Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, sau khi phân giới cắm mốc, tuyến đường tuần tra biên giới (TTBG)
được hình thành. Ở Tây Nguyên, tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk
và Đăk Nông. Từ năm 2008 đến nay, 3/4 tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đã tiến hành xây dựng đường TTBG.
Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lại, không thể
không xem xét các tác động của nó đến hệ sinh thái – xã hội và môi trường
tự nhiên. Các tác động này là tương đối lớn và rõ rệt, như: việc mở đường
làm chia cắt, phân mảnh môi trường, ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, làm
suy giảm loài thực vật, động vật quí hiếm, tạo điều kiện cho lâm tặc vào
phá rừng. và các yếu tố kinh tế - xã hội khu vực cũng thay đổi đáng kể.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, với quan điểm tiếp cận dựa trên
HST luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần
tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên” được
nghiên cứu.
27 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần tra biên giới tới hệ sinh thái – Xã hội ở khu vực Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
PHẠM HOÀI NAM
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA
TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
TỚI HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, năm 2015
Công trình được hoàn thành tại: Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TSKH. Trương Quang Học
2. PGS.TS. Trần Văn Chung
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận
án tiến sĩ, họp tại:
vào hồi .. giờ .. ngày tháng . năm 2015.
Có thể tìm luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG HN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, sau khi phân giới cắm mốc, tuyến đường tuần tra biên giới (TTBG)
được hình thành. Ở Tây Nguyên, tuyến đường sẽ cắt xuyên rừng, khu bảo
tồn thiên nhiên (KBTTN) trên địa bàn 4 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk
và Đăk Nông. Từ năm 2008 đến nay, 3/4 tỉnh biên giới ở Tây Nguyên là
Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đã tiến hành xây dựng đường TTBG.
Ngoài ý nghĩa to lớn mà tuyến đường TTBG mang lại, không thể
không xem xét các tác động của nó đến hệ sinh thái – xã hội và môi trường
tự nhiên. Các tác động này là tương đối lớn và rõ rệt, như: việc mở đường
làm chia cắt, phân mảnh môi trường, ảnh hưởng đến rừng phòng hộ, làm
suy giảm loài thực vật, động vật quí hiếm, tạo điều kiện cho lâm tặc vào
phá rừng... và các yếu tố kinh tế - xã hội khu vực cũng thay đổi đáng kể.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, với quan điểm tiếp cận dựa trên
HST luận án “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường tuần
tra biên giới tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực Tây Nguyên” được
nghiên cứu.
2. Mục tiêu của luận án
i) Đánh giá được các ảnh hưởng đến hệ sinh thái – xã hội do sự hình
thành và hoạt động của tuyến đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây
Nguyên.
ii) Đề xuất được giải pháp quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu
vực biên giới ở Tây Nguyên hướng tới phát triển bền vững.
3. Nội dung của luận án
i) Tìm hiểu sự hình thành và qui mô của tuyến đường TTBG ở khu
vực Tây Nguyên;
ii) Nghiên cứu các nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc
trưng của hệ sinh thái – xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên.
iii) Đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng của tuyến đường TTBG
đến các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới Tây
Nguyên.
iv) Đề xuất biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên trên khu vực
tuyến đường TTBG Tây Nguyên nhằm hướng tới phát triển bền vững.
4. Điểm mới của luận án
i) Bước đầu sử dụng khái niệm hệ sinh thái – xã hội trong nghiên cứu
phát triển bền vững áp dụng cho khu vực tuyến đường TTBG ở Tây
Nguyên.
ii) Đánh giá sự thay đổi của các hợp phần hệ sinh thái – xã hội do tác
động của các hoạt động trực tiếp, gián tiếp của con người và thi công tuyến
đường TTBG ở khu vực biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên.
2
iii) Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng tại khu
vực nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong việc đánh giá ảnh
hưởng của tuyến đường TTBG tới hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới
Tây Nguyên. Bước đầu sử dụng khái niệm hệ sinh thái – xã hội trong
nghiên cứu phát triển bền vững ở Tây Nguyên.
Luận án cũng đưa ra các biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý tài
nguyên, đề xuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng, góp phần
bảo tồn dạng sinh học hướng tới phát triển bền vững.
6. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 142 trang: Phần mở đầu, 4 chương nội dung, kết
luận và tài liệu tham khảo. Trong đó, Chương 1- Tổng quan về vấn đề
nghiên cứu (33 trang); Chương 2- Đối tượng, phạm vi và phương pháp
nghiên cứu (13 trang); Chương 3- Đặc trưng tự nhiên, kinh tế xã hội ở khu
vực biên giới Tây Nguyên và khái quát về tuyến đường TTBG (24 trang);
Chương 4- Đánh giá ảnh hưởng của tuyến đường TTBG ở Tây Nguyên
đến hệ sinh thái – xã hội và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng tài
nguyên (65 trang).
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
Hệ sinh thái nhân văn (Human ecosystem) là tổng hòa của hai hệ
thống, hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội trong sự tương tác lẫn nhau ở
một khu vực nhất định. Theo đó, hình thành một khoa học liên ngành -
Sinh thái học nhân văn và các chuyên ngành của nó (Sinh thái học chính
trị; Sinh thái học xã hội) [19, 28].
Hệ sinh thái – xã hội (Socio-Ecological system) là một biến thể của
hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố thể chế và được định nghĩa khái
quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lý -
Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ
thống phức tạp nhất, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc
trưng khác nhau được nhấn mạnh [19, 28, 30].
Cộng đồng là một nhóm người có những đặc điểm thái độ, cách ứng
xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống
trong một bối cảnh tự nhiên, kinh tế - xã hội xác định. Hay nói một cách
khác, cộng đồng được xác định là tất cả đồng bào các dân tộc đang sinh
sống trong một khu vực địa lý nhất định [60, 98, 111].
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng làm trọng
tâm trong việc quản lý tài nguyên.
3
1.1.2. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Luận án xác định các vấn đề nghiên cứu chính là tập trung vào phân
tích, đánh giá các ảnh hưởng đến hợp phần của hệ sinh thái – xã hội do
việc xây dựng tuyến đường TTBG ở Tây Nguyên, trong đó tập trung vào
các tác động tới hệ tự nhiên, hệ xã hội và mối tương tác giữa tự nhiên và
xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hướng tới phát triển bền vững tại khu vực biên giới Tây Nguyên. Khung lý
thuyết nhấn mạnh tính hệ thống, liên ngành trong nghiên cứu sự thay đổi
các hợp phần của hệ sinh thái – xã hội khu vực biên giới Tây Nguyên, đề
xuất các giải pháp quản lý tài nguyên.
Hình 1.1. Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu
Nguồn: Phạm Hoài Nam.
1.1.3. Tính hệ thống, liên ngành trong đánh giá anh hưởng của giao
thông đường bộ tới hệ sinh thái - xã hội
Việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng sự tương tác giữa hệ tự nhiên và
hệ xã hội được đặt trong một sự liên kết mang tính hệ thống của nhiều
ngành khoa học khác nhau. Trên quan điểm tiếp cận dựa trên HST, liên
ngành, nghiên cứu ảnh hưởng tới hệ sinh thái – xã hội do tác động của giao
thông đường bộ được chia ra 4 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Ảnh hưởng của
phát triển giao thông tới hệ tự nhiên; (ii) Ảnh hưởng của giao thông đường
BỐI CẢNH
BĐKH
Xây dựng tuyến đường
TTBG Tây Nguyên
HỆ SINH THÁI – XÃ HỘI
KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN
- Tài nguyên sinh học
- Tài nguyên nước
- Tài nguyên đất
- Tài nguyên khoáng
sản
- Tài nguyên khí hậu
- Cộng đồng
- Văn hóa
- Cơ sở hạ tầng
- KT – XH
- AN - QP
Thể chế và Công nghệ
trong quản lý tài nguyên
Hệ sinh thái Hệ xã hội
ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG
Suy giảm ĐDSH
- Phân mảnh môi
trường
- Mất loài
ĐÁNH GIÁ ẢNH
HƯỞNG
- Dân số & sinh kế
- QL tài nguyên
- Văn hóa
- AN - QP
Trực tiếp Gián tiếp
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
4
bộ tới hệ xã hội; (iii) Mối tương tác giữa hệ tự nhiên và hệ xã hội trong
phát triển giao thông; (iv) Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên dựa vào
cộng đồng tại khu vực theo định hướng phát triển bền vững.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.2.1.1. Hệ sinh thái - xã hội
Trong những năm gần đây tại Mỹ và Châu Âu, phát triển khái niệm
Hệ sinh thái – xã hội (Social – Ecological System). Đi tiên phong trong
nghiên cứu này là giáo sư Elinor Ostrom (Đại học Indiana, Đại học Tổng
hợp bang Arizona, Hoa Kỳ). Theo Ostrom, một hệ thống sinh thái – xã hội
là một hệ sinh thái bị ảnh hưởng và liên kết chặt chẽ với ít nhất một hệ
thống xã hội. Ở Châu Âu, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nghiên cứu hệ
sinh thái – xã hội là các nghiên cứu tiên phong, vượt qua sự phân biệt về
truyền thống nghiên cứu cơ bản và ứng dụng [97]. Như vậy, Hệ sinh thái –
xã hội là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật lý -
Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ
thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc độ và phạm vi nghiên cứu mà
các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh [76, 88, 93, 97, 102].
