Nghiên cứu kinh nghiệm Kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia thuộc lĩnh vực giao nhận - Tập đoàn FedEx

với các doanh nghiệp kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, ở bất cứ đâu trên thế giới, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hóa không còn là một lựa chọn nữa mà là tất yếu. Việc tiến hành kinh doanh ra thị trường thế giới mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty nhưng đồng thời nảy sinh nhiều bất cập do quy mô, địa lí, và những khác biệt về văn hóa, xã hội, chính trị. Trong khi nghiên cứu và tổ chức tiến hành hoạt động thương mại, giao thương với các đối tác, quá trình lưu thông và vận chuyển hàng hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất thông suốt, phân phối hàng hóa đúng lúc, đúng người. Để sản phẩm độc đáo của các nhà sản xuất trong thời hiện đại nhanh chóng đến được với thị trường thì cần có một khâu phân phối và giao hàng nhanh, an toàn, chính xác hơn những gì ngành bưu chính làm được. Các công ty giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế ra đời và lớn mạnh cùng với nhu cầu đó, trong đó có tập đoàn FedEx FedEx hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa với tổng doanh thu lên tới hơn 37 tỷ USD (2008). Hằng ngày có tới trên 7,5 triệu đơn vị hàng hóa với tổng khối lượng hơn 20.000 tấn được Fedex vận chuyển tới 220 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các máy bay của Fedex phải bay tổng cộng 800.000 km mỗi ngày, còn các xe ôtô cũng chạy tới hơn 4 triệu cây số. Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, ông chủ của FedEx đã tốn nhiều công sức để đề ra những chiến lược, kế sách đối phó với từng đối thủ, đưa ra những giải pháp, hướng phát triển mới giúp FedEx không những giữ vững được vị thế tiên phong mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đúng những yêu cầu ngày càng khó tính của các đối tác, thường là các tập đoàn lớn. Việc nghiên cứu những thành công và thất bại của những tập đoàn này giúp chúng ta, đặc biệt là những sinh viên theo học chuyền ngành ngoại thương, hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý cũng như những bài học chiến lược kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế của một “đại gia trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Với những lý do đó, nhóm chúng em chọn đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của tập đoàn FedEx”. Vì quy mô to lớn cũng như phạm vi hoạt động kinh doanh quá rộng của một tập đoàn toàn cầu như FedEx là rất khó khăn để nắm bắt hoàn toàn nên trong giới hạn hiểu biết của nhóm, bài tiêu luận này chỉ xin 3 trình bày những nét chính về tập đoàn FedEx cũng như chỉ giới thiệu sơ lược về những thành công và thất bại trong lịch sử hoạt động của tập đoàn này. Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu bài tiểu luận gồm hai phần chính: Chương 1: Tổng quan về tập đoàn FedEx Chương 2: Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của tập đoàn FedEx

doc43 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4473 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu kinh nghiệm Kinh doanh quốc tế của một công ty đa quốc gia thuộc lĩnh vực giao nhận - Tập đoàn FedEx, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH - MARKETING TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN FEDEX Lớp: NGOẠI THƯƠNG 1 - K33 Các thành viên trong nhóm: 1.Võ Nguyễn Hoàng Duy - STT:06 2.Trương Thanh Nga - STT:21 3.Đỗ Nguyễn Ý Nhi - STT: 26 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 12 năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ... .. 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN FEDEX ... .. 5 1.1 SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN FEDEX ... ... 5 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ... . 6 1.3 SỨ MỆNH, CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ ... . 