Ngày nay, ngành nông nghiệp của chúng ta đang rất phát triển, nó đã đóng góp cho xã hội một lượng sản phẩm khổng lồ dùng làm lương thực , thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất.
Chúng ta cũng đang rất quan tâm tới việc phát triển những cây lương thực thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
Đâu tương (Glycine max) thuộc họ Đậu (Fabaceae) bộ Đậu (Fabales). Là một cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thời cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Nó được coi là cây công nghiệp ngắn ngày đang được trồng rất rộng rãi trên nhiều loại đất ở các địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ở cây đậu tương, bộ phận được sử dụng chủ yếu là hạt. Hạt đậu tương chứa hàm lượng protein cao (40% - 60%), chứa lượng lipit khá cao và một số vitamin như B1, B2, PP, E Ngoài ra, thân, là cây đậu tương cũng được sử dụng làm phân xanh hay làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt rễ cây đậu tương có rất nhiều nốt sần có tác dụng trong việc cải tạo đất.
Đậu tương là câu trồng có khả năng tích ứng với nhiều phương thức canh tác như luân canh, xen canh nên có tác dụng nâng cao hệ số sử dụng đất trồng và tăng hiệu quả kinh tế.
Với cây đậu tương, ngoài giá trị về dinh dưỡng và kinh tế, nó còn có tác dụng quan trọng trong việc cải tạo đất trồng. Cũng như các cây họ đậu khác, rễ của cây đậu tương cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Nhờ vậy, mà hàm lượng protein trong hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn các loại cây trồng khác. Sau khi thu hoạch đậu tương, thành phần hóa tích của đất được cải thiện rất nhiều, đất được bổ sung một lượng đạm có lới cho cây trồng vụ sau.
Vì vậy, cây đậu tương hiện nay đang được trồng rất nhiều ở các quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo vùng nhiệt đới. Diện tích gieo trồng đậu tương trên thế giới ngày càng tăng. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 1992, diện tích đất trồng đậu tương đạt 54 – 56 triệu ha và sản lượng đạt 103 – 114 triệu tấn.
Ở Việt Nam, đậu tương được gieo trồng từ rất lâu, song với vai trò là cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đại, lao động. Đậu tương thường được trồng ở trên các giải đất bạc màu trung du, nhưng do độ dốc và khả năng giữ nước kém cùng với trở ngại trong việc tưới tiêu, hạn hán lại thường xuyên xảy ra nên năng suất còn thấp và chỉ đạt 9,6 tạ/ha.
8 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng prolin của lá cây đậu tương trong điều kiện gây hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra
Môn: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Câu hỏi
Câu 1: Anh (chị ) hãy xây dựng một đề cương cho một đề tài chuyên ngành mà anh ( chị ) dự kiến nghiên cứu ?
Câu 2: Từ đề tài nghiên cứu của anh (chị) đã chọn, hãy đề xuất một ý tưởng khoa học ? Chỉ rõ luận đề, luận cứ và luận chứng ?
Câu 3. Nội dung nghiên cứu này được rút ra từ luận đề, luận cứ hay luận chứng ?
Bài làm
Câu 1: Anh (chị) hãy xây dựng một đề cương nghiên cứu cho một đề tài chuyên nghành mà anh chị dự kiến nghiên cứu.
Trả lời:
Đề tài:
NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG DIỆP LỤC TỔNG SỐ VÀ HÀM LƯỢNG PROLIN CỦA LÁ CÂY ĐẬU TƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN GÂY HẠN
1. Tính cấp thiết của để tài
Ngày nay, ngành nông nghiệp của chúng ta đang rất phát triển, nó đã đóng góp cho xã hội một lượng sản phẩm khổng lồ dùng làm lương thực , thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất.
Chúng ta cũng đang rất quan tâm tới việc phát triển những cây lương thực thực phẩm có giá trị kinh tế cao.
Đâu tương (Glycine max) thuộc họ Đậu (Fabaceae) bộ Đậu (Fabales). Là một cây thực phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thời cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Nó được coi là cây công nghiệp ngắn ngày đang được trồng rất rộng rãi trên nhiều loại đất ở các địa phương và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Ở cây đậu tương, bộ phận được sử dụng chủ yếu là hạt. Hạt đậu tương chứa hàm lượng protein cao (40% - 60%), chứa lượng lipit khá cao và một số vitamin như B1, B2, PP, E… Ngoài ra, thân, là cây đậu tương cũng được sử dụng làm phân xanh hay làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt rễ cây đậu tương có rất nhiều nốt sần có tác dụng trong việc cải tạo đất.
Đậu tương là câu trồng có khả năng tích ứng với nhiều phương thức canh tác như luân canh, xen canh… nên có tác dụng nâng cao hệ số sử dụng đất trồng và tăng hiệu quả kinh tế.
