Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis Indica ADC) tại vườn Quốc Gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc

Trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững của các Vườn Quốc gia, việc bảo tồn các thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị đe doạ giữ một vị trí quan trọng đặc biệt không chỉ về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của các Vườn quốc gia. Để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật Vườn quốc gia Tam Đảo có hiệu quả, nhất là nguồn gen quý hiếm và có nguy cơ đe doạ, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis Indica A.D.C) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo”. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GS. TS Ngô Quang Đê trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ của PGS. TS Đặng Kim Vui và các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, TS Hà Huy Thịnh Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam và cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn GS. TS Ngô Quang Đê, PGS. TS Đặng Kim Vui, GS. TS Lê Đình Khả, TS hà Huy Thịnh, khoa sau đại học trường Đại học Nông Lâm, Ban giám đốc và các đồng nghiệp Vườn Quốc gia Tam Đảo. Cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.

pdf96 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis Indica ADC) tại vườn Quốc Gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------  --------- NGUYỄN THỊ THU TRANG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY DẺ GAI ẤN ĐỘ (CASTANOPSIS INDICA A.D.C) TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO - VĨNH PHÚC CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ QUANG ĐÊ THÁI NGUYÊN, NĂM 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2009 TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời nói đầu Trong nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững của các Vườn Quốc gia, việc bảo tồn các thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị đe doạ giữ một vị trí quan trọng đặc biệt không chỉ về mặt khoa học mà còn liên quan toàn diện, lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của các Vườn quốc gia. Để góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật Vườn quốc gia Tam Đảo có hiệu quả, nhất là nguồn gen quý hiếm và có nguy cơ đe doạ, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ “ Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis Indica A.D.C) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo”. Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của GS. TS Ngô Quang Đê trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ của PGS. TS Đặng Kim Vui và các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, TS Hà Huy Thịnh Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam và cán bộ công nhân viên Vườn Quốc gia Tam Đảo. Nhân dịp này tôi chân thành cảm ơn GS. TS Ngô Quang Đê, PGS. TS Đặng Kim Vui, GS. TS Lê Đình Khả, TS hà Huy Thịnh, khoa sau đại học trường Đại học Nông Lâm, Ban giám đốc và các đồng nghiệp Vườn Quốc gia Tam Đảo. Cảm ơn bạn bè và người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này. Do năng lực, thời gian và điều kiện phương tiện nghiên cứu còn thiếu nên kết quả đạt được của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những người quan tâm về vấn đề này. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Thu Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................... 3 1.1 Trên thế giới............................................................................................... 3 2.2 Ở Việt Nam……………………………………………………………… 8 Chƣơng 2 – MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.... 15 2.1 Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….. 15 2.1.1 Về mặt lý luận………………………………………………………… 15 2.1.2 Về mặt thực tiễn………………………………………………………... 15 2.2 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 15 2.3 Nội dung nghiên cứu……………………………………………………... 15 2.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 16 2.4.1 Quan điểm về phương pháp luận………………………………………. 