1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại, văn học luôn bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà
văn. Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải mang giá trị nhân bản sâu sắc và đậm đà hơi
thở của cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc về khả năng
nắm bắt và tái hiện cuộc sống hiện thực, cả hiện thực bên trong lẫn hiện thực bên
ngoài, tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có những bước chuyển mình rất đáng
ghi nhận. Các nhà văn vận dụng khéo léo các quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật để
đưa lại cho nền văn học Việt Nam đương đại một diện mạo mới, một bản sắc mới. Sự
thay đổi đó đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.
1.2. Trong dòng chảy văn học đương đại, Bảo Ninh là nhà văn xuất sắc nhất.
Ông sinh ra và lớn lên giữa những ngày đất nước bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù,
như bao thanh niên khác Bảo Ninh lên đường thực hiện nghĩa vụ của trai thời loạn. Lí
tưởng xả thân, giấc mộng sa trường đã thôi thúc ông và bao người bạn khác cùng trang
lứa bước vào cuộc chiến. Sống sót trở về, được sống trong hoà bình, có cơ hội nhìn lại
cuộc chiến mà thời đại và cá nhân mình vừa đi qua, Bảo Ninh thấy rõ hơn bản chất của
chiến tranh. Kết thúc cuộc chiến không chỉ là ca khúc khải hoàn, mà đằng sau nó còn
là dằng dặc đau thương khắc đậm vào thực tại. Cũng như bao cựu binh khác, ra khỏi
chiến tranh, Bảo Ninh cũng mang trong mình những chấn thương về thể xác và tinh
thần. Chấn thương chiến tranh đeo bám dai dẳng buộc Bảo Ninh phải vắt kiệt kí ức để
viết về nó như để trả một món nợ. Ông từng nói: “Trở về từ chiến trường, trong hào
quang của một người lính chiến thắng, tôi đã trở thành nhà văn của nỗi buồn chiến
tranh”. Văn Bảo Ninh là câu chuyện của chính cuộc đời ông, ở đó, kí ức cá nhân trở
thành chất liệu. Nó khiến trang viết của ông nhuốm màu quá vãng và đượm buồn: nỗi
buồn mang tên chiến tranh và nỗi buồn không mang tên chiến tranh - nỗi buồn thời
hậu chiến. Bảo Ninh quan niệm rằng: “Nghề văn là nghề chuyên về sự ngẫm nghĩ”
[22; 8]. Với ông, viết văn không phải thú chơi, viết văn phải chuyên nghiệp bởi vì nó
là hình thức lao động bậc cao, lao động trí óc, lao động sáng tạo, một hình thức lao
động nhọc nhằn. Chính vì thế, Bảo Ninh rất chuyên tâm với nghề viết. Ông đã từng
tâm sự: “Sự thực thì viết văn là một nghề nghiệp ( ), và cũng coi như mọi nghề khác
trong cuộc sinh nhai của con người, nghề viết văn có những nỗi buồn khổ, phiền lụy,
thất bại, những kì quặc và sự vô nghĩa lý nhưng cũng có vô vàn niềm vui, những sự
thú vị, những thành công và những hữu ích kiểu của nó” [22; 8]. Hiểu rõ những khó
khăn, thử thách và những hệ luỵ của nghiệp văn nên Bảo Ninh luôn có cái nhìn lạc
quan về nghề và sống với nghề bằng cả tấm lòng
74 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 13076 | Lượt tải: 21
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo - Tiến sĩ Dương Thị Ánh Tuyết
đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy, cô giáo Khoa
Khoa học Xã hội, Quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn thành khóa học của mình.
Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình, là suối nguồn niềm tin và khát
vọng của em. Cảm ơn bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong suốt thời
gian qua.
Chân thành cảm ơn!
2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan và khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng
chúng tôi. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình
nào khác.