Với cây đậu tương, ngoài giá trị về dinh dưỡng và kinh tế, nó còn có tác dụng quan trọng trong việc cải tạo đất trồng. Cũng như các cây họ đậu khác, rễ của cây đậu tương cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Nhờ vậy, mà hàm lượng protein trong hạt và các bộ phận khác của cây cao hơn các loại cây trồng khác. Sau khi thu hoạch đậu tương, thành phần hóa tích của đất được cải thiện rất nhiều, đất được bổ sung một lượng đạm có lới cho cây trồng vụ sau.
Vì vậy, cây đậu tương hiện nay đang được trồng rất nhiều ở các quốc gia, đặc biệt là những nước nghèo vùng nhiệt đới. Diện tích gieo trồng đậu tương trên thế giới ngày càng tăng. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO năm 1992, diện tích đất trồng đậu tương đạt 54 – 56 triệu ha và sản lượng đạt 103 – 114 triệu tấn.
Ở Việt Nam, đậu tương được gieo trồng từ rất lâu, song với vai trò là cây trồng phụ nhằm tận dụng đất đại, lao động. Đậu tương thường được trồng ở trên các giải đất bạc màu trung du, nhưng do độ dốc và khả năng giữ nước kém cùng với trở ngại trong việc tưới tiêu, hạn hán lại thường xuyên xảy ra nên năng suất còn thấp và chỉ đạt 9,6 tạ/ha.
Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về cây đậu tương như: Nguyễn Văn Mã, Chu Hoàng Mậu, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long [3], [4], [5], [7] các nghiên cứu này chủ yếu về khả năng chịu hạn, chọn tạo giống cho vùng núi. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về khả năng chịu hạn của cây đậu tương trong điều kiện gây hạn nhân tạo, nhất là với một số giống mới còn là vấn đề chưa được quan tâm đầy đủ.
Việc nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh hóa, liên quan đến khả năng chịu hạn của cây trồng, đặc biệt là nghiên cứu chúng trong điều kiện gây hạn nhân tạo có thể giúp đnh giá, tuyển chọn giống cây trồng có sức chống chịu tốt cho các vùng đất khô hạn, bạc màu có tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn to lớn.
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn và tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng prolin của lá cây đậu tương trong điều kiện gây hạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu sự tác động của điều kiện gây hạn nhân tạo tới sự biến đổi hàm lượng axit amin prolin và hàm lượng diệp lục của cây đậu tương.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng prolin trong lá cây đậu tương khi bị hạn.
Nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây đậu tương khi bị hạn.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Góp phần bổ sung nguồn tài liệu về việc nghiên cứu hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng prolin của lá cây đậu tương trong điều kiện gây hạn.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng để đánh giá khả năng chịu hạn của các giống cây đậu tương.
II. Dự kiến cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vai trò của nước đối với thực vật nói chung và cây đậu tương nói riêng
1.1.1. Vai trò của nước đối với cây trồng
1.1.2. Vai trò của nước đối với đậu tương
1.2. Prôlin và vai trò của Prôlin trong quá trình trao đổi nước
1.3. Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của hạn hán và vai trò của prôlin đối với đậu tương
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.2.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Hàm lượng diệp lục tổng số của lá đậu tương khi gây hạn
3.2. Hàm lượng prôlin của lá đậu tương khi gây hạn
III. KẾT LUẬN
Cây đậu tương là cây họ Đậu có giá trị về dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây đậu tương được gieo trồng ở Việt Nam với diện tích khá lớn, nó cũng là một loại lương thực, thực phẩm nhiệt đới được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới là các nước đang phát triển.
Qua kết quả nghiên cứu đánh giá sự biến đổi hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng prolin trong lá của 16 giống đậu tương khi bị hạn, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Việc gây hạn không làm ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng diệp lục tổng số của tất cả 16 giống đậu tương. Gây hạn chỉ làm biến động hàm lượng này trên 4 giống ở thời điểm ra hoa trong đó có 3 giống ĐT26, VX92, D140 hàm lượng diệp lục tổng số tăng. Có duy nhất giống QX số 1 hàm lượng diệp lục tổng số giảm. Sang thời kỳ quả non hàm lượng diệp lục tổng số biến động ở 4 giống trong đó có 3 giống VX92, DT90, MA97 hàm lượng diệp lục tăng. Duy nhất giống D140 hàm lượng này giảm. Nhìn chung đa số các giống ở cả hai thời điểm ra hoa và quả non có hàm lượng diệp lục không biến động hoặc biến động nhỏ không đáng kể. Chứng tỏ những giống này có thể chịu đựng khá tốt trong điều kiện thiếu nước.
