Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước

“Bạn bè là vốn quý của mỗi người” – và một quốc gia thì lại cần phải có “bạn bè” hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, đứng về phương diện cá nhân, ngoài bạn bè ta còn có cha mẹ; anh chị - những người sẽ giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn Nhưng với một quốc gia, chỉ có thể là “bạn bè” mà thôi. Chính vì lẽ đó mà ngay từ buổi đầu thành lập nhà nước Văn Lang, ta đã chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng lân cận. Quan điểm đó được các triều đại tiếp theo phát huy và trở thành đường lối đối ngoại của nhà nước Việt Nam ta hiện nay. Từ “Việt Nam sẵn sàng làm bạn ” đến “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” (theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam) là cả một bước tiến dài trong tư duy và đổi mới. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Wikimedia), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn trên thế giới. Mối quan hệ ngoại giao hữu nghị ấy được chủ trương xây dựng trên tất cả các mặt: văn hóa, chính trị, xã hôi, kinh tế để có thể bổ sung hổ trợ cho nhau.

doc87 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3065 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU “Bạn bè là vốn quý của mỗi người” – và một quốc gia thì lại cần phải có “bạn bè” hơn bao giờ hết. Bởi lẽ, đứng về phương diện cá nhân, ngoài bạn bè ta còn có cha mẹ; anh chị - những người sẽ giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn… Nhưng với một quốc gia, chỉ có thể là “bạn bè” mà thôi. Chính vì lẽ đó mà ngay từ buổi đầu thành lập nhà nước Văn Lang, ta đã chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng lân cận. Quan điểm đó được các triều đại tiếp theo phát huy và trở thành đường lối đối ngoại của nhà nước Việt Nam ta hiện nay. Từ “Việt Nam sẵn sàng làm bạn…” đến “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” (theo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam) là cả một bước tiến dài trong tư duy và đổi mới. Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia thuộc tất cả các châu lục (Wikimedia), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn trên thế giới. Mối quan hệ ngoại giao hữu nghị ấy được chủ trương xây dựng trên tất cả các mặt: văn hóa, chính trị, xã hôi, kinh tế… để có thể bổ sung hổ trợ cho nhau. Đứng ở góc độ kinh tế, thương mại giữa các nước đem lại lợi ích nhiều hơn cho mỗi quốc gia và đời sống kinh tế có được nâng lên thì đời sống tinh thần mới ngày một phong phú. Thương mại giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giải quyết vốn, công ăn việc làm, sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả. Không chỉ thể thông qua hoạt động nhập khẩu nước ta có thể tiếp cận được nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại và nhất là có thể tiếp cận cho sự phát triển của sản xuất, đặc biệt sản xuất cho xuất khẩu. Do đó, việc nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước là điều hết sức cần thiết; bởi thông qua nghiên cứu những mối quan hệ đó ta có thể tìm ra hướng đi mới hay cách điều chỉnh mới, đem lại sự tăng trưởng kinh tế cao hơn, bền vững hơn cho Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước” Đề tài sẽ được triển khai từ cái nhìn tổng quan về những mối quan hệ thương mại của Việt Nam kể từ lúc Bác Hồ tuyên bố Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền cho tới nay đến việc đi sâu phân tích một số mối quan hệ thương mại có tầm