Tác giả
Trần Thị Phượng
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 10
5. Đóng góp của khóa luận ........................................................................................ 10
6. Kết cấu của khóa luận ........................................................................................... 10
NỘI DUNG ........................................................................................................................... 11
Chương 1: CẤU TRÚC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN
TRANH .................................................................................................................................. 11
1.1. Trần thuật đa tầng bậc và nghệ thuật phối kết điểm nhìn .................................. 11
1.1.1. Trần thuật đa tầng bậc .................................................................................. 11
1.1.2. Nghệ thuật phối kết điểm nhìn..................................................................... 14
1.1.2.1. Điểm nhìn bên ngoài và khả năng khái quát hóa hiện thực ................ 14
1.1.2.2. Điểm nhìn bên trong và khả năng khai phá thế giới nội tâm .............. 15
1.2. Giọng điệu trần thuật phức hợp.......................................................................... 18
1.2.1. Giọng buồn thương, day dứt ........................................................................ 19
1.2.2. Giọng chiêm nghiệm, suy tư ........................................................................ 21
Chương 2: HỆ THỐNG VÀ PHƯƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH .................................................................. 24
2.1. Các kiểu con người đặc trưng trước, trong và sau cuộc chiến ........................... 24
2.1.1. Con người với lý tưởng thời đại .................................................................. 24
2.1.2. Con người với những mặc cảm tội lỗi ......................................................... 26
2.1.3. Con người với những sang chấn về thể xác và tinh thần .......................... 31
2.1.4. Con người bản năng, vô thức ................................................................. 37
2.2. Phương thức xây dựng nhân vật......................................................................... 44
2.2.1. Phác thảo ngoại hình .................................................................................... 44
2.2.2. Cá thể hóa nhân vật qua ngôn ngữ ............................................................... 46
2.2.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ............................................................................. 46
2.2.2.2. Độc thoại nội tâm ................................................................................ 48
4
2.3. Khắc họa tính cách nhân vật qua hành động ...................................................... 51
2.4. Thủ pháp dòng ý thức và khả năng khai phá thế giới nội tâm nhân vật ............ 52
Chương 3: CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH .................................................................. 57
3.1. Không - thời gian lịch sử .................................................................................... 57
3.2. Không - thời gian đời tư .................................................................................... 60
3.3. Thủ pháp đồng hiện không - thời gian ............................................................... 62
3.4. Không - thời gian giàu tính biểu tượng .............................................................. 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 73
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Là tấm gương phản ánh cuộc sống qua mọi thời đại, văn học luôn bắt
nguồn từ hiện thực cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà
văn. Tác phẩm nghệ thuật đích thực phải mang giá trị nhân bản sâu sắc và đậm đà hơi
thở của cuộc sống. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc về khả năng
nắm bắt và tái hiện cuộc sống hiện thực, cả hiện thực bên trong lẫn hiện thực bên
ngoài, tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây có những bước chuyển mình rất đáng
ghi nhận. Các nhà văn vận dụng khéo léo các quan điểm trong sáng tạo nghệ thuật để
đưa lại cho nền văn học Việt Nam đương đại một diện mạo mới, một bản sắc mới. Sự
thay đổi đó đã làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú hơn, đa dạng hơn.
1.2. Trong dòng chảy văn học đương đại, Bảo Ninh là nhà văn xuất sắc nhất.
Ông sinh ra và lớn lên giữa những ngày đất nước bị cày xới bởi bom đạn của kẻ thù,
như bao thanh niên khác Bảo Ninh lên đường thực hiện nghĩa vụ của trai thời loạn. Lí
tưởng xả thân, giấc mộng sa trường đã thôi thúc ông và bao người bạn khác cùng trang
lứa bước vào cuộc chiến. Sống sót trở về, được sống trong hoà bình, có cơ hội nhìn lại
cuộc chiến mà thời đại và cá nhân mình vừa đi qua, Bảo Ninh thấy rõ hơn bản chất của
chiến tranh. Kết thúc cuộc chiến không chỉ là ca khúc khải hoàn, mà đằng sau nó còn
là dằng dặc đau thương khắc đậm vào thực tại. Cũng như bao cựu binh khác, ra khỏi
chiến tranh, Bảo Ninh cũng mang trong mình những chấn thương về thể xác và tinh
thần. Chấn thương chiến tranh đeo bám dai dẳng buộc Bảo Ninh phải vắt kiệt kí ức để
viết về nó như để trả một món nợ. Ông từng nói: “Trở về từ chiến trường, trong hào
quang của một người lính chiến thắng, tôi đã trở thành nhà văn của nỗi buồn chiến
tranh”. Văn Bảo Ninh là câu chuyện của chính cuộc đời ông, ở đó, kí ức cá nhân trở
thành chất liệu. Nó khiến trang viết của ông nhuốm màu quá vãng và đượm buồn: nỗi
buồn mang tên chiến tranh và nỗi buồn không mang tên chiến tranh - nỗi buồn thời
hậu chiến. Bảo Ninh quan niệm rằng: “Nghề văn là nghề chuyên về sự ngẫm nghĩ”
[22; 8]. Với ông, viết văn không phải thú chơi, viết văn phải chuyên nghiệp bởi vì nó
là hình thức lao động bậc cao, lao động trí óc, lao động sáng tạo, một hình thức lao
động nhọc nhằn. Chính vì thế, Bảo Ninh rất chuyên tâm với nghề viết. Ông đã từng
tâm sự: “Sự thực thì viết văn là một nghề nghiệp (), và cũng coi như mọi nghề khác
trong cuộc sinh nhai của con người, nghề viết văn có những nỗi buồn khổ, phiền lụy,
thất bại, những kì quặc và sự vô nghĩa lý nhưng cũng có vô vàn niềm vui, những sự
thú vị, những thành công và những hữu ích kiểu của nó” [22; 8]. Hiểu rõ những khó
khăn, thử thách và những hệ luỵ của nghiệp văn nên Bảo Ninh luôn có cái nhìn lạc
quan về nghề và sống với nghề bằng cả tấm lòng. Ông được đánh giá là một trong số
6
rất ít nhà văn Việt Nam đương đại có văn đẹp và văn hay, tác phẩm của ông “không
bao giờ là ngắn ở sức quyến rũ câu chữ” (Phạm Xuân Nguyên).