9 1.3.1 Sứ mệnh ... . 10 1.3.2 Chiến lược hoạt động ... .. 10 1.3.3 Giá trị ... . 10 1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC ... ... 10 1.4.1 Sơ đồ tổ chức của tập đoàn FedEx ... ... 11 1.4.2 Các công ty con của tập đoàn FedEx ... ... 14 1.5 VỊ TRÍ CỦA TẬP ĐOÀN FEDEX TRÊN TOÀN CẦU ... ... 17 15.1 Các đối thủ chính ... ... 17 1.5.2 Tình hình kinh doanh gần đây ... . 17 Chương 2: NHỮNG KINH NGHIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA TẬP ĐOÀN FEDEX ... . 20 3.1 NHỮNG THÀNH CÔNG ... . 20 3.1.1 Bài học về M&A ... ... 20 3.1.2 Bài học về chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ... .. 28 3.2 NHỮNG THẤT BẠI ... .. 31 3.2.1 Bài học về Zapmail ... .. 31 3.2.2 Bài học đến từ thị trường Trung Quốc ... . 34 KẾT LUẬN ... ... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ... . 40 2 LỜI MỞ ĐẦU Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, ở bất cứ đâu trên thế giới, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay, việc thực hiện quốc tế hóa không còn là một lựa chọn nữa mà là tất yếu. Việc tiến hành kinh doanh ra thị trường thế giới mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty nhưng đồng thời nảy sinh nhiều bất cập do quy mô, địa lí, và những khác biệt về văn hóa, xã hội, chính trị. Trong khi nghiên cứu và tổ chức tiến hành hoạt động thương mại, giao thương với các đối tác, quá trình lưu thông và vận chuyển hàng hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất thông suốt, phân phối hàng hóa đúng lúc, đúng người. Để sản phẩm độc đáo của các nhà sản xuất trong thời hiện đại nhanh chóng đến được với thị trường thì cần có một khâu phân phối và giao hàng nhanh, an toàn, chính xác hơn những gì ngành bưu chính làm được. Các công ty giao nhận và vận chuyển hàng hóa quốc tế ra đời và lớn mạnh cùng với nhu cầu đó, trong đó có tập đoàn FedEx FedEx hiện là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa với tổng doanh thu lên tới hơn 37 tỷ USD (2008). Hằng ngày có tới trên 7,5 triệu đơn vị hàng hóa với tổng khối lượng hơn 20.000 tấn được Fedex vận chuyển tới 220 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các máy bay của Fedex phải bay tổng cộng 800.000 km mỗi ngày, còn các xe ôtô cũng chạy tới hơn 4 triệu cây số. Việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, ông chủ của FedEx đã tốn nhiều công sức để đề ra những chiến lược, kế sách đối phó với từng đối thủ, đưa ra những giải pháp, hướng phát triển mới giúp FedEx không những giữ vững được vị thế tiên phong mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đúng những yêu cầu ngày càng khó tính của các đối tác, thường là các tập đoàn lớn. Việc nghiên cứu những thành công và thất bại của những tập đoàn này giúp chúng ta, đặc biệt là những sinh viên theo học chuyền ngành ngoại thương, hiểu rõ thêm về tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia, cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý cũng như những bài học chiến lược kinh doanh thành công trên thị trường quốc tế của một “đại gia trong lĩnh vực giao nhận và vận chuyển hàng hóa. Với những lý do đó, nhóm chúng em chọn đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của tập đoàn FedEx”. Vì quy mô to lớn cũng như phạm vi hoạt động kinh doanh quá rộng của một tập đoàn toàn cầu như FedEx là rất khó khăn để nắm bắt hoàn toàn nên trong giới hạn hiểu biết của nhóm, bài tiêu luận này chỉ xin 3 trình bày những nét chính về tập đoàn FedEx cũng như chỉ giới thiệu sơ lược về những thành công và thất bại trong lịch sử hoạt động của tập đoàn này. Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, kết cấu bài tiểu luận gồm hai phần chính: Chương 1: Tổng quan về tập đoàn FedEx Chương 2: Nghiên cứu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của tập đoàn FedEx 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN FEDEX 1.1 SƠ LƯỢC VỀ TẬP ĐOÀN FEDEX  Tên gọi: FedEx Corporation  Mã chứng khoán: FDX (Thị trường chứng khoán NYSE)  Trụ sở chính: -Địa chỉ: 92, South Shady Grove Road, Memphis, TN38120, United States. -Số điện thoại: (901) 818-7500 -Fax: (901) 395-2000  Website: www.fedex.com  Ngành nghề kinh doanh: Vận chuyển và giao nhận hàng hóa  Khu vực kinh doanh: Toàn cầu  Nhân vật chủ chốt: -Frederick W. Smith, Chairman, Tổng giám đốc, CEO -Alan B. Graf Jr., Phó tổng giám đốc, CFO -T. Michael Glenn, Phó tổng giám đốc, Quản lí Marketing -Robert B. Carter, Phó tổng giám đốc, CIO -Christine P. Richards, Phó tổng giám đốc, Cố vấn trưởng  Các chỉ tiêu tài chính kế toán: -Doanh thu: 37,953 tỷ USD (2008) -Thu nhập từ hoạt động kinh doanh: 2,075 tỷ USD (2008) -Thu nhập ròng: 1,125 tỷ USD (2008) -Tổng giá trị tài sản: 25,633 tỷ USD (2008) -Vốn chủ sở hữu: 14,526 tỷ USD (2008)  Số lượng nhân viên: trên 280.000 người (2008)  Các công ty con: FedEx Express, FedEx Ground, FedEx Freight, FedEx Custom Critical, FedEx Supply Chain Services, FedEx Trade Networks, FedEx Services, FedEx Office and Print Services, FedEx Global Supply Chain Services, FedEx Customer Information Service 5 1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Người sáng lập ra công ty chuyên ngành vận tải hàng không phát chuyển nhanh hàng hóa khắp thế giới này là một cựu binh Mỹ từng có mặt tại chiến trường miền Nam Việt Nam hồi cuối thập niên 60. Mọi sự bắt đầu từ khi Frederick W. Smith viết bài luận kinh tế thi học kỳ khi còn là sinh viên Đại học Yale vào năm 1965. Ông viết rằng, để sản phẩm độc Frederick W. Smith đáo của các nhà sản xuất trong thời hiện đại nhanh chóng đến Nguồn : Wikipedia được với thị trường thì cần có một khâu phân phối và giao hàng nhanh, an toàn, chính xác hơn những gì ngành bưu chính làm được. “Tôi không nhớ rõ bài luận ấy đã được điểm nào nhưng chắc là không phải điểm A. Rồi tôi tốt nghiệp năm 1966, sau đó gia nhập lực lượng thủy quân lục chiến. Và thế là tôi đã có mặt tại VN". Tại đây, Frederick W. Smith chú ý cách vận hành của guồng máy tiếp viện hậu cần của quân lực Mỹ.” Vẫn theo kiểu truyền thống lâu năm của hệ thống mua sẵn mọi thứ rồi chất hết lên tàu, lên máy bay rồi chở đi. Không hề có chuyện ưu tiên chở thứ gì thuộc dạng tối cần thiết trước mắt. Từ VN trở về năm 1971, tôi thấy rõ hơn nội dung bài luận kinh tế năm xưa của mình là hoàn toàn chính xác. Máy tính đang dần thay thế con người thao tác nhiều việc làm nhưng hệ thống phân phối - vận chuyển nhanh đảm bảo tính ưu việt của sản phẩm hiện đại thì chưa phát triển ngang tầm. Federal Express đã ra đời từ kết luận này Federal Express, tiền thân của FedEx ra đời vào năm 1973 tại Litte Rock, Kansas, Mỹ nhưng sau đó công ty đã chuyển tới Memphis, Tennessee sau khi những quan chức của sân bay Little Rock không đồng ý cung ứng các phương tiện cho các máy bay của một công ty quá mới. Tên của công ty được lựa chọn để làm hình tượng hóa thị trường mang tính quốc gia, và để hỗ trợ những hợp đồng chính phủ.. Công ty bắt đầu hoạt động vào ngày 17/4/1973 và có một mạng lưới 14 chiếc Dassault Falcon 20s và di chuyển tới 25 thành phố của Mỹ, nhưng sau này đã mở rộng thêm rất nhiều sau việc gỡ bỏ những quy định của nghành hàng không năm 1978. Công ty tập trung mạnh vào các hàng hóa vận chuyển qua đêm thông qua Memphis Hub tới những trung tâm tại Indianapolis, Fort Worth, Oakland, Newark, Anchorage, Paris, Subic Bay, Toronto, và Miami. 