Ngày nay, công tác bảo vệmôi trường đã trởthành một nhiệm vụchiến lược
có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu không chỉmột địa phương,
một quốc gia hay một khu vực mà của cảcộng đồng thếgiới. Bảo vệmôi trường đã
trởthành một vấn đềcấp thiết mang tính toàn cầu.
ỞViệt Nam, công tác điều tra, đánh giá các mỏquặng phóng xạ đã được tiến
ngay khi ngành địa chất ra đời. Đến nay, nhiều mỏphóng xạ, mỏcó chứa phóng xạ,
các phân vị địa chất chứa phóng xạ đã được phát hiện, chúng phân bố ởnhiều nơi
trên phạm vi cảnước. Chính các đối tượng này tiềm ẩn nguy cơô nhiễm môi trường
phóng xạtựnhiên.
Cùng với công tác tìm kiếm, đánh giá, thăm dò các nguồn tài nguyên-khoáng
sản, công tác nghiên cứu môi trường phóng xạthời gian qua cũng được triển khai ở
một sốmỏcó nguy cơô nhiễm môi trường phóng xạ, phục vụquy hoạch và phát
triển bền vững nền kinh tế, bảo vệsức khỏe cộng đồng. Công tác đánh giá môi
trường phóng xạbước đầu đã phát hiện nhiều khu vực, nhiều diện tích trên phạm vi
cảnước có nguy cơô nhiễm môi trường phóng xạ. Các khu vực này cần được đánh
giá chi tiết, làm rõ quy mô, mức độvà khoanh vùng ô nhiễm một cách cụthể, để
các cấp chính quyền địa phương có cơsởquy hoạch và phát triển kinh tế, các cấp
quản lý đềxuất cách chính sách xã hội hợp lý, nâng cao chất lượng sống và phát
triển bền vững đất nước.
125 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các nguồn phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm phóng xạ tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ HIÊM
----------[]--------
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH MỨC
ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NGUỒN
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC VÙNG Ô
NHIỄM PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
7650
02/02/2010
HÀ NỘI – 2009
CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ HIÊM
----------[]--------
Tác giả:
ThS. Nguyễn Văn Nam
ThS. Bùi Tất Hợp
KS. Nguyễn Quang Vinh
KS. Nguyễn Thái Sơn
BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHCN CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH MỨC
ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC NGUỒN
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ĐỂ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
CÔNG NGHỆ ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT CÁC VÙNG Ô
NHIỄM PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
LIÊN ĐOÀN ĐỊA CHẤT XẠ HIẾM
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS. Nguyễn Văn Nam
HÀ NỘI - 2009
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
PHẦN I: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC
NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ..........................................................5
CHƯƠNG 1: NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG..................
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ..................................................................5
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa và mối liên hệ giữa các
đại lượng đo lường bức xạ tự nhiên.............................................................5
1.2. Đặc điểm phân bố các nguyên tố phóng xạ trong môi trường
tự nhiên ......................................................................................................10
1.3. Khái quát về môi trường phóng xạ tự nhiên ..............................................15
1.4. Các thành phần, đối tượng nghiên cứu trong đánh giá chi tiết
môi trường phóng xạ tự nhiên ...................................................................18
1.5. Tình hình nghiên cứu môi trường phóng xạ trên thế giới
và trong nước .............................................................................................20
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔ HÌNH ĐẶC
TRƯNG CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VIỆT NAM ..27
2.1. Các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phóng xạ
tự nhiên .....................................................................................................28
2.2. Đặc điểm phân bố các nguồn phóng xạ tự nhiên trên lãnh thổ
Việt Nam....................................................................................................36
2.3. Mô hình đặc trưng các nguồn phóng xạ tự nhiên ở Việt Nam 41
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ TRÊN MỘT SỐ
NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ĐIỂN HÌNH VIỆT NAM.....56
3.1. Đặc điểm suất liều gamma và liều chiếu ngoài trên một số nguồn
phóng xạ tự nhiên ......................................................................................56
3.2. Đặc điểm phân bố nồng độ khí phóng xạ ..................................................61
3.3. Đặc điểm các nhân phóng xạ trong môi trường sống ................................64
3.4. Sự thay đổi các thành phần môi trường phóng xạ theo không gian ..........72
3.5.Sự thay đổi các thành phần môi trường theo thời gian
3.6. Đặc điểm liều tương đương bức xạ trên một số nguồn phóng xạ tự nhiên78
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT .........
