SPSS cho Windows là một phần mềm phân tích thống kê mạnh và là
một hệ thống quản lý dữ liệu trong môi trường đồ họa, sử dụng các menu mô
tả và các hộp đối thoại đơn giản để vận hành hệ thống. Người sử dụng thực
hiện công việc quản lý, biến đổi dữ liệu, phân tích dữ liệu và vẽ đồ thị chỉ
đơn giản bằng trỏ và kích chuột, không phải lập trình. Quy trình thực hiện
phân tích dữ liệu trên SPSS gồm 4 bước cơ bản:
Bước 1. Đưa dữ liệu vào SPSS. Để có thể phân tích, trước hết cần phải
đưa dữ liệu vào SPSS qua cửa sổ Data Editor. Lưu ý là tại một thời điểm, chỉ
tồn tại một file dữ liệu duy nhất trong SPSS (thường gọi là file đang làm việc
hay file đang hoạt động).
Bước 2. Chọn một thủ tục. Chọn một thủ tục từ menu để tính toán các
thống kê hoặc tạo ra một đồ thị.
Bước 3. Chọn các biến để phân tích. Các biến trong file dữ liệu được
hiện trong hộp đối thoại của thủ tục (phần danh sách nguồn). Chúng ta có thể
chọn các biến cần phân tích từ danh sách này. Lưu ý là chỉ có các biến thích
hợp với thủ tục phân tích mới được hiện trong danh sách nguồn
17 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khai thác sử dụng một số phương pháp phân tích số liệu thống kê dựa trên phần mềm SPSS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
272
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.2.17-CS06
NGHIÊN CỨU KHAI THÁC SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP
PHÂN TÍCH SỐ LIỆU THỐNG KÊ DỰA TRÊN PHẦN MỀM SPSS
1. Cấp đề tài : Cơ sở
2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : KS. Lê Đỗ Mạch
6. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,05 / Xếp loại: Giỏi
273
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU
TRONG SPSS
SPSS cho Windows là một phần mềm phân tích thống kê mạnh và là
một hệ thống quản lý dữ liệu trong môi trƣờng đồ họa, sử dụng các menu mô
tả và các hộp đối thoại đơn giản để vận hành hệ thống. Ngƣời sử dụng thực
hiện công việc quản lý, biến đổi dữ liệu, phân tích dữ liệu và vẽ đồ thị chỉ
đơn giản bằng trỏ và kích chuột, không phải lập trình. Quy trình thực hiện
phân tích dữ liệu trên SPSS gồm 4 bƣớc cơ bản:
Bƣớc 1. Đƣa dữ liệu vào SPSS. Để có thể phân tích, trƣớc hết cần phải
đƣa dữ liệu vào SPSS qua cửa sổ Data Editor. Lƣu ý là tại một thời điểm, chỉ
tồn tại một file dữ liệu duy nhất trong SPSS (thƣờng gọi là file đang làm việc
hay file đang hoạt động).
Bƣớc 2. Chọn một thủ tục. Chọn một thủ tục từ menu để tính toán các
thống kê hoặc tạo ra một đồ thị.
Bƣớc 3. Chọn các biến để phân tích. Các biến trong file dữ liệu đƣợc
hiện trong hộp đối thoại của thủ tục (phần danh sách nguồn). Chúng ta có thể
chọn các biến cần phân tích từ danh sách này. Lƣu ý là chỉ có các biến thích
hợp với thủ tục phân tích mới đƣợc hiện trong danh sách nguồn.
Bƣớc 4. Thực hiện thủ tục và xem kết quả. Khi đã chọn các biến phân
tích và các chọn lựa cần thiết trong hộp đối thoại, chúng ta có thể ra lệnh cho
thủ tục thực hiện (bấm OK). Kết quả thực hiện thủ tục sẽ đƣợc đƣa ra cửa sổ
Viewer. Từ đây có thể xem kết quả phân tích, kiểm tra tính đúng đắn, nếu kết
quả đạt yêu cầu thì dùng tính năng soạn thảo của bộ Viewer để trình bày kết
quả cho đẹp trƣớc khi in ra hoặc ghi lại để dùng về sau, hoặc chuyển sang các
phần mềm khác để tiếp tục sử dụng. Nếu kết quả chƣa đạt yêu cầu thì tiến
hành hiệu chỉnh dữ liệu và thực hiện lại.
