Nghèo đói tại xã lộc trì, huyện phú lộc tỉnh thừa thiên huếthực trạng nguyên nhân và giải pháp

Nghèo đói đang là một vấn đề nóng bỏng luôn được thế giới quan tâm. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân khắp các quốc gia đã được nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó đói nghèo vẫn là vấn đề xã hội bức xúc của các quốc gia trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thế giới có đến 35000 trẻ em phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Các quốc gia phát triển, giàu có cũng không tránh khỏi điều đó. Liên minh một nước có tỉ lệ nghèo đói cao châu âu (EU) có 12% số hộ sống dưới mức nghèo. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có thêm 4 triệu trẻ em rơi vào cảnh bần hàn. Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy. Trên thực tế, từ sau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được thành tựu đáng kể. Cũng chính sự thay đổi đó đã khiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện được cuộc sống của mình hay bắt đầu sự cải thiện đó. Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như các công ty ngày càng kiểm soát được nguồn lực phát triển. Song song với điều đó là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy vậy ở nước ta vẫn tồn tại những yếu kém nhất định về kinh tế xã hội: một số nhóm lại không ở vị thế tốt để có thể tận dụng được các thị trường và kiểm soát nguồn lực. Sự thay đổi của nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các giai tầng xã hội. Vì vậy trong xã hội xuất hiện sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nhóm giàu tập chung chủ yếu ở đô thị. Nhóm nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn, trung du, miền núi. Hiện nay ở Việt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo về tình hình phát triển quốc tế của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn đứng thứ 19 kể từ nước nghèo nhất (1999). Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam các năm 1993 và 1998, WB đã xác định ngưỡng nghèo chung theo mức chi tiêu tối thiểu 96.700đ (1993) và 149.156đ (1998) 1người/tháng. Theo cách tính này thì Việt Nam năm 1993 có 58,1% và 1998 vẫn còn 37,4% dân cư nghèo đói. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nước lân cận như Trung Quốc (10%), Inđônêxia (15%), Philipin (21%), Thái lan (16%). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong 10 năm qua, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vậy thì để tiến tới xóa bỏ dần vấn đề này phải cần nhìn nhận thực trạng của nó đúng về bản chất và xem xét nó trong bối cảnh mới. Như Vivien Wee- Giám đốc chương trình Engender và Neoleen Heyer. Giám đốc Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc đã viết: “Chúng ta không thể giải quyết nạn nghèo đói mà không hiểu các quá trình đã làm cho người nghèo thành ra như vậy. Việt Nam coi XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng nhanh và bền vững bền vững. Vì vậy việt nam coi XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng XHCN. Đồng thời thực hiện Xóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHGN. Trên thực tế nghèo đói kìm hãm hay cản trở sự tiến bộ của xã hội. Cho nên việc xóa đói, giảm nghèo chính là việc đảm bảo cho người dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình đẳng trong xã hội không chỉ của một cá nhân, một tập thể, một tổ chức, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nhất là những cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác XĐGN. Lộc Trì là một xã thuộc huyện Phú Lộc là một huyện nghèo thứ 3 của tỉnh Thừa Thiên Huế, hiểu