Ngày nay, mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi quốc gia đều có
mạng riêng với rất nhiều mạng mang tính bộ phận. Trên pham vi toàn cầu, người
ta đã dùng mạng Internet một cách thông dụng. Nhiều dịch vụ điện tử như: thư
điện tử, chuyển tiền, thương mại điện tử, chính phủ điện tử.đã được áp dụng
rộng rãi.
Các ứng dụng trên mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến, thuận lợi và
quan trọng thì yêu cầu về an toàn mạng, về an ninh dữ liệu càng trở nên cấp
bách và cần thiết.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề
bảo mật, đưa ra nhiều thuật toánvới mục đích thông tin truyền đi không bị lấy
cắp hoặc nếu bị lấy cắp thì cũng không sử dụng được.Trong đề tài của em đưa ra
một thuật toán đó là thuật toán DES (Data encryption standar) đây là thuật toán
chuẩn của mỹ, được mỹ và nhiều nước trên thế giới sử dụng, thuật toán này đã
được đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn giữ được tính bảo mật của nó. Tuy
nhiên với công nghệ phát triển như hiện nay thì thuật toán DES trở lên không
được an toàn tuyệt đối nữa, người ta đã đưa ra thuật toán 3DES về nguyên tắc
thuật toán 3DES dựa trên nền tảng của thuật toán DES nhưng số bít được mã
hóa tăng lên.
Mã hóa và các lược đồ chia sẻ bí mậtcó thể được ứng dung trong rất nhiều lĩnh
vực ví dụ: phát hành thẻ ATM trong ngân hàng, đấu thầu từ xa, trong thi tuyển
sinh, trong lĩnh vực quân sự .Trong đề tài của em đề cập tới một lĩnh vực đó là
ứng dụng trong thi tuyển sinh đại học.
Vấn đề thi tuyển sinh đại học ở nước ta trở thành gánh nặng cho nghành Giáo
Dục và các ban nghành khác liên quan. Nó làm tổn hại về kinh tế và công sức
không chỉ đối các ban nghành tham gia tổ chức kỳ thi mà ngay cả đối với các thí
sinh dự thi, nhưng đó là điều bắt buộcphải được tổ chức hàng năm. Do vậy làm
sao để giảm thiểu các khâu trong thi tuyển sinh mà vẫn đảm bảo tính công bằng
và chính xác là điều cần thiết, theo tôi để làm được điều đó ta nên ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc thi tuyển sinh đại học, một trong các ứng dụng đó
là ứng dụng LƯỢC ĐỒ CHIA SẺ BÍ MẬT vì nó đảm bảo được tính bí mật và
chính xác mà trong thi tuyển sinh hai điều đó là quan trọng nhất.
Phạm vi luận văn đề cập đến vấn đề mật mã, thuật toán DES, lược đồ chia sẻ bí
mật và ứng dụng của chúng trong thi tuyển sinh.
Luận văn gồm 4 chương:
- -6
Chương 1: Mật mã cổ điển: chương này nói về khái niệm và định nghĩa
một số mật mã cổ điển
Chương 2: Thuật toán DES: chương này nói về mã hóa và giải mã trong
thuật toán DES, các vấn đề xung quanh DES.
Chương 3: Chia sẻ bí mật: Chương này nói về khái niệm chia sẻ bí mật,
phương thức chia sẻ và khôi phục khóa bí mật.
Chương 4: Ứng dụng thuật toán DES vàLược đồ chia sẻ bí mật vào thi
tuyển sinh: chương này nói về phần ứng dụng và mô phỏng lược đồ chia se bí
mật bằng ngôn ngữ C
80 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2635 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu lược đồ chia sẻ bí mật và ứng dụng của chúng vào việc thi tuyển sinh đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
NGUYỄN BÁ THÁI
NGHIÊN CỨU LƯỢC ĐỒ CHIA SẺ BÍ MẬT VÀ
ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG VÀO VIỆC
THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC
Nghành : Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên nghành : Kỹ thuật Điện tử
Mã số : 60 52 70
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Hồ Văn Canh
Hà Nội - 2011
- -
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “ Nghiên Cứu Lược Đồ Chia Sẻ Bí Mật Và
Ứng Dụng Của Chúng Vào Việc Thi Tuyển Sinh Đại Học” là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của tôi.
