Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá mè Vinh (barbodes gonionotus) giai đoạn phôi lên giống

Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus) giai đoạn phôi lên giống được tiến hành từtháng 1/2009 đến tháng 5/2009 tại Trại cá thực nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi của cá Mè vinh, đồng thời xác định 1 số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá giai đoạn cá bột và cá giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độthích hợp ấp trứng cá mè vinh từ 28-30o C với thời gian nở từ 9,8- 11,8h. Khi độ mặn tăng thì thời gian phát triển phôi kéo dài, thời gian phát triển phôi không bị ảnh hưởng khi độ mặn ≤6‰. Các ngưỡng sinh lý, sinh thái của cá bột 2 ngày tuổi là: ngưỡng độ mặn: 12,7‰, ngưỡng oxy 1,76mg/L, giới hạn nhiệt độ: 16,3 – 39,6oC. Các ngưỡng sinh lý, sinh thái của cá giống 20 ngày tuổi là: ngưỡng độ mặn: 13,3‰, ngưỡng oxy 1,33mg/L, giới hạn nhiệt độ: 15,6-40,1oC.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá mè Vinh (barbodes gonionotus) giai đoạn phôi lên giống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐẶNG HỒNG PHÚ NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus) GIAI ĐOẠN PHÔI LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN ĐẶNG HỒNG PHÚ NGHIÊN CỨU BỔ SUNG MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ MÈ VINH (Barbodes gonionotus) GIAI ĐOẠN PHÔI LÊN GIỐNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN T.s LAMMỸ LAN Th.s NGUYỄN VĂN TRIỀU Th.s BÙI CHÂU TRÚC ĐAN 2009 iLỜI CẢM TẠ Đầu tiên tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Văn Triều và cô Bùi Châu Trúc Đan đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn tất cả thầy, cô, cán bộ Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn anh Quyết Thắng ở Trại cá thực nghiệm Khoa thủy sản đã giúp đỡ và chỉ dẫn tôi rất nhiệt tình trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình. Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp Bệnh học thủy sản K31, lớp Nuôi trồng thủy sản K32 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus) giai đoạn phôi lên giống được tiến hành từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009 tại Trại cá thực nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi của cá Mè vinh, đồng thời xác định 1 số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá giai đoạn cá bột và cá giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp ấp trứng cá mè vinh từ 28- 30oC với thời gian nở từ 9,8- 11,8h. Khi độ mặn tăng thì thời gian phát triển phôi kéo dài, thời gian phát triển phôi không bị ảnh hưởng khi độ mặn ≤6‰. Các ngưỡng sinh lý, sinh thái của cá bột 2 ngày tuổi là: ngưỡng độ mặn: 12,7‰, ngưỡng oxy 1,76mg/L, giới hạn nhiệt độ: 16,3 – 39,6oC. Các ngưỡng sinh lý, sinh thái của cá giống 20 ngày tuổi là: ngưỡng độ mặn: 13,3‰, ngưỡng oxy 1,33mg/L, giới hạn nhiệt độ: 15,6-40,1oC.. iii MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ ...................................................................................................... i Tóm tắt.......................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh sách hình...............................................................................................v Danh sách bảng ..............................................................................................v Chương 1 Giới thiệu.......................................................................................1 Mục tiêu đề tài.....................................................................................2 Nội dung đề tài ....................................................................................2 Chương 2 Lược khảo tài liệu ..........................................................................3 2.1 Một số đặc điểm sinh học ..............................................................3 2.1.1 Vị trí phân loại .......................................................................3 2.1.2 Phân bố ..................................................................................3 2.1.3 Đặc điểm hình thái .................................................................4 