Trong phần này nghiên cứu những đối tƣợng mà quy trình 4 bƣớc cần
phải sử dụng để hoàn tất công việc phân tích. Đó là:
1. Hệ thống cửa sổ của SPSS. Cửa sổ là các giao diện giúp ta trao đổi
thông tin giữa ngƣời và máy trong quá trình phân tích dữ liệu. Bao gồm Cửa
sổ soạn thảo dữ liệu Data Editor, cửa sổ xem kết quả Viewer, cửa sổ xem kết
quả văn bản Draft Viewer, cửa sổ hiệu chỉnh bảng xoay Pivot Table Editor,
cửa sổ hiệu chỉnh đồ thị Chart Editor, cửa sổ hiệu đính văn bản kết quả, cửa
sổ hiệu chỉnh cú pháp Text Output Editor Syntax, cửa sổ hiệu chỉnh các trình
nhỏ Editor Script Editor.
274
2. Hệ thống các Menu. Mỗi cửa sổ SPSS có một chức năng riêng, vì vậy
nó có hệ thống các menu riêng thích hợp cho loại cửa sổ đó. Riêng các menu
Analyze và Graph là sẵn có trên tất cả các cửa sổ để dễ dàng thực hiện các
thủ tục phân tích và vẽ các đồ thị mà không phải chuyển cửa sổ.
3. Hệ thống các công cụ. Trong một cửa sổ có một thanh công cụ bao
gồm một số thủ tục thƣờng sử dụng, thanh công cụ sẽ giúp ta chọn và truy
nhập các thủ tục này nhanh hơn.
4. Hộp đối thoại. Đa số các lựa chọn trong menu đều mở ra một hộp đối
thoại. Ta sử dụng hộp đối thoại để chọn các biến và các tùy chọn cho phân
tích. Mỗi hộp đối thoại thƣờng có một số thành phần cơ bản nhƣ sau: Danh
sách các biến nguồn, danh sách các biến đích và các nút điều khiển.
5. Cửa sổ soạn thảo dữ liệu Data Editor. Đó là nơi mà chúng ta sẽ đƣa
dữ liệu vào SPSS. Ta có thể đọc các loại file dữ liệu khác nhau vào SPSS: file
dữ liệu SPSS, file dữ liệu Excel, file dữ liệu Dbase, file dữ liệu văn bản, file
csdl, hoặc đƣa dữ liệu trực tiếp bằng tay.
6. Kết nối các file dữ liệu. Vì mỗi thời điểm trong SPSS chỉ có một file dữ
liệu làm việc (hoạt động), cho nên trƣớc lúc phân tích nếu số liệu cần dùng nằm
trên nhiều file khác nhau thì phải kết nối chúng về cùng một file để làm việc.
7. Cửa sổ kết quả tính toán và đồ thị (Viewer). Kết quả thực hiện của
các thủ tục và vẽ đồ thị đều đƣợc đƣa ra cửa sổ Viewer. Ta có thể sử dụng
cửa sổ Viewer để: xem và hiệu đính các kết quả, hiện hoặc giấu các bảng và
sơ đồ/đồ thị, thay đổi trình tự xuất hiện các kết quả, trao đổi kết quả giữa
SPSS và các ứng dụng khác.
II. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - THỐNG KÊ MÔ TẢ
1. Các thống kê mô tả cơ bản
Trong phần này sẽ trình bày các thủ tục tạo lập các bảng thống kê mô tả.
Đó là những thống kê vẫn thƣờng xuyên đƣợc sử dụng trong phân tích thống
kê. Những thống kê mô tả tóm tắt tập dữ liệu của một biến về:
- Quy mô, độ lớn nhƣ tổng số quan sát (N), tổng số giá trị (Sum), phần
trăm (%) giá trị đƣợc tính trên nhiều góc độ khác nhau.