được rằng cuộc sống của người dân nơi đây hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng nghèo đói vẫn đang đe dọa cuộc sống của người dân và rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan tổ chức, ban nghành các cấp cũng như của nhà nước. Do tính thực tiễn của vấn đề vậy nên tôi đã chọn công tác xã hội với người nghèo với đề tài “ Vấn đề nghèo đói tại xã Lộc Trì – huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nhằm làm rỏ hơn về những khó khăn, thực trạng nghèo đói của người dân nơi đây, từ đó có thể đóng góp một phần nào đó vào công cuộc XĐGN của địa phương. 2. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề 2.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu là cơ sở lý luận khoa học vân dụng những kiến thức đã học vào các hoạt đông thực thực tiễn một cách có hiệu quả, là nền tảng cho các hoạt động nghề nghiệp cho bản thân. Kết quả nghiên cứu góp phần hướng sự quan tâm phù hợp của đảng và nhà nước đối với vấn đề nghèo đói

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghèo đói tại xã lộc trì, huyện phú lộc tỉnh thừa thiên huếthực trạng nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghèo đói đang là một vấn đề nóng bỏng luôn được thế giới quan tâm. Cùng với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới đã có bước chuyển biến mạnh mẽ, đời sống của người dân khắp các quốc gia đã được nâng lên rõ rệt. Nhưng bên cạnh đó đói nghèo vẫn là vấn đề xã hội bức xúc của các quốc gia trên thế giới. Số liệu điều tra cho thấy mỗi ngày trên thế giới có đến 35000 trẻ em phải chết vì những căn bệnh có thể chữa khỏi bằng các phương pháp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế sơ đẳng nhất. Các quốc gia phát triển, giàu có cũng không tránh khỏi điều đó. Liên minh một nước có tỉ lệ nghèo đói cao châu âu (EU) có 12% số hộ sống dưới mức nghèo. Tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ những năm 80 của thế kỷ 20 đã có thêm 4 triệu trẻ em rơi vào cảnh bần hàn. Nhưng nạn nghèo đói đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh như vậy. Trên thực tế, từ sau đại hội đại biểu lần thứ VI (T12/1986) toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được thành tựu đáng kể. Cũng chính sự thay đổi đó đã khiến nhiều người Việt Nam có thể cải thiện được cuộc sống của mình hay bắt đầu sự cải thiện đó. Các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như các công ty ngày càng kiểm soát được nguồn lực phát triển. Song song với điều đó là sự có mặt ngày càng tăng của các loại hàng hóa dịch vụ. Tuy vậy ở nước ta vẫn tồn tại những yếu kém nhất định về kinh tế xã hội: một số nhóm lại không ở vị thế tốt để có thể tận dụng được các thị trường và kiểm soát nguồn lực. Sự thay đổi của nền kinh tế đã gây nên sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các giai tầng xã hội. Vì vậy trong xã hội xuất hiện sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nhóm giàu tập chung chủ yếu ở đô thị. Nhóm nghèo tập chung chủ yếu ở nông thôn, trung du, miền núi.  Hiện nay ở Việt Nam mức nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo về tình hình phát triển quốc tế của ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam vẫn đứng thứ 19 kể từ nước nghèo nhất (1999). Qua nguồn số liệu điều tra mức sống dân cư ở Việt Nam các năm 1993 và 1998, WB đã xác định ngưỡng nghèo chung theo mức chi tiêu tối thiểu 96.700đ (1993) và 149.156đ (1998) 1người/tháng. Theo cách tính này thì Việt Nam năm 1993 có 58,1% và 1998 vẫn còn 37,4% dân cư nghèo đói. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số nước lân cận như Trung Quốc (10%), Inđônêxia (15%), Philipin (21%), Thái lan (16%). Ở Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc xóa đói giảm nghèo. Trong 10 năm qua, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Vậy thì để tiến tới xóa bỏ dần vấn đề này phải cần nhìn nhận thực trạng của nó đúng về bản chất và xem xét nó trong bối cảnh mới. Như Vivien Wee- Giám đốc chương trình Engender và Neoleen Heyer. Giám đốc Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hiệp Quốc đã viết: “Chúng ta không thể giải quyết nạn nghèo đói mà không hiểu các quá trình đã làm cho người nghèo thành ra như vậy. Việt Nam coi XĐGN là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng nhanh và bền vững bền vững. Vì vậy việt nam coi XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo định hướng XHCN. Đồng thời thực hiện Xóa đói giảm nghèo trong từng bước phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ XHGN. Trên thực tế nghèo đói kìm hãm hay cản trở sự tiến bộ của xã hội. Cho nên việc xóa đói, giảm nghèo chính là việc đảm bảo cho người dân có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, bình đẳng trong xã hội không chỉ của một cá nhân, một tập thể, một tổ chức, mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nhất là những cán bộ chịu trách nhiệm trong công tác XĐGN. Lộc Trì là một xã thuộc huyện Phú Lộc là một huyện nghèo thứ 3 của tỉnh Thừa Thiên Huế, hiểu được rằng cuộc sống của người dân nơi đây hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng nghèo đói vẫn đang đe dọa cuộc sống của người dân và rất cần sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan tổ chức, ban nghành các cấp cũng như của nhà nước. Do tính thực tiễn của vấn đề vậy nên tôi đã chọn công tác xã hội với người nghèo với đề tài “ Vấn đề nghèo đói tại xã Lộc Trì – huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nhằm làm rỏ hơn về những khó khăn, thực trạng nghèo đói của người dân nơi đây, từ đó có thể đóng góp một phần nào đó vào công cuộc XĐGN của địa phương. 2. Ý nghĩa nghiên cứu vấn đề 2.1. Ý nghĩa lý luận Việc nghiên cứu là cơ sở lý luận khoa học vân dụng những kiến thức đã học vào các hoạt đông thực thực tiễn một cách có hiệu quả, là nền tảng cho các hoạt động nghề nghiệp cho bản thân. Kết quả nghiên cứu góp phần hướng sự quan tâm phù hợp của đảng và nhà nước đối với vấn đề nghèo đói 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả nghiên cứu được có thể giúp cho xã hội nhìn nhận một cách toàn diện về đói nghèo. Đặc biệt là các cán bộ chuyên môn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra vấn đề nghiên cứu giúp cho nhà nước hoạch định điều chỉnh, bổ sung cho các chính sách xóa đói giảm nghèo cho quốc gia nhằm phát triển ổn định bền vững. 3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Kể từ khi đất nước độc lập, vấn đề giảm nghèo được nhà nước rất quan tâm. Chính sách xóa đói giảm nghèo được nhà nước soạn thảo và áp dụng với nhiều đối tượng phù hợp với đặc điểm, tình trạng và nguyên nhân nghèo đói. Hiện nay có các dự án, chương trình nhằm hỗ trợ cho các địa phương nghèo trên cả nước được áp dụng rất đa dạng với mục tiêu là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong công đồng. Vấn đề nghèo đói hiện nay đang là một đề tài đang được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều nhà xã hội nghiên cứu. Tuy nhiên do sự đa dạng về văn hóa, điều kiện dân cư, nguyên nhân nghèo đói mà hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu nào đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của vấn đề. Cho đến nay thì nghèo đói vẫn đang là một vấn đề