MÔI TRƯỜNG CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ..................................84
4.1. Đối tượng, tỷ lệ, mạng lưới trong đánh giá chi tiết môi trường
các nguồn phóng xạ tự nhiên .....................................................................84
4.2. Hệ phương pháp đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên
ngoài thực địa.............................................................................................87
4.3. Phương pháp tính toán, xử lý tài liệu trong phòng ....................................90
2
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VÙNG Ô NHIỄM CỦA MỘT SỐ
NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN ...................................95
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT MÔI TRƯỜNG PHÓNG XẠ
TRÊN MỘT SỐ NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM.............................................................95
5.1. Đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên
ở Đông Cửu - Thanh Sơn - Phú Thọ.........................................................95
5.2. Đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ tự nhiên
ở Đông Pao - Lai Châu. ...........................................................................104
5.3. Đánh giá môi trường phóng xạ tự nhiên
ở Bình Đường - Cao Bằng. ......................................................................104
CHƯƠNG 6: TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHI PHÍ ĐỀ TÀI........................115
6.1. Khối lượng và kinh phí thực hiện ............................................................115
6.2. Tổ chức thực hiện ....................................................................................117
6.3. Sản phẩm của đề tài .................................................................................118
KẾT LUẬN ............................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................121
3
MỞ ĐẦU
Ngày nay, công tác bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ chiến lược
có tầm quan trọng đặc biệt, là mối quan tâm hàng đầu không chỉ một địa phương,
một quốc gia hay một khu vực mà của cả cộng đồng thế giới. Bảo vệ môi trường đã
trở thành một vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.
Ở Việt Nam, công tác điều tra, đánh giá các mỏ quặng phóng xạ đã được tiến
ngay khi ngành địa chất ra đời. Đến nay, nhiều mỏ phóng xạ, mỏ có chứa phóng xạ,
các phân vị địa chất chứa phóng xạ đã được phát hiện, chúng phân bố ở nhiều nơi
trên phạm vi cả nước. Chính các đối tượng này tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường
phóng xạ tự nhiên.
Cùng với công tác tìm kiếm, đánh giá, thăm dò các nguồn tài nguyên-khoáng
sản, công tác nghiên cứu môi trường phóng xạ thời gian qua cũng được triển khai ở
một số mỏ có nguy cơ ô nhiễm môi trường phóng xạ, phục vụ quy hoạch và phát
triển bền vững nền kinh tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Công tác đánh giá môi
trường phóng xạ bước đầu đã phát hiện nhiều khu vực, nhiều diện tích trên phạm vi
cả nước có nguy cơ ô nhiễm môi trường phóng xạ. Các khu vực này cần được đánh
giá chi tiết, làm rõ quy mô, mức độ và khoanh vùng ô nhiễm một cách cụ thể, để
các cấp chính quyền địa phương có cơ sở quy hoạch và phát triển kinh tế, các cấp
quản lý đề xuất cách chính sách xã hội hợp lý, nâng cao chất lượng sống và phát
triển bền vững đất nước.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các hoạt
động xây dựng, san lấp, giải phóng mặt bằng, khai thác khoáng sản đang diễn ra ở
nhiều nơi; đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải nắm bắt được những khu
vực, những vùng có nguy cơ ô nhiễm phóng xạ cũng như mức độ và khả năng ảnh
hưởng của chúng ở địa phương mình để quy hoạch phát triển nền kinh tế. Mặt khác,
công tác nghiên cứu môi trường phóng xạ tự nhiên đến nay chưa có quy trình đo vẽ
chi tiết. Nhiều đơn vị tham gia nghiên cứu môi trường đều dựa trên các kinh
nghiệm, khả năng và trang thiết bị hiện có để đánh giá, xem xét dẫn đến các kết quả
nghiên cứu không đồng bộ, thiếu tính thống nhất, hiệu quả nghiên cứu chưa cao.
