Phối liệu sứvệsinh thường chứa một hàm lượng khá lớn cao lanh. Vì vậy nghiên cứu
tính chất hồ(huyền phù) cao lanh có ý nghĩa rất quan trọng đểcải thiện tính chất của hồsứvệ
sinh. Đềtài nghiên cứu ảnh hưởng của các phụgia phân tán nhưnatri polyacrylat và natri
silicat đến tính chất của hồcao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến (Lâm Đồng). Chất đa điện giải natri
polyacrylat làm tăng hàm lượng pha rắn của hồcao lanh (tương ứng sẽgiảm hàm lượng nước
cần thiết trong hồ) từ đó tạo điều kiện đểtăng khối lượng thểtích và cường độmộc. Tuy nhiên
việc sửdụng loại phụgia phân tán nào phải dựa vào việc nguyên liệu cao lanh đó có chứa
nhiều khoáng caolinit hay không và yếu tốnào là ưu tiên (độnhớt hồ, tốc độbám khuôn hay
cường độmộc) thì mới có thểchọn được loại và lượng phụgia phân tán thích hợp.
7 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia nhân tán đến tính chất của Hồ Cao Lanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
75
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ GIA PHÂN TÁN ĐẾN ĐẾN
TÍNH CHẤT CỦA HỒ CAO LANH
AN INVESTIGATION INTO THE EFFECTS OF SOME DISPERSANTS ON THE
CHARACTERISTICS OF KAOLIN SLURRIES
Nguyễn Văn Dũng, Phan Nhật Linh,
Huỳnh Nhất Thạch
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Võ Kỳ Anh
Công ty CP sứ COSANI Đà Nẵng
TÓM TẮT
Phối liệu sứ vệ sinh thường chứa một hàm lượng khá lớn cao lanh. Vì vậy nghiên cứu
tính chất hồ (huyền phù) cao lanh có ý nghĩa rất quan trọng để cải thiện tính chất của hồ sứ vệ
sinh. Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của các phụ gia phân tán như natri polyacrylat và natri
silicat đến tính chất của hồ cao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến (Lâm Đồng). Chất đa điện giải natri
polyacrylat làm tăng hàm lượng pha rắn của hồ cao lanh (tương ứng sẽ giảm hàm lượng nước
cần thiết trong hồ) từ đó tạo điều kiện để tăng khối lượng thể tích và cường độ mộc. Tuy nhiên
việc sử dụng loại phụ gia phân tán nào phải dựa vào việc nguyên liệu cao lanh đó có chứa
nhiều khoáng caolinit hay không và yếu tố nào là ưu tiên (độ nhớt hồ, tốc độ bám khuôn hay
cường độ mộc) thì mới có thể chọn được loại và lượng phụ gia phân tán thích hợp.
ABSTRACT
Sanitary ware recipes usually contain a large amount of kaolin content. Therefore, it is
important to improve the properties of sanitary ware slurries by studying the properties of kaolin
suspension. The article deals with the influence of some dispersants such as sodium silicate
and sodium polyacrylate on the properties of Traimat’s and Hieptien’s kaolins (in Lamdong
Province). The results show that the poly-electrolytes may increase the solid phase content and
thus decrease the water content in the kaolin slurry and then increase the slurry density and the
strength of the unfired body. However, it is possible to choose appropriate dispersants by
depending on whether there is much kaolinite in the kaolin and which priority (the viscosity of
the slurry, the casting rate or the unfired body strength) is given.
1. Mở đầu
Phối liệu của sứ vệ sinh thường chứa 50% khối lượng nguyên liệu sét (bao gồm
đất sét 30 - 35%, cao lanh 15 - 20%), 25% tràng thạch và 25% quartz (xem giản đồ ba
cấu tử sản xuất sứ trong hình 1).