6 Đội bay đầu tiên của Federal Express Nguồn : Wikipedia Giữa những năm 1984 và 1986, công ty đã mở thêm dịch vụ Fax được biết đến với tên Zapmail. Việc chuyển Fax được cung cấp cho khách hàng như một cách để chuyển tài liệu nhanh hơn so với trước. Đây là một trong những thất bại thương mại khá nặng nề của FedEx trong lịch sử phát triển khi mất tới 320 triệu USD mà không đạt được hiệu quả gì. Tháng 8/1989, công ty mua lại Flying Tigers, một công ty hàng không vận chuyển hàng hóa quốc tế. Trong thanh toán với Flying Tigers, công ty đã “thừa kế” hợp đồng vận chuyển với lực lượng quân đội Mỹ trước kia và vận chuyển hành khách các bang trong lục địa và những kho quân sự của quân đội bên ngoài cho tới tháng 10/1992. Tháng 1/1998, Federal Express đã mua lại Caliber System sở hữu nhiều công ty con như Caliber Logistics, , Inc nơi sở hữu Roadway Package System (RPS), Roberts Express, Viking Freight, và Caliber Logistics . Khi những công ty này kết hợp lại, một tổ chức mới ra đời với tên gọi FDX Corp. Tên “Federal Express” đã bị loại bỏ hoàn toàn năm 2000, khi tập đoàn FDX thay đổi tên để trở thành FedEx Corporation và và thông qua khẩu hiêu “ The World On Time “ ( Đúng giờ trên toàn thế giới ). Năm 2000 đánh dấu một chương mới trong lịch sử của tập đoàn. Federal Express trở thành FedEx Express, RPS thành FedEx Ground, Roberts Express thành FedEx Custom Critical, trong khi Caliber Logistics và Caliber Technology kết hợp với nhau tạo thành FedEx Global Logistics. Nhằm hỗ trợ trong công tác bán hàng, dịch vụ khách hàng, marketing và công nghệ thông tin cho FedEx Express và FedEx Ground, một công ty con khác tên FedEx Corporate Services (FedEx Services) được thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 6 năm 2000. Năm 2001, FedEx và UPS (United Parcel Service, Inc. một trong đối thủ cạnh tranh chính của FedEx) đã kí hợp đồng 7 năm để vận chuyển các hàng hóa qua đêm của UPS và những thư ưu tiên thông qua hệ thống của FedEx. Hợp đồng này được gia hạn đến năm 2012 và UPS tiếp tục trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của FedEx. 7 Khẩu hiệu của FedEx qua các năm Nguồn : Wikipedia Chỉ trong năm 2001, việc mua lại và sát nhập nhiều công ty khác đã làm tăng quy mô của tập đoàn lên đáng kể. Vào năm này, FedEx đã mua lại American Freightways, một công ty dẫn đầu về vận chuyển hàng hóa hình thành nên FedEx Freight. Tháng 6, tập đoàn mua lại Tower Group International, một công ty hàng đầu trong lĩnh vực logictics quốc tế, thành lập nên FedEx Trade Network. Một tháng sau đó, FedEx Trade Network tiến hành mua lại World Tariff, một công ty tư vấn thuế. Tập đoàn cũng đã tiến hành cơ cấu lại để hoạt động hiệu quả hơn. FedEx Supply Chain Services trở thành một phần của FedEx Services and Caribbean Transportation Services sát nhập vào FedEx Trade Networks. Tháng 2/2004 , FedEx mua lại Kinko’s , một chuỗi cửa hàng tại Dallas cung cấp các dịch vụ sao chép, in ấn và dịch vụ kinh doanh khác với trị giá 2,4 tỷ USD trong động thái tương tự như đối thủ UPS mua lại Mail Boxes Etc. Tháng 9/2004, FedEx Corp. mua Parcel Direct, một công ty giao nhận bưu kiện, và đổi tên thành FedEx SmartPost. Điều này cho phép FedEx cung cấp cho khách hàng một giải pháp vận chuyển hàng hóa mới với chi phí thấp và tốc độ nhanh chóng. Năm 2005, FedEx bắt đầu mở một trung tâm dịch vụ tại Indianapolis , dự đoán sẽ hoàn thành năm 2010 và là một trong những trung tâm lớn nhất của FedEx. Tháng 5/2006, FedEx mua lại tài sản của Watkins Motor Lines, một công ty vận chuyển hàng hóa với trị giá tiền mặt là 780 triệu USD. Phi vụ này cho phép FedEx cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho việc chuyển giao hàng hóa có trọng lượng lớn. Công ty cũng tái sử dụng nhãn hiệu FedEx National LTL, và là một phần phân đoạn của FedEx Freight (một công ty con của FedEx). Cũng trong năm 2006, tập đoàn cũng giành quyền sở hữu ANC Holdings Limited một công ty vận chuyển hàng hóa 8 nội địa của Vương quốc Anh. Điều này mở ra cơ hội cho FedEx cung cấp dịch vụ trên toàn thị trường nội địa của Anh, ANC Holdings Limited cũng được đổi tên thành FedEx UK. Năm 2007, FedEx Corp. mua lại Tianjin Datian W. Group Co., Ltd.công ty đang chiếm 50% thị phần dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Trung Quốc. FedEx sau đó đã có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ tại thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Cũng trong năm 2007, FedEx Corp tiếp tục chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nước bằng cách mua lại công ty đang dẫn đầu tại thị trường này, đó là Prakash Air Freight Pvt. Ltd. (PAFEX) tại thị trường Ấn Độ và Hungary Kft tại thị trường Hungary. Tháng 12/2007 tập đoàn vướng vào rắc rối pháp lý khi Internal Revenue Service ( Dịch vụ Doanh thu Nội bộ) của Mỹ đã “ngập ngừng” quyết định FedEx Ground (một công ty con của FedEx) có thể sẽ phải đối mặt với án phạt thuế nghĩa vụ pháp lý lên tới 319 triệu USD của năm 2002, do việc xác nhận những nhân sai của tập đoàn của như là những nhà thầu độc lập trái với pháp luật. IRS đang kiểm tra từ năm 2003 đến năm 2006, đánh giá xem những hoạt động trên có diễn ra hay không. Trước những chứng cứ tập đoàn đưa ra, ngày 22/10/2008, IRS đã phải ra quyết định hủy bỏ án phạt này do không tìm được căn cứ luận tội FedEx Ground. Ngày 22/1/2009, FedEx Corp. đã được tạp chí Fortune đưa vinh danh trong danh sách “100 công ty tại Mỹ có điều kiện làm việc tốt nhất”1 mặc dù do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tháng 4/2009 công ty phải cho 1.000 nhân viên nghỉ việc, theo kế hoạch giảm bớt lực lượng lao động, sau khi lợi nhuận của tập đoàn trong quý III tài khoá 2009 (kết thúc tháng 5/09) đã bị giảm tới 75%2. Những lao động bị sa thải sẽ được đào tạo nghề và có cơ hội làm việc trở lại nếu tập đoàn có kế hoạch tuyển nhân viên trong tương lai. Trong quá trình phát triển của mình FedEx đã gặt hái được nhiều thành công và cũng đã gặp không ít khó khăn, thất bại tuy nhiên FedEx ngày nay vẫn là tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực và giao nhận hàng hóa và vẫn không ngừng phát triển để có thể cống hiến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất của mình nhiều hơn. 1.3 SỨ MỆNH, CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG VÀ GIÁ TRỊ  Nguồn : FedEx.com 1 2 9 1.3.1 Sứ mệnh FedEx sẽ cung cấp những dịch vụ hiệu quả về mặt thời gian, tài chính cho khách hàng bằng việc cung cấp những chuỗi cung cứng giá trị cao, dịch vụ vận tải, dịch vụ kinh doanh và dịch vụ thông tin thông qua những công ty con đang hoạt động. Những yêu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng với một thái độ làm việc cao nhất, phù hợp cho mỗi phân đoạn thị trường phục vụ. FedEx sẽ cố gắng phát triển mối liên hệ mật thiết với khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư. An toàn là yêu cầu ưu tiên hàng đầu trong tất cả các hoạt động. Những hoạt động tổng thể sẽ luôn được tiến hành để đạt tiêu chuẩn cao nhất về đạo đức và sự chuyên nghiệp. 1.3.2 Chiến lược hoạt động Chiến lược hoạt động độc nhất của FedEx diễn ra đồng thời trên cả 3 cấp độ:  Cạnh tranh tập thể bằng việc tạo dựng một thương hiệu toàn cầu với một tiếng nói chung.  Hoạt động độc lập bằng việc tập trung vào những lĩnh vực độc lập để đáp ứng các yêu cầu khác biệt của khách hàng.  Quản lý hợp tác bằng việc cùng nhau làm việc để duy trì mối liên hệ mật thiết trung thành giữa nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư. 1.3.3 Giá trị FedEx luôn đánh giá cao các yếu tố:  Con người - Đánh giá cao giá trị mỗi con người và khích lệ sự đa đạng trong lối suy nghĩ của người lao động.  Dịch vụ - Tinh thần sẵn sàng và lạc quan đặt khách hàng vào vị trí trọng tâm trong công việc  Sự sáng tạo -Phát minh và gây cảm hứng cho những dịch vụ và công nghệ để cải thiện cách thức sống và làm việc  Sự chính trực - Quản lý những hoạt động, tài chính và dịch vụ với sự trung thực, hiệu quả và đáng tin cậy.  Trách nhiệm - Ưu tiên sự an toàn và môi trường lành mạnh trong những cộng đồng mà FedEx đang “sống và làm việc”.  