Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt

Đề tài này được chọn với hai lý do sau: Một là cách nghiên cứu sự kỳ thị giới tính. Ta biết rằng vấn đề giống trong ngôn ngữ đã ít nhiều được nói tới. Trước hết là trong các sách ngữ pháp, đặc biệt là sách ngữ pháp tiếng Pháp; ở phần danh từ, hầu hết các tác giả đều đưa ra các đuôi của danh từ, và một số quy tắc nhận biết giống của danh từ giống đực và danh từ giống cái. Sự kỳ thị giới tính là một chủ đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu hơn, trước hết là ở châu Âu. Ở Việt Nam, sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ cũng được đề cập. Xin nêu một số tác giả: - Cẩm Tú Tài: Luận văn thạc sĩ Nhìn nhận văn hóa Trung Hoa qua biểu hiện bất bình đẳng giới tính trong từ vựng tiếng Hán và chữ Hán, 2004. - Hoàng Thị Yến: Bài viết Về nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Hàn đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 12-2002. - Đặc biệt phải kể tới bốn bài viết của tác giả Trần Xuân Điệp trên tạp chí Ngôn ngữ số 6, 9 năm 2001 và số 3, 11 năm 2002. Tiếp theo lại có một nhà ngôn ngữ Đức cũng đăng bài hưởng ứng. Cảm nhận của chúng tôi là điều này được coi như một phổ niệm. Cái mà chúng tôi thấy không ổn ở đây, đó là cách đặt vấn đề của tác giả thể hiện một sự áp đặt sự kỳ thị giới tính trong các ngôn ngữ phương Tây vào tiếng Việt; theo cách nói của cố Gs Cao Xuân Hạo, đây là cách nhìn dĩ Âu vi trung. Hai là cách ứng xử trước sự phân biệt về giới. Tiếng Việt và tiếng Pháp cũng như các tiếng khác đều phân biệt giống đực/giống cái theo cách riêng của mình. Sự khác biệt này gây không ít khó khăn cho người mới học tiếng Pháp, thêm vào đó nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ trong tiếng Pháp hiện nay đã có thêm giống. Tìm ra sự khác biệt và những thay đổi trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Pháp. Ngoài ra, những cách diễn đạt thể hiện sự kỳ thị giới tính trong tiếng Việt hiện nay cũng đáng quan tâm. Làm thế nào để giảm thiểu chúng? Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá - xã hội nói chung, và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng.

doc132 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3398 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ *** Đề tài nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia NGHIÊN CỨU CÁCH DIỄN ĐẠT GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA SỰ KỲ THỊ GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG VIỆT Mã số : QG.07.41 Chủ trì đề tài : Nguyễn Hữu Thọ Đơn vị công tác : Trung tâm Đào tạo Từ xa Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội Cộng tác viên : Ths Bùi Văn Từ, Khoa NN và VH Pháp Ths Nguyễn Việt Quang, Khoa NN và VH Pháp Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội - 2009 Ce que femme veut, Dieu le veut. Ý của phụ nữ là ý Chúa. Chữ viết tắt và ký hiệu KTGT  SNTGĐ  n. n.m.  n.f.  → *  : : : : : : : kỳ thị giới tính sự nổi trội của giống đực danh từ giống đực và giống cái danh từ giống đực danh từ giống cái chuyển thành từ hoặc câu (đặt ở sau) không phù hợp với chuẩn tiếng Pháp Mục lục Lời nói đầu …………………………………………………………….. Chương 1: Những vấn đề chung 1. Một số khái niệm ……………………………………………………. 2. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói …………………………………… 3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước …………………………….. 3.1. Cách diễn đạt giống ………………………………………... 3.2. Sự kỳ thị giới tính ………………………………………….. Chương 2 Tìm hiểu về hình thức diễn đạt giống trong tiếng Pháp I. Danh từ A. Các phương thức diễn đạt giống trong tiếng Pháp …………………. 1. Giống tự nhiên ……………………………………………….. 2. Giống ngữ pháp ………………………………………………. 