Sứ vệ sinh được tạo hình bằng phương pháp đổ rót, hồ phải có độ nhớt đủ nhỏ
để có thể tạo mộc trong khuôn dễ dàng. Khi rót hồ vào khuôn, khuôn với cấu trúc xốp
mao quản sẽ hút nước ra nhờ lực mao dẫn và hình thành nên lớp mộc ở ranh giới giữa
hồ và khuôn. Khi lớp mộc đạt được độ dày cần thiết, hồ thừa được tháo ra ngoài và mộc
được sấy, co lại, tách ra và được lấy ra khỏi khuôn. Khuôn thạch cao sau đó được sấy
khô lượng nước hấp thụ để sử dụng lại nên yêu cầu hàm lượng nước trong hồ phải càng
thấp càng tốt.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
76
Các tính chất của hồ đổ rót như hàm lượng pha rắn, tốc độ bám khuôn và cường
độ mộc phụ thuộc vào tỉ lệ giữa đất sét/cao lanh trong nguyên liệu sét. Cao lanh với hàm
lượng caolinit cao tạo cho sứ những tính chất rất tốt như độ trắng cao sau nung, có hình
dạng và phân bố cỡ hạt thích hợp, thành phần khoáng hoá đáp ứng yêu cầu nên là
nguyên liệu không thể thay thế trong phối liệu sứ vệ sinh. Nói chung, để xương sứ vệ
sinh trắng và có chất lượng cao thì hàm lượng cao lanh trong phối liệu phải cao. Tuy
nhiên, nó lại làm cho phối liệu có độ dẻo và cường độ mộc thấp. Để tăng độ dẻo và
cường độ mộc thì phải cấp phối thêm vào đất sét, nhưng đất sét lại có nhược điểm là
đưa thêm vào các tạp chất như Fe2O3 và TiO2 làm giảm chất lượng của sứ. Mặt khác,
đất sét chứa ít hay không chứa khoáng caolinit, mà thay vào đó là các loại khoáng sét
khác có khả năng hấp thụ nước trong các lớp cấu tạo và làm tăng thời gian hình thành
mộc trong khuôn. Như vậy, độ trắng, cường độ và thời gian tạo mộc phụ thuộc trực tiếp
vào lượng cao lanh có trong phối liệu.
Như đã phân tích ở trên, dễ dàng thấy rằng tính chất lưu biến của hồ cao lanh
đóng vai trò cực kỳ quan trọng vào sự thành công và hiệu quả của quá trình đổ rót sứ vệ
sinh. Hồ phải có độ nhớt thấp và ổn định trong khoảng 5 - 10 P, trong đó hàm lượng pha
rắn và chất điện giải là các yếu tố quan trọng quyết định độ nhớt của hồ.
Hình 1. Giản đồ ba cấu tử sản xuất sứ theo Hinz
1- Vùng sứ vệ sinh và sứ cứng
2- Vùng tấm lát
3- Vùng sứ mềm
4- Vùng sứ làm răng
Trong ngành sứ vệ sinh, chất điện
giải natri silicat và chất đa điện giải natri polyacrylat thường được sử dụng nhất. Đối với
chất điện giải natri silicat, cơ chế giải keo tụ là cation natri (Na+) sẽ thay thế cho các
cation hoá trị hai trong lớp điện tích kép của mixen khoáng sét, tạo ra lực đẩy tĩnh điện
(electrostatic) và gây ra sự phân tán của hệ mặc dù hồ có hàm lượng pha rắn cao. Đối với
chất đa điện giải natri polyacrylat sẽ có những nhóm anion hoặc cation được hấp phụ lên
bề mặt mixen tạo ra rào cản không gian và lực đẩy tĩnh điện (electrosteric) làm cho chúng
được phân tán tốt và đồng nhất hơn.
Đề tài nghiên cứu và so sánh ảnh hưởng của các phụ gia phân tán natri
polyacrylat và natri silicat lên hàm lượng pha rắn trong hồ cao lanh cũng như các tính
chất khác như độ nhớt, tốc độ bám khuôn và cường độ mộc. Cao lanh nghiên cứu là cao
lanh Trại Mát và Hiệp Tiến khai thác tại Lâm Đồng.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
77
2. Thực nghiệm
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nghiên cứu là cao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến (Lâm Đồng). Một số
tính chất kỹ thuật của chúng như thành phần kích thước hạt, thành phần hóa, thành phần
khoáng hợp lý được cho trong bảng 1, bảng 2 và bảng 3.
Phụ gia phân tán là chất đa điện giải natri polyacrylat. Chất điện giải truyền
thống trong hồ sứ vệ sinh là natri silicat được dùng để so sánh.