- Sự tập trung và phân tán của dữ liệu: Trung bình (Mean), trung vị
(Median), Mod, phƣơng sai (Variance), độ lệch chuẩn (std. deviation), sai số
chuẩn của trung bình (std. error of mean), khoảng biến thiên (Range), giá trị
nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum)
275
- Về hình dạng của một phân phối: độ lệch của phân phối (Skewness),
độ nhọn của phân phối (Kurtosis), các phân vị (Percentile)
2. Kiểm tra nhận dạng những giá trị ngoại biên và hình dạng của một
phân phối
Trƣớc khi tiến hành bất kỳ một phân tích nào, bƣớc đầu tiên là cần phải
kiểm tra dữ liệu. Việc kiểm tra đƣợc tiến hành trên cả hai phƣơng diện: nhận
dạng những giá trị ngoại biên và những giá trị xấu làm sai lệch kết quả phân
tích; dạng phân phối của dữ liệu có phù hợp với một thủ tục phân tích hay
không, thí dụ nhƣ phân tích phƣơng sai đòi hỏi các tổng thể phải có phân
phối chuẩn và phƣơng sai bằng nhau. Qua kiểm tra ta có thể cân nhắc để loại
đi những giá trị xấu hoặc biến đổi dữ liệu để phân phối đỡ lệch hơn. Các thủ
tục thống kê mô tả có chức năng làm việc này.
3. Thủ tục lập bản phân tích tần số đơn biến (Frequencies)
Thủ tục Frequencies cho một mô tả chi tiết về dữ liệu, cung cấp các
thống kê và các đồ thị rất có ích cho việc mô tả dữ liệu của nhiều loại biến.
Đây là cái nhìn đầu tiên về dữ liệu qua đếm tần số của mỗi giá trị duy nhất và
chúng ta dễ dàng phát hiện ra các số liệu ngoại lai và xử lý trƣớc khi bắt đầu
phân tích số liệu.
4. Thủ tục lập bảng thống kê cơ bản trên các biến (Descriptives)
Thủ tục này tạo lập các thống kê mô tả cơ bản cho các biến trong một
bảng riêng và tính các giá trị chuẩn hóa (tỉ số z).
5. Thủ tục khám phá số liệu (Explore) trên các nhóm
Thủ tục Explore sản xuất ra các thống kê mô tả và các đồ thị hoặc cho
tất cả các quan sát hoặc riêng cho từng nhóm quan sát. Mục đích của sử dụng
thủ tục khám phá dữ liệu là để phát hiện ra sự ẩn dấu đằng sau của số liệu,
nhận dạng các giá trị ngoại biên, mô tả số liệu, kiểm tra các giả thiết và phân
biệt sự khác nhau giữa các nhóm.
6. Thủ tục lập bảng phân tích tần số song biến (Crosstabs)
Thủ tục Crosstabs tạo lập các bảng tần số hai chiều hay nhiều chiều mô
tả chi tiết về số liệu, cung cấp nhiều kiểm định khác nhau và các độ đo về
mỗi quan hệ của hai biến. Các thống kê và các độ đo về mối quan hệ chỉ đƣợc
tính cho bảng hai chiều. Thí dụ:
- Kiểm định tính độc lập của hai biến bằng thống kê Pearson - χ2
276
- Đo lƣờng cƣờng độ mối quan hệ của hai biến bằng các thống kê: hệ số
Phi, hệ số C ngẫu nhiên, hệ số V.
- Đo lƣờng sự giảm bớt sai lầm khi dự đoán bằng thống kê Lambda và τ.
- Cảnh báo nguy cơ của một hiện tƣợng bằng Tỷ số Odd và hệ số Cohort
trong bản 2*2.
- Đo lƣờng sự thống nhất ý kiến bằng hệ số Kppa.
-
III. VẼ BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Các kết quả thống kê quan trọng nhất của một cuộc điều tra thƣờng
đƣợc trình bày thông qua các biểu đồ và đồ thị hấp dẫn. Các biểu đồ đƣợc
chuẩn bị kỹ lƣỡng có sức hấp dẫn hơn nhiều so với các bảng biểu và ngƣời
đọc dễ dàng hiểu đƣợc vấn đề. Tuy nhiên phải thấy rằng các biểu đồ chỉ trình
bày đƣợc một số lƣợng nhỏ dữ kiện, nếu chúng ta dựa vào quá nhiều sự kiện
biểu đồ trở nên mất tính hiệu quả. Mặt khác cũng thấy rằng biểu đồ chỉ đƣa ra
một cách tƣơng đối độ lớn các sự kiện. Các bảng biểu có thể đƣa ra các con
số chi tiết và chính xác đến từng dấu phẩy. Hơn nữa, đồ thị còn là phƣơng
pháp mô tả dữ liệu rất quan trọng trong quá trình xử lý và phân tích số liệu
thống kê.