3. Giống của danh từ chỉ động vật ……………………………… 4. Một số trường hợp dùng ở hai giống ………………………… B. Sự nổi trội của giống đực trong tiếng Pháp ………………………… 1. Về tỷ lệ danh từ giống đực/danh từ giống cái ………………... 2. Về khả năng đại diện …………………………………………. II. Quán từ ……………………………………………………………... III. Tính từ ……………………………………………………………... 1. Tính từ chỉ tính chất 1.1. Cách diễn đạt giống của tính từ chỉ tính chất ………………. 1.2. Sự nổi trội của giống đực trong tính từ chỉ tính chất ………. 2. Tính từ sở hữu ………………………………………………………. 3. Tính từ chỉ số ………………………………………………………... 4. Tính từ chỉ định ……………………………………………………... 5. Tính từ nghi vấn …………………………………………………….. 6. Tính từ không xác định ……………………………………………... IV. Đại từ 1. Đại từ nhân xưng ……………………………………………………. 1.1. Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ ……………………………... 1.2. Đại từ nhân xưng làm bổ ngữ trực tiếp …………………….. 1.3. Đại từ nhân xưng làm bổ ngữ gián tiếp …………………….. 1.4. Đại từ nhấn mạnh …………………………………………... 2. Đại từ chỉ định ……………………..................................................... 3. Đại từ sở hữu ………………………………………………………... 4. Đại từ nghi vấn ……………………………………………………… 5. Đại từ liên hệ ………………………………………………………... 6. Đại từ không xác định ………………………………………………. V. Động từ ……………………………………………………………... Chương 3 Tìm hiểu về giống trong tiếng Pháp dưới góc độ ngữ nghĩa 1. Sắc thái ý nghĩa của giống cái ………………………………………. 1.1. Sự nhỏ bé và nghĩa xấu (péjoratif) …………………………. 1.2. Xu hướng « trọng dương khinh âm » ..................................... 2. Thử tìm một cách giải thích ………………………………………… Chương 4 Tìm hiểu về giống trong tiếng Việt 1. Cách nhìn tổng thể của người Việt ………………………………….. 2. Phân biệt giống ở động, thực vật và vị thế ý nghĩa của « cái » ……... 3. Phân biệt giới tính ở người : các cặp giới tính ……………………… 4. Sự nổi trội của « giống cái » ………………………………………... 4.1. Bàn thêm về chữ « cái » …………………………………………... 4.1.1. Các loại « cái » …………………………………………… 4.1.2. Mối quan hệ của « cái » loại từ và « cái » giống cái ……... 4.2. Về sự xuất hiện của nam, nữ trong một số tổ hợp ………………... 5. Hình ảnh người phụ nữ trong tâm thức của người Việt …………….. 5.1. Trong ca dao, tục ngữ ……………………………………… 5.2. Hình ảnh người phụ nữ dưới góc độ tôn giáo : Đạo Mẫu ….. 5.2. Hình ảnh người phụ nữ dưới góc độ nghệ thuật tạo hình ….. 6. Về một số biểu hiện kỳ thị giới tính ……………………………….... Tổng hợp 1. Cách nhìn tổng hợp và cách nhìn phân tích ……………………….... 2. Sự kỳ thị giới nữ và hệ thống ngữ pháp …………………………….. 3. Sự kỳ thị giới nữ trong các ngạn ngữ ……………………………….. 4. Phản ứng của người Pháp và người Việt trước sự kỳ thị giới tính ….. Kết luận ………………………………………………………………... Tài liệu tham khảo ……………………………………………………... Phụ lục …………………………………………………………………. 7 11 14 17 17 21 30 30 35 39 39 44 45 46 49 50 50 56 57 58 59 59 60 60 60 61 62 62 62 63 63 64 64 65 68 68 71 77 80 82 85 86 86 86 90 92 94 94 98 99 101 105 106 108 109 114 118 121 Lời nói đầu Lời nói đầu Con người và con vật sinh ra, trong những trường hợp bình thường, đều thuộc về một giới: hoặc đực hoặc cái. Vạn vật trong tự nhiên cũng tồn tại trong những cặp đối lập: đất/trời, mặt trăng/mặt trời, nước/lửa… Ngôn ngữ, vốn là phương tiện giao tiếp của một cộng đồng người, đều mang dấu ấn sự phân định này của tạo hoá. Nhưng có phải mọi ngôn ngữ đều đối xử với các giới một cách công bằng, bình đẳng ? Thực tế không phải như vậy. Sự kỳ thị giới tính tồn tại ở các mức độ khác nhau giữa các ngôn ngữ. Rất tiếc là trong nghiên cứu còn có sự đánh đồng, đặc biệt là giữa các ngôn ngữ phương Tây và tiếng Việt. 1. Lý do chọn đề tài Đề tài này được chọn với hai lý do sau: Một là cách nghiên cứu sự kỳ thị giới tính. Ta biết rằng vấn đề giống trong ngôn ngữ đã ít nhiều được nói tới. Trước hết là trong các sách ngữ pháp, đặc biệt là sách ngữ pháp tiếng