Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng

Ngày nay ,các nhà khoa học đều đồng ý với nhau rằng các mầm mống của sự ra đời của ngân hàng đã xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài người .Rất nhiều di tích và tài liệu tìm được cho thấycác hoạt động ngân hàng sơ khai đã ra đời từ 3-4 ngàn năm trước công nguyên .Khi đó, sự phát triển của nền sản xuất, phân công lao động xã hội dẫn tới sự phát triển của hoạt động trao đổi, bắt đầu từ sự trao đổi trực tiếp hàng hoá cho đến sự trao đổi qua sự trung gian của tiền tệ. Sự xuất hiện của tiền tệ trong điều kiện có sự phân tán của sản xuất, sự tồn tại của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau dẫn tới có nhiều loại tiền tệ khác nhau, điều này khiến cho các khó khăn trong trao đổi, bảo quản tiền tệ nảy sinh. Để loại bỏ khó khăn này, có một số thương gia chuyển từ việc buôn bán hàng hoá sang buôn bán, bảo quản và chuyển đổi tiền tệ giữa các vùng. Những tổ chức chuyên nghề kinh doanh tiền tệ dần dần ra đời để đáp ứng những chức năng riêng biệt do lưu thông tiền tệ đòi hỏi . Nghiệp vụ đầu tiên của các tổ chức này là thực hiện việc đổi các loại tiền tệ khác nhau ra vàng, bạc và ngược lại giữa các vùng, giữa các nước để phục vụ cho quan hệ giao lưu hàng hoá. Chính nghiệp vụ này đã kéo theo sự ra đời của các nghiệp vụ khác mà các tổ chức chuyên doanh tiền tệ nói ở trên thực hiện gồm từ nhận tiền gửi, bảo quản trong thời gian chờ thanh toán ,thực hiện việc chi trả hộ.

doc74 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Ngân hàng thương mại và hoạt động tín dụng ngân hàng I.Ngân hàng thương mại 1.Sự hình thành và phát triển Ngày nay ,các nhà khoa học đều đồng ý với nhau rằng các mầm mống của sự ra đời của ngân hàng đã xuất hiện cùng lúc với sự hình thành đời sống kinh tế và xã hội loài người .Rất nhiều di tích và tài liệu tìm được cho thấycác hoạt động ngân hàng sơ khai đã ra đời từ 3-4 ngàn năm trước công nguyên .Khi đó, sự phát triển của nền sản xuất, phân công lao động xã hội dẫn tới sự phát triển của hoạt động trao đổi, bắt đầu từ sự trao đổi trực tiếp hàng hoá cho đến sự trao đổi qua sự trung gian của tiền tệ. Sự xuất hiện của tiền tệ trong điều kiện có sự phân tán của sản xuất, sự tồn tại của nhiều vùng lãnh thổ khác nhau dẫn tới có nhiều loại tiền tệ khác nhau, điều này khiến cho các khó khăn trong trao đổi, bảo quản tiền tệ nảy sinh. Để loại bỏ khó khăn này, có một số thương gia chuyển từ việc buôn bán hàng hoá sang buôn bán, bảo quản và chuyển đổi tiền tệ giữa các vùng. Những tổ chức chuyên nghề kinh doanh tiền tệ dần dần ra đời để đáp ứng những chức năng riêng biệt do lưu thông tiền tệ đòi hỏi . Nghiệp vụ đầu tiên của các tổ chức này là thực hiện việc đổi các loại tiền tệ khác nhau ra vàng, bạc và ngược lại giữa các vùng, giữa các nước để phục vụ cho quan hệ giao lưu hàng hoá. Chính nghiệp vụ này đã kéo theo sự ra đời của các nghiệp vụ khác mà các tổ chức chuyên doanh tiền tệ nói ở trên thực hiện gồm từ nhận tiền gửi, bảo quản trong thời gian chờ thanh toán ,thực hiện việc chi trả hộ. Việc giữ hộ, thanh toán hộ khách hàng, đặc biệt các khách hàng của cùng một tổ chức kinh doanh tiền tệ, dẫn tới sự nhận thức về tính không lưu chuyển của tiền gửi trong két và do đó dẫn tới việc các tổ chức này phát hành các chứng phiếu (giấy nhận nợ) làm phương tiện thanh toán thay cho tiền .(Thực ra, các chứng phiếu này, lúc đầu, là những biên lai xác nhận quyền sở hữu số tiền đã gửi để làm căn cứ rút tiền và sau đó nó được sử dụng trong mua bán ,thanh toán với số tiền gửi là vật bảo đảm ) Hoạt động thanh toán bằng chứnh phiếu đó tạo ra một lượng tiền(vàng) tồn đọng trong két với tính ổn định nhất định , điều này nảy sinh nhu cầu sử dụng nó. Trong khi đó, có nhiều thương gia cần tiền để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó , các tổ chức kinh doanh tiền tệ này mở rộng thêm hoạt động cho vay. Đây là một sự kiện quan trọng tong việc chuyển những tổ chức hoạt động dịch vụ tiền tệ thuần tuý thành những tổ chức ngân hàng chuyên doanh trên lĩnh vực tiền tệ_tín dụng. Theo thời gian, các tổ chức chuyên doanh tiền tệ dần dần phát triển thêm nhiều nghiệp vụ khác như : Thực hiện phương pháp bù trừ trong thanh toán, chuyển nhượng; Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ; áp