Bảng 1. Thành phần kích thước hạt và các kích thước đặc trưng của cao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến Lâm Đồng)
Kích thước đặc trưng (µm)
Cao lanh
d10 d50 D90
Trên sàng
(% KL)
45 µm
Dưới sàng
(% KL)
2.7 µm
Cao lanh Trại Mát 1,36 7,98 47,94 5,81 24,32
Cao lanh Hiệp Tiến 1,20 7,16 40,09 2,32 25,23
Bảng 2. Thành phần hóa của cao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến (Lâm Đồng), % khối lượng
% khối lượng Cao lanh Trại Mát Cao lanh Hiệp Tiến
SiO2 50,02 50,41
Fe2O3 1,73 34,43
TiO2 0,05 0,31
Al2O3 33,87 0,16
CaO 0,03 0,04
MgO 0,12 0,13
Na2O 0,07 0,06
K2O 1,21 0,50
Mất khi nung 12,9 13,36
Bảng 3. Thành phần khoáng hợp lý của cao lanh Trại Mát và Hiệp Tiến (Lâm Đồng), % khối lượng
Khoáng Cao lanh Trại Mát Cao lanh Hiệp Tiến
Caolinit 82,15 86,07
Tràng thạch kali 7,15 2,97
Tràng thạch natri 0,59 0,51
Thạch anh 6,76 8,39
Khoáng khác 3,36 2,07
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
78
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện như trong qui trình ở hình 2. Đầu tiên,
hồ cao lanh đặc được xử lý bằng cách thêm vào chất điện giải natri polyacrylat hoặc
natri silicat để đạt được độ nhớt mong muốn và hồ có thể đổ rót.
Bắt đầu thí nghiệm cho 2,0 ml
dung dịch natri silicat hoặc 1,35 ml dung
dịch natri polyacrylate vào 210 ml hồ cao
lanh có hàm lượng pha rắn 64-68%. Nước
sử dụng là nước máy. Độ nhớt của hồ
được xác định bằng nhớt kế Gallenkamp
(0G) và sau đó chuyển đổi sang đơn vị đo
độ nhớt là Poise.
Hình 2. Qui trình xác định hàm lượng phụ gia phân tán tối ưu
Sau đó đo khối lượng thể tích của hồ bằng bình khối lượng riêng và xác định tốc
độ bám khuôn và cường độ mộc. Cường độ mộc của cao lanh được khảo sát bằng cách
đổ hồ vào khuôn thạch cao. Mộc hình thành có kích thước 200x20x15 mm, sau đó tháo
khuôn.
Đối với cao lanh Trại Mát, việc tháo khuôn được tiến hành sau 30 phút và mộc ở
trạng thái bán ẩm.
Đối với cao lanh Hiệp Tiến, nếu sử dụng phụ gia phân tán là thủy tinh lỏng thì
tháo khuôn sau 45 phút, nếu dùng natri polyacrylat thì sẽ tháo khuôn sau 3 giờ.
Tốc độ bám khuôn được đánh giá qua bình phương chiều dày mộc hình thành.
Mộc tiếp tục được sấy ở 600C qua đêm, tiếp theo sấy ở 1050C đến khối lượng
không đổi và đem xác định cường độ mộc.
Cường độ uốn của mộc được tính theo công thức sau :
σu = 102bh
l3f
2 ×
× (kg/cm2)
Ở đây : f là lực tác dụng (kg lực),
l là khoảng cách giữa hai gối đỡ (cm),
b và h là chiều rộng và chiều cao của mẫu (cm).
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của loại phụ gia phân tán lên hàm lượng pha rắn và khối lượng thể
tích của hồ cao lanh
Chúng ta biết rằng hàm lượng pha rắn và khối lượng thể tích là các thông số
quan trọng, nếu không đạt thì mộc sẽ không có được độ sít đặc cũng như cường độ cần
thiết cho các công đoạn tiếp theo. Ảnh hưởng này của các yếu tố này được thể hiện trên
đồ thị hình 3.