Kết quả nghiên cứu được trình bầy trong luận văn chưa được công bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Bá Thái
- -
3
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. MẬT MÃ CỔ ĐIỂN..................................................................... 7
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ MẬT MÃ....................................... 7
1.1.1 Khái niệm: ......................................................................................... 7
1.1.2 Định nghĩa ......................................................................................... 7
1.2 MỘT SỐ MÃ HÓA ĐƠN GIẢN: ............................................................. 9
1.2.1 Mã dịch vòng ( shift cipher)............................................................... 9
1.2.1.1 Định nghĩa (modulo): ..................................................................... 9
1.2.1.2 Định nghĩa mã dịch vòng:............................................................. 10
1.2.2 Mã thay thế (MTT) ......................................................................... 12
1.2.3. Mã Affine ....................................................................................... 14
1.2.3.1 Định lý (đồng dư thức): ............................................................... 14
1.2.3.2 Định nghĩa (hàm Euler):............................................................... 14
1.2.3.3 Định nghĩa (phần tử nghich đảo trong phép nhân): ...................... 16
1.2.4. Mật mã Hill .................................................................................... 19
1.2.4.1 Khái niệm: .................................................................................... 19
1.2.4.2 Định nghĩa ( ma trận đơn vị) ........................................................ 20
1.2.4.3 Định nghĩa (Định thức của ma trận):............................................ 20
1.2.4.4 Định lý (ma trận ngịch đảo): ........................................................ 20
1.2.4.5 Định nghĩa Mật mã Hill ................................................................ 21
1.2.5. Mã chuyển vị (Transposition): ........................................................ 22
CHƯƠNG 2. CHUẨN MÃ DỮ LIỆU (DES).................................................. 24
2.1 MÔ TẢ DES (Data Encryption Standard)............................................... 24
2.2 Các bước thực hiện:................................................................................ 25
2.2.1 Cách tính biến x0 ............................................................................. 25
2.2.2 Cách tính LiRi: ................................................................................ 26
2. 2.2.1. Các biến trong hàm f: ................................................................. 26
2.2.2.2 Cách tính hàm f: ........................................................................... 30
2.2.3 Xác định bản mã y: .......................................................................... 35
2.3 Giải mã DES .......................................................................................... 43
2.3.1 Thuật toán........................................................................................ 43
2.3.2 Chứng minh thuật toán .................................................................... 43
2.4 Các vấn xung quanh DES .................................................................... 46
2.4.1 Những ý kiến phản hồi..................................................................... 46
2.4.2 DES trong thực tế ............................................................................ 47
2.4.3. Một vài kết luận về mã DES ........................................................... 48
CHƯƠNG 3. CÁC SƠ ĐỒ CHIA SẺ BÍ MẬT ................................................ 49
3.1 Khái niệm về chia sẻ bí mật:................................................................... 49
3.2 Sơ đồ chia sẻ bí mật................................................................................ 50
3.2.1 Khái niệm “Sơ đồ chia sẻ bí mật”: ................................................... 50
3.2.2 Định nghĩa: ...................................................................................... 50
3.3 Cấu trúc truy nhập và sơ đồ chia sẻ bí mật.............................................. 55
3.3.1 Định nghĩa sơ đồ chia sẻ bí mật hoàn thiện ..................................... 55
- -
4
3.3.2 Định nghĩa tập hợp thức” tối thiểu .................................................. 56
3.4 Mạch đơn điệu:....................................................................................... 56
3.4.1 Định nghĩa( mạch đơn điệu): ........................................................... 56
3.4.2 Chia sẻ Khóa bí mật dựa vào “ mạch đơn điệu” ............................... 57
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN DES VÀ LƯỢC ĐỒ CHIA SẺ BÍ
MẬT VÀO THI TUYỂN SINH ....................................................................... 61
4.1 Các ứng dụng: ........................................................................................ 61
4.2 Quy trình thực hiện giải bài toán: ........................................................... 61
4.2.1 Sơ đồ: .............................................................................................. 61
4.2.2 Các bước thực hiện: ........................................................................ 62
4.2.3. Mô phỏng lược đồ chia sẻ bí mật bằng ngôn ngữ C: ....................... 63
4.2.3.1 Chia sẻ khoá bí mật theo giao thức “chia sẻ bí mật” Shamir. ....... 63
4.2.3.2 Khôi phục khoá bí mật bằng phương pháp giải hệ phương trình
tuyến tính.................................................................................................. 64
4.2.3.3 Khôi phục khoá bí mật bằng phương pháp dùng công thức nội suy
Lagrange .................................................................................................. 68
4.2.3.4 Chia sẻ khoá bí mật theo phương pháp bằng mạch đơn điệu ........ 69
4.2.3.4 Khôi phục khoá bí mật theo phương pháp mạch đơn điệu............ 71
4.3 Mã nguồn mở của chương trình .............................................................. 72
KẾT LUẬN...................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 80
- -
5
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến. Mỗi quốc gia đều có
mạng riêng với rất nhiều mạng mang tính bộ phận. Trên pham vi toàn cầu, người
ta đã dùng mạng Internet một cách thông dụng. Nhiều dịch vụ điện tử như: thư
điện tử, chuyển tiền, thương mại điện tử, chính phủ điện tử...đã được áp dụng
rộng rãi.