dụng nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu v. v…và đến thế kỷ 15 , có 2 tổ chức được xem như là một ngân hàng thực sự theo quan điểm ngày nay ra đời, đó là Banca di Barcelone(1401) và Banca di Valencia(1409). Từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 18, xuất hiện nhiều tổ chức Ngân hàng lớn thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ đặc biệt là đã cho ra đời loại tín phiếu chứng nhận về tiền gửi được dùng để thanh toán, chi trả gần giống như giấy bạc ngày nay. Cùng với sự phất triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá, hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển và dẫn tới sự phân hoá do những cản trở mà nó tạo ra cho qua trình giao lưu hàng hoá nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Đó là khoảng từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. Từ năm 1609 đến 1694, các ngân hàng đều có quyền tạo ra những tờ giấy bạc có hiệu lực pháp lý như nhau trong lưu thông, tình trạng được phát hành tiền đó bị lợi dụng. Trong nền kinh tế các nước lúc bấy giờ có nhiều ngân hàng, mỗi ngân hàng đều phát hành giấy bạc của mình, làm cho trong nước có nhiều loại giấy bạc khác nhau, gây cản trở cho việc lưu thông và phát triển kinh tế. Nhà nước đã can thiệp vào lĩnh vực hoạt động ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật để hạn chế số lượng các ngân hàng đuựơc phép phát hành tiền. Chỉ sau khi chính phủ giới hạn quyền phát hành về một ngân hàng vào cuối thế kỷ 18, khỏang cách giữa các ngân hàng bắt đầu phát sinh : Đó là chỉ có một ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành và các ngân hàng còn lại không được phép phát hành tiền là các ngân hàng trung gian, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, phần lớn các nước đã thực hiện cơ chế một ngân hàng độc quyền phát hành tiền nhưng các ngân hàng này, do điều kiện lịch sử của sự hình thành của nó, vẫn thuộc quyền sở hữu tư nhân. Điều này không cho phép nhà nước can thiệp một cách thường xuyên vào các hoạt động kinh tế thông qua các tác động của tiền tệ, đặc biệt khi mà khủng hoảng kinh tế_người bạn đường của chủ nghĩa tư bản _ngày càng mạnh, phá hoại ngày càng sâu sắc, chu kỳ ngày càng ngắn dần thì yêu cầu nhà nước tăng cường hơn nữa sự can thiệp vào lĩnh vực kinh tế. Ngoài việc điều tiết kinh tế qua hệ thống luật pháp, chính sách thuế, nhà nước thấy cần thiết phải nắm lấy phương tiện cơ bản của kinh tế thị trường là tiền tệ để góp phần giải quyết tình trạng bất ổn của nền kinh tế. Muốn vậy, khâu cơ bản là phải nắm lấy ngân hàng phát hành để qua đó điều tiết kinh tế vĩ mô. Có nhiều hình thức nắm quyền điều hành các ngân hàng phát hành tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước. Ví dụ như quốc hữu hoá (ở hầu hết các nước), nhà nước nắm cổ phần chủ yếu(Nhật), công ty cổ phần tư nhân với cơ quan lãnh đạo do tổng thống đề cử và thượng viên bổ nhiệm (Mỹ). Cho đến nửa sau thế kỉ 20, hệ thống ngân hàng ngày càng giống với cái mà ngày nay chúng ta đang quan sát được ở hầu hết các nước. Đó là sự phân cấp thành 2 cấp : Ngân hàng trung ương và các ngân hàng trung gian, trong đó chủ yếu là các ngân hàng thương mại. 2. Khái niệm ngân hàng thương mại Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính gồm nhiều định chế khác nhau và được gọi tên khác nhau theo từng nước. Việc phân loại các tổ chức này tổ chức tín dụng hay ngân hàng trung gian_ có thể dựa vào mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính, dựa vào sự khác nhau trong tài sản có và dựa vào sự kết hợp giữa các tiêu thức này. Nhìn chung, người ta có thể phân loại các tổ chức này thành 4 loại chính: -Ngân hàng thương mại -Ngân hàng đầu tư hay ngân hàng phát triển -Ngân hàng đặc biệt -Ngân hàng có mục đích xã hội Trong đó, hệ thống ngân hàng thương mại chiếm một vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản, thành phần nghiệp vụ và về sự sâu rộng của đối tượng đầu tư. Tuy nhiên, để có một định nghĩa thống nhất về một ngân hàng thương mại là một điều khó khăn. Có tình trạng đó là do ngân hàng thương mại có các hoạt động rất rộng và thường xuyên thay đổi, do sự đan xen về nghiệp vụ của các tổ chức ngân hàng khác và do luật pháp mỗi nước quy định một cách khác nhau. Do đó, trong mục này, một số quan điểm khác nhau về ngân hàng thương mại được đưa ra để cung cấp phác hoạ mang tính định vị một ngân hàng thương mại là gì. Căn cứ vào mục đích và tính chất hoạt động, Ngân hàng được coi như là tổchúc thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các khoản tiền mà các tổ chức này dùng cho chính họ vào cho vay, chiết khấu và bảo lãnh . Căn cứ vào đối tượng hoạt động, Ngân hàng được coi như là tổ chức thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo lãnh v.v.. Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam, "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan." Trong đó, "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán." và "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán". Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng qua phân tích ta dễ dàng nhận thấy hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm 3 lĩnh vực :Nghiệp vụ nợ (Huy động vốn), nghiệp vụ có(cấp tín dụng), và nghiệp vụ trung gian(dịch vụ thanh toán, đại lí, tư vấn, thông tin v.v..).3 lĩnh vực hoạt động này quan hệ mật thiết với nhau: Có huy động được vốn thì mới có nguồn cho vay, cho vay có hiệu quả thì mới có khả năng huy động được nhiều vốn; để cho vay, huy động vốn tốt thì ngân hàng phải làm tốt nghiệp vụ trung gian.v.v.. Các ngân hàng thương mại được tách ra thành một hệ thống riêng khỏi hệ thống ngân hàng trung gian hay tổ chức tín dụng do một số lí do đặc biệt. Trong đó đặc biệt phải kể đến lí do tổng tài sản có của nó luôn luôn là khối lượng lớn nhất trong toàn bộ ngân hàng trung gian và với khối lượng séc mà nó có thể tạo ra là một bộ phận quan trọng trong tổng cung M1 của nền kinh tế là một bộ phận có thể vượt qua được sự kiểm soát khối lượng tiền một cách thông thường của ngân hàng trung ương. 3. Chức năng và vai trò của ngân hàng thương mại 3.1. Chức năng của ngân hàng thương mại Nhìn chung, hệ thống ngân hàng thương mại với vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế có một số chức năng được thừa nhận rộng rãi như sau 3.1.1. Chức năng trung gian tín dụng. Trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội, do đặc điểm tuần hoàn vốn nên đã thường xuyên xuất hiện tượng tạm thời thừa vốn ở các cá nhân, tổ chức này trong khi ở các tổ chức, cá nhân khác lại có nhu cầu vốn để bổ sung cho đời sống, sản xuất, kinh doanh. Hiện tượng thừa vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các khoản thu nhập và chi tiêu ở các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên quá trình tái sản xuất lại là liên tục. Do đó thị trường tài chính giữ vai trò chuyển giao nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục, hiệu quả. Trong đó, các ngân hàng thương mại chiếm vị trí chủ chốt, hoạt động như một chiếc cầu nối liền khả năng cung ứng với nhu cầu vốn tiền tệ trong nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, với tư cách trung gian tín dụng, huy động các nguồn tiền nhàn rỗi, phân tán trong nền kinh tế và chuyển giao nguồn vốn tập trung này tới những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống .Trong quá trình này, các ngân hàng thương mại với sự tinh thông nghiệp vụ ,đầy đủ thông tin và các mối quan hệ truyền thống đã tiết kiệm được nhiều chi phí tìm kiếm nguồn vốn, giảm rủi ro, do đó thúc đẩy hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển kinh tế . 3.1.2. Chức năng trung gian thanh toán. Kể từ khi hình thành và trong suốt quá trình phát triển, các ngân hàng thương mại luôn phát triển hoạt động quản lý tiền gửi của khách hàng và thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng qua tài khoản tiền gửi bằng các phương tiện thanh toán như là séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, v.v ..Hoạt động này chiếm một vị trí ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế bởi vì khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, việc thanh toán bằng tiền mặt giữa các cá nhân tổ chức dẫn tới có những phiền toái trong chuyển giao, tiếp nhận và đòi hỏi một khối lượng tiền mặt khổng lồ trong lưu thông, vòng quay của tiền thấp dẫn tới sản xuất sút giảm. Thực hiện chức năng trung gian thanh toán,các ngân hàng thương mại quản lý tài khoản của khách hàng, quan hệ chặt chẽ với nhau và phát hành các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện việc