4
Chính vì vậy, ngày 10 tháng 4 năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
cho phép Liên đoàn Địa chất xạ hiếm thực hiện đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu
cơ sở khoa học xác định mức độ ô nhiễm môi trường của các nguồn phóng xạ tự
nhiên để xây dựng quy trình công nghệ đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm phóng
xạ tự nhiên”. Nhằm xác lập các luận cứ khoa học và thực tiễn xác định mức độ ô
nhiễm phóng xạ tự nhiên để xây dựng quy trình đánh giá chi tiết các vùng ô nhiễm
phóng xạ.
Cấu trúc báo cáo, ngoài phần mở đầu, kết luận gồm 6 chương chia làm 2
phần:
Phần I: CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Chương 1: Nguồn phóng xạ tự nhiên và môi trường phóng xạ tự nhiên.
Chương 2: Khái quát đặc điểm địa chất các nguồn phóng xạ tự nhiên Việt Nam.
Chương 3: Đặc điểm môi trường phóng xạ trên các nguồn phóng xạ tự nhiên Việt
Nam.
Chương 4: Hệ phương pháp đánh giá chi tiết môi trường các nguồn phóng xạ tự
nhiên Việt Nam.
Phần II: ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT VÙNG Ô NHIỄM CỦA MỘT SỐ NGUỒN
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Chương 5: Đánh giá chi tiết môi trường phóng xạ trên một số nguồn phóng xạ tự
nhiên điển hình ở Việt Nam.
Chương 6: Tổ chức thi công và chi phí.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tập thể tác giả đã nhận được sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban lãnh đạo Liên đoàn, sự đóng góp ý kiến quý báu của các nhà khoa học
trong và ngoài Liên đoàn. Để hoàn thành báo cáo, ngoài việc thu thập, kiểm chứng
đối sánh thực tế với các kiểu nguồn phóng xạ tự nhiên ở thực địa, tập thể tác giả đã
thu thập, xử lý, tổng hợp một khối lượng đáng kể các tài liệu địa chất, môi trường
đã được lưu trữ nhiều năm qua trong Liên đoàn. Nhân dịp này, tập thể tác giả xin
chân thành cảm ơn tới các nhà địa chất đi trước đã cho phép tập thể tác giả kế thừa
các tài liệu quý để xây dựng và hoàn thiện báo cáo này.
5
Phần I: CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG CỦA CÁC NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
Chương 1
NGUỒN PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN
1.1. Một số khái niệm, định nghĩa và mối liên hệ giữa các đại lượng đo lường bức
xạ tự nhiên
1.1.1. Khái niệm về nguồn phóng xạ tự nhiên
Nguồn phóng xạ được chia thành hai loại, gồm: nguồn phóng xạ tự nhiên
(Natural radioactive source) và nguồn phóng xạ nhân tạo (Artificial radioactive
source). Nguồn phóng xạ tự nhiên, mà người ta thường gọi là phông phóng xạ tự
nhiên bao gồm các đồng vị phóng xạ có mặt trong trái đất, trong nước và trong bầu
khí quyển. Nguồn phóng xạ nhân tạo do con người chế tạo ra bằng cách chiếu các
chất trong lò phản ứng hạt nhân hay các máy gia tốc.
1.1.2. Khái niệm phông bức xạ tự nhiên
Nghị định số 50/1998/NĐ-CP Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã quy định:
“Phông bức xạ tự nhiên là những bức xạ có nguồn gốc tự nhiên (như bức xạ
từ vũ trụ, từ các hạt nhân phóng xạ tự nhiên có trong đất đá, không khí, nước, cơ thể
con người và sinh vật, vật liệu )”.
Hiện nay, các đơn vị chính được sử dụng trong đo lường bức xạ là hoạt độ,
liều hấp thụ, liều tương đương, liều hiệu dụng và liều chiếu. Sau đây là định nghĩa
và mối liên hệ giữa các đại lượng này.
1.1.3. Một số đơn vị sử dụng trong đo lường bức xạ tự nhiên và mối liên hệ giữa
chúng
1.1.3.1. Một số đơn vị sử dụng trong đo lường bức xạ tự nhiên
1. Hoạt độ phóng xạ (radioactivity)
Hoạt độ phóng xạ là số phân rã của nguồn phóng xạ trong một đơn vị thời
gian.
dt
dNa −= (1.1)
6
Trong đó: N là số hạt nhân chưa bị phân rã tính theo công thức: N= N0e-λt
Như vậy: a = λN = λN0e-λt (1.2)
Đơn vị đo hoạt độ phóng xạ trong hệ SI là Becquerel (ký hiệu là Bq).
