Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại bệnh viện Quân y 103

Gãy xương cơ quan vận động bao gồm gãy cột sống, gãy khung chậu và gãy xương tứ chi. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương và ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì cơ cấu, tỷ lệ, đặc điểm phân bố và nguyên nhân gãy xương cũng rất khác nhau. Trên thế giới, hàng ngày có khoảng 16 nghìn người chết do chấn thương [1]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 27/100.000 dân, cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn cầu là 19/100.000 dân [2]. Ở nước ta, nguyên nhân gãy xương do tai nạn giao thông là phổ biến nhất. Các tai nạn chấn thương gây gãy xương không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động mà quan trọng hơn còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích nói chung và gãy xương nói riêng thực sự đã trở thành vấn đề xã hội cấp thiết, nhất là tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Gãy xương là một cấp cứu ngoại khoa, nhưng nếu được sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách với các biện pháp như phòng chống sốc, cố định ổ gãy, phòng chống di lệch và thương tổn thứ phát, vận chuyển sớm thì sẽ tạo điều kiện tốt cho điều trị ở tuyến sau có kết quả [3]. Do vậy, vấn đề cấp cứu ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Việc sơ cấp cứu đúng cách, cố định ổ gãy vững chắc sẽ giảm tỷ lệ các biến chứng toàn thân và tại chỗ như sốc, tổn thương gãy kín thành gãy hở và tổn thương mạch máu, thần kinh. Việc sơ cấp cứu sớm còn tạo điều kiện cho tuyến sau xử trí được thuận lợi hơn.Sơ cấp cứu ban đầu kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để giảm mức độ trầm trọng và tử vong do thương tổn từ các tai nạn thương tích đem lại [4]. Các nghiên cứu về gãy xương do tại nạn thương tích đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có các trung tâm phòng ngừa tai nạn và thương tích. Ở Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khía cạnh dự phòng tai nạn thương tích, dự phòng gãy xương, sơ cấp cứu ban đầu khi bị gãy xương mới được chú ý. Để có những thông tin cơ bản, hệ thống và đầy đủ về đặc điểm dịch tễ của gãy xương cơ quan vận động và thực trạng công tác cấp cứu ban đầu tại các tuyến sơ cứu trước bệnh viện, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103” nhằm các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010-2014. 2. Khảo sát thực trạng cấp cứu ban đầu ở các bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian trên.

docx141 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại bệnh viện Quân y 103, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HỮU CHIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THỰC TRẠNG CẤP CỨU BAN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN HỮU CHIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ THỰC TRẠNG CẤP CỨU BAN ĐẦU Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: 9.72.