Trung thành - Nhân viên FedEx được yêu cầu học hỏi sự tôn trọng và tin cậy của những con người ở FedEx, khách hàng và những nhà đầu tư hàng ngày , trong những gì chúng tôi làm. 1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC 10 Tập đoàn FedEx hiện đang vận hành theo cấu trúc sản phẩm toàn cầu. Mỗi công ty con đóng tại Mỹ cung cấp một loại dịch vụ khác nhau đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các nhóm khách hàng khách hàng và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trên khắp toàn cầu. Các công ty con của tập đoàn FedEx đều hoạt động theo phương châm của tập đoàn “hoạt động độc lập, cạnh tranh tập thể và quản lí hợp tác”. Bằng việc kinh doanh độc lập, mỗi công ty có thể tập trung cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trên thị trường riêng của mình, nhà quản trị các mỗi công ty con đều có đầỳ đủ quyền hạn để điều hành hoạt động công ty của mình. Các công ty đều liên kết với nhau cạnh tranh với các đối thủ khác bằng chất lượng dịch vụ, bằng uy tín của một thương hiệu chung FedEx Corp. Các công ty con đều được giám sát và quản lý chặt chẽ về tài chính, công tác Marketing và hoạt động kinh doanh bởi các người đứng đầu tập đoàn đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin phản hồi về thị trường mình đang kinh doanh lên tập đoàn mẹ để tập đoàn có thể xây dụng những chiến lược phát triển hiệu quả. Mỗi công ty con sỡ hữu một màu sắc logo riêng biệt. Nhưng, chữ “Fed” của tất cả đều có màu tím. Qua các màu sắc khác nhau, chúng ta dễ dàng nhận biết được các bộ phận của FedEx. 1.4.1 Sơ đồ tổ chức của tập đoàn FedEx (như hình vẽ)  Tổng giám đốc đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị là người có quyền lực cao nhất của tập đoàn, hoạch định các chiến lược phát triển đồng thời giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh của tập đoàn trên toàn cầu.  Phó giám đốc phụ trách tài chính chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến tài chính của tập đoàn, huy động và quản lý nguồn vốn đầu tư của các cổ đông trên toàn cầu cũng như đáp ứng các yêu cầu về tài chính cho quá trình thực thi các chiến lược đề ra.  Phó tổng giám đốc phụ trách Marketing chịu trách nhiệm về các hoạt động Marketing, xây dựng chiến lược để quảng bá thương hiệu và hình ảnh của công ty trên toàn cầu.  Phó tổng giám đốc phụ trách IT chịu trách nhiệm quản lí cơ sở dữ liệu cũng như chuỗi truyền tin trong toàn bộ tập đoàn.  Cố vấn trưởng phân tích môi trường trong ngoài tập đoàn, giúp ban giám đốc hoạch định chiến lược đúng đắn và hiệu quả.  Giám đốc điều hành các công ty con có quyền hạn ngang nhau quản lí hoạt động của công ty trong lĩnh vực mình đang phục vụ, trong thị trường mình 11 đang hiện diện. Đề ra các chiến lược phát triển thị phần phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn  Giám đốc khu vực chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành các công ty con về hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty trong khu vực mình phụ trách. 12 CEO David J. Bronczek CHÂU PHI CEO Doug Duncan TÀI CHÍNH EVP/CFO Alan B. Graf Jr. CỐ VẤN GCS Christine Richards CEO David F. Rebholz CEO Fred Schardt CEO Bruce Simpson TRUNG ĐÔNG CHÂU ÂU Chairman/CEO Frederick W. Smith  MARKETING EVP/MM T. Michael IT EVP/CIO Robert B.  CEO Brian Phillips CEO Josepth C. McCarty CEO Sheila Harrel CEO Tom Schmitt BẮC MỸ MỸ LATIN CHÂU Á TBD CARIBÊ 13 1.4.2 Các công ty con của tập đoàn FedEx: a, FedEx Express: (Chữ “Ex” màu cam) Dịch vụ chính của tập đoàn, vận chuyển hàng hóa qua đêm , FedEx Express cung cấp việc giao hàng, từ thư từ cho đến hàng hóa. Đơn vị này sở hữu phi đội máy bay dân dụng lớn nhất thế giới, và cũng là hãng hàng không dân dụng có phần thân máy bay lớn nhất thế giới, bao gồm các mẫu Airbus A300, Airbus A310, and McDonnell Douglas DC-10, MD-10 and MD-11.
Luận văn liên quan