1 Bq là 1 phân rã trong 1 giây.
Hoạt độ riêng (specific activity) là hoạt độ phóng xạ của một đơn vị nguồn
phóng xạ. Đơn vị thường dùng là Bq/kg (thường dùng đối với nguồn dạng rắn),
Bq/m3 (thường dùng với nguồn dạng lỏng hay khí).
2. Liều hấp thụ (Absorbed dose)
Tác hại của bức xạ lên cơ thể phụ thuộc vào sự hấp thụ năng lượng của bức
xạ và gần đúng tỷ lệ với nồng độ năng lượng hấp thụ trong mô sinh học. Do đó đơn
vị cơ bản của liều bức xạ được biểu diễn qua năng lượng hấp thụ trên một đơn vị
khối lượng của mô. Khái niệm liều hấp thụ không chỉ dùng cho đối tượng sinh học
mà dùng cho một môi trường vật chất bất kỳ. Do vậy, nó được định nghĩa như sau:
Liều hấp thụ D là tỷ số giữa năng lượng trung bình εd mà bức xạ truyền
cho vật chất trong yếu tố thể tích và khối lượng vật chất dm của thể tích đó.
D =
dm
dε ( 1.3)
Đơn vị liều hấp thụ trong hệ SI là Gray (ký hiệu là Gy).
1Gy =1J/kg.
Đơn vị ngoài hệ SI là rad (radiation absorbed dose).
1rad = 0,01Gy.
Suất liều hấp thụ D* là liều hấp thụ tính cho một đơn vị thời gian. Đơn vị
suất liều hấp thụ trong hệ SI là Gy/s, ngoài ra còn dùng rad/s hay rad/h.
3. Liều tương đương
Tác dụng sinh học của các loại bức xạ khác nhau là khác nhau. Đó là do sự
khác nhau về độ mất mát năng lượng trên 1 đơn vị đường đi của các loại bức xạ
khác nhau và 1Gy của hạt alpha cho hiệu ứng sinh học lớn hơn 20 lần so với 1Gy
của bức xạ gamma.
7
Liều hấp thụ tương đương hay liều tương đương H là đại lượng để đánh giá
mức độ nguy hiểm của các loại bức xạ, bằng tích của liều hấp thụ D với hệ số chất
lượng (Quality Factor) đối với các loại bức xạ, được ký hiệu là QF. Ủy ban Quốc tế
về bảo vệ bức xạ ICRP (International Commission on Radiation Protection) đặt lại
tên hệ số chất lượng là trọng số bức xạ (Radiation Weighting Factor) và ký hiệu là
WR. Tức là:
H = D. WR (1.4)
Đơn vị dùng trong hệ SI là Sievert (ký hiệu là Sv).
1Sv = 1Gy x WR. (1.5)
Đơn vị ngoài hệ SI là rem:
1rem = 1rad x WR (1.6)
1Sv= 100 rem hay 1 rem = 0,01 Sv
Bảng 1.1. Hệ số chất lượng QF và trọng số bức xạ WR với một số loại bức xạ
Loại bức xạ Năng lượng bức xạ Giá trị
QF
Giá trị
WR
Tia X, gamma, beta Bất kỳ 1 1
Hạt neutron
0,025 eV 2 5
0,01 MeV 2,5 10
0,1 MeV 7,5 10
0,5 MeV 11 20
> 0,1 MeV - 2 MeV 20
Neutron nhiệt
> 2 MeV - 20 MeV 5
Proton Năng lượng cao 10 5
Hạt alpha, mảnh vỡ phân hạch, hạt
nhân nặng
Không rõ 20 20
4. Liều chiếu (Exposure dose)
Liều chiếu cho biết khả năng ion hóa không khí của bức xạ tại một vị trí nào
đó. Liều chiếu X là tỷ số giữa giá trị tuyệt đối tổng điện tích dQ của tất cả các ion
cùng dấu được tạo ra trong một thể tích nguyên tố của không khí, khi tất cả các
8
electron và positron thứ cấp do các gamma tạo ra bị hãm hoàn toàn trong thể tích
không khí đó và khối lượng dm của thể tích nguyên tố không khí đó.
dm
dQX = (1.7)
Đơn vị liều chiếu trong hệ SI là C/kg. Đơn vị ngoài hệ SI là Roentgen (ký
hiệu là R).