Trong SPSS có nhiều loại đồ thị khác nhau, chất lƣợng đồ thị rất cao và
chất lƣợng xuất bản cũng cao. Một số đồ thị dùng vào việc mô tả và kiểm tra
sự phân bố của dữ liệu, kiểm tra các giá trị ngoại biên phục vụ cho quá trình
xử lý và phân tích nhƣ: đồ thị cành và lá, đồ thị hộp, đồ thị histogram, đồ thị
phân tán Scatter, ma trận đồ thị phân tán, đồ thị P-P, Q-Q không đƣợc trình
bày trong phần này. Chúng đƣợc giới thiệu trong các thủ tục mô tả và phân
tích dữ liệu.
Trong phần này chúng tôi chỉ giới thiệu một số biểu đồ thông dụng
thƣờng dùng để trình bày kết quả thống kê: Biểu đồ thanh (Bar), biểu đồ bánh
xe (Pie), đồ thị dây (Line).
IV. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU - LẬP BẢNG TỔNG HỢP
Lập bảng tổng hợp số liệu và lập báo cáo thống kê là việc làm thƣờng
xuyên của cán bộ nghiệp vụ thống kê. Khả năng lập các bảng số liệu tổng
hợp, các báo cáo thống kê trong SPSS hết sức đa dạng và linh hoạt với nhiều
chiều phân tổ khác nhau và dễ dàng thực hiện không phải lập trình. Các bảng
277
tổng hợp, các báo cáo thống kê đƣợc trình bày đẹp và có chất lƣợng xuất bản
cao, có thể tiếp tục đƣợc hiệu chỉnh, in ra hoặc chuyển sang các tài liệu khác.
Đây quả là một ƣu điểm nổi bật của SPSS, vì ai cũng biết rằng để lập trình
tạo ra một biểu bảng nhƣ ý là một công việc hết sức tỉ mẩn và nặng nhọc.
Có thể nói kỹ thuật lập bảng tổng hợp số liệu trong SPSS đáp ứng đƣợc
hầu nhƣ tất cả các yêu cầu lập bảng tổng hợp số liệu thƣờng gặp trong thực
tế, có nội dung và kết cấu khác nhau. Tính linh hoạt trong khi lập bảng biểu
rất cao, có thể thêm bớt nội dung tổng hợp theo các chiều của biểu, có thể
chuyển đổi chiều dòng thành chiều cột và ngƣợc lại, có thể tạo các tổng nhóm
và các tổng toàn bộ và bố cục bảng sao cho sáng sủa và đẹp. Tại mỗi chiều
của bảng có thể sắp xếp không chỉ một tiêu thức mà có thể một vài tiêu thức
nối tiếp nhau hoặc phân tổ hoặc vừa nối tiếp vừa phân tổ. Lúc đó về mặt tin
học, ngƣời ta gọi các tiêu thức đứng độc lập so với các tiêu thức trƣớc đó (các
biến) là xếp chồng (stacked). Còn tiêu thức dùng làm phân tổ cho một tiêu
thức đứng ngay trƣớc đó đƣợc gọi là tiêu thức xếp lồng (nested). Do có
những kỹ thuật này mà ta có thể mở rộng thêm các chiều của biểu, chiều cột
và/hoặc chiều dòng, giúp ta tổng hợp các bảng biểu có cấu trúc phức tạp và
nội dung thông tin phong phú, đa dạng. Trong SPSS một bảng thƣờng có 3
chiều, chiều dòng, chiều cột và lớp.