Pháp; ở phần danh từ, hầu hết các tác giả đều đưa ra các đuôi của danh từ, và một số quy tắc nhận biết giống của danh từ giống đực và danh từ giống cái. Sự kỳ thị giới tính là một chủ đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu hơn, trước hết là ở châu Âu. Ở Việt Nam, sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ cũng được đề cập. Xin nêu một số tác giả: - Cẩm Tú Tài: Luận văn thạc sĩ Nhìn nhận văn hóa Trung Hoa qua biểu hiện bất bình đẳng giới tính trong từ vựng tiếng Hán và chữ Hán, 2004. - Hoàng Thị Yến: Bài viết Về nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Hàn đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 12-2002. - Đặc biệt phải kể tới bốn bài viết của tác giả Trần Xuân Điệp trên tạp chí Ngôn ngữ số 6, 9 năm 2001 và số 3, 11 năm 2002. Tiếp theo lại có một nhà ngôn ngữ Đức cũng đăng bài hưởng ứng. Cảm nhận của chúng tôi là điều này được coi như một phổ niệm. Cái mà chúng tôi thấy không ổn ở đây, đó là cách đặt vấn đề của tác giả thể hiện một sự áp đặt sự kỳ thị giới tính trong các ngôn ngữ phương Tây vào tiếng Việt; theo cách nói của cố Gs Cao Xuân Hạo, đây là cách nhìn dĩ Âu vi trung. Hai là cách ứng xử trước sự phân biệt về giới. Tiếng Việt và tiếng Pháp cũng như các tiếng khác đều phân biệt giống đực/giống cái theo cách riêng của mình. Sự khác biệt này gây không ít khó khăn cho người mới học tiếng Pháp, thêm vào đó nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ… trong tiếng Pháp hiện nay đã có thêm giống. Tìm ra sự khác biệt và những thay đổi trong lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Pháp. Ngoài ra, những cách diễn đạt thể hiện sự kỳ thị giới tính trong tiếng Việt hiện nay cũng đáng quan tâm. Làm thế nào để giảm thiểu chúng? Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển văn hoá - xã hội nói chung, và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói riêng. 2. Mục tiêu của đề tài Xuất phát từ các lý do trên, đề tài đặt ra các mục tiêu sau: - Góp thêm một cách nhìn về sự kỳ thị giới tính nói chung ; - Góp thêm một cách nhìn về những biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong khi sử dụng tiếng Việt, cụ thể là cần phân biệt hai vấn đề: a) Cấu trúc nội tại của ngôn ngữ; b) Những biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng ngôn ngữ. - Cung cấp một số thông tin về xu hướng nữ hóa hiện nay trong tiếng Pháp phục vụ cho việc dạy-học. Như vậy, đề tài mang tính đa ngành. Để triển khai, cần sử dụng kiến thức của ba lĩnh vực: ngôn ngữ học, triết học và phương pháp dạy-học. Cụ thể là: - Ngôn ngữ học tiếng Pháp và Ngôn ngữ học tiếng Việt - Triết học phương Đông (thuyết âm dương) - Phương pháp dạy-học tiếng Pháp. 3. Phương pháp luận Phương pháp luận sử dụng trong đề tài là xuất phát từ thực tế của các hiện tượng ngôn ngữ để miêu tả và rút ra kết luận. Nói cách khác là không áp đặt các hiện tượng của ngôn ngữ phương Tây vào tiếng Việt. Các thủ pháp được sử dụng là: quan sát, miêu tả, thống kê, đối chiếu, rút ra kết luận. * * * Đây là một vấn đề lớn, phức tạp. Hy vọng kết quả thu được sẽ cung cấp thêm một tư liệu về giống trong tiếng Pháp, một lĩnh vực đang có nhiều biến đổi hiện nay, và một cách nhìn mới về sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt. Chương 1: Những vấn đề chung Chương 1: Những vấn đề chung 1. Một số khái niệm a) Khái niệm về giống - Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) đã định nghĩa « giống » như sau: Nghĩa 7: Từ chỉ giới tính của động vật. Thí dụ: Động vật giống đực. Gà mái là gà thuộc giống cái. Nghĩa 8: Phạm trù ngữ pháp của danh từ, tính từ, đại từ trong một số ngôn ngữ, dựa trên sự phân biệt của các giống trong tự nhiên hoặc theo quy ước. Thí dụ: Danh từ giống cái trong tiếng Pháp. Đại