16 2.4.2 Phương pháp xác định vị trí nghiên cứu.................................................. 17 2.4.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu..................................................... 18 Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU......... 30 3.1 Đặc điểm tự nhiên....................................................................................... 30 3.1.1 Vị trí địa lý, đất đai nơi có Dẻ gai Ấn Độ tái sinh phân bố..................... 30 3.1.2 Khí hậu, thủy văn.................................................................................... 31 3.1.3 Đặc điểm về tài nguyên thực vật rừng.................................................... 32 3.2 Đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................. 34 3.2.1 Dân cư và lao động…………………………………………………….. 34 3.2.2. Đời sống kinh tế...................................................................................... 36 3.2.3 Hiện trạng sử dụng đất…………………………………………………. 36 3.2.4 Hiện trạng sản xuất lâm nghiệp………………………………………… 37 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 4.1 Đặc điểm hình thái và vật hậu của Dẻ gai Ấn Độ………………………... 38 4.1.1 Đặc điểm hình thái cây…………………………………………………. 38 4.1.2 Đặc điểm vật hậu……………………………………………………….. 39 4.2 Đặc điểm sinh thái nơi loài Dẻ gai Ấn Độ tái sinh phân bố……………… 41 4.2.1 Đặc điểm khí hậu nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố………………………. 41 4.2.2 Đặc điểm đất đai nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố………………………... 42 4.3 Một số đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng ảnh hưởng đến tái sinh... 43 4.3.1. Một số đặc điểm cấu trúc của rừng có Dẻ gai Ấn Độ phân bố………... 43 4.3.2 Cấu trúc tổ thành tầng cây cao................................................................ 44 4.3.3 Cấu trúc tầng thứ...................................................................................... 49 4.3.4 Cấu trúc mật độ tầng cây cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ................. 51 4.3.5 Thành phần loài cây đi kèm với Dẻ gai Ấn Độ........................................ 52 4.3.6 Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính của lâm phần........................ 55 4.3.7 Cấu trúc độ tàn che tầng cây cao.............................................................. 59 4.4 Một số đặc điểm tái sinh của loài Dẻ gai Ấn Độ ở 2 khu vực.................... 60 4.4.1 Cấu trúc tổ thành cây tái sinh................................................................... 60 4.4.2 Mật độ cây tái sinh của loài Dẻ gai Ấn Độ.............................................. 64 4.4.3 Số lượng cây tái sinh................................................................................ 65 4.4.4 Ảnh hưởng của tầng cây bụi, thảm tươi với tái sinh tự nhiên.................. 69 4.4.5 Phân bố tần suất cây tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ...................................... 72 4.4.6 Chất lượng cây tái sinh của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ.......................... 73 4.5 Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Dẻ gai Ấn Độ ở các trạng thái rừng IIIA2 và IIIA3................................................................... 74 4.5.1 Điều kiện gây trồng cây Dẻ gai Ấn Độ.................................................... 74 4.5.2 Một số biện pháp bảo vệ tái sinh tự nhiên cho cây Dẻ gai Ấn Độ........... 75 Chƣơng 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ TỒN TẠI............................................ 76 5.1 Kết luận....................................................................................................... 76 5.2 Tồn tại......................................................................................................... 77 5.3 Kiến nghị…………………………………………………………………. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ BIỂU……..................................................... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC BẢNG Trang Chƣơng III: Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu Bảng 3.1 Các nhóm giá trị sử dụng 33 Bảng 3.2 Cơ cấu các loại đất vùng đệm VQG Tam Đảo 36 Chƣơng IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Bảng 4.1 Nhiệt độ (T) và lượng mưa (P) trung bình ở 2 khu vực 41 Bảng 4.2 Đặc điểm đất nơi có Dẻ gai Ấn Độ phân bố 42 Bảng 4.3 Tổ thành loài cây cao trạng thái rừng IIIA2 46 Bảng 4.4 Tổ thành loài cây cao trạng thái rừng IIIA3 48 Bảng 4.5 Chiều cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn độ 50 Bảng 4.6 Mật độ tầng cây cao của lâm phần và Dẻ gai Ấn độ 51 Bảng 4.7 Thành phần loài cây đi kèm với Dẻ gai Ấn độ trạng thái IIIA2 53 Bảng 4.8 Thành phần loài cây đi kèm với Dẻ gai Ấn độ trạng thái IIIA3 54 Bảng 4.9 Phân bố số cây theo đường kính của lâm phần ở 2 khu vực nghiên cứu 56 Bảng 4.10 Phân bố số cây theo cấp kính của Dẻ gai Ấn Độ 57 Bảng 4.11 Phân bố số cây theo chiều cao của Dẻ gai Ấn Độ 59 Bảng 4.12 Ảnh hưởng của độ tàn che đến mật độ và tỷ lệ cây tái sinh 60 Bảng 4.13 Tổ thành cây tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ trạng thái rừng IIIA2 61 Bảng 4.14 Tổ thành cây tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ trạng thái rừng IIIA3 63 Bảng 4.15 Mật độ cây tái sinh của Dẻ gai Ấn Độ ở cả hai trạng thái rừng 65 Bảng 4.16 Số lượng cây tái sinh của lâm phần và Dẻ gai Ấn Độ phân theo từng cấp chiều cao 66 Bảng 4.17 Số lượng và tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc 68 Bảng 4.18 Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến TSTN theo các trạng thái rừng 70 Bảng 4.19 Tổng hợp cây bụi theo đai khí hậu 71 Bảng 4.20 Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi 71 Bảng 4.21 Phân bố tần suất xuất hiện Dẻ gai Ấn Độ tái sinh xung quanh gốc cây mẹ 73 Bảng 4.22 Cấp chất lượng tái sinh 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ ẢNH Trang DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1 Phân bố số n/D1.3 của 2 khu vực 58 Đồ thị 4.2 Phân bố số n/Hvn của 2 khu vực 59 DANH MỤC ẢNH Hình 4.1 Hình thái thân Dẻ gai Ấn Độ 38 Hình 4.2 Hình thái lá Dẻ gai Ấn Độ 39 Hình 4.3 Hình thái quả Dẻ gai Ấn Độ 40 Hình 4.4 Cành và quả Dẻ gai Ấn Độ 40 Hình 4.5 Thân Dẻ gai Ấn Độ 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TSTN - Tái sinh tự nhiên VQG - Vƣờn Quốc gia NN & PTNT - Nông nghiệp và phát triển Nông thôn OTC - Ô tiêu chuẩn ODB - Ô dạng bản KV - Khu vực BQ - Bình quân XH - Xuất hiện Hvn - Chiều cao vút ngọn D1.3 - Đƣờng kính đo ở vị trí 1,3m Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Bộ NN&PTNT VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN (Về việc thực tập cuối khoá) Kính gửi: Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm Khoa đào tạo sau đại học Vườn Quốc gia Tam Đảo – Vĩnh Phúc xác nhận học viên Nguyễn Thị Thu Trang, lớp CH14 Lâm học, Trường Đại học Nông Lâm đã hoàn thành đợt thực tập cuối khóa tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, thời gian thực tập từ ngày 1/1/2008 đến ngày 01/1/2009. Trong thời gian thực tập, học viên Nguyễn Thị Thu Trang đã: - Chấp hành tốt nội quy, quy chế làm việc của cơ quan có tính kỷ luật cao. - Quan hệ tốt với cán bộ và nhân dân tại địa điểm nghiên cứu. - Thực hiện quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp nghiêm túc - Hoàn thành đúng tiến độ đề ra của đợt thực tập Vĩnh Phúc, ngày 17 tháng 04 năm 2009 TM/ BGĐ VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO Phó Giám Đốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Đặt vấn đề Khoa học ngày nay đã chứng tỏ các biện pháp bảo vệ, sử dụng và tái tạo lại rừng chỉ có thể được giải quyết thỏa đáng khi có một sự hiểu biết đầy đủ về bản chất các qui luật sống của rừng trước hết là các quá trình tái sinh, sự hình thành và động thái biến đổi của rừng tương ứng với những điều kiện tự nhiên môi trường khác nhau. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái. Nó bảo đảm cho nguồn tài nguyên rừng có khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta nắm được qui luật tái sinh, chúng sẽ điều khiển qui luật đó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác định các phương thức kinh doanh rừng. Hiện nay trong nhiều vùng rừng tự nhiên của nước ta đã mất rừng do sử dụng phương thức khai thác - tái sinh không đáp ứng được những lợi ích lâu dài của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Các phương thức khai thác - tái sinh không hợp lý đã và đang làm cho rừng tự nhiên suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Ở Việt Nam, năm 1943 diện tích rừng còn khoảng 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ khoảng 43%. Đến năm 1999, theo số liệu thống kê chỉ còn 10,9 triệu ha rừng, trong đó 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng với độ che phủ tương ứng là 33,2%. Do vậy, việc tái sinh tự nhiên là một trong những biện pháp và nhiệm vụ quan trọng. Vườn Quốc gia Tam Đảo được thành lập theo quyết định 194/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) với tổng diện tích là 36.883 ha. Tam Đảo là phần cuối của dãy núi cánh cung thượng nguồn sông Chảy. Tam Đảo như bức bình phong chắn gió mùa đông bắc cho vùng đồng bằng, gồm trên 20 mươi đỉnh núi với độ cao trên 1000m. Cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1592m), vùng trung tâm có 3 đỉnh: Thiên Thị (1375m), Thạch Bàn (1388m) và Phù Nghĩa (1300m), sườn núi dốc, địa hình chia cắt mạnh. Sự phức tạp của địa hình, hướng phơi, độ cao, khí tượng thủy văn, mức độ tác động của con người khác nhau…cùng với đặc tính sinh vật học của từng loài cây đã tạo cho Tam Đảo có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 một hệ thực vật hết sức phong phú và đa dạng. Theo số liệu thống kê cho thấy đã phát hiện ở đây 1288 loài thực vật bậc cao thuôc 179 họ, 660 chi nằm trong 3 ngành Dương Xỉ, Hạt trần và Hạt kín trong đó có nhiều loài được thu thập mẫu và lần đầu tiên được mô tả ở Tam Đảo, 38 loài mang nguồn gien quý hiếm nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn [6]. Điều này đã nói lên tính đa dạng về số loài, số chi, số họ và tầm quan trọng của hệ thực vật Tam Đảo. Trong những năm gần đây công tác nghiên cứu, đánh giá thành phần loài, tính đa dạng thực vật tại Tam Đảo diễn ra tương đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm tái sinh, thành phần loài, sự phân bố và giá trị của từng họ từng loài. Dẻ Gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.D.C) thuộc Họ Dẻ (Fagaceae) là một họ lớn gồm rất nhiều loài. Ở Việt Nam có 5 chi khoảng 120 loài, hầu hết là cây thân gỗ. Họ Dẻ nói chung và loài Dẻ Gai Ấn Độ nói riêng không những có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sự có mặt của loài Dẻ Gai Ấn Độ góp phần làm phong phú đa dạng về thành phần loài, giúp cho các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái rừng được ổn định, phát huy tốt chức năng bảo vệ môi trường. Đối với nền kinh tế quốc dân, loài cây này có khả năng cung cấp gỗ cho xây dựng nhà cửa, đóng đồ đạc [3] … Ở Vườn Quốc gia Tam Đảo loài Dẻ Gai Ấn Độ được phân bố hầu như khắp các trạng thái rừng, các đai khí hậu, nên khả năng tái sinh tương đối tốt. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây Dẻ Gai Ấn Độ (Castanopsis Indica A.D.C) tại Vườn Quốc gia Tam Đảo - Vĩnh Phúc”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới. Các chuyên gia sinh thái học đã khảng định rừng là một sinh thái hoàn chỉnh nhất. Thực vật rừng có sự biến động cả về chất và lượng khi yếu tố ngoại cảnh thay đổi. Rừng cây và con người hệ mật thiết với nhau. Chính lẽ đó, cây rừng được con người quan sát, xem xét, nghiên cứu từ thủa xa xưa. Một trong khía cạnh con người nghiên cứu để phục hồi lại rừng là tái sinh rừng. Nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên đã trải qua hang trăm năm, nhưng ở rừng nhiệt đới, vấn đề này được đề cập từ năm 1930 trở lại đây. Đầu thế kỷ 19 khi công nghiệp phát triển mạnh, nhu cầu gỗ đòi hòi quá lớn, con người phải tập trung khai thác rừng tự nhiên và tiến hành tái sinh nhân tạo. Nhưng từ những thất bại tái sinh rừng nhân tạo ở Đức nhiều nhà khoa học ủng hộ và đồng nhất quan điểm “Hãy quay trở lại với tái sinh tự nhiên”. Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới, Van steenis.J (1956)[59] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến: Tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Ngoài ra theo nhận xét của A. Obrevin (1938) khi nghiên cứu các khu rừng nhiệt đới ở Châu Phi, còn đưa ra lý luận bức khảm hay lý luận tái sinh tuần hoàn. Đặc điểm tái sinh rừng được nhiều nhà lâm sinh quan tâm đến là thế hệ cây tái sinh có tổ thành giống hay khác biệt với lớp cây mẹ, Richards,P,W (1965)[57]. Ở rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích quá lớn, nên kinh doanh tất cả các loài cây đó rất có thể mang lại hiệu quả mong muốn. Trong thực tiễn lâm sinh, người ta chỉ khảo sát những loài cây có giá trị kinh tế và đáp ứng nhu cầu thị trường. Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập những nguyên nhân ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên và có thể chia thành hai nhóm tác động chính: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 a. Nhóm nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến tái sinh rừng không có sự can thiệp con người. Nhân tố sinh thái được nhiều tác giả quan tâm và tìm hiểu là sự thiếu hụt ánh sáng của cây con dưới tán rừng. Nếu ở trong rừng, cây con chết vì thiếu nước thì cũng không nên loại trừ do thiếu ánh sáng. Trong rừng mưa nhiệt đới, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cây con, còn đối với sự nảy mầm và phát triển mầm non thường không rõ (Baur G, N 1962)[2]. Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên (TSTN) của rừng, các tác giả nhận định tầng cây cỏ và cây bụi đã ảnh hưởng tới cây tái sinh các loài cây gỗ. Ở quần thụ kín tán, tuy thảm cỏ phát triểm kém nhưng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng của chúng vẫn ảnh hưởng đến cây tái sinh. Những lâm phần đã qua khai thác, thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ sẽ trở ngại lớn cho tái sinh rừng. Ngoài ra Ghent, A.W (1969)[60] còn nhận xét: Thảm mục, chế độ thủy nhiệt, tầng đất mặt quan hệ với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ. Hiển nhiên, trong những trường hợp cụ thể ảnh hưởng của động vật và lửa rừng có thể gây những tác hại đến TSTN ở mức độ khác nhau. Cấu trúc của quần thụ ảnh hưởng tới tái sinh đã được Andel. S (1981)[58] chứng minh độ dầy tối ưu cho sự phát triển bình thường cây gỗ là 0,6-0,7m. Độ khép tán của quần thụ có quan hệ với mật độ và sức sống của cây con. Trong sự cạnh tranh giữa thực vật về dinh dưỡng khoáng, ánh sáng, ẩm độ tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi của mỗi loài và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và quần thụ V.G Karpov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng của đất, ánh sáng, độ ẩm và tính chất thuần nhất của quan hệ qua lại giữa các thực vật tùy thuộc đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật. Năm 1973 I.N.Nakhteenko cho rằng sự trùng hợp cao của sự hấp thụ dinh dưỡng giữa 2 loài có thể gây cho nhau sự kìm hãm sinh trưởng và làm tăng áp lực cạnh tranh giữa 2 loài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Trong đa số các nghiên cứu tái sinh tự nhiên của rừng, người ta đều nhận thấy rằng cỏ và cây bụi, qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng, thảm cỏ phát triển kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ non không đáng kể. Ngược lại những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ, trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng Bannikov, 1967; Vipper 1973. Cây rừng ra hoa mang tính định kỳ rõ rệt, cây rừng ra hoa quả nhiều hay ít bị ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết. Nhiều nhà lâm học cho rằng biến động mùa hoa quả cây rừng cần nghiên cứu theo các vùng địa lý khác nhau và các khía cạnh cấu trúc, độ dày, độ khép tán, tuổi lâm phần. b. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh rừng có sự can thiệp của con người: Đó là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm tác động có mục đích vào các lâm phần rừng tự nhiên. Từ các xử lý lâm sinh tác động vào các loài cây tái sinh mục đích, các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công nhiều phương thức chặt tái sinh điển hình như: Công trình của Kennedy (1935), Taylor (1954), Rosevear (1974) ở Nigiêria và Gana (1960) ở Xurinam v
Luận văn liên quan