Trong phần này chúng tôi giới thiệu một số kỹ thuật lập bảng thƣờng dùng
nhất để phân tích dữ liệu thống kê, chúng có thể đáp ứng hầu nhƣ mọi nhu cầu
lập bảng tổng hợp số liệu và lập báo cáo thống kê của ngƣời sử dụng. Mỗi kỹ
thuật có kèm theo thí dụ minh họa để nắm bắt phƣơng pháp và dễ áp dụng.
- Bảng tổng hợp cơ bản
- Bảng tổng hợp tổng quát
- Báo cáo tổng kết
- Báo cáo thống kê theo hàng
- Báo cáo thống kê theo cột
V. MỘT SỐ KIỂM ĐỊNH THƢỜNG DÙNG TRONG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Trong phân tích thống kê mối quan hệ của các hiện tƣợng kinh tế xã hội,
ngƣời ta thƣờng sử dụng các kỹ thuật kiểm định số liệu để đƣa ra các quyết
định. Một số kiểm định về giá trị trung bình rất hay đƣợc sử dụng sẽ đƣợc
giới thiệu.
278
1. Phƣơng pháp chung để kiểm định số liệu thống kê bao gồm các bƣớc sau:
- Lập giả thuyết H0 và căn cứ vào yêu cầu thực tế lập giả thuyết đối H1;
- Chọn mức ý nghĩa α;
- Lấy một mẫu số liệu kích thƣớc N từ tổng thể nghiên cứu;
- Chọn tiêu chuẩn kiểm định G và xác định quy luật phân bố xác suất
của nó với điều kiện giả thuyết H0 đúng;
- Xác định giá trị lý thuyết của thống kê G: Gcrit;
- Căn cứ vào mẫu số liệu đã thu thập, tính toán giá trị quan sát của tiêu
chuẩn kiểm định G: Gqs;
- So sánh giá trị Gqs với Gcrit để rút ra kết luận.
2. Kiểm định số trung bình của một tổng thể
Ngƣời ta dùng phƣơng pháp kiểm định về số trung bình của một tổng
thể nhằm so sánh giá trị trung bình của tổng thể với một giá trị cụ thể. Tổng
thể đƣợc giả thiết có phân phối chuẩn ),( 2N .
Thí dụ: Ta cho rằng làm một luận án tiến sỹ thƣờng mất 4 năm. Dựa trên
số liệu cuộc điều tra tiến sỹ năm 2000, hãy kiểm định xem có phải nhƣ vậy
không.
Kết quả kiểm định (T = - 5.681, P-value =.000), ta bác bỏ giả thuyết
không cho rằng thời gian làm một luận án tiến sỹ là 4 năm. Đây là một kiểm
định trái cho biết thời gian làm một luận án thực sự ít hơn 4 năm.
3. Kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình: Trƣờng hợp hai
mẫu độc lập
Mục đích của kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình nhằm so
sánh 2 giá trị trung bình của tổng thể. Giả sử hai tổng thể đều có phân phối
chuẩn ),( 211N và ),(
2
22N .
Thí dụ: Điều kiện để làm một luận án tiến sỹ trong nƣớc thƣờng khó
khăn về nhiều mặt so với ở nƣớc ngoài. Vì vậy thời gian để làm một luận án
có thể khác nhau. Dùng số liệu cuộc điều tra tiến sỹ năm 2000 kiểm định.
Kết quả (T = 3.915, P-value =.000), ta bác bỏ giả thuyết không cho rằng
thời gian làm một luận án tiến sỹ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài là bằng nhau. Đây
là một kiểm định phải cho biết thời gian làm trong nƣớc là lâu hơn ngoài nƣớc.
279
4. Kiểm định về sự khác nhau của hai số trung bình: Trƣờng hợp hai
mẫu cặp nhau
Ta vẫn phải so sánh hai số trung bình, nhƣng trong trƣờng hợp hai mẫu
rút ra từ hai tổng thể lại phụ thuộc nhau trên từng cặp giá trị và cùng có kích
thƣớc N. Hai tổng thể đều có phân phối chuẩn ),( 211N và ),(
2
22N .
Thí dụ: Nhiều tiến sỹ cho rằng họ quá bận với công tác quản lý, thời
gian dành cho nghiên cứu không đƣợc nhiều. Vậy thời gian sử dụng cho
nghiên cứu có thực sự ít hơn cho quản lý hay không?