từ giống đực. Giống trung. Sự tương hợp về giống của tính từ và danh từ. Như vậy, khái niệm giống trong tiếng Việt chỉ tồn tại trong thế giới động vật, và vận hành theo sự phân biệt tự nhiên giống đực/giống cái. Nó không tồn tại với tư cách phạm trù ngữ pháp, bởi vì chúng ta không có danh từ giống đực, giống cái, và cũng không có sự tương hợp về giống của tính từ và danh từ. Nếu như tiếng Việt sử dụng cùng một từ (giống) để chỉ hiện tượng sinh học và hiện tượng ngôn ngữ, thì tiếng Pháp sử dụng hai từ: sexe và genre. - Từ điển Multimédia/Hachette Livre, 1999 định nghĩa hai từ này như sau: Từ sexe : Ensemble des caractéristiques physiques qui permettent de différencier le mâle de la femelle, l’homme de la femme. Enfant du sexe féminin. Toàn bộ các đặc tính về thể chất cho phép phân biệt con đực với con cái, đàn ông với đàn bà. Từ genre : Classification morphologique de certaines catégories grammaticales (nom, pronom, etc.) réparties, en français, en masculin et féminin. Sự phân loại về từ pháp của một vài phạm trù ngữ pháp (danh từ, đại từ, v.v.) chia thành, trong tiếng Pháp, giống đực và giống cái. - Từ điển Le Petit Robert giới thiệu hai từ này chi tiết hơn, đặc biệt là với từ genre : Sexe : Ensemble des caractères et des fonctions qui distinguent le mâle de la femelle en leur assignant un rôle spécifique dans la reproduction, par la production de gamètes mâles ou femelles. Toàn bộ các đặc tính và chức năng phân biệt cá thể đực với cá thể cái thông qua việc dành cho chúng một chức năng riêng trong việc sinh sản bằng việc sản sinh ra các giao tử đực hoặc cái. Genre : En français, Catégorie de certains mots (nom, pronom, adjectif, article, participe passé) qui est soit le masculin, soit le féminin, et qui est exprimée soit par leur propre forme (au féminin, elle, la, recouverte, son amie), soit par la forme de leur entourage, par l'accord (le sort, la mort, des manches longues, une dentiste, l'acrobate brune). Trong tiếng Pháp, phạm trù của một số từ (danh từ, đại từ, tính từ, quán từ, quá khứ phân từ) hoặc là thuộc giống đực, hoặc là thuộc giống cái, và được diễn đạt hoặc là bởi dạng thức riêng của chúng (ở giống cái, elle, la, recouverte, son amie), hoặc là bởi dạng thức của các từ đi cùng, bởi việc tương hợp ((le sort, la mort, des manches longues, une dentiste, l'acrobate brune). Từ các phân tích trên, ta thấy tiếng Việt không coi giống là một phạm trù ngữ pháp của từ; khi diễn đạt hiện tượng này người ta dùng luôn từ giống. Trong khi đó tiếng Pháp sử dụng hai từ, một chỉ giới (sexe), một chỉ phạm trù ngữ pháp (genre). b) Khái niệm về sự kỳ thị giới tính Như ta biết kỳ thị là phân biệt đối xử do thành kiến, kỳ thị giới tính tức là có thái độ cư xử khác giữa giới này với giới kia. Tương đương với khái niệm này trong tiếng Pháp có sexisme với nghĩa là thái độ phân biệt đối xử dựa theo giới, hầu như là luôn chống lại phụ nữ (attitude de discrimination fondée sur le sexe, s’exerçant presque toujours à l’encontre des femmes, Hachette Multimédia). Lưu ý là ngoài phần định nghĩa chung, từ điển Hachette còn cung cấp thông tin về việc chống lại phụ nữ. Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) không đưa mục từ này, mà chỉ dừng lại ở « kỳ thị », sau phần định nghĩa có đưa thêm thông tin, nhưng lại nói về « phân biệt chủng tộc ». Như vậy theo các từ điển, nếu như « giống » không phải là một phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt, thì sự kỳ thị giới tính cũng chưa có đủ sức nặng để có mặt trong từ điển như một mục từ. Câu hỏi đặt ra là sự kỳ thị giới tính với nghĩa là chống lại giới nữ được biểu hiện như thế nào ? Theo chúng tôi, nó được thể hiện qua: - các khoảng trống từ vựng, thí dụ : sự thiếu vắng các từ, ngữ để biểu đạt phụ nữ trong những nghề nghiệp nhất định ; - tính đại diện ; - vị trí các từ chỉ nam/nữ ; - dấu ấn văn hóa trong từ vựng ; - các thành kiến thể hiện qua các ngạn ngữ và các phát ngôn tình huống (énoncé lié). Đến đây, cần phải phân biệt hai cấp độ ngôn ngữ và lời nói trước khi đi sâu nghiên cứu các biểu hiện này. 2. Sự phân biệt ngôn ngữ và lời nói Như chúng ta đều biết, mọi đứa trẻ sinh ra đều đã có sẵn một khả năng giao tiếp bằng lời. Khả năng này trở thành hiện thực khi trẻ được sống trong một cộng đồng ngôn ngữ, trẻ sống ở đâu thì nói ngôn ngữ ở đó. Khả năng này của loài người là bẩm sinh (inné) và mang tính phổ quát (universel), nó được gọi là ngữ ngôn (langage). Khả năng chung đó được hiện thực hóa trong từng cộng đồng người dưới dạng ngôn ngữ (langue). Và tới lượt mình, ngôn ngữ lại được cụ thể hóa thành lời nói (parole) bởi các cá thể. Nếu ngữ ngôn chỉ có một, thì trên thế giới hiện nay có khoảng 4.000 ngôn ngữ, còn hoạt động lời nói là một tập hợp vô hạn (ensemble infini). 2.1. Ngôn ngữ là một tập hợp các tín hiệu ngôn ngữ và các quy tắc kết hợp các tín hiệu với nhau tạo nên phương tiện giao tiếp của một cộng đồng. Theo Saussure, ngôn ngữ vừa là một sản phẩm xã hội của khả năng ngữ ngôn, vừa là một tập hợp các quy ước cần thiết được toàn bộ xã hội chấp nhận để cho phép thực hiện khả năng đó giữa các cá thể (la langue est «à la fois un produit social de la faculté du langage et un ensemble de conventions nécessaires, adoptées par le corps social pour permettre l’exercice de cette faculté chez les individus»). Cần lưu ý tới hai yếu tố trong khi nghiên cứu, đó là tín hiệu ngôn ngữ và quy ước cần thiết. Ngôn ngữ là một hệ thống, trong hệ thống có các yếu tố và các quy tắc gắn kết các yếu tố, các quy tắc này được hình thành trên cơ sở các quy ước của toàn xã hội. Khi đã là sản phẩm của toàn xã hội thì nó vận hành theo quy tắc chung, không bị chi phối bởi từng cá nhân cụ thể. Người ta đã nói về tính bất biến của ngôn ngữ (immuabilité), ngôn ngữ luôn tiến triển, nhưng tiến triển trên cơ sở của một sự ổn định. 2.2. Lời nói (parole) là việc cụ thể hóa ngôn ngữ trong một cộng đồng phục vụ cho mục đích giao tiếp (utilisation, mise en acte du code qu’est la langue par les sujets parlants, dans les situations concrètes de communication). Nếu như ngôn ngữ mang tính xã hội và trừu tượng (social-abstrait), thì lời nói mang tính cá nhân và cụ thể (individuel-concret). Vì là sản phẩm cá nhân nên lời nói không bất biến. Trở lại với ngôn ngữ, như ta đều biết thể chế xã hội này gồm ba thành phần chính: hệ thống âm vị, ngữ pháp và từ vựng. Các đơn vị của hai bộ phận đầu là hữu hạn (ensemble fermé) và ít thay đổi, trong khi đó thành tố thứ ba là một tập hợp mở (ensemble ouvert) chịu nhiều biến đổi. Trong từ vựng cũng có một bộ phận cần lưu ý, đó là các thành ngữ. Bộ phận này có thể được chia thành 3 phần nhỏ : a) đơn vị tương đương với từ (có khả năng đảm nhiệm một chức năng trong câu); b) phát ngôn tình huống; c) ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ… Cả ba thành phần trên đều có chung một đặc điểm là có nguồn gốc từ lời nói. Lúc đầu chúng đều là những cụm từ tự do mang tính cá nhân, nhưng do các đặc tính về âm điệu và ngữ nghĩa chúng đã được xã hội chấp nhận đưa vào vốn từ vựng chung. Sự chuyển biến được diễn ra trong một quá trình được gọi là từ vựng hóa : cụm từ tự do → quá trình từ vựng hóa → thành ngữ. Nhưng chúng khác nhau về độ bền vững. Các đơn vị a) có độ bền vững lớn. Thí dụ, tổ hợp đẹp như tiên vận hành như một khối, và không có một phiên bản khác (với nghĩa là đẹp ở mức cao nhất). Phát ngôn tình huống (b) là những phát ngôn có thể được dùng trong một tình huống nhất định. Khi được tặng quà, người nhận phải đáp lại bằng một câu nào đó như: Cám ơn!Lần sau đừng thế nữa!Bác chu đáo quá, v.v. Thường có nhiều cách diễn đạt cho một tình huống, và mỗi phát ngôn có thể bị thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo người dùng. Ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ (c) là những cách diễn đạt một « ý hay », có thể là kinh nghiệm, nhận xét, lời khuyên… Chúng tồn tại như một câu hoàn chỉnh nên dễ bị phá vỡ, nhất là khi người ta muốn chơi chữ. Một ngạn ngữ có thể có hơn một phiên bản, và người ta sẽ lãng quyên những câu nào không phù hợp, đồng thời tạo ra các ngạn ngữ mới để diễn tả những ý hay mới. Thí dụ, gần đây trong tiếng Pháp có câu: Không nên đánh phụ nữ, ngay cả bằng một bông hoa (il ne faut pas battre une femme même avec une fleur). Trong tiếng Việt, bên cạnh ca dao cũ, ta có ca dao mới, ca dao kháng chiến. Nhận xét này quan trọng khi nghiên cứu sự KTGT trong ngôn ngữ, nó cho phép ta phân biệt đâu là thuộc cấu trúc của ngôn ngữ mang tính bền vững, đâu là thuộc lời nói mang tính nhất thời. Và trong bản thân các yếu tố thuộc ngôn ngữ, cũng có các cấp độ bền vững khác nhau (ngữ pháp ít thay đổi hơn từ vựng, các đơn vị tương đương với từ (a) ít thay đổi hơn phát ngôn tình huống (b) và ngạn ngữ, ca dao, tục ngữ (c). Ta có thể sơ đồ hóa như sau: Khả năng ngữ ngôn Faculté du langage Độ bền chặt Degré de figement Ngôn ngữ Langue (mang tính xã hội) Ngữ âm Phonétique Ngữ pháp Grammaire thành ngữ locution Từ vựng Lexique phát ngôn tình huống énoncé lié ngạn ngữ proverbe + -- Lời nói Parole (mang tính cá nhân) 3. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 3.1. Cách diễn đạt giống Như nói ở trên, giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ tiếng Pháp cho nên bất kỳ một cuốn ngữ pháp nào đều đề cập vấn đề này. Có cuốn đề cập rất chi tiết như Le Bon Usage grammaire francaise của Grévisse, có cuốn chọn cách trình bày vắn tắt như grammaire francaise trên mạng www.yahoo.com . Có thể tóm tắt các quan điểm lớn chi phối cách giới thiệu giống trong các sách ngữ pháp như sau: - Hầu hết đều chú trọng dạng viết, trong khi đó ngôn ngữ tồn tại trước tiên và trước hết là ở dạng nói; - Giống cái được cấu tạo từ giống đực; - Trước hết đưa ra một quy tắc chung kèm theo thí dụ; - Phần tiếp theo là các ngoại lệ của quy tắc chung, trong ngoại lệ lại có ngoại lệ. Để minh họa, chúng tôi xin trích dưới đây phần trình bày giống cái trong grammaire francaise trên mạng www.yahoo.com: LE FÉMININ DES NOMS La règle générale: 1) NOM masculin + –E = NOM féminin   un étudiant–une étudiante 2)  –er, –ier   =>   –ère, –ière                un étranger–une étrangère                               un écolier–une écolière            3) –f   =>  –ve                                              un veuf–une veuve 4) –et =>  –ette                                            un cadet–une cadette 5) –x  =>  –se                                               un époux–une épouse 6) –en, –ien, –on   =>    –enne, –ienne, –onne   un patron–une patronne             un musicien–une musicienne 7) –in, –ain, –an    =>     –ine, –aine, –ane     un voisin–une voisine                    un Roumain–une Roumaine                                                                        un Persan–une Persane       Mais ! un paysan–une paysanne 8) –eur   =>    –euse                                       un vendeur–une vendeuse un acheteur–une acheteuse 9) –teur  =>  –trice                                        un directeur–une directrice 10) –e =>  –e                                                 un artiste –une artiste,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDetai3PhanvietFF.doc
  • docDetai3TomtatFF.doc
  • docDetai3TomTatTiengAnhBieu.doc
Luận văn liên quan