1R = 2,58.10-4 C/kg. (1.8)
Suất liều chiếu X* là liều chiếu trong một đơn vị thời gian. Đơn vị suất liều
chiếu trong hệ SI là C/kg/s.
Đơn vị ngoài hệ SI thường dùng là R/h hay mR/h.
1.1.3.2. Mối liên hệ giữa các đại lượng đo lường bức xạ tự nhiên
1. Liên hệ giữa hoạt độ phóng xạ với khối lượng vật chất phóng xạ
Hoạt độ phóng xạ a ở công thức (1.1) được tính theo số hạt nhân phóng xạ N.
Số hạt nhân lại được xác định qua khối lượng m chất phóng xạ theo công thức dưới
đây:
m
A
NN A= (1.9)
Trong đó: NA là số Avogadro = 6,02.1023; A là phân tử gamma, tính theo
đơn vị g/mole; m là khối lượng tính theo gam.
Thay N vào công thức trên ta có ta được công thức tính hoạt độ phóng xạ theo
khối lượng của nó như sau:
m
AT
N
T
Na
2/1
23
2/1
10.02,6693,0693,0 ×=== λ Bq hay (1.10)
m
AT
a
2/1
2310.17,4= Bq (m tính theo đơn vị là gam) hay (1.11)
m
AT
a
2/1
1310.13,1= Ci (m tính theo g và T1/2 tính theo giây) (1.12)
Từ các công thức nêu trên, công thức dưới đây thường sử dụng để tính khối
lượng chất phóng xạ khi biết hoạt độ của chúng:
m = 8,85.10-14 aAT1/2 (T1/2 tính bằng giây và a tính bằng Ci). (1.13)
9
m = 2,4. 10-24 aAT1/2 (T1/2 tính theo giây và a tính theo Bq). (1.14)
2. Liên hệ giữa liều chiếu và liều tương đương
Như đã trình bày ở trên, liều chiếu X cho biết khả năng ion hóa không khí
của bức xạ, tức là mức độ năng lượng mà không khí hấp thụ để tạo ra số cặp ion nào
đó. Mặt khác, liều hấp thụ D là năng lượng mà bức xạ truyền cho một đơn vị khối
lượng vật chất, hay liều tương đương H là năng lượng mà bức xạ truyền cho một
đơn vị khối lượng mô sinh học. Do tương tác của bức xạ với vật chất chủ yếu gây ra
hiệu ứng ion hóa nên độ mất mát năng lượng của bức xạ gần đúng tỷ lệ với nồng độ
electron trong vật chất.
Với lý do đó mà: Liều chiếu 1R thường được coi tương đương với liều hấp
thụ 1 rad và đơn vị 1R được sử dụng với ý nghĩa 1 rad.
Như vậy có thể viết một cách gần đúng mối quan hệ giữa liều chiếu và liều
hấp thụ: 1R = 1 rad = 0,01 Gy và mối liên hệ giữa liều chiếu và liều tương đương
như sau:
1Sv = 100 rem = 100 x 1rad x WR = 100 x 1R x WR (1.15a)
Suất liều tương đương liên hệ với suất liều chiếu như sau:
1Sv/s=100 x WR x R/s (1.15b)
Đối với tia X, tia gamma và tia beta có trọng số WR = 1 thì
1Sv = 1Gy = 100 rem = 100 rad = 100R hay
1R=1 rad = 1rem = 0,01 Gy = 0,01 Sv
Và
1Sv/s = 1Gy/s = 100 rem/s = 100 rad/s = 100R/s hay (1.16)
1R/s = 1 rad/s = 1rem/s = 0,01 Gy/s = 0,01 Sv/s.
Trong thực tế, các máy đo liều bức xạ thường sử dụng các thang đo là mR/h
và µR/h. Ta có thể suy ra từ công thức (1.16) sự tương đương từ 2 đơn vị này như
sau:
1µSv/h = 0,1 mR/h hay 1mR/h = 10 µSv/h (1.17)
3. Liên hệ giữa suất liều chiếu và hoạt độ phóng xạ của nguồn
10
Nguồn phóng xạ có hoạt độ a (đơn vị Ci) thì suất liều chiếu X* (đơn vị R/h)
tại một vị trí cách nguồn phóng xạ một khoảng r (đơn vị là mét) tuân theo công
thức:
2* r
aK
X γ= (1.18)
Trong đó Kγ là hệ số có thứ nguyên R x m2/(h x Ci) được xác định đối với
từng đồng vị phóng xạ. Bảng 1.2 dưới đây nêu hệ số Kγ của một số đồng vị phóng
xạ phát gamma.