Các ứng dụng trên mạng máy tính ngày càng trở nên phổ biến, thuận lợi và
quan trọng thì yêu cầu về an toàn mạng, về an ninh dữ liệu càng trở nên cấp
bách và cần thiết.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề
bảo mật, đưa ra nhiều thuật toán với mục đích thông tin truyền đi không bị lấy
cắp hoặc nếu bị lấy cắp thì cũng không sử dụng được.Trong đề tài của em đưa ra
một thuật toán đó là thuật toán DES (Data encryption standar) đây là thuật toán
chuẩn của mỹ, được mỹ và nhiều nước trên thế giới sử dụng, thuật toán này đã
được đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vẫn giữ được tính bảo mật của nó. Tuy
nhiên với công nghệ phát triển như hiện nay thì thuật toán DES trở lên không
được an toàn tuyệt đối nữa, người ta đã đưa ra thuật toán 3DES về nguyên tắc
thuật toán 3DES dựa trên nền tảng của thuật toán DES nhưng số bít được mã
hóa tăng lên.
Mã hóa và các lược đồ chia sẻ bí mật có thể được ứng dung trong rất nhiều lĩnh
vực ví dụ: phát hành thẻ ATM trong ngân hàng, đấu thầu từ xa, trong thi tuyển
sinh, trong lĩnh vực quân sự….Trong đề tài của em đề cập tới một lĩnh vực đó là
ứng dụng trong thi tuyển sinh đại học.
Vấn đề thi tuyển sinh đại học ở nước ta trở thành gánh nặng cho nghành Giáo
Dục và các ban nghành khác liên quan. Nó làm tổn hại về kinh tế và công sức
không chỉ đối các ban nghành tham gia tổ chức kỳ thi mà ngay cả đối với các thí
sinh dự thi, nhưng đó là điều bắt buộc phải được tổ chức hàng năm. Do vậy làm
sao để giảm thiểu các khâu trong thi tuyển sinh mà vẫn đảm bảo tính công bằng
và chính xác là điều cần thiết, theo tôi để làm được điều đó ta nên ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc thi tuyển sinh đại học, một trong các ứng dụng đó
là ứng dụng LƯỢC ĐỒ CHIA SẺ BÍ MẬT vì nó đảm bảo được tính bí mật và
chính xác mà trong thi tuyển sinh hai điều đó là quan trọng nhất.
Phạm vi luận văn đề cập đến vấn đề mật mã, thuật toán DES, lược đồ chia sẻ bí
mật và ứng dụng của chúng trong thi tuyển sinh.
Luận văn gồm 4 chương:
- -
6
Chương 1: Mật mã cổ điển: chương này nói về khái niệm và định nghĩa
một số mật mã cổ điển
Chương 2: Thuật toán DES: chương này nói về mã hóa và giải mã trong
thuật toán DES, các vấn đề xung quanh DES.
Chương 3: Chia sẻ bí mật: Chương này nói về khái niệm chia sẻ bí mật,
phương thức chia sẻ và khôi phục khóa bí mật.
Chương 4: Ứng dụng thuật toán DES và Lược đồ chia sẻ bí mật vào thi
tuyển sinh: chương này nói về phần ứng dụng và mô phỏng lược đồ chia se bí
mật bằng ngôn ngữ C
Để hoàn thành luận văn này, trước hết em xin chân thành cảm ơn TS Hồ
Văn Canh – người đã trực tiếp hướng dẫn, cung cấp tài liệu và đóng góp nhiều ý
kiến cho luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ
khoa Điện tử , phòng Sau đại học, Trường Đại học công nghệ - ĐHQG Hà nội
đã tận tình giảng dậy, giúp đỡ em trong suốt khóa học.