Thống kê T từ kiểm định (T = 8.420, P-value =.000) đã bác bỏ giả
thuyết không về sự bằng nhau của hai thời gian. Đây là một kiểm định phải
thời gian quản lý thực sự nhiều hơn thời gian nghiên cứu.
VI. PHÂN TÍCH PHƢƠNG SAI
Phân tích phƣơng sai là phƣơng pháp nghiên cứu sự biến động của một
tổng thể. Sự biến động của một tổng thể (total) bao gồm sự biến động giữa
các nhóm (between) và trong các nhóm (within) của nó. Trung bình của tổng
thể và trung bình của các nhóm là những thống kê dùng để nghiên cứu sự
biến động của tổng thể. Tác động của một nhân tố thể hiện trong so sánh sự
biến động giữa các nhóm do nhân tố gây ra với sự biến động trong các nhóm.
Mục đích so sánh là để thấy đƣợc sự biến động của tổng thể chủ yếu là do sự
khác biệt giữa các nhóm gây ra (đây là một phân loại tốt), hay là chỉ xảy ra
trong các nhóm (đó chỉ là sai số ngẫu nhiên). Với giả thiết không cho rằng
trung bình của các nhóm là bằng nhau, nếu sự biến động thực tế giữa các
nhóm vƣợt trội sự biến động trong các nhóm thì chúng ta sẽ nghi ngờ về giả
thiết không và có thể dẫn đến bác bỏ giả thiết này. Tỷ số F là một thống kê
giúp ta làm việc này.
1. Phân tích phƣơng sai một nhân tố
1.1. Mô hình phân tích
Ở Phần V, ta đã so sánh sự khác nhau của hai số trung bình. Trong phần
này thực hiện so sánh nhiều hơn 2 số trung bình. Giả sử tổng thể nghiên cứu
X đƣợc phân thành p tổng thể khác (Xi, pi ,1 ) bởi một biến phân loại F, các
tổng thể này đều có phân phối chuẩn và có phƣơng sai bằng nhau N(μi, σ
2
),
pi ,1 , P do ngẫu nhiên độc lập đƣợc lấy ra từ p tổng thể này, kích thƣớc của
mẫu là Ni, pi ,1 . Để kiểm định giải thuyết không về các giá trị trung bình
của tổng thể (các giá trị trung bình bằng nhau), tiêu chuẩn kiểm định là:
280
F =
Biến động giữa các nhóm
Biến động trong các nhóm
Phần tử số của tiêu chuẩn kiểm định đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của
nhân tố F đối với tổng thể. Phần mẫu số đo lƣờng sai số gây ra bởi các yếu tố
chƣa kiểm soát đƣợc đối với tổng thể.
Với mức ý nghĩa α, ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0 khi F > Fα(p - 1, N – p)
(giá trị F lý thuyết).
1.2. Thí dụ: Ta muốn biết thời gian trung bình để làm một luận án tốt nghiệp
tiến sỹ (biến tg_hoc) tại 5 thời kỳ khác nhau (biến thoi_ky) của nƣớc ta có
khác khau hay không.
Sử dụng số liệu năm 2000 ta có kết quả (F = 4.008, P-value =.003) đã
bác bỏ giả thuyết không và cho rằng thời gian làm luận án ở 5 thời kỳ là khác
nhau. Vậy các thời kỳ nào là khác nhau và các số trung bình này có tạo thành
một dãy tuyến tính không. Hai vấn đề này cũng đã đƣợc chỉ ra trong đề tài.
2. Phân tích phƣơng sai hai nhân tố
2.1. Mô hình phân tích
Giả sử ta có biến X (tổng thể) phân phối chuẩn và hai nhân tố F và G
(các biến độc lập) cùng tác động lên tổng thể X (biến phụ thuộc). F và G là
các biến phân loại, F có p mức, G có q mức. Mọi sự kết hợp của hai biến F và
G phân tổng thể X thành pq nhóm hay pq tổng thể, các tổng thể này đều có
phân phối chuẩn và phƣơng sai bằng nhau. Pq mẫu độc lập đƣợc lấy ra từ các
tổng thể này, mỗi mẫu đƣợc lấy ra từ một tổng thể. Kích thƣớc mẫu đƣợc qui
định là bằng nhau và bằng m (mẫu cân bằng).