quan trọng của Việt Nam trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế như quan hệ song phương giữa Việt Nam với Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia…; quan hệ đa phương với ASEAN, EU, châu Phi…; từ đó rút ra những nhận xét chung nhất về các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thời kỳ trước 1991: Trước năm 1945: Trong nhiều thế kỷ tồn tại cho đến khi bị Pháp xâm chiếm, nền kinh tế Việt Nam cơ bản là một nền kinh thế phong kiến tự cung tự cấp, ít quan hệ với thị trường bên ngoài. Quan hệ kinh tế thời kì này chủ yếu là việc buôn bán ở mức còn rất hạn chế với một số nước có đội thương thuyền hàng hải phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Phương Tây. Các quan hệ kinh tế quốc tế khác hầu như chưa có gì trong thời kỳ này. Việt Nam cũng chưa hề ký kết hoặc tham gia bất kỳ một điều ước quốc tế nào về buôn bán. Từ năm 1945 – 1991: Sau thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam đã có tư tưởng mở về kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới. Ở thời kỳ này, nước ta chủ yếu quan hệ đối ngoại với một số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Trung Quốc. Trao đổi mậu dịch quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này hoàn toàn dưới hình thức song phương, theo kiểu hàng đổi hàng hoặc viện trợ được chuyển giao bằng hàng hóa là chính. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tìm cách mở rộng quan hệ kinh tế với các nước, ký nhiều hiệp định buôn bán song phương mới, nâng tổng số bạn hàng buôn bán lên gần 40 nước (1976). Tuy nhiên, giai đoạn này chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là chính sách độc quyền ngoại thương của nhà nước, chỉ có các công ty xuất nhập khẩu quốc doanh mới có quyền tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; do đó mối quan hệ là hạn hẹp. Thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước Xã hội chủ nghĩa, chiếm đến 70% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, còn lại với các nước Tây Âu, châu Á rất hạn chế. Bảng 1: Tình hình thị trường XNK của VN thời kì 1975 – 1989 Tình hình xuất khẩu sang các thị trường: Nước  Tỷ trọng (%)   Liên Xô Nhật Bản Singapore HongKong BaLan Các nước khác  44,1 10,6 7,0 7,0 5,2 26,1   Tình hình nhập khẩu từ các thị trường: Nước  Tỷ trọng (%)   Liên Xô Nhật Bản Pháp Tiệp Khắc Các nước khác  67,1 6,7 2,7 2,3 19,1   Từ hai bảng số liệu trên, ta thấy Liên Xô là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế khi đó. Không chỉ với Việt Nam, Liên Xô mới là bạn hàng lớn, mà điều này là chung cho tất cả những nước nằm trong khối SEV. Các mối quan hệ thương mại của Việt Nam từ 1991 đến nay: “Chiến tranh lạnh” kết thúc đã khiến cục diện thế giới có nhiều biến chuyển. Tất cả các nước, kể cả Mỹ cũng phải điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình. Khối SEV và Liên Xô tan rã, hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng sụp đổ – thực tại đó đã buộc ta phải tự thay đổi lấy mình. Trước những chuyển biến nhanh chóng trong so sánh lực lượng ở châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam tích cực đổi mới chính sách và hoạt động đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá. Sau Đại hội VI của Đảng, Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 13 (5/1988) về đổi mới tư duy đối ngoại, khẳng định: “lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hoà bình để tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, vì