- -
7
CHƯƠNG 1. MẬT MÃ CỔ ĐIỂN
1.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỀ MẬT MÃ
1.1.1 Khái niệm:
- Chức năng cơ bản của mật mã là tạo ra khả năng liên lạc trên một kênh
không mật cho hai người sử dụng (tạm gọi là A và B) sao cho đối phương (C)
không thể hiểu được thông tin được truyền đi.
- Kênh liên lạc có thể là một đường dây điện thoại hoặc một mạng máy tính.
Thông tin mà Al muốn gửi cho B bản rõ có thể là một văn bản tiếng Anh, các dữ
liệu bằng số hoặc bất cứ tài liệu nào có cấu trúc tuỳ ý.
- A sẽ mã hoá bản rõ bằng một khóa đã được xác định trước và gửi bản mã
kết quả trên kênh. C có bản mã thu trộm được trên kênh song không thể xác
định nội dung của bản rõ, nhưng B (người đã biết khoá mã) có thể giải mã và
thu được bản rõ.
Ta sẽ mô tả hình thức hoá nội dung bằng cách dung khái niệm toán học như
sau:
1.1.2 Định nghĩa
Một hệ mật là một bộ 5 (P,C,K,E,D) thoả mãn các điều kiện sau:
1. P là một tập hữu hạn các bản rõ có thể.
2. C là một tập hữu hạn các bản mã có thể.
3. K (không gian khoá) là tập hữu hạn các khoá có thể.
4. Đối với mỗi k K có một quy tắc mã ek: P C và một quy tắcv giải
mã tương ứng dk D. Mỗi ek: P C và dk: C P là những hàm
sao cho:
dk(ek (x)) = x với mọi bản rõ x P.
Trong đó, chúng ta cần lưu ý tính chất 4: Nội dung của nó là nếu một bản
rõ x được mã hoá bằng ek và bản mã nhận được sau đó được giải mã bằng dk thì
ta phải thu được bản rõ ban đầu x.
Giả sử ta có bản rõ cần truyền đi là:
x = x1,x2 ,. . .,xn
- -
8
với số nguyên n 1 nào đó. Ở đây mỗi ký hiệu của mỗi bản rõ xi P , 1 i
n. Mỗi xi sẽ được mã hoá bằng quy tắc mã ek với khoá K xác định trước đó.
Bản mã thu được là:
y = y1,y2 ,. . .,yn Trong đó yk=ek(xi) i=1,2,…,n. còn kєK
Khi Bob nhận đươc y1,y2 ,. . .,yn anh ta sẽ giải mã bằng hàm giải mã dk và thu
được bản rõ gốc x1,x2 ,. . .,xn.
Hình 1.1 là một ví dụ về một kênh liên lạc
`
Rõ ràng là trong trường hợp này hàm mã hoá phải là hàm đơn ánh ( tức là ánh
xạ 1-1), nếu không việc giải mã sẽ không thực hiện được một cách tường minh.
Ví dụ
y = ek(x1) = ek(x2)
trong đó x1 x2 , thì B sẽ không có cách nào để biết liệu bản rõ là x1 hay x2 .
Hình 1.1. Kênh liên lạc
C
Bộ giải mã Bộ mã hoá B A
Kênh an toàn
Nguồn khoá
x
k
k
k
y
k
x
- -
9
1.2 MỘT SỐ MÃ HÓA ĐƠN GIẢN:
1.2.1 Mã dịch vòng ( shift cipher)
1.2.1.1 Định nghĩa (modulo): Định nghĩa về đồng dư
Giả sử a và b là các số nguyên và m là một số nguyên dương. Khi đó ta
viết a b (mod m) nếu a-b chia hết cho m. Mệnh đề a b (mod m) được gọi là "
a đồng dư với b theo modulo m". Số nguyên m được gọi là mudulus.
Bây giờ ta có thể định nghĩa số học modulo m: Zm được coi là tập hợp
{0,1,. . .,m-1} có trang bị hai phép toán cộng và nhân. Việc cộng và nhân trong
Zm được thực hiện giống như cộng và nhân các số thực ngoài trừ một điểm là
các kết quả được rút gọn theo modulo m.
Ví dụ tính 11 13 trong Z16 . Tương tự như với các số nguyên ta có 11
13 = 143. Để rút gọn 143 theo modulo 16, ta thực hiện phép chia bình thường:
143 = 8 16 + 15, bởi vậy 143 mod 16 = 15 trong Z16 .
