Nghệ thuật múa dân gian người mạ ở Đồng Nai

Nghệ thuật múa là một hiện tượng Văn hóa được hình thành từ thuở bình minh của xã hội loài người, tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử phát tiển của văn hóa. Nghệ thuật múa của người Mạ nằm trong quy luật này. Nghệ thuật Múa của người Mạ đang bị mai một và có phần lãng quên, để hệ thống lại những nét đẹp về nghệ thuật múa dân gian người Mạ tôi chọn đề tài “ Nghệ thuật Múa dân gian người Mạ” để tìm hiểu.

ppt31 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật múa dân gian người mạ ở Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ THUẬT MÚA DÂN GIAN NGƯỜI MẠ Ở ĐỒNG NAI Môn học: Văn hóa dân gian Nam Bộ Giáo viên: TS. Mai Mỹ Duyên Học viên: Phạm Thị Hằng Lớp: Cao học Văn hóa học K2LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nghệ thuật múa là một hiện tượng Văn hóa được hình thành từ thuở bình minh của xã hội loài người, tồn tại và phát triển theo tiến trình lịch sử phát tiển của văn hóa. Nghệ thuật múa của người Mạ nằm trong quy luật này. Nghệ thuật Múa của người Mạ đang bị mai một và có phần lãng quên, để hệ thống lại những nét đẹp về nghệ thuật múa dân gian người Mạ tôi chọn đề tài “ Nghệ thuật Múa dân gian người Mạ” để tìm hiểu.MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỘC NGƯỜI MẠ * Tên gọi, dân số và địa bàn cư trú: Người Mạ có nhiều tộc danh để phân biệt từng nhóm người ở các vùng khác nhau: Mạ xộp, Mạ Tô, Mạ Blao, Mạ Dagui, mạ ĐạĐơng, Mạ ngăn, Mạ Klị, mạ Krung Ở Đồng Nai, nhóm cộng đồng người mạ tự nhận tộc danh của mình là Mạ Krung, Mạ klị tức là nhớm người mạ sống ở vùng bình nguyên, phía dưới so với nơi cư trú chính. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ở năm 2009, Đồng Nai có 2.436 người phân lớn sống tập trung ở huyện Tân Phú, Định Quán. * Cấu trúc xã hội và gia đình: Xưa kia Người Mạ cư trú thành từng làng (palây), mọi người trong làng đều có huyết thống với nhau. Người Mạ theo chế độ mẫu hệ, vai trò người phụ nữ được đánh giá cao trong cộng đồng. Nay do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau chế độ đại gia đình tan rã, hình thành những tiểu gia đình vốn xuất thân từ gia đình hạt nhân. * Đời sống kinh tế: Nương rẫy, trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo, ngoài ra còn săn bắn hái lượm, nghề thủ công như: Rèn, đan lát, dệt phát triển. * Tín ngưỡng, lễ hội - Tín ngưỡng thờ đa thần với quan niệm vạn vật đều có linh hồnHọ tin vào một thế giới siêu hình tồn tại song song với thế giới thực mà họ đang sống- Vị thần tối thượng mà người Mạ thờ là thần Yang N’du- Với quan niệm các thần có mặt ở khắp mọi nơi nên người Mạ tổ chức lễ cúng rất nhiều.PHẦN 1 – LOẠI HÌNH MÚA DÂN GIAN1.1 – Múa sinh hoạt-Múa hái hoa (Plể Kào)-Múa đội phèng la (Choong tùng)-Múa đáng phèng la (Tur tùng)- Múa chim bay ( Klàng per) Múa chim hót (Yat Klàng Drao) Múa chim bay (Yat Ka làng Per) Múa chim lươn (Klàng Drơm) Múa chim quanh vòng tròn (Klàng Grax) Múa chim đậu (Klàng rớp)- Múa kèn bầu: Tay chân kết hợp, có ba tổ hợp động tác1.2 – Múa lao động: Lao động của người Mạ khá phong phú, đa dạng với nhiều phương thức, nhiều dụng cụ và môi trường lao động khác nhau. Từ môi trường lao động như chăm sóc cây lúa, khi