với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh cùng với sự mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, chúng ta sẽ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và xây dựng thành công CNXH hơn”. Để đảm bảo lợi ích cao nhất đó, đường lối ngoại giao đã chuyển sang dành ưu tiên cho nhân tố kinh tế, giữ vững hòa bình độc lập. Ta tiến hành củng cố và mở rộng các mối quan hệ thương mại với các nước, ngay cả với những nước là kẻ thù trước đây. Trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách mở cửa kinh tế 1991-1995, thị trường xuất khẩu chủ yếu của VN đã có sự thay đổi cơ bản: châu Á trở thành nơi tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm XK của VN (80%) sau đó là châu Âu (15%)…  Bảng 2: Thị trường xuất khẩu chủ yếu VN thời kỳ 1991-1995: Thị trường  Tỷ trọng (%)   Nhật Bản ASEAN Trung Quốc Đài Loan HongKong Hàn Quốc Liên bang Nga EU Mỹ Các nước khác  2,85 18,0 7,4 5,4 4,9 2,2 2,2 12,0 1,0 18,4   Chỉ trong một giai đoạn ngắn, đã có sự thay đổi đáng kể trong đối tác kinh tế, và một số đối tác trong bảng trên cho đến nay vẫn là những đối tác quan trong trong kinh tế quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn 1996 trở đi là thời kỳ Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới thông qua việc ký kết và thực hiện các hiệp định đa phương: AFTA, APEC và các hiệp định thương mại song phương quan trọng như với Nhật Bản, Mỹ… Các hiệp định này đã đem lại những thuận lợi lớn cho việc xúc tiến quan hệ thương mại hơn nữa với các nước. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đã thay đổi, các nước công nghiệp phát triển trở thành thị trường XNK chủ lực của Việt Nam; xuất khẩu chiếm trên 50%, NK trên 40%; sau đó đến các nước ASEAN và một số nước khác. Chương 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ "Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới" (Tổng thống George W. Bush, 2005) Hoa Kỳ một quốc gia với hơn 200 năm hình thành và phát triển, nhưng lại là một đất nước của nền dân chủ tiến bộ bậc nhất. Và thật kì lạ, mặc dù quốc gia ấy có những khác biệt với Việt Nam về văn hóa, chính trị, xã hội thì cả hai nước vẫn dành cho nhau những quan tâm đặc biệt. Có thể nói, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt hiếm có trên thế giới. Việc tìm hiểu về quá trình giao thương của hai nước nhất thiết phải điểm qua những sự kiện đáng chú ý từ quá khứ đến cả hiện nay. 2.1. Mối bang giao giữa hai quốc gia qua các thời kỳ: 2.1.1. Từ thế kỷ XIX tới 1945: Ngược dòng lịch sử, có thể coi quan hệ Việt Mỹ bắt đầu manh nha từ thế kỉ XVIII, khi mà T Jerrferson (tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ từ 1801-1809, một trong những tác giả bản Tuyên Ngôn độc lập Mỹ 1776), trong thời kỳ làm đại sứ Hoa Kỳ ở Pháp (1784-1789) đã rất quan tâm đến xứ CocoChine (Nam Kì) nhằm thu thập giống lúa mới từ xử sở này mang về trồng tại trang trại của mình tại nước Mỹ. Và cũng tại Paris, Jerrferson đã gặp hoàng tử Cảnh đang lúc được cha là Nguyễn Ánh gửi làm con tin ở Pháp để ngoại viện. Mặc dù không thu thập được nhiều từ việc theo đuổi giống lúa nước cạn ở Việt Nam nhưng sự quan tâm ấy thể hiện thiện cảm của một trong những nhân vật nổi tiếng bậc nhất Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Và trong những năm về sau, khi làm tổng thống Mỹ, Jerrferson đã cho một đoàn tàu lớn mang tên The Flame đến Việt Nam để thăm dò thị trường, mua đường và cà phê. The Flame đã từng ghé vịnh Touran (Đà Nẵng ngày nay). Đây chính là bước đầu mối bang giao giữa hai nước được lịch sử ghi nhận. Tiếp theo sau đó, Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ ý vọng được kết nối quan hệ giao thương đối với Việt Nam. Cụ thể là: năm 1826, Tổng lãnh sự Mỹ tại Batavia (Indonesia) là John Shillaber thúc giục chính phủ Mỹ cố gắng thiết lập quan hệ với Việt Nam, và năm 1832, đặc sứ Edmund Robert được Ngoại trưởng Mỹ bấy giờ là Edwar Livingston cử sang Việt Nam để kí kết hiệp ước thương mại với Nam Kì, tuy nhiên, do chính sách “bế quang tỏa cảng” với các nước phương Tây của nhà Nguyễn mà quốc thư của tổng thống Hoa Kỳ không đến được với vua Minh Mạng. Sự thất bại này tuy vậy lại đánh dấu bước đầu mối quan hệ giao thương chính thức giữa hai nước. Năm 1836, một lần nữa phái đoàn từ Mỹ do E. Robert cử sang mặc dù lại thất bại, tuy nhiên nó cho thấy sự mong muốn của phía Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ ngoại giao đối với Việt Nam – mối quan hệ của hai quốc gia có chủ quyền. Sau sự cố chiến hạm USS Constitution tấn công đại bác vào hải phận Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã có những động thái tích cực nhằm bày tỏ sự xin lỗi. Như việc gửi cho đặc sứ Mỹ tại Đông Nam Á bày tỏ sự hối tiếc và khẳng định mong muốn thiết lập quan hệ hòa bình và thương mại của phía Hoa Kỳ. Năm 1849, tổng thống Z.Taylor đã gửi thư xin lỗi về hành vi bất nhã của Percival đồng thời phái đặc sứ Balestier đến Việt Nam để đàm phán hiệp ước thương mại. Như đã nói, rất nhiều động thái tích cực từ phía Mỹ đã gặp thất bại ở Việt Nam, tuy nhiên, mãi đến sau khi liên tiếp thất bại trong cuộc đối đầu với Pháp, Tự Đức mới chuyển hướng quan tâm về phía Hoa Kỳ, cụ thể là tháng 8/1873, Bùi Viện đã đến Hoa Kỳ để bày tỏ ý muốn phía Hoa Kỳ giúp đỡ Việt Nam, song vì không thể hiện tinh thần thiện chí trong chuyến đi (không có quốc thư mà đi tay không), Bùi Viện đã gặp thất bại. Hơn nữa tình hình chính trị đổi khác giữa Mỹ và Pháp đã khiến cho chúng ta không còn cơ hội. Tháng 9/1888, Hoa Kỳ mở một cơ quan đại diện cho quyền lợi của Mỹ tại Việt Nam và Đông Dương tại Sài Gòn do Aimee Fonsales đứng đầu – cơ quan này tồn tại đến 1940. Tuy nhiên, quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam chỉ dừng tại đó đến trước chiến tranh thứ Hai mà hầu như không có gì đáng kể. Sang đến Thế chiến thứ Hai, phía Hoa Kỳ mới có động thái trở lại với Đông Dương – thành lập Ban nghiên cứu thuộc địa Pháp –Mỹ do Ohokahu đứng đầu nhằm nghiên cứu khả năng đầu tư vào các nước thuộc địa của Pháp. Năm 1921, phái đoàn gồm 150 doanh nghiệp sang Đông Dương nghiên cứu và tìm hiểu thị trường nhưng khối lượng thương mại rất nhỏ bé chỉ chiếm 2,6% tổng số hàng nhập khẩu của Mỹ và đến 1939 cũng chỉ chiếm 6,6% mà thôi. Lúc này Việt Nam và Đông Dương đối với Mỹ là ý đồ và mưu toan bành trướng cho nên những chính sách đối với Việt Nam đã thay đổi và thiếu thiện chí. Về phía Việt Nam, từ thời kỳ thành thuộc địa của Pháp trở đi đến Thế chiến thứ 2 thì sự kiện quan trọng nhất là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh. Và có giai đoạn phía Hoa Kỳ và chúng ta đã có sự hợp tác để chống Nhật. Sự hợp tác này mặc dù chỉ gồm 200 người, do Đàm Quang Trung chỉ huy và Thomas là tham mưu, với hoạt động chú ý nhất là trận đánh Nhật 20/8/1945 thị xã Thái Nguyên. Điều đó cho thấy những triển vọng trong quan hệ ngoại giao, tuy nhiên, những tích cực ấy lại chưa biến chuyển thành quan hệ ngoại thương giữa hai nước. Từ 1954-1975: Trong giai đoạn này, mọi chuyện dường như đi