Các định nghĩa trên phép cộng và phép nhân Zm thảo mãn hầu hết các quy
tắc quen thuộc trong số học. Sau đây ta sẽ liệt kê mà không chứng minh các tính
chất này:
1. Phép cộng là đóng, tức với bất kì a,b Zm ,a +b Zm
2. Phép cộng là giao hoán, tức là với a,b bất kì Zm
a+b = b+a
3. Phép cộng là kết hợp, tức là với bất kì a,b,c Zm
(a+b)+c = a+(b+c)
4. 0 là phần tử đơn vị của phép cộng, có nghĩa là với a bất kì Zm
a+0 = 0+a = a
5. Phép nhân là đóng , tức là với a,b bất kì Zm , ab Zm .
6. Phép nhân là giao hoán , nghĩa là với a,b bất kì Zm , ab = ba
7. Phép nhân là kết hợp, nghĩa là với a,b,c Zm , (ab)c = a(cb)
8. 1 là phần tử đơn vị của phép nhân, tức là với bất kỳ a Zm
- -
10
9. a1 = 1a = a Phần tử nghịch đảo của phép cộng
của phần tử bất kì (a Zm ) là m-a, nghĩa là a+(m-a) = (m-a)+a = 0 với
bất kì a Zm .
10. Phép nhân có tính chất phân phối đối với phép cộng, tức là đối với
a,b,c Zm , (a+b)c = (ac)+(bc) và a(b+c) = (ab) + (ac)
Vì phần tử ngược của phép cộng tồn tại trong Zm nên cũng có thể trừ các
phần tử trong Zm . Ta định nghĩa a-b trong Zm là a+m-b mod m. Một cách
tương tự có thể tính số nguyên a-b rồi rút gọn theo modulo m.
Ví dụ : Để tính 11-18 trong Z31, ta tính 11+13 mod 31 = 24. Ngược lại, có
thể lấy 11-18 được -7 rồi sau đó tính -7 mod 31 = 24.
1.2.1.2 Định nghĩa mã dịch vòng:
Mã dịch vòng được xác định trên Z26 (do có 26 chữ cái trên bảng chữ cái
tiếng Anh) mặc dù có thể xác định nó trên Zm với modulus m tuỳ ý. Dễ dàng
thấy rằng, mã dịch vọng (MDV) sẽ tạo nên một hệ mật như đã xác định ở trên,
tức là dK (eK(x)) = x với mọi x Z26 .
Hình 1.2: Mã dịch vòng
Ta sẽ sử dụng MDV (với modulo 26) để mã hoá một văn bản tiếng Anh
thông thường bằng cách thiết lập sự tương ứng giữa các kí tự và các thặng dư
theo modulo 26 như sau: A 0,B 1, . . ., Z 25. Vì phép tương ứng này
còn dùng trong một vài ví dụ nên ta sẽ ghi lại để còn tiện dùng sau này:
A B C D E F G H I J K L M
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
N O P Q R S T U V W X Y Z
Giả sử P = C = K = Z26 với 0 k 25 , định nghĩa:
eK(x) = x +k mod 26
và dK(x) = y -k mod 26
(x,y Z26)
- -
11
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
- -
12
Ví dụ 1.1:
Giả sử khoá cho MDV là K = 11 và bản rõ là:
wewillmeetatmidnight
Trước tiên biến đổi bản rõ thành dãy các số nguyên nhờ dùng phép tương
ứng trên. Ta có:
22 4 22 8 11 11 12 4 4 19
0 19 12 8 3 13 8 6 7 19
sau đó cộng 11 vào mỗi giá trị rồi rút gọn tổng theo modulo 26
7 15 7 19 22 22 23 15 15 4
11 4 23 19 14 24 19 17 18 4
Cuối cùng biến đổi dãy số nguyên này thành các kí tự thu được bản mã
sau:
HPHTWWXPPELEXTOYTRSE
Để giải bản mã này, trước tiên, Bob sẽ biến đổi bản mã thành dãy các số
nguyên rồi trừ đi cho 11 ( rút gọn theo modulo 26) và cuối cùng biến đổi lại dãy
này thành các ký tự.
Nhận xét rằng, MDV (theo modulo 26) là không an toàn vì nó có thể bị
thám theo phương pháp vét cạn. Do chỉ có 26 khoá nên dễ dàng thử mọi khoá dK
có thể cho tới khi nhận được bản rõ có nghĩa.
1.2.2 Mã thay thế (MTT)
Trên thực tế MTT có thể lấy cả P và C đều là bộ chữ cái tiếng anh, gồm
26 chữ cái. Ta dùng Z26 trong MDV vì các phép mã và giải mã đều là các phép
toán đại số. Tuy nhiên, trong MTT, thích hợp hơn là xem phép mã và giải mã
như các hoán vị của các kí tự.