1.2.1.2. Ảnh hưởng của giao thông đường bộ đến các hệ sinh thái, tài
nguyên môi trường
Tác động đến môi trường của việc xây dựng đường giao thông là rất
lớn, những ảnh hưởng này vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, kéo dài cả về mặt
không gian và thời gian. Các tác động đường bộ tập trung vào sự phân
mảnh, suy thoái và mất môi trường sống ảnh hưởng đến sự phong phú của
động vật, bảo tồn nguồn gen; Ô nhiễm trong thi công và vận hành của
tuyến đường.
Các nghiên cứu nước ngoài về việc đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh
thái – xã hội cũng chưa được đề cập nhiều hoặc phân tách riêng rẽ, hầu hết
được lồng ghép trong các nghiên cứu chung của giao thông đến HST. Một
số điểm chưa phù hợp với Việt Nam như: Chuyển đổi mục đích sử dụng
đất, mất đất nông, lâm nghiệp; Giải phóng mặt bằng, di dời – tái định cư;
Biến động dân số, đô thị hoá; Mất tài nguyên rừng nguyên sinh;Tác động
tới An ninh – Quốc phòng.
1.2.1.3. Vai trò của đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đánh giá môi
trường chiến lược (ĐMC) và quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trong
phát triển giao thông đường bộ
Ở Australia, bắt buộc các tuyến đường phải có ĐMC, trong đó đặc
biệt chú trọng đến vấn đề môi trường xã hội trong thiết kế thi công, qui
hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên [81]. Tuy nhiên, ĐMC không thay
thế hay giảm vai trò của ĐTM; tại cấp độ dự án, nó giúp tổ chức hiệu quả
hơn tập hợp các vấn đề môi trường (kể cả đa dạng sinh học) trong phạm vi
5
chiến lược và ngay thời điểm ban đầu trong quá trình ra quyết định (CBD,
2004).
Quản lý dựa vào cộng đồng là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực
hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng,
trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc
đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng
là “một cách tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quản lý tài
nguyên thiên nhiên tại địa phương” (Vandergeest, 2006) [111].
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu về hệ sinh thái – xã hội ở Việt Nam
Khoa học sinh thái nhân văn được Lê Trọng Cúc và A. Terry Rambo
đưa vào Việt Nam từ những năm 1990. Theo các ông, “sinh thái nhân văn
là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và môi
trường”, khái niệm này dựa trên nguyên tắc “quan hệ có hệ thống giữa xã
hội loài người (hệ thống xã hội) và môi trường tự nhiên (hệ sinh thái)”
[19, 38].
Nguyễn Thế Thôn (2002) cho rằng “Hệ sinh thái nhân văn là tổng thể
của hai hệ thống, bao gồm hệ thống con người và kinh tế xã hội của nó
cùng các sinh vật thuộc quần xã nhân văn và hệ thống môi trường sinh thái
(môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái nhân tạo) mà hai hệ
thống đó tác động qua lại với nhau trong sự thống nhất tương hỗ của tự
nhiên và xã hội”.
Theo Trương Quang Học (2013), hệ sinh thái – xã hội là một biến thể
của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được
định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị
Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo.
1.2.2.2. Các ảnh hưởng của phát triển giao thông đường bộ tới tài nguyên
môi trường ở và khu vực nghiên cứu
Năm 2008, Viện Qui hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ NN& PTNT)
đã điều tra đánh giá mức độ suy thoái của hệ sinh thái dọc hai bên đường
Hồ Chí Minh, cắt qua một số huyện biên giới và các khu bảo tồn ở Tây
Nguyên. Năm 2010, Viện Địa lý – Viện KH&CN Việt Nam đã nghiên cứu
đề xuất mô hình thích hợp để quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường tuyến
đường Hồ Chí Minh, có đề cập đến một số huyện biên giới Tây Nguyên
[70]. Năm 2007, BQP lập báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án
phát triển đường TTBG, trong đó có khu vực Tây Nguyên.
