Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay

Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂN CHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp . Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 20448 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SINH VIÊN THỰC HIỆN ___O0O____ LÊ PHƯƠNG BÌNH MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………….......................................3 II. NỘI DUNG…………………………………………………………………………………......4 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa)……………………………....4 1.1 Quan niệm về dân chủ……………………………………………………………….....4 1.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa………………………………………….....5 1.3 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa……………………………………………………6 2. Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ……………………………………6 3. Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục……………………………….8 4. Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ…………………………...9 5. Vấn đề cơ cấu, mô hình, cách thức thực hiện nền dân chủ ở nước ta trong bối cảnh chung của thế giới và yêu cầu của đất nước……………………………………………………....10 6. Vấn đề bổ sung và phát huy vai trò xã hội dân sự, tức xây dựng một xã hội dân chủ từ gốc…………………………………………………………………………………………….11 7. Vấn đề bổ sung chức năng kiểm soát lẫn nhau giữa quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền, chứ không phải chỉ là phân công, phân nhiệm………………………………13 8. Vấn đề Đảng cầm quyền và nhà nước pháp quyền……………………………………………14 III KẾT LUẬN………………………………………………………………………………….16 TÀI LIÊU THAM KHẢO I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chúng ta biết rằng Hồ Chí Minh rất đề cao vai trò nhân dân, giác ngộ và dựa vào dân, tin dân, trọng dân, đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng nhân dân này cũng là tư tưởng dân chủ. Bao nhiêu lực lượng, bao nhiêu lợi ích đều ở nơi dân, khó bao nhiêu lần dân liệu cũng xong. Kháng chiến và kiến quốc đều nhờ nhân dân: dân lực, dân tâm, dân khí, dân trí, dân quyền, dân sinh. Trong hoạt động thực tiễn hay trong tư tưởng lý luận, trong quan điểm đường lối, trong chính sách phát triển, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức sử dụng phạm trù DÂN CHỦ gắn liền với các nhiệm vụ và mô hình, thể chế phát triển, thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong những giai đoạn và hình thức phù hợp . Tư tưởng đó thể hiện ở chỗ: cách mang dân chủ nhân dân, chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, nhà nước dân chủ của dân, do dân và vì dân, Dân chủ là mục tiêu và động lực cũng như bản chất của chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Vấn đề dân chủ cũng nhạy cảm, hệ trọng như vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong đảng. Chính vì vậy, trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã rất quan tâm phải thực hành dân chủ rộng rãi, trước hết trong Đảng. Người có nói rằng phải thật thà đoàn kết thì cũng có thể nói phải thật thà dân chủ, dân chủ thật sự. Người nhắc nhở, căn dặn, “Trong đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Đó là vấn đề gắn liền với chỉnh đốn đảng. Nhưng điều đó có nghĩa là gì, có phải cần đổi mới hay cải cách về mặt đảng hay không, và bằng hình thức nào, quy trình nào, điều kiện cần và đủ nào để có dân chủ rộng rãi, hiện nay thật sự rộng rãi chưa, mở rộng và thực chất chưa? Đã bao giờ chúng ta thực sự thảo luận, nghiên cứu, tìm kiếm thật sự hệ thống và nghiêm túc, khoa học về điều này này chưa? Chúng ta cùng nhau đi sâu vào tìm hiểu chủ đề: “ Nền dân chủ XHCN Việt Nam hiện nay” để cùng nhau hiểu thêm về vấn đề này. II NỘI DUNG: 1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa) 1.1 Quan niệm về dân chủ a) Khái lược lịch sử của vấn đề dân chủ Từ trước Công nguyên, cách đây hàng ngàn năm, con người đã biết hợp lực với nhau để sản xuất, để chống lại thiên tai, thú dữ và tự tổ chức những hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người đứng đầu các cộng đồng người để thực thi những quy định chung và phế bỏ những người đó nếu họ không thực hiện những quy định chung theo ý nguyện, lợi ích chung của cộng đồng . Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi có ngôn ngữ, chữ viết thông dụng thì việc" cử ra và phế bỏ những người đứng đầu " là quyền và sức lực của dân. Khi xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời, giai cấp chủ nô đã lập ra Nhà nước, và lấy tên là Nhà nước dân chủ – tức là Nhà nước dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Và khi đó thì Nhà nước chủ nô mới chính thức sử dụng danh từ "dân chủ ".Có nghĩa là Nhà nước dân chủ chủ nô có “quyền lực của nhân dân”. Nhưng dân ở đây theo quy định vủa Luật pháp do giai cấp chủ nô quy định gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số tri thức và người tự do, còn đại đa số nhân dân trở thành nô lệ thì không được gọi là dân.Về thực chất, đây là giai cấp tư hữu, áp bức bóc lột đầu tiên lập ra Nhà nước đã dùng Pháp luật và Nhà nước của nó lạm dụng khái niệm dân chủ để chiếm mất quyền lực thực sự của nhân dân lao động. Sau hàng ngàn năm, đã có nhiều Nhà nước và nhiều giai cấp được hình thành nhưng bản chất vẫn là những giai cấp chiếm mất quyền lực của nhân dân lao động Vd: g/c phong kiến, tư sản, chế độ dân chủ tư sản. Đến khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, đã bắt đầu 1 thời đại mới - một thời đại thực sự của nhân dân lao động. Họ giành chính quyền, tư liệu sản xuất...Họ đã có được quyền dân chủ một cách thực sự và đã lập ra Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa, thiết lập một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa để thực hiện quyền lực của nhân dân. Tóm lại, nhân loại từ lâu đã có nhu cầu và bước đầu thực hiện dân chủ và có quan niệm về dân chủ, đó là việc thực thi quyền lực của dân. b) Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ. - Chủ nghĩa Mác – Lênin kế thừa những nhân tố hợp lí những hoạt động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là việc tán thành dân chủ là quyền lực của nhân dân. - Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rõ có các kiểu dân chủ : chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản. Do đó, từ khi có chế độ dân chủ thì dân chủ luôn luôn với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù chính trị. - Từ khi có nhà nước dân chủ , thì dân chủ còn với ý nghĩa là một hình thức nhà nước, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lí cã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận nhà nước đó “ quyền lực thuộc về nhân dân”, gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội. - Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, do vậy tính giai cấp thống trị cũng gắn liền với và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể. Sau khi tìm hiểu về thế nào là dân chủ, có từ bao giờ... bây giờ chúng ta đi nghiên cứu về bản chất của nền dân chủ xã hôi chủ nghĩa. 1.2. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa a) Bản chất chính trị Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ: Bản chất chính trị của nên dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua đảng của nó đối với toàn xã hội, nhưng không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích riêng cho giai cấp công nhân mà chủ yếu là để thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa do đó về thực chất là của nhân dân, do dân và vì dân. Lênin đã diễn đạt một cách khái quát về bản chất và mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa rằng: đó là nền dân chủ"gấp triệu lần dân chủ tư sản" . Do vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. b) Bản chất kinh tế Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dù khác về bản chất kinh tế của các chế độ tư hữu, áp bức, bóc lột, bất công, nhưng cũng như toàn bộ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nó không hình thành từ ‘hư vô’ theo mong muốn của bất kì ai . Kinh tế xã hôi chủ nghĩa cũng là sự kế thừa và phát triển mọi thành tựu nhân loại đã tạo ra trong lịch sử, đồng thời lọc ra những nhân tố lạc hậu, tiêu cực, kìm hãm.. của các chế độ kinh tế trước, nhất là bản chất tư hữu, áp bức bóc lột, tấn công.. đối với đa số nhân dân. c) Bản chất tư tưởng văn hoá Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới như văn học, nghệ thuật, tôn giáo... Đồng thời, dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hoá truyền thống các dân tộc, tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hoá, văn minh, tiến bộ xã hội... mà nhân loại đã tạo ra ở tất cả quốc gia, dân tộc... Do đó đời sống tư tưởng văn hoá của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rất phong phú, đa dạng, toàn diện và ngày càng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu, thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền dân chủ tư sản đã hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị tư sản, chủ yếu là thực hiện quyền lực và lợi ích của giai cấp tư sản. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng hoạt động và thể hiện trên thực tế thông qua hệ thống chính trị của nó, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. 1.3. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Quan niệm về hệ thống này: Đó là hệ thống các tổ chức chính trị căn bản, có quy mô quốc gia, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tồn tại, ổn định và phát triển của một nước xã hội chủ nghĩa, được hình thành và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật chung, phù hợp với vai trò , nhiệm vụ, chức năng của mỗi tổ chức và mối quan hệ giữa các tổ chức đó toàn bộ hệ thống tổ chức này hoạt động là sự thể hiện trên thực tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về cấu trúc cơ bản của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, gắn với vai trò, chức năng của từng tổ chức chính trị của nó, quan điểm của Đảng ta chỉ rõ: đó là gồm có Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và các đoàn thể của nhân dân.Đảng ta nêu rõ vai trò, chức năng cơ bản của hệ thống các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa một cách khái quát, đúng thực chất và thực tiễn, đó là : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí và nhân dân làm chủ. Và khi đó thì hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa phải là chế độ nhất nguyên về chính trị – tức là chỉ có một giai cấp và một Đảng duy nhất lãnh đạo xã hội, đó là giai cấp công nhân và Đảng của nó. Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu xong về Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tiếp sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu những khía cạnh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa. 2. Thế nào là nền dân chủ XHCN? Và vấn đề thể chế dân chủ. Chúng ta mới định nghĩa về dân chủ mà chưa có định nghĩa về nền dân chủ. Thực ra từ trước tới này ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu có hệ thống về nền dân chủ XHCN cả mà thường chỉ mới nghiên cứu một số mặt riêng lẽ. Bàn về dân chỉ, quyền làm chủ, như bản chất và mục tiêu của chế độ, nhưng về thể chế dân chủ, cơ chế dân chủ cho từng mặt hay toàn bộ nền dân chủ là chưa đủ mức cần thiết, chưa tập trung, có hệ thống. Không nghiên cứu cấu trúc và thể chế thì làm sao rõ được nền dân chủ. Chúng ta lại thường nói phát huy dân chủ XHCN nhưng thế nào là nền dân chủ XHCN thì cũng phải bàn. Phát biểu bế mạc hôi nghị TW12, khóa X, của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng xong về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh. Từ nay đến khoảng giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðể thực hiện thành công các mục tiêu nói trên, cần quán triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh”. Và tại doan văn nay thi có 3 điểm chung ta cần lưu ý. - Đặc trưng của CNXH có một nội dung dân chủ, “do nhân dân làm chủ”; nhưng làm chủ bằng phương thức, công cụ gì, thể chế nào? Phải chăng là mô hình kinh tế, mô hình nhà nước và mô hình xã hội, thể chế thích hợp, chứ không chỉ bằng nhà nước? Nhưng mô hình xã hội (xã hội dân sự) chưa rõ. - Các phương hướng cơ bản, có phương hướng: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”. bên cạnh việc “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh”. “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất”, có nội dung rộng, nhưng qua đây cũng thấy liên quan tới tổ chức xã hội khi nhắc tới mặt trận dân tộc thống nhất. Hơn nữa như vậy là cùng với nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế thị trường, nền văn hóa tiên tiến, nền quốc phong - an ninh quốc gia, nền chính trị, là nền dân chủ XHCN. - Nhưng tại sao lại không đưa nền dân chủ vào mục tiêu, đặc trưng của CNXH như khi nói về nền kinh tế, nền văn hóa mà lại chỉ là phương hướng? Chúng ta cũng ít bàn về cấu trúc nền dân chủ cho thật sự sáng tỏ. Ở đây 2 yếu tố nhân dân làm chủ và nhà nươc pháp quyền nói tách ra. Tại sao không nói nền dân chủ XHCN là nhân dân làm chủ, nòng cốt là nhà nước pháp quyền và nền tảng là xã hội dân sự? Rồi các chủ trương ở tầm quan điểm chủ trương, thì nhấn mạnh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhưng lại không đề cập đến cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ (tức thể chế về chính trị - xã hội). Phải chăng trong thực tế không có vấn đề này, Không phải. Nếu không có thể chế phù hợp thì làm sao mở rộng được dân chủ, phát huy được dân chủ, thực hành dân chủ, kể cả trong Đảng và ngoài xã hội? Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập nhiều hơn đến “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” Nhưng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đâu chỉ là một phương hướng cơ bản mà thực ra nó củng là một mục tiêu và động lực cơ bản của sự phát triển. 3. Vấn đề xu hướng dân chủ hóa chuyển từ chế độ tập quyền, chuyên chế sang chế độ dân chủ nhân dân, (dân chủ xã hội của nhân dân) vẫn còn tiếp tục. Nền dân chủ VN trong lịch sử cách mạng thì chúng ta thấy, nó bắt đầu từ chế độ dân chủ nhân dân như sự phủ định chế độ thực dân, phong kiến. Nhưng sau đó chuyển sang thời kỳ kháng chiến và cải tạo XHCN nên nó ảnh hưởng tính chất, mô hình phi thị trường, nặng tập thể và quan liêu bao cấp. Và rồi khi chuyển sang thời kỳ đổi mới, nó bị phủ định, trở lại dân chủ nhân dân cao hơn, rộng và mới hơn phát triển định hướng XHCN. Ở đây kinh tế thị trường tạo nền tảng kinh tế và chứa đựng dân chủ pháp quyền. Nhà nước pháp quyền hình thành. Các tổ chức quần chúng có từ thời cách mạng và kháng chiên đang được điều chỉnh, cấu trúc lại một bước về chức năng nhiệm vụ nhưng nhìn chung mới được 1/3 hay 1/2 theo mô hình xã hội dân sự. Nếu không sẽ không có nền dân chủ pháp quyền XHCN. Như vậy, là từ mô hình “CNXH quan liêu bao cấp”, “dân chủ quân sự”, chuyển sang xã hội kinh tế thị trường và cũng chuyển mô hình CNXH chuyên chế, tập trung (còn nặng tính chất, phương thức phong kiến hay kiểu phương thức sản xuất châu Á) sang dân xã hội dân chủ.với nhiều dạng thức khác nhau. Ngay ở châu Âu các mô hình, mô thức trong xu thế này cũng khác nhau, đa dạng tùy theo trình độ, tương quan lực lượng, truyền thống cụ thể. Nước ta khi cách mạng Tháng Tám thành công Hồ Chí Minh trong Hiến pháp của nước VNDCCH cho ta thấy một dạng thức đi lên, phát trển theo kiểu xã hội “dân chủ tư sản kiểu mới”. Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, nó biến thành nền dân chủ quân sự, dân chủ tự quản kiểu Hy Lạp xưa, nền dân chủ nhà nước. Ngày nay, khi chúng ta xây dựng đất nước “quá độ” lên CNXH theo định hướng XHCN thì có nghĩa là chúng ta vẫn chưa vượt qua dân chủ tư sản kiểu mới ấy nhưng là ở trình độ văn minh mới. Cần trở lại và nâng cao nền dân chủ tư sản kiểu mới (chế độ dân chủ nhân dân), phát triển đến cùng, thành nền dân chủ pháp quyền XHCN (điều này giống như nói nhà nước pháp quyền XHCN chứ không chỉ là nhà nước XHCN). Do vậy CNXH có một đặc trưng là có nền dân chủ pháp quyền tiến tiến trong đó bao gồm nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự thể hiện và thực hiện này càng đầy đủ và toàn diện, cao quyền làm chủ của nhân dân). Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh nhà nước ta là một nhà nước dân chủ, do nhân dân lám chủ, xã hội ta cũng là một xã hội dân chủ, nền kinh tế nước ta cũng là nền kinh tế dân chủ. Đó là xu hướng tất yêu .Nhưng nó vận động trong hai mặt đối lập của nó với cái cũ. Và cả trong các hình thức xã hội dân chủ quá đà trong từng giai đọan của nó với trình độ khác nhau. Ngay kinh tế cũng có mô hình kinh tế tự do và kinh tế có sự điều tiết của nhà nước. 4. Vấn đề xây dựng nền dân chủ, cải cách, hoàn thiện thể chế dân chủ Nền dân chủ có cơ cấu như thế nào? Đâu chỉ là hệ thống chính trị với sự nòng cốt của nhà nước. Nền dân chủ hiện đại còn bao gồm cả nền kinh tế thị trường và xã hội dân sự. Nền kinh tế thị trường như là nền kinh tế dân chủ bởi vì nó là phương thức kinh tế tạo môi trường phát triển và phát huy dân chủ về kinh tế, ở đó cá chủ thể kinh tế tự do kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, được làm điều pháp luật không cấm. Xã hội dân sự, - hệ thống xã hội, cũng tức là nền dân chủ xã hội. Còn hệ thống chính trị thể hiện nền dân chủ chính trị. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà. giàu bản sắc dân tộc là nền dân chủ văn hóa. Như vậy, nền dân chủ hiện đại, XHCN sẽ xuyên thấm trong các bộ phận cơ bản của hình thái kinh tế xã hội mà ở đó quyền dân chủ (về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa) và hệ thống thể chế, tổ chức được xây dựng đảm bảo cho nó. Chúng ta không làm rõ mặt xã hội, hệ thống xã hội và dân chủ về mặt xã hội là một thiếu sót. Nhưng cơ cấu chung cho nền dân chủ là thể hiện vai trò cầm quyền của đảng, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự của nhân dân trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó hình thành hệ thống thể chế cụ thể phù hợp với tr
Luận văn liên quan