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng.............................................................4 2.1.6 Đặc điểm sinh sản ..................................................................4 2.1.7 Môi trưởng sống.....................................................................5 2.2 Kỹ thuật ương................................................................................5 2.2.1 Cải tạo ao...............................................................................5 2.2.2 Thả cá và cho ăn ....................................................................5 2.2.3 Quản lý và chăm sóc ..............................................................6 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cá .......................6 2.3.1 Các chất khí hòa tan...............................................................6 2.3.2 Nhiệt độ .................................................................................6 2.3.3 Độ mặn ..................................................................................6 Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu..............................................8 3.1 Thời gian nghiên cứu .....................................................................8 3.2 Vật liệu nghiên cứu........................................................................8 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu.............................................................8 3.2.2 Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu ..............................................8 3.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................8 3.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi ................................................................................................8 3.3.2 Xác định ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá bột 2 ngày tuổi ........................................................................................................9 3.3.3 Xác định ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá giống 20 ngày tuổi ......................................................................................................10 3.4 Phương pháp thu và xử lý số liệu .................................................11 Chương 4 Kết quả thảo luận .........................................................................13 4.1 Ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi.....13 4.1.1 Ảnh hưởng của độ mặn ........................................................13 4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ .......................................................15 iv 4.2 Ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá bột 2 ngày tuổi..................17 4.2.1 Ngưỡng độ mặn ...................................................................17 4.2.2 Ngưỡng nhiệt độ ..................................................................17 4.2.3 Ngưỡng oxy .........................................................................18 4.3 Ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá giống 20 ngày tuổi ............18 4.3.1 Ngưỡng độ mặn ...................................................................18 4.3.2 Ngưỡng nhiệt độ ..................................................................19 4.3.3 Ngưỡng oxy .........................................................................20 Chương 5 Kết luận và đề xuất ......................................................................21 5.1 Kết luận .......................................................................................21 5.2 Đề xuất ........................................................................................21 Tài liệu tham khảo........................................................................................22 Phụ lục .........................................................................................................23 vDANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá mè vinh ...................................................... 