1.3. Cùng với những thành tựu đã được khẳng định của văn học Việt Nam ở các
thời kỳ trước thì văn học Việt Nam sau 1975, đặc biệt văn học thời kỳ đổi mới (sau
1986) đã gặt hái được rất nhiều thành công, nhiều hứa hẹn mới với các cây bút tiêu
biểu như Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Dương
Hướng, Bảo Ninhtrong đó, Bảo Ninh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (xuất bản
lần đầu tiên năm 1990 - với tiêu đề Thân phận tình yêu) đã gây được tiếng vang lớn
trong và ngoài nước. Có thể nói, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã làm nên tên tuổi
Bảo Ninh bởi vì: Ngay trong lần đầu tiên xuất bản, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”
đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt và được trao giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam
(1991). Ở nước ngoài, Nỗi buồn chiến tranh cũng rất được đề cao, được dịch ra 18 thứ
tiếng khác nhau. Chúng ta có thể khẳng định rằng, với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh
đã góp phần tạo nên bộ mặt mới, tạo thêm sự sôi động cho văn học Việt Nam đương đại.
1.4. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh đã để lại trong lòng độc giả những ấn
tượng sâu đậm bởi tác phẩm chứa đựng trong đó những nghịch lý, những cái nhìn đa
chiều về chiến tranh, về con người. Tác phẩm thể hiện một cách cảm thụ, cắt nghĩa và
lý giải mới về đề tài chiến tranh, đồng thời nó cũng chứa đựng những cách tân về kỹ
thuật tiểu thuyết. Tác phẩm không có các nhân vật trọn vẹn theo lối truyền thống, nhân
vật là những mảnh đời, những mẩu đời vụn nát, dang dở, chắp vá hợp lại thành từng
“bản hòa tấu của những khuôn mặt và những cuộc đời” thành “tiếng rì rầm của cuộc
đời thường” (GS.Trần Đình Sử). Có thể nói, toàn bộ Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh đã phản ánh quá trình sáng tạo, nỗ lực cách tân tiểu thuyết của nhà văn. Bởi vậy,
nghiên cứu nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là cách để
chúng ta khám phá, phát hiện và khẳng định tài năng, cũng như những đóng góp của
Bảo Ninh cho nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
1.5. Văn học là một “món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong đời sống
văn nghệ của quần chúng. Vì vậy, việc đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật trong một tác
phẩm cụ thể như vậy, chúng ta phần nào giúp độc giả hiểu sâu hơn, lý giải cặn kẻ hơn
về một hiện tượng văn học. Xuất phát từ những lí do trên cùng với lòng yêu thích,
ngưỡng mộ tài năng của Bảo Ninh đồng thời muốn nâng cao tầm hiểu biết về văn học
Việt Nam nói chung nên tôi chọn vấn đề “Nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm có số phận đặc biệt, xuất bản
lần đầu tiên vào năm 1990 với tiêu đề do biên tập viên nhà xuất bản Hội nhà văn lựa
7
chọn: Thân phận của tình yêu. Chỉ một năm sau đó, tác phẩm được tái bản với tiêu đề
chính của tác giả: Nỗi buồn chiến tranh. Cũng trong năm đó, tác phẩm được giải
thưởng của Hội nhà văn và từ đó trở thành một một lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất
trong số các giải thưởng của Hội nhà văn trao tặng. Nhiều cuộc tọa đàm, nhiều bài viết
với những ý kiến khen - chê về tác phẩm đến nay vẫn chưa ngã ngũ.