Hồ cao lanh Trại Mát khi dùng phụ gia natri polyacrylat có hàm lượng pha rắn
và khối lượng thể tích tương ứng là 64,31% và 1675 g/l so với 64,18% và 1667 g/l khi
dùng natri silicat.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
79
Hồ cao lanh Hiệp Tiến khi dùng phụ gia natri polyacrylat có hàm lượng pha rắn
và khối lượng thể tích tương ứng là 67,12% và 1681 g/l so với 66,98% và 1673 g/l khi
dùng natri silicat.
Như vậy chất đa điện giải natri polyacrylat tạo điều kiện để hồ có hàm lượng pha
rắn và khối lượng thể tích cao hơn so với chất điện giải natri silicat. Ngoài ra nó còn
làm cho pha rắn phân tán tốt hơn. Hàm lượng pha rắn và khối lượng thể tích cao tạo
điều kiện cho quá trình hình thành mộc tốt hơn, mộc sít đặc và có cường độ cao hơn.
3.2. Ảnh hưởng của loại phụ gia phân tán lên độ nhớt hồ cao lanh
Ảnh hưởng này được thể hiện ở đồ thị hình 4a) và 4b).
Cơ chế phân tán pha rắn của natri polyacrylat là do lực đẩy tĩnh điện và việc
hình thành chướng ngại không gian của những nhóm anion cao phân tử hấp phụ lên bề
mặt hạt. Cơ chế này cho phép tăng hàm lượng pha rắn mà không cần phải thêm nước
Đối với hồ cao lanh Trại Mát, khảo sát hàm lượng phụ gia natri polyacrylat
trong khoảng 0,4-0,9% khối lượng và natri silicat trong khoảng 0,5-1,5% ta thấy natri
polyacrylat tỏ ra hiệu quả hơn nên chỉ cần dùng lượng ít hơn (khi dùng với hàm lượng
0,7% sẽ cho hồ có độ nhớt 7,5 P).
Đối với hồ cao lanh Hiệp Tiến, khảo sát hàm lượng phụ gia natri polyacrylat
trong khoảng 0,45-0,59% và natri silicat trong khoảng 1,11-1,7% khối lượng ta có kết
quả tương tự như trên, tuy nhiên lượng natri polyacrylat cần dùng ít hơn. Điều này
chứng tỏ hiệu quả của natri polyacrylat có thể phụ thuộc vào thành phần khoáng của cao
lanh, nếu hàm lượng khoáng caolinit càng lớn thì hiệu quả của chất đa điện giải này
càng tốt như trong trường hợp đối với cao lanh Hiệp Tiến.
a ) b)
Hình 4. Ảnh hưởng của phụ gia phân tán natri polyacrylat và natri silicat lên độ nhớt của hồ
cao lanh Trại Mát (a) và cao lanh Hiệp Tiến (b)
Hình 3. Ảnh hưởng của loại
phụ gia phân tán lên hàm
lượng pha rắn và khối lượng
thể tích hồ cao lanh. TM là ký
hiệu cao lanh Trại Mát, HT là
ký hiệu cao lanh Hiệp Tiến
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
80
3.3. Ảnh hưởng của phụ gia phân tán lên tốc độ bám khuôn và cường độ mộc
Đứng về mặt thương mại thì quá trình đổ rót có tốc độ bám khuôn càng cao càng
tốt. Tốc độ bám khuôn cao hơn chứng tỏ lượng nước trong hồ được khuôn thạch cao hút
trong khoảng thời gian ngắn hơn. Tốc độ bám khuôn phụ thuộc vào độ xốp và khả năng
thẩm thấu của khuôn, loại phụ gia phân tán, thành phần khoáng của phối liệu và khối
lượng thể tích của hồ. Ở đây đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của loại phụ gia phân tán đến
tốc độ bám khuôn của hồ như thế nào.
Kết quả thí nghiệm được thể hiện trên đồ thị hình 5a) và 5b) khi sử dụng phụ gia
phân tán với hàm lượng tối ưu như trong phần 3.1. Đối với hai loại cao lanh trên, tốc độ
bám khuôn khi dùng natri silicat tốt hơn khi dùng natri polyacrylat. Đặc biệt, đối với
cao lanh Trại Mát các loại phụ gia phân tán đều cho tốc độ bám khuôn cao hơn hẳn so
với cao lanh Hiệp Tiến, chứng tỏ khi hàm lượng các khoáng tạp tăng lên thì tốc độ bám
khuôn của phụ gia càng tốt. Như vậy tốc độ bám khuôn của hồ phối liệu sẽ cao hơn hồ
cao lanh khi dùng các loại phụ gia phân tán.