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Tiến Bình 2. PGS. TS. Phạm Đăng Ninh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Chiến LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Nguyễn Tiến Bình và PGS.TS. Phạm Đăng Ninh, hai người Thầy đã tận tâm dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Phòng Sau Đại học, Bộ môn Khoa Chấn thương chỉnh hình - Học viện Quân y đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn bên cạnh động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tôi, là động lực và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Chiến MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Phần viết tắt Phần viết đầy đủ BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện Đa khoa CĐN Cố định ngoài YTCS CSYT Y tế Cơ sở Cơ sở Y tế CTCS Chấn thương cột sống CTSN Chấn thương sọ não GX Gãy xương KHX Kết hợp xương MM PKCC SD Mạch máu Phòng khám cấp cứu Standard Deviation (Độ lệch chuẩn) TK Thần kinh TNGT Tai nạn giao thông TNLĐ Tai nạn lao động TNSH Tai nạn sinh hoạt TNTT Tai nạn thương tích XĐ  χ2 Xương đùi Số trung bình cộng Khi bình phương DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1. Các biến số chính sử dụng trong nghiên cứu 46 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới của các BN gãy xương (n=4918) 55 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp của các BN bị gãy xương (n=4918) 56 3.3. Phân bố các trường hợp GX theo nguyên nhân (n= 4918) 57 3.4. Phân bố GX theo khu vực dân cư và tính chất gãy (kín, hở) 58 3.5. Thời điểm xảy ra GX trong ngày theo các nguyên nhân gây GX 60 3.6. Phân bố các loại GX và tính chất GX (n=4918) 61 3.7. Liên quan giữa vị trí các xương gãy và tính chất GX 62 3.8. Phân bố vị trí xương gãy và chấn thương kết hợp 63 3.9. Đặc điểm về số lượng xương bị gãy trên BN (n=4918) 63 3.10. Đặc điểm vị trí, tính chất GX tứ chi và nguyên nhân 64 3.11. Phân độ gãy hở xương chi trên 65 3.12. Số lượng và tỷ lệ tổn thương kết hợp của GX chi trên 66 3.13. Tỷ lệ tổn thương kết hợp và tính chất của GX chi trên (%) 66 3.14. Phân độ gãy hở xương chi dưới 67 3.15. Số lượng và tỷ lệ tổn thương kết hợp của GX chi dưới 68 3.16. Tỷ lệ tổn thương kết hợp và tính chất của GX chi dưới (%) 68 3.17. Nơi nạn nhân được sơ cấp cứu ban đầu tại các khu vực dân cư (n=4.918) 70 3.18. Thời gian từ khi bị tai nạn đến khi được cấp cứu ban đầu (n=4.918) 71 3.19. Phương tiện được sử dụng để vận chuyển BN đến BV (n=4918) 72 3.20. Người đầu tiên trực tiếp tham gia cấp cứu tại nơi xảy ra tai nạn (n = 480) 72 3.21. Tổng hợp các biện pháp cấp cứu ban đầu được thực hiện tại các tuyến 73 Bảng Tên bảng Trang 3.22. Tỷ lệ BN gãy xương các loại được sơ cấp cứu ban đầu tại các tuyến 74 3.23. Tình hình băng và rửa vết thương phần mềm 76 3.24. Phương pháp cố định xương gãy tại các tuyến 77 3.25. Vị trí các loại xương gãy được cố định tại các tuyến 78 3.26. Tình hình sử dụng thuốc giảm đau tại các tuyến trước BV 79 3.27. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh khi sơ cấp cứu 80 4.1. Giới tính của bệnh nhân gãy xương so với một số nghiên cứu trong nước 84 4.2. Nguyên nhân gây gãy xương so với một số nghiên cứu trong nước 87 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố tỷ lệ GX theo tháng trong năm (tính chung trong 5 năm nghiên cứu) 58 3.2. Phân bố số BN gãy xương theo năm nghiên cứu 59 3.3. Tỷ lệ có kèm theo sốc chấn thương của các nhóm GX 70 3.4. Tỷ lệ BN gãy hở được cấp cứu đúng nguyên tắc tại các tuyến (n = 1.233) 75 3.5. Tỷ lệ BN gãy kín được cấp cứu đúng nguyên tắc tại các tuyến (n = 3.685) 75 3.6. Tỷ lệ được tiêm SAT tại các điểm sơ cứu 81 DANH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1. Ký hiệu các xương và phân loại vị trí GX theo AO 8 1.2. Hệ thống phân loại theo hình thái GX 9 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 54 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy xương cơ quan vận động bao gồm gãy cột sống, gãy khung chậu và gãy xương tứ chi. Có nhiều nguyên nhân gây gãy xương và ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực thì cơ cấu, tỷ lệ, đặc điểm phân bố và nguyên nhân gãy xương cũng rất khác nhau. Trên thế giới, hàng ngày có khoảng 16 nghìn người chết do chấn thương [1]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông là 27/100.000 dân, cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn cầu là 19/100.000 dân [2]. Ở nước ta, nguyên nhân gãy xương do tai nạn giao thông là phổ biến nhất. Các tai nạn chấn thương gây gãy xương không những chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động mà quan trọng hơn còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tai nạn thương tích nói chung và gãy xương nói riêng thực sự đã trở thành vấn đề xã hội cấp thiết, nhất là tại những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Gãy xương là một cấp cứu ngoại khoa, nhưng nếu được sơ cứu, cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng cách với các biện pháp như phòng chống sốc, cố định ổ gãy, phòng chống di lệch và thương tổn thứ phát, vận chuyển sớm thì sẽ tạo điều kiện tốt cho điều trị ở tuyến sau có kết quả [3]. Do vậy, vấn đề cấp cứu ban đầu đóng vai trò rất quan trọng. Việc sơ cấp cứu đúng cách, cố định ổ gãy vững chắc sẽ giảm tỷ lệ các biến chứng toàn thân và tại chỗ như sốc, tổn thương gãy kín thành gãy hở và tổn thương mạch máu, thần kinh. Việc sơ cấp cứu sớm còn tạo điều kiện cho tuyến sau xử trí được thuận lợi hơn...Sơ cấp cứu ban đầu kịp thời và hiệu quả là vô cùng quan trọng để giảm mức độ trầm trọng và tử vong do thương tổn từ các tai nạn thương tích đem lại [4]. Các nghiên cứu về gãy xương do tại nạn thương tích đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Trên thế giới, hầu hết các quốc gia đều có các trung tâm phòng ngừa tai nạn và thương tích. Ở Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, khía cạnh dự phòng tai nạn thương tích, dự phòng gãy xương, sơ cấp cứu ban đầu khi bị gãy xương mới được chú ý. Để có những thông tin cơ bản, hệ thống và đầy đủ về đặc điểm dịch tễ của gãy xương cơ quan vận động và thực trạng công tác cấp cứu ban đầu tại các tuyến sơ cứu trước bệnh viện, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu ở bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103” nhằm các mục tiêu sau: Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số đặc điểm dịch tễ học gãy xương cơ quan vận động ở bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2010-2014. Khảo sát thực trạng cấp cứu ban đầu ở các bệnh nhân gãy xương cơ quan vận động điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 trong thời gian trên. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG 1.1.1.Khái niệm, định nghĩa Gãy xương (GX) là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương [3]. GX cơ quan vận động bao gồm GX tứ chi, GX cột sống, GX chậu và gãy một số xương khác (xương đòn, xương bả vai, xương bánh chè). Hiện nay, có nhiều cách phân loại GX đang được áp dụng. Phân loại theo nguyên nhân là cách phân loại có nhiều ứng dụng trên thực tế lâm sàng. Theo cách phân loại này người ta chia ra GX do chấn thương và GX do bệnh lý. GX do bệnh lý có thể do viêm xương, giang mai xương, do u ác tính nguyên phát, di căn ung thư xương từ nơi khác đến GX nén ép do mỏi hay do tai biến sản khoa [5], [6]. 1.1.2. Phân loại gãy xương 1.1.2.1. Phân loại theo tổn thương phần mềm + Khái niệm chung:GX kín là GX không có vết thương làm thông ổ gãy với môi trường bên ngoài. GX hở là GX mà ổ gãy thông với môi trường bên ngoài qua vết thương. Mức độ tổn thương phần mềm là căn cứ để lựa chọn các phương pháp điều trị GX. Đối với GX hở, mức độ ô nhiễm, nguy cơ biến chứng nhiễm khuẩn và các biến chứng khác phụ thuộc vào tổn thương phần mềm [3], [5]. + Phân loại gãy xương hở của Gustilo và Anderson Cách phân loại này được Gustilo R.B. và Anderson J.T. đề xuất lần đầu vào năm 1976, sau đó Gustilo cùng các tác giả khác đã nhiều lần bổ sung và đề xuất thành bảng phân loại hoàn chỉnh vào năm 1990 (Gustilo và cs., 1984; 1987; 1990). Đây là phương pháp phân loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Bảng phân loại năm 1990 cụ thể như sau [3], [5], [7]: Độ I: Vết thương rách da < 1cm và sạch, thường là gãy hở do đầu xương gãy chọc ra. Tổn thương phần mềm rất ít, không có bầm dập. Xương gãy đơn giản, gãy vững. Độ II: Vết thương rách da > 1cm, không có lóc da, đụng dập phần mềm nhẹ, vết thương ít ô nhiễm. Xương có thể gãy đơn giản hoặc gãy có mảnh rời nhưng không phức tạp. Độ III: Tổn thương phần mềm nặng (bao gồm da, cân cơ, mạch máu, thần kinh: TK), vết thương ô nhiễm nặng, gãy hở đến muộn sau 6 giờ. Tổn thương do lực chấn thương có năng lượng cao (hoả khí, tai nạn giao thông...) GX phức tạp, di lệch lớn. GX hở độ III được chia thành 3 loại: - Độ III-A: Tổn thương phần mềm nặng (rách da, lóc da, bầm dập) nhưng sau khi cắt lọc vết thương, phần mềm còn đủ để che phủ xương gãy. Nhóm này còn bao gồm các GX nhiều mảnh rời, GX nhiều mảnh do lực chấn thương có động năng cao. - Độ III-B: Vết thương ô nhiễm nặng, tổn thương phần mềm phức tạp hoặc mất tổ chức, sau khi cắt lọc không đủ để che phủ xương gãy, phải thực hiện các phẫu thuật tạo hình phủ bổ sung. Xương gãy vụn rời, lóc tuột màng xương, thường do lực chấn thương có động năng cao. - Độ III-C: GX hở có tổn thương mạch máu (MM) và TK chính của chi cần phải khâu nối phục hồi lưu thông, nếu không được sẽ phải cắt cụt. + Phân loại tổn thương phần mềm của Oestern và Tscherne Dựa trên mức độ tổn thương phần mềm kể cả gãy hở và gãy kín, Oestern