cấp bất cần phải giải quyết nhưng đây là một vấn đề mang tính lâu dài và các giải pháp giảm nghèo cần phải bền vững, có như thế mới có thể cải thiện được tình trạng nghèo đói. Nguyên nhân của nghèo đói rất đa dạng và phức tạp, do vậy việc đề ra các giải pháp gặp nhiều khó khăn, khó khăn trong việc áp dụng cả những giải pháp đó. Vậy nên cần phải có một nghiên cứu bao quát toàn bộ cả vấn đề. Qua tìm hiểu, tôi được biết cho đến thời điểm này vẫn chưa có nghiên cứu nào mô tả thực trạng, nguyên nhân nghèo tại xã Lộc Trì và tôi hy vọng rằng nghiên cứu của mình có thể có ích trong việc đưa ra các giải pháp, góp chút ít vào công tác nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện cộng đồng dân cư địa phương nơi đây. 4. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng các vấn đè liên quan đến đói nghèo, các chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là toàn bộ người dân nghèo của xã Lộc Trì. 4.3. Phạm vi nghiên cứu 4.3.1. Địa điểm Được tiến hành tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.3.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu đề tài trong phạm vi thời gian là từ ( 2009 – 2010 ) 5. Mục tiêu nghiên cứu 5.1. Mục tiêu chung Mô tả chung về nghèo đói tại xã Lộc Trì và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. 5.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu nhu cầu của người dân. - Tìm hiểu được những nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc của địa phương. - Các vấn đề nội tâm trong cuộc sống của con người. - Dự báo xu hướng thay đổi của địa phương. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1.Phương pháp thu thập thông tin Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp thu thập thông tin như: quan sát, phỏng vấn, đọc và phân tích tài liệu. 6.1.1.Phương pháp quan sát Trong thời gian thực tế, làm việc với người dân ở địa phương, tôi đã tiến hành quan sát, vãng gia, từ đó rút ra các điều kiện ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến địa phương việc quan sát này rất có ý nghĩa trong việc thu thập thông tin để đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại của địa phương. 6.1.2. Phương pháp phỏng vấn Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trao đổi ý kiến với lãnh đạo xã và người dân nhằm hiểu rõ sâu hơn về vấn đề nghèo đói. 6.1.3. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu Tiến hành thu thập, đọc và phân tích một số tài liệu, bài viết liên quan trên báo chí, các tài liệu thống kê của thôn xã. 6.2. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro — Điểm mạnh: là những năng lực hoặc thuận lợi mà phía cộng đồng có, là nội lực bên trong của người dân. — Điểm yếu: là những thiếu hụt, hạn chế của người dân. — Cơ hội: là những yếu tố thuận lợi tạo điều kiện tốt cho người dân. — Rủi ro: là những yếu tố không thuận lợi từ bên ngoài ảnh hưởng đến đời sống của ngươi dân. 7. Bố cục bài báo cáo Trong bài báo cáo ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung bài báo cáo gồm có 3 chương. Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và một số lý thuyết liên quan Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân nghèo đói tại xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Công tác xã hội với vấn đề nghèo đói. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Lộc Trì nằm giữa núi Bạch Mã và đầm Cầu Hai, cách thành phố Huế 40 km về phía nam. Phía Đông giáp với Lộc Thủy. Phía Tây giáp với thị trán Phú Lộc và xã Lộc Điền. Phía Nam giáp với huyện Nam Đông và thành phố Đà Nẵng. Phía Bắc giáp xã Lộc Bình và Phá Tam Giang. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Dân số:  7.109 người (năm 2009). Tổng diện tích:  6.294 ha. Trong đó: Nông nghiệp là: 627,6 ha Lâm nghiệp: 5177 ha Nuôi trồng thủy sản: 11,5 ha Khí hậu và nhiệt độ Khí hậu tương đối mát mẻ, trong một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Nhiệt độ trung bình của năm là từ 25-260C, tháng cao nhất là tháng 6 nhiệt độ là 350C, thấp nhất là vào mùa đông là 150C. Nhiệt độ tương đối ổn định, phù hợp với sự thích nghi của người dân nơi đây. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, trồng rừng và nuôi trồng thủy sản. Địa hình: Đây được xem là một khu vực trời phú, vừa có núi vừa có đầm phá. Tại đây có vườn quốc gia Bạch Mã có độ cao 1450m so với mực nước biển, Bạch Mã có khí hậu mát mẻ như ở Đà Lạt, Tam Đảo, động thực vật rất phong phú và đa dạng, ngoài ra còn có các thác như: Nhị Hồ, Thủy điện, phục vụ cho phát triển du lịch ở địa phương. Ngoài ra còn có địa điểm Khe Su được chọn để chọn để xây dựng cáp treo nối với khu du lịch Bạch Mã, bên cạch các trụ du lịch thì địa hình nơi đây khá là trắc trở, có đèo Phước Tượng nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A vào TP Đà Nẵng. Một điều thuận lợi ở đây chính là nằm gần vùng ven Cầu Hai với diện tích là 22000 ha lớn nhất Đông Nam Á. Địa hình của xã vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của xã đồng thời cũng gây khó khăn cho người dân ở nơi đây. Địa hình dọc ven đầm Cầu Hai nên thường xuyên bị lũ lụt, gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân trong xã vào mùa mưa bão. 1.1.3. Điều kiện kinh tế Sản xuất nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng cả năm là 534 ha, giảm 1, 1 ha, đạt 99,8% so với kế hoạch, trong đó vụ đông xuân là 278 ha, vụ hè thu 256 ha, lượng giống xác nhận đưa vào sản xuất là 63 tấn, đạt tỉ lệ 98%. Mặc dù trong vụ hè thu tình hình sâu bệnh còn xảy ra như: sâu cuốn lá, rầy, chuột cắm phá, nhưng nhờ sự chỉ đạo kịp thời nên năng suất lúa bình quân 54,3 tạ/ha, trong đó vụ đông xuân là 54,92 tạ/ha; vụ hè thu là 53,6 tạ/ha, sản lượng cả năm là 2901 tấn, đạt 101,7% so với kế hoạch và bằng 102% so với năm 2009. Các loại cây trồng khác: sắn KM 94 là 25 ha, cây khoai lang 20 ha, đậu lạc 13 ha. Về chăn nuôi gia súc gia cầm theo số liệu thống kê hiện có đàn trâu bò 350 con, đàn bò 90 con, đàn dê 278 con, đàn lợn 1650 con, đàn gia cầm 12500 con, số lượng đàn gia súc gia cầm tiếp tục phát triển, đã triển khai công tác tiêm phòng cho gia súc gia đạt tỉ lệ 90%, tuy nhiên vẫn còn một số hộ dân tại thôn Trung An và Khe Su vẫn không tiêm phòng, UBND xã đã lập biên bản để có biện pháp xử lý và buộc tiêm phòng nên tình hình dịch bệnh không xảy ra. Ngư nghiệp Số lượng tàu đánh bắt xa bờ là 35 chiếc, trong đó tàu có công suất 90Cv là 10 chiếc, 125Cv là 15 chiếc, 165Cv là 5 chiếc. Sản lượng đánh bắt thủy sản là 1130 tấn, đạt 101,7% so với kế hoạch và bằng 125% so với cùng kỳ, trong đó: + Sông đầm là 290 tấn. + Biển là 840 tấn. - Về nuôi tôm: diện tích nuôi tôm là 4 ha, năng suất 9 tạ/ha, sản lượng 3,6 tấn/ha. - Công tác định canh định cư dân thủy điện ven đầm phá chỉ tiêu trong năm 2010 là 12 hộ, hiện còn 3 hộ đã chuyển đi nơi khác; số kinh phí được hỗ trợ để đinh canh định cư là 14,5 triệu đồng/nhà. - Về công tác sắp xếp lại nò sáo trên đầm phá thực hiện quyết định 1135/QĐ-UBND của UBND tỉnh và quyết định của ủy ban nhân dân huyện đã tuyên truyền, vận động, thuyết phục và phát động ra quân để giải tỏa, tổng số 44/ 35 trộ đạt 125,7%, vượt 9 hộ theo kế hoạch tỉnh, huyện giao, sắp xếp 26 trộ, hiện còn 45 trộ, giảm 50% số trộ đã tổ chức công tác