Ảnh hưởng của phụ gia phân tán đến cường độ mộc của hồ cao lanh được thể
hiện trên hình 6a) và 6b). Các phụ gia phân tán đều làm tăng cường độ mộc, đặc biệt đối
với cao lanh Hiệp Tiến thì natri polyacrylate có hiệu quả cao, tăng cường độ mộc từ 23
đến 31 kg/cm2 khi hàm lượng sử dụng từ 0,49 - 0,56% khối lượng.
a) b)
Hình 5. Ảnh hưởng của phụ gia phân tán lên tốc độ bám khuôn của hồ đối với cao lanh
Trại Mát (a) và cao lanh Hiệp Tiến (b)
a) b)
Hình 6. Ảnh hưởng của phụ gia phân tán đến cường độ mộc của hồ cao lanh Trại Mát (a)
và cao lanh Hiệp Tiến (b).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010
81
4. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ảnh hưởng của các phụ gia phân
tán đến tính chất của hồ cao lanh Trại Mát và cao lanh Hiệp Tiến khá phức tạp.
Nói chung, chất đa điện giải polyacrylat làm tăng hàm lượng pha rắn của hồ cao
lanh (tương ứng sẽ giảm hàm lượng nước cần thiết trong hồ) từ đó tạo điều kiện để tăng
khối lượng thể tích và cường độ mộc.
Natri polyacrylat làm giảm độ nhớt rất tốt đối với hồ cao lanh Trại Mát và cao
lanh Hiệp Tiến. Hiệu quả của natri polyacrylat có thể phụ thuộc vào thành phần khoáng
của cao lanh, nếu hàm lượng khoáng caolinit càng lớn thì hiệu quả của chất đa điện giải
này càng tốt như trường hợp của cao lanh Hiệp Tiến.
Đối với cao lanh Trại Mát các loại phụ gia phân tán đều cho tốc độ bám khuôn
cao hơn hẳn so với cao lanh Hiệp Tiến, chứng tỏ khi hàm lượng các khoáng tạp tăng lên
thì tốc độ bám khuôn của phụ gia càng tốt. Như vậy tốc độ bám khuôn của hồ phối liệu
sẽ cao hơn hồ cao lanh khi dùng các loại phụ gia phân tán.
Các phụ gia phân tán đều làm tăng cường độ mộc, đặc biệt đối với cao lanh Hiệp
Tiến thì natri polyacrylate có hiệu quả cao, tăng cường độ mộc từ 23 đến 31 kg/cm2 khi
hàm lượng sử dụng từ 0,49 - 0,56% khối lượng.
Như vậy việc sử dụng loại phụ gia phân tán nào phụ thuộc vào việc nguyên liệu
cao lanh đó chứa nhiều khoáng caolinit hay không, yếu tố nào là ưu tiên (độ nhớt hồ, tốc
độ bám khuôn hay cường độ mộc) hay có thể sử dụng phối hợp cả hai loại phụ gia phân
tán để đạt được hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thuận Đăng, Hướng dẫn lấy mẫu và thử các tính chất cơ lý vật liệu xây dựng,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội 2001.
[2] Đỗ Minh Nhật, Trần Thị Doan, Lại Thị Mỵ, Thí nghiệm chuyên ngành silicat, Bộ
môn Silicat, Trường ĐHBK Hà Nội, 2005.
[3] Mustafa Salih Eygi, Gunduz Ates, An investigation on utilization of poly-
electrolytes as dispersant for kaolin slurry and its slip casting properties, Ceramics
International, 2 July 2007.
[4] Domenico Fortuna, Ceramic Technology SANITARYWARE, Gruppo editorial
Faenza editrice s.p.a, September 2000.
[5] Nguyễn Văn Dũng, Công nghệ sản xuất gốm sứ, NXB KH&KT, Hà Nội, 2009.