H.J. và Tscherne H. (1984) đã giới thiệu bảng phân loại tổn thương phần mềm. Đối với GX kín bao gồm 4 mức độ, (từ độ 0 đến độ III) và GX hở gồm 4 mức độ (từ độ I đến độ IV) [3], [5], [8]. Phân loại tổn thương phần mềm ở gãy xương kín Độ C0: Không có tổn thương phần mềm hoặc tổn thương không đáng kể, GX đơn giản. Độ CI: da có sây sát, mài sát hoặc bị đụng dập và xương gãy đơn giản. Độ CII: Vết thương mài sát da có ô nhiễm, đụng dập da và cơ tại chỗ do lực chấn thương trực tiếp. GX phức tạp có nguy cơ chèn ép khoang. Độ CIII: Da bị bầm dập nhiều, có tổn thương cơ nặng, có thể bong lóc da. Có hội chứng chèn ép khoang hoặc tổn thương MM chính. Phân loại tổn thương phần mềm ở gãy xương hở Độ OI: Không có đụng dập da hoặc đụng dập không đáng kể, vết thương ít ô nhiễm, thường vết thương do đầu xương gãy chọc ra. Độ OII: Đụng dập da và phần mềm nhưng có giới hạn, vết thương ô nhiễm mức độ trung bình. GX phức tạp. Độ OIII: Tổn thương phần mềm nặng, mất tổ chức, vết thương ô nhiễm nặng, thường có kết hợp tổn thương MM và TK. Những gãy hở do hoả khí, gãy nát vụn xương, và gãy hở có ô nhiễm trầm trọng. Độ OIV: Cụt hoặc đứt gần lìa chi thể. + Phân loại tổn thương phần mềm theo AO Bảng phân loại này do một nhóm tác giả (Ruedi T., Border J.R. và Allgower M.) thuộc AO (Arbeitsgemeinschaft fur Osteosynthesefragen) đưa ra năm 1990, dựa trên 3 loại tổn thương chính là: da, gân cơ và MM, TK. Mỗi loại tổn thương được chia thành 5 mức độ, cụ thể như sau: Tổn thương da được chia thành hai loại: IC là gãy kín (integuments closed); OC là gãy hở (integuments open). IC1: Không tổn thương da. IO1: VT do đầu xương gãy chọc từ trong ra. IC2: Dập, không rách da. IO2: VT rách da < 5cm, bầm dập bờ mép. IC3: Bong lóc da khu trú. IO3: Rách da > 5cm, bầm dập lan rộng, hoại tử mép da. IC4: Lóc da (kín) rộng, nặng. IO4: Bầm dập sâu rộng, lóc tuột da, mất da. IC5: Hoại tử do đụng dập. Tổn thương cơ và gân gồm các mức độ sau: MT1: Không có tổn thương gân cơ. MT2: Tổn thương cơ khu trú, tổn thương cơ trong 1 khoang. MT3: Tổn thương cơ đáng kể, tổn thương cơ trong 2 khoang. MT4: Rách nát cơ và gân, đụng dập cơ nặng. MT5: Hội chứng chèn ép khoang, hội chứng vùi lấp đè ép với tổn thương rộng. Tổn thương MM, TK gồm các mức độ sau: NV1: Không có tổn thương MM và TK. NV2: Tổn thương TK ngoại vi nhưng khu trú. NV3: Tổn thương MM ngoại vi nhưng không phải mạch chính của chi. NV4: Tổn thương MM chính của đoạn chi thể. NV5: Tổn thương MM và TK kết hợp, cụt hoặc đứt gần lìa chi thể. 1.1.2.2. Phân loại theo tổn thương ở xương + Phân loại theo cơ chế chấn thương GX do lực chấn thương trực tiếp: tại vị trí tác động của lực chấn thương. GX do lực chấn thương gián tiếp: ở xa vị trí tác động của lực chấn thương, bao gồm: lực xoay, xoắn vặn; lực giằng giật; lực gập góc; lực đè ép, thúc dồn [3]. + Phân loại theo vị trí gãy Gãy đầu xương: gãy ở đầu trung tâm hoặc ngoại vi, đây là gãy vùng xương xốp. Có thể là gãy không phạm khớp (đường gãy không thông vào khớp) hoặc gãy phạm khớp (đường gãy thông vào khớp). Gãy thân xương: gãy phần xương nằm giữa hai đầu xương, đây là gãy vùng xương cứng, có ống