3 Hình 4.1 Thời gian phát triển phôi cá ở các độ mặn khác nhau ......................13 Hình 4.2 Thời gian phát triển phôi cá ở các nhiệt độ khác nhau.....................15 DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1 So sánh sự biến động thời gian phát triển phôi ở các độ mặn khác nhau .....................................................................................................14 Bảng 4.2 So sánh sự biến động thời gian phát triển phôi ở các nhiệt độ khác nhau ......................................................................................................16 Bảng 4.3 Ngưỡng độ mặn của cá bột 2 ngày tuổi...........................................17 Bảng 4.4 Ngưỡng nhiệt độ của cá bột 2 ngày tuổi..........................................17 Bảng 4.5 Ngưỡng oxy của cá bột 2 ngày tuổi ................................................18 Bảng 4.6 Ngưỡng độ mặn của cá giống 20 ngày tuổi.....................................18 Bảng 4.7 Ngưỡng nhiệt độ của cá giống 20 ngày tuổi....................................19 Bảng 4.8 Ngưỡng oxy của cá giống 20 ngày tuổi...........................................20 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Nói đến đồng bằng Sông Cửu Long là nói đến một vùng đồng bằng màu mỡ, diện tích mặt nước lớn với hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên việc ào ạt nuôi không theo quy hoạch hiện nay đang vấp phải nhiều vấn đề lớn về thị trường đầu ra, giá cả, ô nhiễm môi trường …, mặt khác còn gián tiếp làm mất sự cân bằng trong cơ cấu loài nuôi. Do đó, việc đa dạng hóa đối tượng nuôi đang là một trong những hướng phát triển giúp nghề thủy sản phát triển bền vững. Cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus) là một loài cá quen thuộc ở đồng bằng Sông Cửu Long, có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, … nên đây là một đối tượng nuôi đã được phát triển từ, lâu đặc biệt là nuôi trong ruộng lúa và các mô hình nuôi kết hợp. Để có thể cung cấp đủ lượng cá giống đạt số lượng và chất lượng phục vụ nhu cầu nuôi thì việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo loài cá này là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa khoa học sâu sắc Với mục tiêu bổ sung thêm cho qui trình sản xuất giống nhân tạo cá Mè Vinh, đề tài “Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học của cá Mè Vinh (Barbodes gonionotus) giai đoạn phôi lên giống” được thực hiện giúp bổ sung các đặc điểm của loài cá này ngay từ giai đoạn phôi, qua đó giúp nâng cao chất lượng đàn cá giống. 2Mục tiêu đề tài Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cá mè vinh giai đoạn phôi lên giống nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá Mè vinh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Nội dung đề tài 1/ Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi. 2/ Xác định ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá bột 2 ngày tuổi. 3/ Xác định ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá giống 20 ngày tuổi. 3CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Một số đặc điểm sinh học 2.1.1 Vị trí phân loại Lớp: Osteichthyes. Bộ: Cypriniformes. Họ: Cyprinidae. Họ phụ: Cyprininae. Giống: Barbodes. Loài: Barbodes gonionotus Bleeker, 1850. Hình 2.1: Hình dạng bên ngoài cá mè vinh 2.1.2 Phân bố Mè Vinh là loài cá nhiệt đới, thuộc khu hệ cá Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia ...). Ở Việt Nam chúng phân bố ở hầu hết các vùng nước ngọt hạ lưu sông Cửu Long, trong các vùng kinh rạch, sông ngòi, ao hồ và đồng ruộng (Pha ̣m Văn Khánh, 1998). 42.1.3 Đặc điểm hình thái: Gai sống lưng (tổng cộng): 4-4; tia vi lưng: 8-8; gai hậu môn: 3; tia hậu môn: 6-7. Lưng cao, vây lưng uốn cong ra phía sau, thường có hình lõm ở phần đầu vây. Đầu nhỏ, mũi nhọn, râu nhỏ hoặc còn thô sơ, đặc biệt là râu trên (đôi khi biến mất hoàn toàn). Màu sắc khi còn tươi là trắng bạc, đôi khi có màu vàng kim loại. Vây lưng và vây đuôi màu xám đến vàng xám, vây chậu và hậu môn màu nhạt (phần đầu vây hơi đỏ). Vảy ngực màu tái cho tới màu vàng nhạt. Có vài gò lồi trên mũi, mũi ngắn hơn bề rộng của mắt (Vương Trung Hiếu, 2006). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng (tính ăn) Cá mới nở còn sử dụng noãn hoàng. Từ 20-30 giờ sau nở cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài như tảo, luân trùng và thức ăn do người cung cấp như bột đậu, bột lòng đỏ trứng … Từ tuần thứ 2 cá có thể ăn Moina, bọ nước … Sang tuần thứ 4 có thể ăn cám nhuyễn, bột cá xay nhuyễn …Khảo sát cơ quan tiêu hóa của cá giai đoạn cá bột lên cá giống cho thấy số lần gặp thức ăn là động vật phù du chiếm đa số. Giai đoạn trưởng thành thì cá ăn tạp thiên về thức ăn là thực vật (Vương Trung Hiếu, 2006). 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Cá mè vinh có tốc độ sinh trưởng chậm, năm đầu cá có thể đạt 100- 200g/con. Ngoài tự nhiên đã bắt gặp mè vinh có khối lượng 1,5kg/con với chiều dài 320 mm. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá mè vinh tham gia sinh sản lần đầu sau 1 tuổi. Ngòai tự nhiên, mùa vụ sinh sản của cá thường kéo dài từ tháng 5 – 9. Do vậy, trong họat động sinh sản nhân tạo, có thể cho cá mè vinh sinh sản gần như quanh năm, chỉ trừ một vài tháng cuối năm như (Tháng 11 và tháng 12). Một cá mẹ có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/năm. Sức sinh sản của cá mè vinh dao động từ 200.000 – 300.000 trứng/kg. Trứng cá Mè vinh thuộc lọai bán trôi nổi tương tự như cá mè trắng, cá trôi Ấn độ. Trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 27 – 29oC, trứng cá mè vinh sẽ nở sau 12 giờ. Cá mè vinh là loài di cư sinh sản, nuôi trong ao ruộng mương vườn mặc dù cá có trứng nhưng cá không đẻ đó là do thiếu các điều kiện thích hợp cho cá sinh sản (Dương Nhựt Long, 2002). 52.1.7 Môi trường sống Trong tự nhiên cá sống được ở nhiều loại hình thủy vực nước ngọt. Cá có thể chịu đựng được ở vùng nước phèn nhẹ với pH = 5,5. Cá ưa sống nơi thoáng đãng có hàm lượng oxy không thấp hơn 1 mg/L. Ở những vùng có nhiễm mặn với độ mặn nhỏ hơn 7‰ cá có thể sống và phát triển, ở 10‰ thì cá kém phát triển, từ 15‰ trở lên thì cá chết. Mè vinh là loài cá nhiệt đới vì vậy chúng thích nghi với nhệt dộ cao của môi trường, nhiệt độ thích hợp từ 27-32oC, giới hạn nhiệt độ là từ 13-41,5oC. Trứng cá khi đẻ ra chịu đựng được nhiệt độ tối đa là 32oC, nhiệt độ thích hợp cho phôi phát triển là 27-30oC (Pha ̣m Văn Khánh, 1998). 2.2 Kỹ thuật ương 2.2.1 Cải tạo ao Sau khi tát cạn ao và vét lớp bùn đáy, lấp hết các hang, lổ mọi và sửa chửa lại ống bọng tiến hành bón vôi để diệt trừ mầm bệnh và cải tạo độ phèn cho ao. Sau đó phơi đáy ao 2 - 3 ngày. Cấp nước vào ao tới độ sâu 0,8 – 1.2 m. 2.2.2 Thả cá và cho ăn Nên thả cá vào chiều mát, mật độ 300 - 500 con/m2 . Sau khi thả cá nên cho ăn ngay và cho ăn 4-6 lần/ngày. Lượng thức ăn dành cho 100.000 cá bột trong tuần thứ 1 như sau: lòng đỏ trứng chín 20% và bột đậu nành hay sửa đậu nành 80%. Sau đó hòa hai loại thức ăn này vào nước rồi rải đều xuống ao. Lượng thức ăn này dành cho 1 lần cho ăn, mỗi lần cho ăn khoảng 0,5 kg. Tuần thứ II - III (tính cho 100.000 cá bột) lượng thức ăn là 0,7 - 0,8 kg cho 1 lần ăn. Mỗi ngày cho ăn 3 - 4 lần: - Lòng đỏ trứng 20% - Sữa đậu nành hay bột đậu nành 60% - Cám nhuyễn 10% - Bột cá lạt 10% Tuần thứ IV - VI. Cho ăn 2 - 3 lần và 1-1,2 kg, lần với các loại thức ăn như sau: - Sữa đậu nành hay bột đậu nành 50% - Cám nhuyễn 20% - Bột cá lạt 30% 62.2.3 Quản lý và chăm sóc Cần phải thăm ao vào buổi sáng sớm trước lúc mặt trời mọc để phát hiện hoạt động không bình thường của cá. Duy trì màu nước ao màu xanh lá chuối. Phát hiện khịp thời cá bệnh và địch hại của cá (Dương Nhựt Long, 2002). 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi cá Cá xương là động vật biến nhiệt, thụ tinh ngoài. Có nghĩa là quá trình thụ tinh cũng như phát triển phôi của chúng hoàn toàn diễn ra trong nước. Vì thế, những quá trình này bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi các yếu tố môi trường (Thân Trọng Ngọc Lan, 2005). 2.3.1 Oxy hòa tan Trong từng giai đoạn phát triển của phôi, nhu cầu về oxy sẽ khác nhau, đồng thời tùy theo đặc điểm của từng loại trứng mà nhu cầu oxy cũng khác nhau. Những loại trứng bán trôi nổi có hàm lượng carotenoid thấp thường cần môi trường có hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với loại trứng có chứa hàm lượng carotenoid cao hơn. Tuy nhiên nếu hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 ppm thì phôi sẽ chết ngạt. Để đảm bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải từ 3 – 4 ppm (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.3.2 Nhiệt độ Sự phát triển của phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi nhiệt độ. Khi các điều kiện của môi trường nằm trong khoảng thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tăng thì thời gian nở của trứng rút ngắn và ngược lại. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở thời kì phôi vị, hình thành các đốt cơ và thời kì phần đuôi tách khỏi noãn hoàng rõ ràng hơn so với các thời kì khác. Khi nhiệt độ 30-31oC tỷ lệ dị hình của phôi 60-70% và tỷ lệ phôi chết trước khi nở 50-60% (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.3.3 Độ mặn Nồng độ muối là một nhân tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lên quá trình nở của trứng. Mỗi loài có một khoảng nồng độ muối thích hợp. Ngoài khoảng này, động vật phải sử dung năng lượng của các quá trình sinh trưởng, phát triển, … để phục vụ cho việc điều hòa thẩm thấu. Tương tự, mỗi loài có một nồng độ muối thích hợp cho quá trình phát triển phôi. Nếu nằm ngoài khoảng này, phôi sẽ không điều hòa được áp suất thẩm thấu dẫn đến ấu trùng bị dị hình hoặc không nở được. Nếu trong môi trường nồng độ quá cao, 7lượng ion đi vào tế bào sẽ quá khả năng điều hòa, làm nồng độ muối trong tế bào tăng lên. Hiện tượng này sẽ làm tế bào bị mất nước, vì thế thiếu nước phục vụ cho quá trình trao đổi chất, điều này làm cho tế bào phát triển chậm hơn (Thân Trọng Ngọc Lan, 2005). 8CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2009 đến tháng 5/2009 tại Trại cá thực nghiệm Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu Cá mè vinh giai đoạn phôi, cá bột 2 ngày tuổi và cá giống 20 ngày tuổi. 3.2.2 Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu Bể composite 2 m3, bể xi măng. Hệ thống sục khí. Thau nhựa, cốc thủy tinh. Máy đo pH, nhiệt kế, khúc xạ kế. Bình sinh lý 2 vòi và các dụng cụ khác. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi cá Mè vinh 3.3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến thời gian phát triển phôi Sau khi cá đẻ xong tiến hành vớt trứng, chuyển sang ấp trong bể composite có sục khí liên tục. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (NT) với 3 lần lặp lại: Nghiệm thức Độ mặn ấp trứng (‰) 1 0 2 3 3 6 4 9 9Phương pháp thực hiện: trứng được vớt ngẫu nhiên cho vào 12 cốc thủy tinh, mỗi cốc 30 trứng. Cho từ từ nước ót (S = 80‰) vào từng cốc để điều chỉnh độ mặn đến mức cần thiết (3‰, 6‰, 9‰). Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế. Theo dõi và ghi nhận thời gian phát triển phôi của từng cốc (tính từ lúc thụ tinh đến khi 50% số trứng nở). 3.3.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển phôi Bố trí: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (NT) với 3 lần lặp lại: Nghiệm thức Nhiệt độ ấp trứng ( oC) 1 24 2 26 3 28 4 30 Phương pháp thực hiện: trứng được vớt ngẫu nhiên cho vào 12 cốc thủy tinh, mỗi cốc 30 trứng. Đặt 3 cốc của mỗi NT vào cùng 1 thau nhựa để nhiệt độ được điều chỉnh đồng đều. Dùng nước đá, nước nóng hoặc heater cho vào thau để điều chỉnh nhiệt độ nước trong cốc đến mức cần thiết (24oC, 26oC, 28oC, 30oC). Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế và điều chỉnh nhiệt độ biến động không quá 0,2oC/phút. Theo dõi và ghi nhận thời gian phát triển phôi ở từng cốc (tính từ lúc thụ tinh đến khi 50% số trứng nở). 3.3.2 Xác định ngưỡng độ mặn, nhiệt độ, oxy của cá bột 2 ngày tuổi 3.3.2.1 Xác định ngưỡng độmặn Bố trí: vớt 30 con cá bột cho vào cốc thủy tinh. Cá dùng trong thí nghiệm là cá bột 2 ngày tuổi. Phương pháp thực hiện: cho từ từ nước ót (S = 80‰) vào cốc để nâng dần độ mặn sao cho độ mặn tăng không quá 1‰ trong 10 phút. Theo dõi hoạt động của cá và ghi nhận độ mặn làm chết 50% số cá thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành với 3 lần lặp lại. 10 3.3.2.2 Xác định ngưỡng nhiệt độ: Bố trí: vớt 30 con cá bột cho vào cốc thủy tinh. Cốc thủy tinh đặt trong thau nhựa. Cá dùng trong thí nghiệm là cá bột
Luận văn liên quan