Nỗi buồn chiến tranh đặt trong bối cảnh của văn học Việt Nam sau 1975 mà
bản thân giai đoạn này chưa có sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá. Có nhà
nghiên cứu, nhiều độc giả rất tán thành, khen ngợi và ghi nhận sự cống hiến của văn
học giai đoạn này khi nó đã có công đem đến một luồng gió mới cho văn học, bước
đầu làm thay đổi tư duy nghệ thuật. Song, cũng không ít những đánh giá ngược chiều
cho đây là bước thụt lùi của nền văn học Việt Nam. Hơn thế nữa, tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh chứa đựng trong đó những nghịch lý, những cái nhìn đa chiều về chiến
tranh. Nó thể hiện một cách cảm thụ, cắt nghĩa và lý giải mới về đề tài này. Tác phẩm
cũng chứa đựng những cách tân về kỹ thuật tiểu thuyết cho nên sự đánh giá, khẳng
định những giá trị của nó còn khá thận trọng và dè dặt.
Với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, sự đánh giá về tác phẩm cũng xoay quanh
hai trạng thái đối lập: người khen, khen hết mức; người chê, chê hết lời. Cụ thể: Đức
Trung trong bài viết:“Chiến tranh nào? Nỗi buồn nào?” đã tỏ rõ thái độ không tán
thành.Cũng có không ít nhà phê bình coi cuốn tiểu thuyết này của Bảo Ninh là“điên
loạn”,“rối bời”,“lố bịch hóa hiện thực”,“bôi nhọ quân đội”(Báo Văn nghệ số 43
ngày 26 tháng 10 năm 1991).
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến đánh giá cao tác phẩm về nội dung, đặc biệt
về hình thức nghệ thuật. Có thể kể đến một số công trình sau:
+ Hoàng Ngọc Hiến, Những nghịch lý của chiến tranh (Đọc Thân phận của tình
yêu của Báo Ninh, Báo Văn nghệ số 15/1991).
+ Trần Quốc Huấn, Đọc Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh (Tạp chí văn
học số 3/1991).
+ Nguyễn Thanh Sơn, Nỗi buồn chiễn tranh đến từ đâu?(www.tanviet.net).
+ Trần Huyền Sâm, Bảo Ninh và nỗi ám ảnh về chiến tranh
( ...
Là một hiện tượng văn học độc đáo, gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu,
phê bình nên cho đến nay vẫn có nhiều công trình tiếp tục nghiên cứu về Nỗi buồn
chiến tranh. Song, dường như gần đây do sự thay đổi trong tư duy tiếp nhận của độc
giả nên Nỗi buồn chiến tranh dần được nhìn nhận đúng với những giá trị mà tác giả
góp công tạo nên. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết đã khẳng định
Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết tiêu biểu cho văn học đổi mới. Hơn thế
8
nữa, nhiều nhà nghiên cứu còn khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết đáng đọc nhất thế kỉ
XX, là tiểu thuyết mở đầu cho xu hướng tiểu thuyết mới trong văn xuôi Việt năm về
kỹ thuật tiểu thuyết.
Cũng trong mạch nguồn khám phá, nghiên cứu về Nỗi buồn chiến tranh, nhiều
công trình khoa học, luận văn, luận án đã ra đời. Ngoài những tác giả và các công
trình, bài viết về Nỗi buồn chiến tranh như đã kể trên thì cũng phải kể thêm một số bài
viết quan tâm nhiều hơn tới hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết như:
+ Đoàn Cầm Thi, Tự truyện bất thành (
+ Nguyễn Đăng Điệp, Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh (Tự sự học, Đại học sư phạm Hà Nội, Trần Đình Sử chủ biên).
Nhìn chung, hầu hết các bài viết đã có cái nhìn bao quát về tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh từ góc độ nhan đề, tác phẩm, cảm hứng sáng tạo của nhà
văn, quan niệm nghệ thuật về con người - ngọn nguồn của mọi cách tân về nghệ thuật.
Nghiên cứu về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh còn phải kể đến các luận văn tốt
nghiệp đã đề cập khá sâu vào phương diện quan niệm nghệ thuật về con người. Các
luận văn đã phần nào làm rõ hơn quan niệm nghệ thuật về con người của Bảo Ninh
trong Nỗi buồn chiến tranh, như:
Nguyễn Thị Thu Hằng với đề tài: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”. (Người hướng dẫn: Nguyễn Văn
Tùng, luận văn tốt nghiệp năm 2003) đã nghiên cứu chuyên sâu hơn, tác giả có cái
nhìn bao quát trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người với sự tiếp thu
nhiều công trình, bài viết đi trước. Công trình đã đề cập được đến khía cạnh nhân vật:
Nhân vật người lính trong quá trình tự nhận thức, tự sám hối; nhân vật người lính cô
đơn, mặc cảm.