ngược lại với trước kia khi mà phía Việt Nam nhiều lần chủ động gửi thư tha thiết đề nghị phía Hoa Kỳ công nhận nền độc lập của Việt Nam, mặc dù chưa đề cập đến vấn đề kinh tế. Nhưng chính quyền mới của H. Truman đã có thái độ lập trường khác với chủ trương của Roosevelt, Truman đã từ bỏ cái gọi là “chế độ ủy trị” (International Trusteeship) trước đó và theo đuổi khái niệm Siêu cường, đồng thời tham gia vào trật tự hai cực Yalta, và cuộc Chiến tranh lạnh. Giai đoạn này phát sinh những mâu thuẫn giữa hai cường quốc là Mỹ và Liên Xô, khái niệm Chủ nghĩa Tư bản và Xã hội Chủ nghĩa đã chi phối toàn cầu. Việt Nam cũng không tránh khỏi tầm ảnh hưởng. Giai đoạn này hầu như không có bất kì một sự giao dịch thương mại nào chính thức giữa hai nước, ngoài những lần viện trợ cho chính quyền tay sai ở miền Nam để tham chiến. Từ 1975- 1989: Việc miền nam hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975 tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ hai nước đi đến bình thường hóa quan hệ. Nhưng kịch bản cũ đã lặp lại, phía Hoa Kỳ dường như phớt lờ lời đề nghị từ phía Việt Nam. Có những ý kiến rất khác nhau về việc chúng ta từ chối nhận đợt viện trợ 3,25 tỷ đô la Mỹ khiến cho tình hình càng tồi tệ hơn là dường như không hợp lý. Những lời đề nghị một cách rất thiện chí từ phía Hoa Kỳ như: hợp tác về vấn đề MIA (lính Mỹ mất tích trong chiến tranh), đồng ý cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc, và quan trọng hơn là đề nghị giúp đỡ Việt Nam trong việc giao thương. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến bề chìm vấn đề đó là phía Hoa Kỳ chưa có quyết định xóa bỏ chính sách cấm vận (Embargo) đối với phía Việt Nam và chưa cho chúng ta được hưởng Tối huệ quốc MFN (tạm gọi chung là tự do buôn bán mà không chịu mức thuế quan phân biệt). Và trên thực tế là mùa thu 1978, Hoa Kỳ đã chủ động rút lui trước khi có bất kỳ thỏa thuận nào giữa hai bên. Có thế nói, giai đoạn từ thế kỷ XIX đến trước 1990, quan hệ Việt Nam chưa đạt những thành tựu tích cực mà có họa chăng là những lần căng thẳng, và trách nhiệm chúng ta đều biết là do lỗi của Hoa Kỳ. Chỉ cho mãi đến khi chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình địa chính trị trên thế giới thay đổi theo chiều hướng đối thoại thay cho đối đầu thì tình hình quan hệ của Việt Nam và các nước mới thay đổi và đặc biệt là đối với Hoa Kỳ. Đó là giai đoạn trước và sau khi thiết lập bình thường hóa quan hệ, và kí hiệp định thương mại vào tháng 7 năm 1995. Quan hệ thương mại Việt Nam – Mỹ trước khi có Hiệp định thương mại: Khi tiến hành đổi mới, mục tiêu phát triển dựa vào kim ngạch hàng xuất khẩu rất được Đảng ta chú trọng. Với chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó có Hoa Kỳ - một thị trường trọng điểm, là nơi tiêu thụ khổng lồ có nền công nghệ kỹ thuật hiện đại và có nguồn vốn dồi dào vào bậc nhất thế giới. Mỹ luôn coi Việt Nam là thị trường đông dân đầy tiềm năng để tiêu thụ các măt hàng công nghiệp, và là thị trường sản xuất hàng nông, thủy sản đầy tiềm năng của thị trường Châu Á. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu: Mặc dù quan hệ ngoại giao đã được bình thường hóa, nhưng tiến trình quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Mỹ vẫn còn gặp những trở ngại lớn do Mỹ lúc bấy giờ vẫn chưa giành quy chế tối huệ quốc (MFN) hay quy chế về quan hệ buôn bán bình thường (NTR) cho Việt Nam. Vì vậy, hầu hết hàng hóa VN xuất khẩu sang Mỹ lúc bấy giờ phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với các nước được hưởng NTR, chỉ có một số mặt hàng của VN có lợi thế cạnh tranh lớn mới có thể xâm nhập được vào thị trường rộng lớn của Mỹ. Tuy có bất lợi như vậy, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN với Mỹ đã tăng nhanh sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Năm 1994, kim ngạch ngoại thương giữa 2 nước là 222,673 triệu USD, tăng 31 lần so với năm 1993 (7,508 triệu USD). Sang năm 1995, con số này tăng vọt lên mức 451, 826 triệu USD, gấp 2 lần năm 1994. Đây là tốc độ phát triền nhanh nhất trong quan hệ buôn bán của Việt Nam với nước ngoài. Năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu 2 chiều Việt - Mỹ là 879 triệu USD, tăng hơn 3,9 lần so với năm 1994. Những kết quả đó chứng tỏ Mỹ là bạn hàng lớn và đầy tiềm năng của Việt Nam. Bảng 3: Quan hệ thương mại Việt – Mỹ 1992-2001 Đơn vị tính: Triệu USD Năm  Nhập  Xuất  Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu  Cán cân   1992  4,50  0  4,50  -4,50   1993  7,00  0  7,00  -7,00   1994  172,70  50,60  223,30  -122,10   1995  252,50  198,90  451,40  -53,60   1996  616,40  331,80  948,20  -284,60   1997  286,60  388,50  675,10  +101,90   1998  274,10  554,10  282,20  +280,00   1999  291,50  608,30  899,80  +316,80   2000  367,60  821,40  1.189,00  +453,80   2001 (tháng 1-5)  196,30  325,30  521,60  +129,00   Tổng số  2.469,2  3.278,9  5.748,10  +809,7   Nguồn: Tổng hợp số liệu của US Census Bureau, Foreign Trade Division Số liệu thống kê của Bộ Thương mại Mỹ (xem bảng trên) cho thấy, hai năm 1992 và 1993 Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ lượng hàng hóa rất ít với giá trị chỉ đạt 4.5 triệu USD vào năm 1992 và 7 triệu USD vào năm 1993. Từ đó đến 1996, Việt Nam luôn nhập siêu (nhập gấp đôi so với xuất). Có tình trạng này là do Việt Nam chưa được ưu đãi về thuế quan, nên hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng hóa của các nước khác trên đất Mỹ. Trong khi đó hàng Mỹ vào Việt Nam được hưởng quy chế bình đẳng, ngang bằng như các nước khác, với cùng mức thuế nhập khẩu, không phân biệt xuất xứ. Hơn nữa, hai bên chưa có những hiểu biết tốt về thị trường và luật pháp của nhau, chưa có những biên pháp hữu hiệu để tăng cường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, từ 1997 trở đi, VN luôn có thặng dư thương mại với Mỹ, năm 1997 là 101.9 triệu USD, năm 2000 là 453.8 triệu USD. Năm tháng đầu năm 2001, VN có xuất siêu với Mỹ 129 triệu USD. Qua biểu 1 cho thấy từ 1992 – 5/2001, VN xuất siêu sang Mỹ với tổng giá trị 809.7 triệu USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam: Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ thể hiện trình độ phát triển kinh tế thấp của nước ta thời bấy giờ Bảng 4: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ Đơn vị tính: Triệu USD Mặt hàng  1995  1996  1997  1998  1999  2000   Cà phê  146,455  109,48  90  125,126  145,5  9,09   Dầu thô  0  80,6  34,6  79,21  76,0  16,47   Hải sản  19,58  33,86  42,5  81,55  98,8  6,91   Dệt may  16,867  19,74  20  26,34  34,5  4,2   Rau quả  7,75  7,6  11,6  25,6  26  9,10   Gạo  4,48  5,82  63,5  40,4  68,72    Giày dép  3,308  39,19  70,2  99,31  115    Hàng khác  1,53  11,71  39,6  41,96  38,18    Tổng KN  199,966  308  372  519,5  601,7    Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam, 3/2000. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chủ yếu vẫn nghiêng về hàng nông sản và nguyên liệu thô, tập trung vào s
Luận văn liên quan