.ppt
  • pptBai%204.ppt
  • pptBai%205.ppt
  • pptBai%206.ppt