Suất liều tương đương được xác định qua suất liều chiếu theo công thức
(1.16) nên ta có:
RR Wr
aK
WXH 201,0*01,0*
γ=×=
Bảng 1.2: Hệ số Kγ đối với một số đồng vị phóng xạ phát gamma
Đồng vị
phóng xạ
Thời gian bán rã Năng lượng tia gamma
(MeV)
Kγ
(R x m2/(h x Ci)
60Co 5,27 năm 1,174; 1,332 1,32
137Cs 30 năm 0,661 0,33
131I 8,08 ngày 0,08; 0,284; 0,364; 0,722 0,22
22Na 2,58 năm 0,511; 1,275 1,20
51Cr 27,8 ngày 0,325; 0,65 0,016
65Zn 245 ngày 0,511; 1,12 0,27
75Se 127 ngày 0,066-0,572 0,19
82Br 1,5 ngày 0,554-1,91 1,45
124Sb 60,9 ngày 0,609-2,088 0,97
226Ra 1620 năm 0,825
1.2. Đặc điểm phân bố các nguyên tố phóng xạ trong môi trường tự nhiên
1.2.1. Các nhân phóng xạ trong vỏ trái đất
Nguồn phóng xạ tự nhiên trên trái đất gồm các nhân phóng xạ tồn tại cả
trước và trong khi trái đất được hình thành. Năm 1896 nhà bác học người Pháp
Becqueral phát hiện ra chất phóng xạ tự nhiên, đó là uranium. Đến nay người ta đã
11
biết các chất phóng xạ trên trái đất gồm các nguyên tố uranium, thorium và các con
cháu của chúng tạo nên ba họ phóng xạ cơ bản là họ thorium (Th232), uranium (U238)
và actinium (U235). Tất cả các thành viên của các họ này đều là các đồng vị phóng
xạ, trừ thành viên cuối cùng ở mỗi họ.
Ba họ phóng xạ tự nhiên có đặc điểm chung là thành viên thứ nhất là đồng
vị phóng xạ sống lâu, với thời gian bán rã được đo theo các đơn vị địa chất.
Đặc điểm chung thứ hai của ba họ phóng xạ tự nhiên là mỗi họ đều có một
thành viên dưới dạng khí phóng xạ, chúng là các đồng vị khác nhau của nguyên tố
radon. Trong họ uranium, khí 86Rn222 được gọi là radon; trong họ thorium, khí
86Rn220 được gọi là thoron; trong họ actinium, khí 86Rn219 được gọi là actinon. Trong
họ phóng xạ nhân tạo neptunium không có thành viên khí phóng xạ.
Trong 3 loại khí phóng xạ nêu trên thì radon đóng vai trò quan trọng nhất vì
nó có thời gian bán rã là 3,825 ngày, lớn hơn nhiều so với chu kỳ bán rã của thoron
(52 giây) và actinon (3,92 giây). Khí radon từ trong trái đất khuếch tán vào không
khí và các con cháu radon phóng xạ thường ở dạng rắn trong các điều kiện thông
thường, bám vào các hạt bụi khí quyển. Về phương diện an toàn bức xạ, sự chiếu
ngoài của radon và con cháu của nó không tác hại bằng sự chiếu trong cơ thể khi
con người hít thở bụi có các nhân phóng xạ bám vào vì chúng là các nhân phát xạ
alpha. Nồng độ radon trong không khí phụ thuộc vào hàm lượng các chất phóng xạ
có trong đất đá. Hình 1.1 dưới đây nêu các đồng vị phóng xạ và chu kỳ bán rã của
mỗi họ phóng xạ trong tự nhiên.
Đặc điểm thứ 3 của ba họ phóng xạ tự nhiên là sản phẩm cuối cùng trong
mỗi họ đều là chì: Pb206 trong họ uranium, Pb207 trong họ actinium và Pb208
trong họ thorium, trong khi t