1.2.2.3. Các nghiên cứu phát triển bền vững ở khu vực biên giới Tây
Nguyên
Năm 2004, trong nghiên cứu về Đánh giá tổng hợp tài nguyên, tự
nhiên, kinh tế xã hội nhằm đinh hướng phát triển bền vững khu vực biên
giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum (Đề tài độc lập cấp Nhà nước),
Trần Nghi và cộng sự cũng đưa ra những quan điểm phát triển bền vững
6
cho khu vực biên giới Kon Tum. Năm 2010, trong nghiên cứu về đề xuất
mô hình thích hợp để quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường truyến đường
Hồ Chí Minh, đề tài cấp Nhà nước KC.08/06-10, Trần Văn Ý và cộng sự
đã có đề xuất mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên cho xã Tâm
Thắng, huyện Cư Jút, Đăk Nông, huyện biên giới Tây Nguyên, có tuyến
đường Hồ Chí Minh (QL14) đi qua. Năm 2014, trong nghiên cứu của Viện
CODE, Hướng tới phát triển bền vững Tây Nguyên, Lê Văn Khoa, Phạm
Quang Tú cũng đã đánh giá tổng quát về thực trạng ở Tây Nguyên hiện
nay, đưa ra một số quan điểm và định hướng phát triển vùng Tây Nguyên.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CÁCH TIẾP CẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự thay đổi về các HST, ĐDSH và kinh tế - xã hội, hay nghiên cứu
sự biến đổi hệ sinh thái – xã hội, trên tuyến đường TTBG Tây Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian là 28 xã biên giới thuộc 12 huyện của 4 tỉnh Tây
Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông), thời gian từ trước khi
có con đường cho đến nay (2004 – 2014), xem Hình 2.1.
Hình 2.1. Phạm vi
nghiên cứu là các xã biên giới
ở Tây Nguyên
2.2. Cách tiếp cận
2.2.1. Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái
7
Tiếp cận hệ thống, liên ngành dựa trên HST là cách tiếp cận chủ đạo
trong việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng tới hệ sinh thái – xã hội
của tuyến đường TTBG ở khu vực Tây Nguyên.
2.2.2. Tiếp cận dựa vào cộng đồng
Trong cách tiếp cận này, việc quản lý, qui hoạch tài nguyên và môi
trường ở khu vực biên giới Tây Nguyên phải thể hiện sự tôn trọng các ý
kiến của cộng đồng, tập quán, văn hóa địa phương của đồng bào các dân
tộc tại đây.
2.2.3. Tiếp cận lịch sử
Vùng đất này có một quá trình phát triển lịch sử, văn hóa rất phong
phú và đặc biệt. Có 3 nhóm dân tộc đang sinh sống ở đây, dân tộc Kinh,
DTTS TC và DTTS MĐ. DTTS TC với tư cách là chủ nhân đầu tiên của
Tây Nguyên có những nét văn hóa gắn bó với lịch sử, đời sống cao nguyên
và núi rừng ở đây được đặc biệt nhấn mạnh trong nghiên cứu này.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp và phân tích tổng hợp
2.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (bán tiêu chuẩn)
Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi
2.3.3. Phương pháp đánh giá nhanh đa dạng sinh học
2.3.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia
2.3.5. Phương pháp viễn thám, phương pháp bản đồ
Phương pháp viễn thám: sử dụng anh vệ tinh qua hai thời kỳ.
Phương pháp xây dựng bản đồ và cơ sở dữ liệu: xây dựng bản đồ
hiện trạng ở 2 thời kỳ 2004, 2013 và bản đồ biến động sử dụng đất, xây
dựng 12 bản đồ tỷ lệ 1:25.000 các xã biên giới của 4 tỉnh Tây Nguyên.
2.3.6. Công cụ nghiên cứu mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR được xây dựng để nghiên cứu các vấn đề phức tạp
liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên. DPSIR có nghĩa là Động lực
(D-Driving Forces), Áp lực (P-Pressure), Hiện trạng (S-State), Tác động
(I-Impacts), Đáp ứng (R-Responses). Mô hình DPSIR có thể giúp hiểu biết
rõ hơn các mối liên hệ và phản hồi giữa nguyên nhân và tác động của các
vấn đề môi trường khác nhau.
CHƯƠNG 3. ĐẶC TRƯNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY NGUYÊN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
TUYẾN ĐƯỜNG TUẦN TRA BIÊN GIỚI
3.1. Một số nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực biên
giới Tây Nguyên
3.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu
Vị trí địa lý: Khu vực nghiên cứu gồm các xã biên giới nằm ở phía
Tây của 04 tỉnh Tây Nguyên, gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk
Nông nằm trong vùng tam giác khu vực biên giới ba nước Campuchia, Lào
8
và Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Tây giáp hai nước Lào
và Campuchia với đường biên giới dài trên 500 km; phía Nam giáp tỉnh
Bình Phước [64].