Gần đây hơn nữa, năm 2003, với việc Nỗi buồn chiến tranh được tái bản với hai
tiêu đề Nỗi buồn chiến tranh (Nhà xuất bản hội nhà văn) và Thân phận của tình yêu
(Nhà xuất bản Phụ nữ) thì nhiều công trình lại tiếp tục nghiên cứu để giải đáp những
vấn đề còn chưa ngã ngũ. Một số bài viết đi sâu nghiên cứu về nhân vật trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh như: Phạm Xuân Thạch, Nỗi buồn chiến tranh viết về
chiến tranh thời hậu chiến - Từ chủ nghĩa anh hùng đến chủ đề đổi mới bút pháp (Văn
học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy).
Nguyễn Thị Mai Liên, Con người - nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu thuyết:
Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh (Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn
đề nghiên cứu và giảng dạy).
Đoàn Cầm Thi, Về nhân vật Phương, người phụ nữ Hà Nội và chủ đề văn học
của Nỗi buồn chiến tranh ( epress.net).
9
Trần Huyền Sâm, Bảo Ninh với nỗi ám ảnh về chiến tranh
(
Nhìn chung, các bài viết này đã tập trung nghiên cứu về nhân vật - một biểu
hiện trong sự cách tân nghệ thuật của Bảo Ninh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh,
đưa ra các kiểu nhân vật “nạn nhân của chiến tranh”(Nguyễn Thị Mai Liên), ba tuyến
nhân vật chạy song song trong cuộc đời Kiên: người phụ nữ, những người đồng đội và
những người thân (Phạm Xuân Thạch) hay về nhân vật Phương - người phụ nữ - đối
âm của chiến tranh, nhân vật cứu rỗi và khơi nguồn sáng tạo (Đoàn Thi) Trần Huyền
Sâm cũng đã đặt ra những câu hỏi mới để suy xét về Nỗi buồn chiến tranh. Bà cũng đã
đánh giá cao tiểu thuyết này và đặc biệt quan tâm đến nhân vật Kiên, bà cho đây là
“một kiểu bi kịch về người lính” trong và sau chiến tranh. Kiên được tác giả “dồn”
vào nhiều vai và “đặt” vào nhiều góc nhìn khác nhau. Trong phần cuối của bài viết,
Trần Huyền Sâm càng khẳng định đánh giá của mình về Nỗi buồn chiến tranh khi cho
rằng với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã vượt lên một số nhà văn về kỹ thuật tiểu
thuyết. Trong tác phẩm này, người đọc bắt gặp kiểu nhân vật bệnh lý của Đôntôiepxki,
thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức của Faukner, bút pháp gán ghép điện ảnh
của Durasvới một lối kết cấu phi logic. Chính vì những cách tân táo bạo ấy mà Nỗi
buồn chiến tranh đã tạo ra sự khiêu khích, và có khả năng đối thoại với bạn đọc. Bài
viết của Trần Huyền Sâm đã khẳng định thêm một lần nữa những thành công của Nỗi
buồn chiến tranh. Tuy nhiên dung lượng hạn hẹp của một bài báo chưa cho phép tác
giả kiến giải, đi sâu phân tích tác phẩm theo đánh giá của riêng mình. Do vậy, những
vấn đề nêu ra trong bài viết chúng tôi thiết nghĩ nên tiếp tục được luận bàn.
Với đề tài: Nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chúng
tôi tập trung nghiên cứu nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh để khám phá đặc sắc
nghệ thuật trên các phương diện xây dựng cấu trúc trần thuật, kết cấu không gian ,thời
gian của Bảo Ninh và cũng thể hiện sự sắc sảo trong quan niệm nghệ thuật về con
người của nhà văn. Tiếp thu những kết quả đã đạt được của những công trình đi trước
với hướng nghiên cứu trọng tâm về nghệ thuật, chúng tôi muốn góp thêm một cách
hiểu Nỗi buồn chiến tranh - tác phẩm được xem là tiểu thuyết tiêu biểu của văn học
Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chúng
tôi tập trung vào ba phương diện chính sau:
- Cấu trúc trần thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
- Nhân vật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
10
- Cấu trúc không gian, thời gian trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, người viết hướng đề tài của
mình tập trung vào cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, nhà xuất bản
Trẻ 2015 để khảo sát, nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng của Marx làm nền tảng, chúng tôi tiến hành
khóa luận với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành chủ yếu là thi pháp học, tự sự
học.
Khóa luận cũng được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như: khảo sát,
thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp.
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra, trong khi thực
hiện đề tài này chúng tôi cũng không loại trừ một số gợi ý của phê bình trực giác.
5. Đóng góp của khóa luận
Từ phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận của chúng tôi sẽ có những