phát nương rẫy, chặt cây rừng, bắt cá, săn thú, dệt may và các động tác tác động lên công cụ lao động, phương thức lao động mà người Mạ đã sáng tạo, mô phỏng, cách điệu thành loại múa lao động, phù hợp với thẩm mỹ, tâm lý của người Mạ. - Múa tuốt lúa (Kas Koói) - Múa Hái rau (Tic Biap) - Múa Bổ củi (Toh long) - Múa bắt cá ( Gir ka) - Múa phát rừng (Peh mir) - Múa cô gái đi rẫy (Ur Ruh lót mir)- Múa lên đồi cỏ tranh ( Kas pét đăng ja) - Múa đi chăn trâu (Lót ê rpu) - Múa quay tơ (ruồi Koòi) - Múa xay lúa ( Pỉa phe) - Múa sang gạo (Gum Koòi) - Múa chọc lỗ tra hạt (Srốp chtrum, tụt koòi) 1. 3 – Múa tín ngưỡng: Với tín ngưỡng nguyên thủy xem mọi vật đều có linh hồn, những hiện tượng xẩy ra trong đời sống không phải ngẫu nhiên mà do thần linh hay ma quỷ điều khiển, nên, người mạ đã thực hiện những nghi lễ thờ cúng để cầu mong sự bình an che chở. Từ tục thờ thần linh, kiêng kỵ ma quỷ mà đã nảy sinh nghệ thuật múa trong cộng đồng người Mạ mỗi khi tiến hành nghi lễ tín ngưỡng - Múa cúng thần (Hồi Yàng) - Múa Lễ hội đâm Trâu - Múa mừng thần lúa - Múa mừng thần mặt trời (Gòn Más Ngại). PHẦN 2. ÂM NHẠC TRONG MÚA DÂN GIAN MẠ2.1. Vai trò của âm nhạc trong múa dân gian Mạ - Múa phải được bắt nhịp từ âm thanh mới tạo cảm hứng, từ lâu, múa và nhạc có mối quan hệ hữu cơ, không thể chia cắt. Chúng hỗ trợ cho nhau phát triển, trong múa đã có yếu tố, tiết tấu nhịp điệu của âm nhạc. - “Âm nhạc là linh hồn của Múa”. Âm nhạc là “hồn” là “người điều khiển” mọi hoạt động múa, động tác múa. - Âm nhạc múa của người Mạ có nhiều loại nhạc cụ bài bản khác nhau: Kèn bầu (5 ống), Đàn tre (6 dây), còn có tên gọi là Ding K’la, đàn đá B’Lao, Sáo bè (5 ống), Tù và (sừng trâu), đặc biệt là dàn Chiêng. - Tùy từng bài múa để sử dụng nhạc cụ cho phù hợp với bài múa. - Nhiều tên bài nhạc, bài chiêng đồng thời là tên của điệu múa, động tác múa. Bởi trong quá trình diễn tấu ching thường có kết hợp với yếu tố múa, điệu bộ múa, động tác múa.2.2. Nhạc cụ diễn tấu cho Múa dân gian Mạ Các nhạc cụ diễn tấu cho múa của người Mạ khá phong phú, nhiều loại, mỗi loại có tính năng, cấu tạo riêng, chất liệu cấu tạo và phương pháp tác động âm thanh riêng (hơi, gãy, gõ) Trong các nhạc cụ diễn tấu cho múa, quan sát và phổ biến là chiêng. Mọi sinh hoạt nhảy múa của người Mạ nhất thiết phải có sự tham gia của chiêng và phải được tổ chức thành dàn gồm 6 chiếc, mỗi một chiếc chiêng trong dàn chiêng đều được xác định ý nghĩa, vai trò, kích thước cảu từng chiếc với tên gọi và ngôi thứ trong gia đình ứng với từng chiếc chiêng. Múa và chiêng gắn bó mật thiết với nhau cùng tồn tại và phát triển, có múa là có chiêng và có chiêng là có múa. Cái tạo ra “ linh hồn” trong múa là các vật liệu cấu tạo, phương pháp cấu tạo, phương pháp tác động âm thanh và chính là tài năng, và sự cảm xúc của con người, tính năng nhạc cụ diễn tấu cho múa, và một vấn đề cần thiết và là mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật múa mà nghệ thuật âm nhạc PHẦN 3. HỆ THỐNG MÚA CƠ BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM MÚA DÂN GIAN MẠ 3.1. Hệ thống múa cơ bản * Hướng và thế cơ bản: - Hướng cơ bản Trước Trước chéo phải Trước chéo trái 8 hướng cơ bản Phải Trái Sau Sau chéo phải Sau chéo trái