Đặc điểm địa hình: Đây là vùng gồm một hệ thống núi, cao nguyên và
đồng bằng chân núi (hay giữa núi) thuộc Nam của dãy Trường Sơn. Đặc
điểm địa hình khu vực nghiên cứu là thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng
từ Đông sang Tây, có độ cao trung bình từ 1100 – 1300m ở phía Bắc (Kon
Tum) thoải dần đến độ cao 600 – 700m về phía Nam (Gia Lai, Đăk Lăk)
đến Đăk Nông độ cao khu vực biên giới lại nâng lên trung bình 700-800m
[64]. Khu vực nghiên cứu có đỉnh Ngọc Linh ở phía Bắc (Kon Tum) cao
2.598m và 02 VQG là Chư Mom Ray (Kon Tum) và York Đôn (Đắk Lắk)
[64].
3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực
Khí hậu ở khu vực nghiên cứu mang nét đặc trưng của khí hậu Tây
Nguyên, chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ khoảng tháng
5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm khoảng 75% lượng mưa cả năm, từ cuối
tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau là mùa khô.
Tại khu vực nghiên cứu có 02 hệ thống sông chính là Sê San và Sêrêpok.
3.1.3. Đặc điểm tài nguyên sinh vật
Đa dạng hệ sinh thái rừng tự nhiên:
- Hệ sinh thái rừng (HSTR) kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới;
- Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới;
- Hệ sinh thái rừng thưa cây họ dầu (Rừng khộp);
Đa dạng loài khu vực dọc biên giới các tỉnh Tây Nguyên:
Đa dạng loài thực vật
- Hệ thực vật ở khu vực biên giới các tỉnh Tây Nguyên có 1989 loài,
xác định được 102 loài quí hiếm cần bảo tồn được ghi trong Sách Đỏ.
Đa dạng động vật
Thú: Thống kê xác định được 163 loài, có tới 53 loài quí hiếm.
Chim: Thống kê xác định được có khoảng 360 loài, 18 loài quý hiếm.
Bò sát, Lưỡng cư: Thống kê xác định được 70 loài, 16loài quý hiếm.
3.1.4. Đặc điểm văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội khu vực biên giới
3.1.4.1. Lịch sử hình thành và các nét văn hóa đặc trưng khu vực biên giới
Tây Nguyên
Hai ngữ hệ: Ngữ hệ Nam Đảo (Gia Rai, Ê Đê, Chu Ru, Ra Glai) và
Môn Khơmer (Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, M’Nông, Giẻ Chiêng, Mạ, Brâu,
Rơ Măm).
Đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tây Nguyên là lễ hội truyền
thống, mỗi hội lễ là một tổng thể nguyên hợp, tiêu biểu cho đời sống văn
hóa cổ truyền các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cho nền văn minh nương
rẫy và đời sống văn hóa luôn gắn chặt với rừng.
3.1.4.2. Dân số, dân tộc ở khu vực biên giới Tây Nguyên
9
Dân số tại khu vực nghiên cứu là 145.142 người, phân bố mật độ
30,87 người/km
2
; có 47 dân tộc chia ra làm ba nhóm: Dân tộc Kinh, dân
tộc thiểu số tại chỗ, dân tộc thiểu số mới đến: Dân tộc Kinh chiếm 55%,
DTTS TC chiếm 23%, DTTS MĐ chiếm 22%.
3.1.5. Đặc trưng về hệ sinh thái – xã hội ở khu vực biên giới Tây
Nguyên
3.1.5.1. Đặc trưng của các hợp phần xã hội
Tại khu vực biên giới Tây Nguyên vấn đề an ninh – quốc phòng và ổn
định chính trị, xã hội được đặt lên hàng đầu. Trong thời gian qua, đã có các
chính sách lớn tập trung vào phát triển kinh tế (xây dựng Vùng kinh tế
trọng điểm Tây Nguyên, phát triển cây công nghiệp); chính sách ổn định
kinh tế giữ vững an ninh - quốc phòng (Chương trình Tây Nguyên 1, 2, 3),
tăng cường năng lực cho cán bộ trong các tổ chức chính quyền địa phương
(đưa bộ đội biên phòng tham gia trong cấp ủy đảng tại một số địa bàn
trọng yếu), qui hoạch và xây dựng tuyến đường TTBG; các chính sách hỗ
trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số về cơ sở hạ tầng (điện, đường, tr