sơ kết giải tỏa nò sáo trên đầm phá đã hoàn thành chỉ tiêu. Tổng số tiền giải tỏa, sắp xếp lại, hỗ trợ gạo, học nghề là 1.443.368.000 đồng. Tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ du lịch Hoạt động tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có sự chuyển biến, nhà máy gạch tuynel đã đi vào hoạt động, đã cho ra sản phảm với số lượng trên 3 triệu viên, số công nhân hiện có 120 người, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương. Một số lĩnh vực khác như khai thác cát sạn, mộc, nề, cơ khí, và vận chuyển ngày càng phát triển. Hoạt động du lịch dịch vụ tiếp tục được chú trọng và đầu tư, nâng cấp các tuyến đường vào Nhị Hồ, các điểm dịch vụ du lịch, tu sửa các quán để đón khách đến thăm quan, tắm suối, số lượng khách đến thăm quan tắm suối trong năm 2010, đặc biệt là năm có nhiều ngày kỷ niệm và lễ hội lớn diễn ra nên lượng khách đến tham quan tắm suối tăng 1,7 lần so với cùng kỳ, thu hút khoảng 17500 lượt khách. Xây dưng cơ bản Trong năm các công trình xây dựng trên địa bàn gồm: * Dự án DW: nguồn dự án DW khoảng 1 tỉ đồng. Xây dựng kè chắn sóng thôn Lê Thái Thiện dài 250m, xây dựng mới và tu sửa 39 ngôi nhà, hỗ trợ sinh kế cho 50 hộ ngư dân sống trên phá Tam Giang. * Chương trình định canh định cư: nguồn của Trung ương 1,5 tỷ đồng. + Xây dựng tuyến đường bê tông hóa giao thông nông thôn 2 khu tái định cư Đông Hải và Lê Thái Thiện dài 0,6km. + Xây dựng tuyến đường dây điện 0,4KV từ khu Trung An đến khu tái định cư Lê Thái Thiện dài 700m. * Chương trình 257: nguồn của Trung ương 1 tỷ đồng. +Xây dựng cầu Bầu Sen Thôn Hòa Mậu. + Đổ đất san lấp mặt bằng tuyến đường Trung Phước ( từ Mụ Sành đến đập Thủ Lệnh ) dài 640m rộng 6m. * Chương trình RE2 (chuyển tiếp ) +Xây dựng tuyến đường dây trung thế, trạm biến áp và đường dây 0,4KV hiện nay đã đóng điện. *Nguồn ngân sách tỉnh, huyện: + Xây dựng đập Bầu Sú, đập làng thuộc hợp tác xã Trung Hải; xây dựng đập Ồ thuộc hợp tác xã Nam Hà. + Đổ đất san bằng và xây dựng trụ sở UBND xã tại khu vực Đồng Đình Thôn Cao Đôi Xã 8500m. + Xây dựng bê tông hóa giao thông nông thôn tuyến xóm me Hòa Mậu 1km Các công trình trường học: Xây dựng 10 phòng học số 2 Lộc Trì, 10 phòng học trường THCS Lộc Trì, xây dựng tường rào trường THCS Lộc Trì và trường mầm non Sao Mai. * Nguồn hỗ trợ của các doang nghiệp + Xây dựng trường mầm non Sao Mai xã Lộc Trì, với tổng kinh phí 2,4 tỷ đồng từ nguồn của công ty Handico đã bàn giao và đưa vào sử dụng. Tổng mức đầu tư trong năm 2010 là 18,2 tỷ đồng. Công tác tài chính Thu ngân sách đã có nhiều cố gắng, trong năm 2010 đạt 5.645.554.000 đồng, đạt tỉ lệ 196% so với kế hoạch năm và bằng 99,9% so với cùng kì năm 2009. Trong đó thu tại xã là 59.300.000 đồng, đạt 102%s so với kế hoạch và 81% so với cùng kì năm 2009, cụ thể: - Qũy QP-AN đã thu 12.400.000 đồng/ 8.000.000 đồng đạt tỉ lệ 155% - Phí, lệ phí chứng thư đã thu là 20.000.000 đồng/15.000.000 đồng đạt tỉ lệ 133%. - Hoa lợi công thu 11.000.000 đồng/20.000.000 đồng đạt tỉ lệ 55%. - Thu khác 12.000.000 đồng/12.000.000 đồng đạt tỉ lệ 100%. - Quỹ đất 5% 3.250.000 đồng/3.000.000 đồng đạt tỉ lệ 108%. - Thuế nhà đất 19.000.000 đông/19.000.000 đồng đạt tỉ lệ 100%. Về hoạt động tính dụng: thực hiện chế độ làm việc tại cơ sở hàng tháng vào ngày 14 của ngân hàng chính sách xã hội từ đó giải quyết được công việc của các hộ vay vốn được thuận tiện hơn. Tổng số tiền dư nợ là 15,5 tỷ đồng trong đó: + Ngân hàng chính sách xã hội là 7,5 tỷ đồng, gồm có 21 hộ, 655 hộ vay. + Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là 8 tỷ đồng, 410 hộ vay. 1.1.4. Điều kiện văn