Hình 1.3 Mã thay thế
Cho P =C = Z26 . K chứa mọi hoán vị có thể của 26 kí hiệu 0,1, . . .
,25
Với mỗi phép hoán vị K , ta định nghĩa:
e(x) = (x)
và
d(y) = -1(y)
trong đó -1 là hoán vị ngược của .
- -
13
Sau đây là một ví dụ về phép hoán vị ngẫu nhiên tạo nên một hàm mã hoá
(cũng như trước, các kí hiệu của bản rõ được viết bằng chữ thường còn các kí
hiệu của bản mã là chữ in hoa).
a b c d e F g h i j k l M
X N Y A H P O G Z Q W B T
n o p q r S t u v w x y Z
S F L R C V M U E K J D I
Như vậy, e (a) = X, e (b) = N,. . . . Hàm giải mã là phép hoán vị ngược.
Điều này được thực hiện bằng cách viết hàng thứ hai lên trước rồi sắp xếp theo
thứ tự chữ cái. Ta nhận được:
A B C D E F G H I J K L M
d l r y v O h e z x w p T
N O P Q R S T U V W X Y Z
b g f j q N m u s k a c i
Mỗi khoá của MTT là một phép hoán vị của 26 kí tự. Số các hoán vị này
là 26!, lớn hơn 4 10 26 là một số rất lớn. Bởi vậy, phép tìm khoá vét cạn không
thể thực hiện được, thậm chí bằng máy tính. Tuy nhiên, sau này sẽ thấy rằng
MTT có thể dễ dàng bị thám bằng các phương pháp khác.
- -
14
1.2.3. Mã Affine
MDV là một trường hợp đặc biệt của MTT chỉ gồm 26 trong số 26! các
hoán vị có thể của 26 phần tử. Một trường hợp đặc biệt khác của MTT là mã
Affine được mô tả dưới đây. trong mã Affine, ta giới hạn chỉ xét các hàm mã có
dạng:
e(x) = ax + b mod 26,
a,b Z26 . Các hàm này được gọi là các hàm Affine (chú ý rằng khi a = 1, ta có
MDV).
Để việc giải mã có thể thực hiện được, yêu cầu cần thiết là hàm Affine
phải là đơn ánh. Nói cách khác, với bất kỳ y Z26, ta muốn có đồng nhất thức
sau:
ax + b y (mod 26)
phải có nghiệm x duy nhất. Đồng dư thức này tương đương với:
ax y-b (mod 26)
Vì y thay đổi trên Z26 nên y-b cũng thay đổi trên Z26 . Bởi vậy, ta chỉ cần nghiên
cứu phương trình đồng dư:
ax y (mod 26) (y Z26 ).
1.2.3.1 Định lý (đồng dư thức):
Đồng dư thức ax b mod m chỉ có một nghiệm duy nhất x Zm với mọi b
Zm khi và chỉ khi UCLN(a,m) = 1.
Vì 26 = 2 13 nên các giá trị a Z26 thoả mãn UCLN(a,26) = 1 là a = 1,
3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21, 23 và 25. Tham số b có thể là một phần tử bất
kỳ trong Z26 . Như vậy, mã Affine có 13 25 = 325 (vì k=0 bị loại) khoá có thể
( dĩ nhiên con số này quá nhỏ để bảo đảm an toàn).
Bây giờ ta sẽ xét bài toán chung với modulo m. Ta cần một định nghĩa
khác trong lý thuyết số.
1.2.3.2 Định nghĩa (hàm Euler):
Giả sử a 1 và m 2 là các số nguyên. UCLN(a,m) = 1 thì ta nói rằng a
và m là nguyên tố cùng nhau. Số các số nguyên trong Zm nguyên tố cùng nhau
với m thường được ký hiệu là (m) ( hàm này được gọi là hàm Euler).
- -
15
Một kết quả quan trọng trong lý thuyết số cho ta giá trị của (m) theo các thừa
số trong phép phân tích theo luỹ thừa các số nguyên tố của m. ( Một số nguyên p
1 là số nguyên tố nếu nó không có ước dương nào khác ngoài 1 và p. Mọi số
nguyên m 1 có thể phân tích được thành tích của các luỹ thừa các số nguyên tố
theo cách duy nhất. Ví dụ 60 = 2 3 3 5 và 98 = 2 7 2 ).
T