Hàm lượng prolin ở thời điểm ra hoa cao hơn thời điểm quả non. Hạn hán chỉ làm biến động hàm lượng prolin ở một số giống đậu tương. Sự biến động hàm lượng này trong hai thời điểm ra hoa và quả non là không đồng nhất. Ở thời điểm ra hoa sự gia tăng hàm lượng prolin ở các giống DT90, Đ2501, QX số 1, AK06. Bên cạnh sự gia tăng ở các giống trên có hai giống lại biểu hiện suy giảm đó là ĐVN5, DT96. Các giống còn lại sự thay đổi hàm lượng prolin là rất nhở. Sang thời điểm quả non sự gia tăng hàm lượng prolin so vói đối chứng biểu hiện ở 4 giống, cao nhất là V74 và ở các giống DT96, ĐT26, D912. Bên cạnh những giống có sự gia tăng hàm lượng prolin thì có một số giống ĐVN5 lại biểu hiện suy giảm hàm lượng này giống như ở thời điểm ra hoa. Các giống còn lại sự biến động hàm lượng prolin là rất nhỏ hoặc biến động không có ý nghĩa về mặt thống kê.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Đích (2002), 265 giống cây trồng mới, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang. 217 – 222.
2. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Văn Mã (1995), “Ảnh hưởng của phân vi lượng tới khả năng chịu hạn và hoạt động quang hợp ở các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đậu xanh”, Tạp chí Sinh học, T17, số 3, trang. 28 – 30.
3. Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long (1992), “Đánh giá khả năng chịu hạn của tập đoàn đậu tương nhập nội”, Tạp chí Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, Số 4, trang. 138 – 140.
4. Nguyễn Huy Hoàng (1992), Nghiên cứu khả năng chịu hạn của các giống đậu tương nhập nội ở Miền Bắc Việt Nam, Luận án PTS, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Mã, Phan Hồng Quân (2000), Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa của cây đậu tương trong điều kiện gây hạn, Tạp chí Sinh học, Số 2, trang. 27 - 52.
6. Nguyễn Văn Mãn (2001), “Nghiên cứu khả năng chịu hạn của cây đậu xanh trong điều kiện gây hạn”, Thông báo khoa học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
7. Chu Hoàng Mậu (2001), Sử dụng phương pháp đột biến thực nghiệm để tạo các dòng đậu tương, đậu xanh thích hợp cho miền núi Đông Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Viện công nghệ sinh học, Hà Nội, 125 trang.
8. Nguyễn Danh Ngôn (1983), Trồng đậu tương, Nxb Nông nghiệp 1995, 83 trang.
9. Đinh Thị Phòng (2001), Nghiên cứu khả năng chịu hạn và chọn dòng chịu hạn ở lúa bằng công nghệ tế bào thực vật, Luận án tiến sĩ Sinh học, Hà Nội trang. 11 – 106.
10. Vũ Minh Thứ, Nguyễn Như Khanh (1998), “Ảnh hưởng của NaCl và KClO3 đến hàm lượng diệp lục và huỳnh quang diệp lục của giống lúa TH82”, Tạp chí Sinh học, 20 (4), trang. 52 – 55.
11. Nguyễn Văn Thiều (1999), Kỹ thuật trồng đậu tương, nxb Nông nghiệp Hà Nội, 108 trang.
Câu 2: Từ đề tài nghiên cứu của anh chị đã chọn hãy đề xuất một ý tưởng khoa học. Chỉ rõ luận đề, luận cứ và luận chứng.
Trả lời:
* Ý tưởng khoa học:
- Từ việc nghiên cứu hµm lîng diÖp lôc tæng sè vµ hµm lîng prolin cña l¸ c©y ®Ëu t¬ng trong ®iÒu kiÖn g©y h¹n, ®Ó thÊy ®ợc ảnh hưởng của h¹n h¸n ®Õn hµm lîng diÖp lôc tæng sè vµ hµm lîng prolin trong c¸c giai ®o¹n sinh trëng ph¸t triÓn kh¸c nhau cña c©y ®Ëu t¬ng, biết được giai đoạn nào tác động mạnh nhất đến năng suất hạt từ đó có các biện pháp chăm sóc hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
- Thông qua việc nghiên cứu trên 16 giống đậu tương trong đó có những giống cũ được gieo trồng từ lâu và những giống đang được thử nghiệm để từ đó so sánh giữa các giống để tìm ra giống ®Ëu t¬ng cã kh¶ n¨ng chÞu h¹n, cho năng suất cao.
*Luận đề: Nghiên cứu hàm lượng diệp lục tổng số và hàm lượng prolin của lá cây đậu tương trong điều kiện gây hạn.
*Luận cứ: - Luận cứ lý thuyết: Vai trò của nước đối thực vật nói chung và đậu tương nói riêng, vai trò của Prôlin trong quá trình trao đổi nước.
- Luận cứ thực tiễn: Quan sát thực nghiệm để thu thập thông tin định tính và định lượng
* Luận chứng: Kết quả của các thí nghiệm thu được từ phương pháp thực nghiệm, phương pháp sử lý số liệu, phương pháp thu thập thông tin.
Câu 3. Nội dung nghiên cứu này được rút ra từ luận đề, luận cứ hay luận chứng ?
Trả lời:
Nội dung “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý và mối quan hệ của chúng với năng suất ở đậu tương” được rút ra từ luận chứng. Vì: phải trải qua quá trình nghiên cứu thực tiễn người nghiên cứu mới rút ra được kết luận về ảnh hưởng của các chỉ tiêu sinh lý với năng suất của đậu tương.