tuỷ. Gãy thân xương được phân ra gồm gãy 1/3 trên, 1/3 giữa và 1/3 dưới. GX hoàn toàn thường có di lệch điển hình tùy theo vị trí gãy, do các cơ co kéo. Gãy vùng tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương, ở trẻ em có loại gãy vùng sụn tiếp hợp (bong sụn tiếp hợp). + Phân loại theo hình thái và tính chất gãy Xương có thể gãy không hoàn toàn hoặc gãy hoàn toàn [3], [5]: Gãy không hoàn toàn: Gãy dưới cốt mạc: đường gãy nằm dưới cốt mạc, cốt mạc không bị tổn thương, thường gặp trong GX trẻ em. Gãy cành xanh: gãy một bên thành xương còn bên đối diện cong lõm vào (giống như khi bẻ một cành cây tươi). Gãy rạn: đường gãy nhỏ chỉ ở một phần của thành xương, không di lệch. Gãy lún: gãy ở vùng xương xốp, do lực đè nén hoặc thúc dồn. Gãy hoàn toàn: Gãy đơn giản: đường gãy ngang, chéo hoặc xoắn nhưng không có mảnh rời. Gãy nhiều mảnh rời: gãy hình chêm, gãy hình cánh bướm.... Gãy nhiều mảnh rời, gãy vụn, gãy nhiều đoạn. + Phân loại của Winquist và Hansen Năm 1980 Winquist R.A. và Hansen S.T. đã đưa ra cách phân loại dựa vào tính vững chắc của ổ gãy có mảnh rời. Loại I: Gãy ngang, chỉ có mảnh rời nhỏ; Loại II: Gãy hình cánh bướm nhưng diện tiếp xúc ở hai đầu gãy chiếm > 50% chu vi xương; Loại III: Gãy hình cánh bướm lớn và diện tiếp xúc 2 đầu gãy < 50% chu vi xương; Loại IV: GX thành nhiều mảnh. + Phân loại tổng hợp của AO Vị trí GX: được ký hiệu bằng hai chữ số: một đại diện cho xương gãy và một cho vị trí gãy trên xương đó. Ký hiệu cho các xương: 1 = xương cánh tay; 2 = xương trụ/quay; 3 = xương đùi (XĐ); 4 = xương chày/mác; 5 = xương cột sống; 6 = xương chậu; 7 = xương bàn tay; 8 = xương bàn chân (hình 1.1). Mỗi xương dài được chia thành 3 vùng: đầu trung tâm; thân xương và đầu ngoại vi, riêng xương chày/mác có phần thứ tư là các mắt cá. Đầu trung tâm và ngoại vi của xương được giới hạn trong hình vuông có cạnh bằng chỗ rộng nhất của đầu xương. Ký hiệu như sau: 1 = đầu trung tâm; 2 = thân xương; 3 = đầu ngoại vi, 4 = các mắt cá (hình 1.1). Hình 1.1. Ký hiệu các xương và phân loại vị trí gãy xương theo AO * Nguồn: Theo Nguyễn Tiến Bình và cs. (2009) [5] - Hình thái và tính chất GX: chia tất cả các hình thái GX thành 3 loại (type), mỗi loại chia thành 3 nhóm (group), sau đó mỗi nhóm lại chia thành 3 kiểu khác nhau (dưới nhóm – subgroup). Các loại GX được ký hiệu là A, B, C với B tổn thương nặng hơn A và nhẹ hơn C. Các nhóm được ký hiệu bằng các chữ và số (A1, A2, A3; B1, B2, B3; C1, C2, C3), tổn thương ở nhóm 2 nặng hơn so với nhóm 1 và nhẹ hơn nhóm 3. Tiếp đến các dưới nhóm được ký hiệu bằng các số 1, 2, 3 với mức độ tổn thương nặng dần, như vậy có 27 kiểu gãy khác nhau (hình 1.2). Tæn th­¬ng nÆng dÇn 1 2 3 A1 1 2 3 A A2 1 2 3 A3 1 2 3 b1 HÌNH THÁI GÃY 1 2 3 b B2 1 2 3 B3 1 2 3 c1 1 2 3 c C2 1 2 3 C3 Hình 1.2. Hệ thống phân loại theo hình thái gãy xương * Nguồn: Nguyễn Tiến Bình và cs. (2009)[5] - Đối với gãy đầu xương (trung tâm và ngoại vi): Loại A: gãy không phạm khớp; Loại B: gãy phạm khớp một phần; Loại C: gãy phạm khớp hoàn toàn. Riêng đối với đầu trên xương cánh tay: A = gãy ngoài khớp-không vỡ chỏm; B = gãy phạm khớp, vỡ chỏm; C = gãy phạm khớp. Với đầu trên XĐ: A = gãy vùng mấu chuyển; B = gãy vùng cổ; C = gãy chỏm. Việc đánh giá phân loại thương tổn không phải lúc nào cũng tuyệt đối chính xác ngay từ lần thăm khám đầu tiên, mà có thể khác nhau giữa các lần và đánh giá chính xác nhất là đánh giá trong lúc mổ. 1.2. DỊCH TỄ HỌC GÃY XƯƠNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG 1.2.1. Khái quát chung về tình hình tai nạn thương tích – nguyên nhân chủ yếu và thường gặp gây gãy xương cơ quan vận động Tai nạn thương tích (TNTT) hoặc còn được gọi là chấn thương, đó là bất cứ tổn thương có chủ định hay không có chủ định cho cơ thể con người được gây nên bởi sự phơi nhiễm cấp tính đối với năng lượng nhiệt, cơ học, điện hay năng lượng hoá học. TNTT là những thương tổn do: tai nạn giao thông (TNGT), ngã, tai nạn lao động (TNLĐ), va chạm, điện giật dẫn đến bị vết thương chảy máu, bong gân, phù nề xây xát, GX, gãy răng, vỡ thủng nội tạng, chấn thương sọ não (CTSN), bỏng, ngạt/đuối nước, ngộ độc, tự tử 1.2.1.1. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới Tình hình TNTT gây GX cơ quan vận động đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu như Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Brasil, Mỹ [9], [10], [11], [12], [13]. Johansen A. và cs. nghiên cứu các trường hợp GX vào khoa cấp cứu của Bệnh viện (BV) Hoàng gia Cardiff thấy tần suất GX là 21,1/1000 người/năm (nam: 23,5/1.000 người/năm; nữ: 18,8/1.000 người/ năm). Tần suất GX tương tự với kết quả nghiên cứu ở Mỹ, Úc và Na Uy, nhưng cao hơn tần suất GX ở Anh vào những năm 1960 (9/1.000 người/năm) [14]. Tiderius C.J. và cs phân tích dịch tễ học GX trẻ em 0-16 tuổi tại Malmo, Thụy Điển (1993-1994) thấy có 1.673 trường hợp GX ở 1.610 trẻ em. Các vị trí GX thường gặp nhất là 1/3 dưới xương cánh tay (26%), tiếp theo là các đốt ngón tay (16%) và xương đòn (9%). Tần suất GX hàng năm là 235/10.000 ở trẻ em nam và 149/10.000 ở trẻ em nữ; 193/10.000 ở cả hai giới. Tỷ lệ GX hàng năm giảm 9% so với giai đoạn 1975- 1979. Tuy nhiên, gãy 1/3 dưới xương cánh tay đã tăng 1/3 so với năm 1975-1979 là do trẻ em nữ đã tham gia vào nhiều hoạt động thể dục thể thao nhiều hơn [15]. Van Staa T.P. và cs phân tích hồ sơ của 103.052 nam và 119.317 nữ trong số 5 triệu người lớn bị GX ở Anh và xứ Wales trong thời gian 1988-1998 thấy: đối với nữ, GX thường gặp nhất là GX quay/xương trụ (30,2/10.000 người/năm) và GX đùi/cổ XĐ (17,0/10.000 người/năm). Ở nam giới, GX thường gặp nhất là xương cổ tay (26,2/10.000 người/năm); GX đùi/ cổ XĐ là 5,3/10.000 người/năm [16]. Tại Anh, Cooper C. và cs. hồi cứu 7 triệu hồ sơ y tế (1988- 1998) thấy có 52.624 trẻ em nam và 31.505 trẻ em nữ bị GX, tần suất là 133,1/10.000 người/năm. Tần suất GX ở trẻ em nam (161,6/10.000 người/năm) cao hơn trẻ em nữ (102,9/10.000 người/năm). GX thường gặp nhất là xương quay/xương trụ (30%). Tần suất GX cao nhất ở trẻ em nam là 14 tuổi và ở trẻ em nữ là 11 tuổi. Tần suất GX ở Bắc Ireland, xứ Wales, Scotland cao hơn so với đông nam nước Anh (p<0,01) [17]. Hedström E.M. và cs phân tích các trường hợp GX ở trẻ em ≤19 t
Luận văn liên quan