Ba giả thuyết cần kiểm định trong mô hình phân tích phương sai hai nhân tố:
- Không có ảnh hƣởng chính của nhân tố F;
- Không có ảnh hƣởng chính nào của nhân tố G;
- Không có ảnh hƣởng tƣơng tác của hai nhân tố F và G.
Ba thống kê kiểm định giả thuyết:
Frow =
Biến động giữa các dòng (nhân tố F)
Biến động trong các nhóm
Fcolumn =
Biến động giữa các cột (nhân tố G)
Biến động trong các nhóm
281
Finteration =
Tƣơng tác
Biến động trong các nhóm
So sánh các thống kê F tính đƣợc trên các mẫu (F quan sát) với F lý
thuyết, nếu F quan sát > F lý thuyết, ta bác bỏ giả thuyết tƣơng ứng, trƣờng
hợp ngƣợc lại chấp nhận giả thuyết không.
Thí dụ: Chủ hộ và vùng địa lý có ảnh hƣởng đến chi tiêu trung bình đầu
ngƣời của hộ gia đình hay không. Nguồn số liệu để phân tích lấy từ điều tra
mức sống năm 1998. Các biến của mô hình gồm: biến phụ thuộc, rlpcex1 chi
tiêu trung bình đầu ngƣời của hộ, các nhân tố: reg7 7 vùng địa lý, hhcat 10
chủ hộ.
Mô hình là có ý nghĩa thống kê (F = 21.766, P-value =.000) và đã giải
thích đƣợc 20% (R2 =.202) sự biến động của chi tiêu bình quân đầu ngƣời
trên cả nƣớc. Các tác động chính reg7 và hhcat và tƣơng tác reg7*hhcat đều
có ý nghĩa thống kê giúp ta kết luận: chủ hộ và vùng địa lý và tƣơng tác giữa
hai nhân tố này đều có ảnh hƣởng đến chi tiêu bình quân đầu ngƣời của hộ.
Thủ tục phân tích phƣơng sai trong SPSS rất đa dạng không những cho
mẫu cân bằng mà cho cả mẫu không cân bằng, không những chỉ có hai nhân
tố tác động mà còn cho phép nhiều nhân tố tác động, không những các nhân
tố tác động là biến phân loại mà còn có cả biến liên tục và tƣơng tác của nó
với biến phân loại. Một số thí dụ trong đề tài đã minh họa cho các vấn đề này.
VII. PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
A. Phân tích tƣơng quan
1. Hệ số tương quan Pearson
Hệ số tƣơng quan Pearson ký hiệu là r đo lƣờng cƣờng độ mối quan hệ
tuyến tính giữa hai biến định lƣợng. Hệ số tƣơng quan không có tính nhân quả.
Giá trị của hệ số tƣơng quan nằm trong khoảng - 1 ≤ r ≤ + 1. Nếu:
- r > 0: hai biến cố có mối quan hệ tƣơng quan cùng chiều;
- r < 0: hai biến cố có mối quan hệ tƣơng quan ngƣợc chiều;
- r = 0: hai biến không có mối quan hệ nào, r càng gần 0 thì mối quan hệ
giữa hai biến càng yếu;
- r = ±1: hai biến cố có mối quan hệ hàm số. Nói chung r càng gần 1
hoặc -1 thì mối quan hệ giữa hai biến càng mạnh.
282
Thí dụ: Tính ma trận hệ số tƣơng quan Pearson giữa các biến tuổi thọ
của chủ hộ age, số năm đi học của chủ hộ educyr98, chi tiêu bình quân đầu
ngƣời của hộ rlpcex1, số ngƣời trong hộ hhsize.
Mối tƣơng quan giữa rlpcex1 với age và educyr98, giữa hhsize và
educyr98 là cùng chiều. Trong đó mối quan hệ giữa rlpcex1 và educyr98 là
mạnh nhất (.293) cho biết khi số năm giáo dục của chủ hộ tăng lên thì chi tiêu
bình quân của hộ gia đình cũng tăng theo.
Mối tƣơng quan giữa rlpcex1 và hhsiz