hóa xã hội Y tế - dân số - giáo dục và trẻ em Cơ sở vật chất thiết bị vật chất của sở y tế được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, mạng lưới y tế thôn bản tiếp tục được cũng cố. Đã triển khai tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các quán trên địa bàn, qua đó đã phát hiện một số quán vẫn chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đã cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho 5 cơ sở. Về tình hình dịch sốt xuất huyết đã xảy ra trên địa bàn, có 15 ca nhiễm bệnh, qua đó UBND xã đã phối hợp với phonhf y tế phát động ra quân vận động nhân dân thâ vét bọ gậy và phun phòng dập dịch, không để lây lan trên diện rộng. Về dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tổ chức chiến dịch truyền thông dân số, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình 4 lượt, đạt 95% số lượng người tham gia. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 27,6%tăng 1,7% so với năm 2009 là 25,9%. Thực hiện chủ trương của nhà nước sáp nhập cán bộ chuyên trách dân số về trạm y tế quản lý, do vậy công tác báo cáo định kỳ không thường xuyên, cán bộ chuyên trách và cộng tác viên chưa đi sâu đi sát để vận động; sự chỉ đạo của UBND xã chưa kịp thời, chưa có biện pháp xử phạt nghiêm minh nên tình trạng sinh con thứ 3 vẫn còn tiếp diễn. Giáo dục Năm học 2010-2011 huy động 2167 học sinh tới trường, trong đó; mầm non 240 cháu, tiểu học 920 học sinh, THCS 720 học sinh, THPT 287 học sinh, toàn nghành đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo các điều kiện về dạy và học; đội ngũ giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, chất lượng dạy và học của các trường học ngày được nâng cao, các trường đều có giáo viên và học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện. Đối với trường mầm non Sao Mai được công nhận là trường công lập theo quyết định 2422/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2010cuar UBND huyện Phú Lộc. Tiếp tục thực hiện và vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, phương pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng dạy học. Đã phối hợp với hội khuyến học tuyên dương các giáo viên và học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp huyện và học sinh giỏi với tổng kinh phí là 15 triệu đồng. Chỉ đạo các ban thôn phối hợp với nhà trường, ban chấp hành hội phụ huynh học sinh vận động các học sinh bỏ học đến trường, đã tổ chức đại hội giáo dục xã lần thứ III, nhiệm kỳ 2010-2013, quan tâm tổ chức ngày nhà giáo việt nam 20/11 đối với các thầy,cô giáo của các trường trên địa bàn toàn xã. Kết quả thi tốt nghiệp năm học 2009-2010: - Cấp tiểu học: 205/205 em, tỷ lệ 100%. - Cấp THCS: 173/174 em đạt tỷ lệ 99,4%. - Cấp THPT: Trường THPT Phú Lộc đạt tỉ lệ 98,73%, riêng học sinh Lộc Trì tỉ lệ đậu tốt nghiệp là 100%. Văn hóa thông tin – thể dục thể thao Đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc; kỷ niệm 80 năm ngày thành lập cách mạng Việt Nam; 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước, các hoạt động chào mừng đại hội đảng bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015. Tổ chức đại hội thể dục thể thao lần thứ 2 năm 2010. Tiến hành điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, Internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010 theo quyết định 420/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ đã điều tra: Tổng số thôn điều tra: 9 thôn. Tổng số người trong xã có điện thoại di động: 1039 Tổng số hộ trong xã có điện thoại cố định: 882, trong đó: + Điện thoại không dây: 449 + Điện thoại có
Luận văn liên quan