thanh toán theo lệnh của khách hàng, đảo bảo việc thanh toán được nhanh chóng, giảm bớt khối lượng tiền trong lưu thông và tiết kiệm được chi phí lưu thông thuần tuý. Chức năng trung gian thanh toán gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với chức năng trung gian tín dụng: ngân hàng dùng số tiền gửi của người này để cho người khác vay trong khi đảm bảo hoạt động thanh toán cho họ. 3.1.3. Chức năng tạo tiền Sự phát triển của hoạt động tín dụng gắn liền với mở rộng hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt dẫn tới sự ra đời của chức năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại. Khả năng tạo tiền là khả năng biến đổi một số tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng thương mại thành một khoản tiền lớn hơn rất nhiều khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, cho vay qua nhiều ngân hàng. Với một khoản tiền gửi ban đầu, với các điều kiện thuận lợi cho quá trình tạo tiền mà lý thuyết tạo tiền chỉ ra, một ngân hàng thương mại vừa đảm bảo thanh toán hộ cho khách hàng vừa cho vay số tiền đó và khoản tiền đó trở thành tiền gửi ở một ngân hàng khác và lại tiếp tục được cho vay…dần dần tạo ra một khoản tiền lớn hơn rất nhiều số tiền ban đầu. Khả năng tạo tiền bị giới hạn bởi số nhân tiền tệ_một công thức kết quả quan trọng của lý thuyết tạo tiền. Chức năng này là rất quan trọng. Một mặt, khối lượng tiền tạo ra sẵn sàng cung ứng cho nhu cầu thanh toán bởi vì người ta cá thể phát séc để rút tiền từ tài khoản tiền gửi của họ, séc này được sủ dụng làm phương tiện thanh toán thay thế cho tiền trong việc mua bán hàng hoá và chi trả các dịch vụ kinh tế khác. Mặt khác, mức tăng trưởng của kinh tế dựa trên cơ sở khối lượng tiền được tạo ra chứ không phải là số tiền gửi ban đầu, do đó chức năng này tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanhđược trôi chảy. Đồng thời, chức năng này rất quan trọng cho thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bởi vì cơ chế tạo tiền phải dựa trên tiền trung ương mà qua đó tiền "bút tệ" được nảy sinh để tạo ra khối lượng tiền lớn hơn.Việc điều tiết tiền trung ương dẫn tới tăng, giảm mức cung tiền phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ. 3.2. Vai trò của ngân hàng thương mại. Vai trò của ngân hàng thương mại là sự vận dụng các chức năng của nó vào thực tiễn và nó thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế_xã hội và phụ thuộc vào các hoạt động chủ quan của các cơ quan quản lý nhà nước. 3.2.1. Vai trò thực thi chính sách tiền tệ quốc gia . Chính sách tiền tệ quốc gia cần phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, thị trường mở, hạn mức tín dụng…mà các ngân hàng thương mại chịu tác động trực tiếp và đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ khiến các ngân hàng vì lợi ích của mình mà phản ứng bằng các chính sách phù hợp đối với nền kinh tế từ đó khiến cho các mục tiêu của chính sách tiền tệ được thực hiện. Mặt khác, qua các ngân hàng thương mại mà các tổ chức, cá nhân, nền kinh tế phản ánh được tình hình sản lượng, giá cả, việc làm v.v..về cho ngân hàng trung ương để có thể xây dựng được chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình cụ thể. 3.2.2. Vai trò góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô qua hoạt động tạo tiền . Ngân hàng trung ương có chức năng điều tiết kinh tế vĩ mô và nó thực hiện chủ yếu thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ có nhiều công cụ và tác động trực tiếp lên các ngân hàng thương mại trước khi lan đến nền kinh tế. Trong khả năng điều tiết kinh tế qua ngân hàng thương mại này, khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại đóng một vai trò rất quan trọng. Chính nhờ sự tăng, giảm khối lượng tiền tạo ra mà nền kinh tế được cung cấp hay rút bớt phương tiện thanh toán từ đó việc điều tiết kinh tế có cơ sở được thực hiện. Thực ra, đây là một khía cạnh của vai trò nêu ở trên nhưng vì tính đặc biệt của khả năng tạo tiền của ngân hàng thương mại mà được nêu bật lên như là một cơ chế dẫn truyền các tác động của các công cụ chính sách tiền tệ. 4. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, sử dụng đồng tiền làm nguyên liệu cho quá trình kinh doanh mà bản chất của nguyên liệu này là "quyền sử dụng các khoản tiền tệ". Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại có thể được khái quát như là việc các ngân hàng huy động nguồn nguyên liệu "quyền sử dụng các khoản tiền tệ" từ nhiều nguồn mà chúng có những đặc trưng riêng (một kết hợp riêng về tính lỏng, rủi ro, và lợi nhuận) và chuyển đổi nó thành các tài sản với các đặc tính riêng khác mà các đặc tính của 2 tập hợp này phù hợp nhau ở mức độ nào đó để bảo đảm kinh doanh an toàn, có hiệu quả. Về cụ thể, các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại được trình bày dưới đây được dựa trên các quy định của Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Việc trình bày dựa theo luật này là cơ sở cho việc phân loại các hoạt động tín dụng theo một tiêu thức chung, phổ biến hiện nay là theo Luật nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng công thương Thanh Xuân sẽ được trình bày ở chương II. -Mục 1: Huy động vốn Nguồn vốn của ngân hàng thương mại được hình thành từ các nguồn sau: +Nhận tiền gửi: Ngân hàng huy động tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưói nhiều hình thức tiền gửi như có kì hạn, không kì hạn và các loại tiền gửi khác. Đây là nguồn vốn lớn nhất, thường xuyên, cơ bản nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cơ cấu loại tiền này có thể phân như sau: -Tiền gửi giao dịch: Nó có thể được phát séc bởi người gửi, chi phí trả lãi không cao và nó là tiền mà các tổ chức kinh tế gửi vào để tiện việc thanh toán nên mức độ ổn định thấp và ngân hàng thu phí phát séc. -Tiền gửi phi giao dịch : + Tiền gửi không kì hạn: Người gửi không được phát sécvà lãi suất cao hơn tiền gửi giao dịch, nó được gửi vào với mục đích chủ yếu là an toàn và tìm kiếm lãi suất phụ thêm. + Tiền gửi có kì hạn: Kì hạn cố định, chỉ được rút ra khi mãn hạn, lãi suất cao nhất trong số trên, chịu phạt nếu rút trước hạn với lãi suất căn cứ vào kì hạn và ngầy rút. Đây là cơ sơ vốn ổn định nhất trong hoạt động của ngân hàng và ngân hàng có thể lập được kế hoạch cụ thể cho dòng tiền ra nên có thể được sủ dụng có hiệu quả , tìm được nguồn tài trợ cho chúng khi đến hạn thanh toán cho khách hàng. + Phát hành các giấy tờ có giá: Trong hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại khi có nhu cầu có thể được phép phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Vay vốn của ngân hàng thương mại khác: Các ngân hàng có thể vay vốn từ các ngân hàng khác trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Đây là một nguồn vốn quan trọng, đặc biệt là trong việc đáp úng nhu cầu thanh khoản và đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương. + Vay vốn của ngân hàng nhà nước : Các ngân hàng thương mại có thể vay vốn từ ngân hàng nhà nước thông qua hình thức tái cấp vốn dựa trên cơ sở các thương phiếu, hồ sơ dự án v.v..của khách hàng. Hạn mức và lãi suất của loại vay này tuỳ thuộc trước hết vào chính sách tiền tệ mỗi thời kì. -Mục 2: Hoạt động tín dụng Các ngân hàng thương mại thu được nguồn lợi nhuận lớn nhất là từ việc cấp tín dụng cho nền kinh tế mà nội dung của nó gồm: + Cho vay: Ngân hàng được phép cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các cá nhân ,tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho thực hiện các dự án phát triển sản xuất, cho kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Ngân hàng có thể cho vay bằng nội tệ, ngoại tệ với các phương thức cho vay khác nhau tuỳ thuộc yêu cầu cụ thể của mỗi khách hàng. Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng, có đảm bảo và tuân thủ quy trình cho vayđược quy định bởi ngân hàng nhà nước và chính phủ. + Chiết khấu, tái chiết khấu cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác: Việc cấp tín dụng có thể được thực hiện qua hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Trong hoạt động này, ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng một khoản tiền của các giấy tờ đó trước khi đến hạn và khách hàng phải chuyển giao ngay mọi quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho ngân hàng . Mặt khác, ngân hàng có thể cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu, các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Ngân hàng có các quyền, lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các cam kết phát sinh trong hợp đồng. + Bảo lãnh ngân hàng
Luận văn liên quan