Tay thế 1: Hai tay song song đưa sang bên lên cao, uốn cổ tay, ngửa bàn tay* Thế múa tay cơ bản Tay thế 2:Hai tay song song đưa sang bên Hạ thấp, uốn cổ tay, ngửa bàn tay Tay thế 3Hai tay chắp trước ngực và bắt tay chéo trước ngực Tay thế 4 Hai tay hạ xuống chếch chéo hai bên Tay thế 5 Hai tay đưa chéo, chếch trước sau cao thấp Tay thế 6Một tay để sau lưng,một tay uốn phía dưới rồi đưa tay lên cao* Thế chân múa cơ bản Chân thế 1Một chân trước hơi khuỵu, một chân sau kí rộng Chân thế 2Một chân hơi khuyụ, một chân co cao Chân thế 3Ngồi cao chân trước sau Chân thế 4Ngồi quỳ hai gối Chân thế 5Hai chân khuỵu rộng Chân thế 6Một chân khuỵu, một chân duỗi phía trước 3.2 Đặc điểm Múa của người Mạ Đặc điểm âm nhạc là âm thanh, đặc điểm hội họa là màu sắc, đường nét, đặc điểm múa là động tác, đội hình chuyển động. Đặc điểm chung của loại hình múa là động tác, đội hình, chuyển động, và đặc điểm của nghệ thuật múa người Mạ cũng từ những xuất phát điểm này. * Uốn cổ tay: Múa luôn kết hợp với cổ tay. Trong khi uốn cổ tay thì uốn gập cổ tay vào phía trong người, dù ở các thế, hướng múa cao thấp, trước sau khác nhau. Khi múa uốn gập cổ tay thì các ngón tay ở thế tự nhiên. `Đặc điểm này khác với các tộc người khác như múa người Việt là uốn cổ tay vòng ra và kết hợp uốn các ngón tay, múa người Chơ ro thì bật, rung bàn tay * Múa nhún giật: Động tác chân luôn ở tư thế nhún giật kết hợp với khuỵu chân, khi bước dài nhún giật co chân. Múa ở người Mạ không có bước nhảy dài và mạnh * Múa tuyến cong lượn: Phổ biến vẫn là động tác chuyển động theo tuyến cong lượn, nhẹ nhàng. Khác với người Chơ Ro là múa theo tuyến gấp khúc, nhanh, mạnh. Tuyến cong lươn nằm chủ yếu ở phần tay, và phần tay cũng là hoạt động chính của múa tộc người Mạ Đây là đặc điểm quan trọng của Múa dân gian người Mạ: vì phần mình và phần tay tạo ra tuyến cong lượn. * Múa kết hợp với nhạc cụ: Ngoài chiêng là nhạc cụ có âm thanh chủ lực trong nghệ thuật múa, múa người Mạ còn kết hợp với Kèn Bầu, sự kết hợp này là phổ biến, vì nếu không có cồng, chiêng thì Kèn Bầu vẫn đảm nhiệm chính đệm nhạc cho múa của tộc người Mạ Nghệ thuật múa của người Mạ còn có hệ thống múa tương đối độc lập, với tên gọi riêng, động tác múa riêng như là múa với hát, múa với nhạc cụ Kèn Bầu, và múa với nhạc cụ chiêng.KẾT LUẬN Nghệ thuật múa người Mạ là một thành tố văn hóa được nảy sinh từ xã hội của chính tộc người Mạ, mà khởi đầu là múa tín ngưỡng và múa lao động. Điều này đã một lần nữa minh chứng cho một nét đẹp văn hóa nguyên thủy xa xưa của tộc người Mạ ở Đồng Nai nói riêng và người Mạ nói chung. Với những loại hình múa đa dạng, người Mạ đã gửi “hồn” vào những điệu múa, cùng với sự hổ trợ của những nhạc cụ có âm thanh mang âm hưởng rất đặc trương của tộc người, múa dân gian đã gìn giữ nét đẹp văn hóa người Mạ xưa.KHUYẾN NGHỊ Đem những điệu múa vào các trường học, đặc biệt có con em đồng bào Mạ đang theo học để khuyến khích và tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với những điệu múa dân gian mà người xưa đã lưu giữ lại cho đến hôm nay. Tổ chức các cuộc thi múa hát dân gian ở các Trung tâm Văn hóa xã, huyện, tỉnh Sưu tầm và gìn giữ những các điệu múa tín ngưỡng và múa lao động
Luận văn liên quan