Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng
Đô thị hoá là quá trình phát triển mang tính tất yếu khách quan. Tốc độ phát triển đô thị hoá dao động từ 4-5% hàng năm ở các nước tiên tiến và từ 6-8% ở các nước kém phát triển (ở Việt Nam khoảng 3,5-4%). Qúa trình đô thị hoá đánh dấu sự khởi sắc của mỗi quốc gia, mỗi vùng kinh tế. Đồng thời với những tác động tích cực, các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá gây ra những vấn đề hết sức cấp thiết. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay thì đồng thời sự bùng nổ vể phương tiện giao thông cá nhân cũng tăng một cách đột ngột. Giao thông trong đô thị nổi lên như một điểm nóng cần được giải quyết. Mối đe doạ của sự tắc nghẽn giao thông trong buổi bình minh của thế kỷ 21 đang dần trở thành hiện thực và mang tính toàn cầu. Thậm chí, ngày nay tại nhiều quốc gia điều này đã tạo nên đô thị khó lưu thông do sự thiếu quan tâm hoặc giả không đánh giá đúng tầm quan trọng của giao thông đô thị. Chính sự bùng nổ của phương tiện giao thông cá nhân mà uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và sơ giao thông công chính Hà Nội đã đề ra phương hướng “Công cộng hoá và xã hội hoá phương tiện đi lại ” là đường đi mang tính chiến lược. Tuy vậy vấn đề đặt ra là luận cứ và lựa chọn giải pháp cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và khả năng về nguồn lực của từng đô thị. Để giải quyết những khó khăn trên vấn đề cần đặt ra là: phải nhanh chóng phát triển hệ thống GTVT đô thị, nếu không các thành phố sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn và ách tắc giao thông. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng phát triển hệ thống GTVT ở thành phố là: phải phát triển nhanh chóng lực lượng VTHKCC đáp ứng kịp thời và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của dân đô thị. Các dự án đầu tư cho giao thông đã có những thành quả đáng kể nhất là loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vẫn luôn khẳng định tính ưu việt hành đầu và có thể tin cậy cho tương lai. ở Hà Nội nói riêng và các đô thị Việt Nam đều có những điều kiện hiện hữu ràng buộc nên chúng ta khi xét hiệu quả đầu tư cho vận tải hành khách công cộng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Từ những lợi ích tài chính kinh tế, lợi ích không thể hiện trong giá cả thị trường, đến lợi ích xã khó có thể lượng hoá được. Làm sao có thể đánh giá được một cách chính xác hiệu quả đầu tư cho giao thông đô thị . Điều này đòi hỏi phải giải quyết về mặt phương pháp luận cũng như biện pháp thực hành. Đó chính là tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả vận tải hành khách công cộng ”. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Một là : làm rõ những lợi ích của đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội theo quy hoạch . Hai là : Từ những hiệu quả đạt được giúp nhà nước có những quyết đúng đẵn và sự quan tâm hơn trong lĩnh vực đầu tư phát triển hành khách công cộng Với hai mục tiêu trên, toàn bộ đề tài nghiên cứu được chia thành 3 chương như sau: CHƯƠNGI: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VTHKCC. CHƯƠNGII: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VTHKCC Ở HÀ NỘI. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VTHKCC BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI.