Cầu dây văng là một kết cấu siêu tĩnh bậc cao, có dầm cứng bằng BTCT hoặc bằng thép
được kê trên các gối cứng ở mố trụ và các gối đàn hồi là các điểm treo của dây văng, đầu còn
lại của dây văng được liên kết vào đỉnh trụ tháp.
Cầu dây văng là loại cầu có kiểu dáng kiến trúc thanh mãnh, tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh
đó loại kết cấu này có khả năng vượt nhịp lớn và tính kinh tế - kỹ thuật.
Từ chiếc cầu đầu tiên, cầu Stromsund được xây dựng ở Thụy Điển năm 1955, đến nay cầu
dây văng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đạt được các thành tựu rực rỡ. Hiện đã
thống kê được trên 600 cầu dây văng và số lượng này ngày càng tăng thêm nhanh chóng.
5 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5477 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp và lựa chọn công nghệ thi công cầu dây văng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
384
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ
LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ THI CÔNG CẦU DÂY VĂNG
STUDY ON SOME CONSTRUCTION METHOD AND CHOSING
ERECTION TECHNOLOGY FOR CABLE STAYED BRIDGE
NHÓM SVTH: BÙI THỊ XUÂN PHƯỢNG,
NGUYỄN HỮU PHÚ, PHẠM VĂN PHONG
Lớp 05XC1, 05XC2 Trường Cao Đẳng Công Nghệ, Đại Học Đà
Nẵng
GVHD: BẠCH QUỐC SĨ
Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Cao đẳng Công nghệ, Đại
học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đề tài mô tả đặc điểm và trình bày một số phương pháp thi công cầu dây văng, qua đó đề xuất
cách lựa chọn công nghệ thi công loại kết cấu này.
ABSTRACT
The document describe features and show some construction method for cable stayed bridge,
by the way have comments for chosing erection technology.
1. Mở đầu
Cầu dây văng là một kết cấu siêu tĩnh bậc cao, có dầm cứng bằng BTCT hoặc bằng thép
được kê trên các gối cứng ở mố trụ và các gối đàn hồi là các điểm treo của dây văng, đầu còn
lại của dây văng được liên kết vào đỉnh trụ tháp.
Cầu dây văng là loại cầu có kiểu dáng kiến trúc thanh mãnh, tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh
đó loại kết cấu này có khả năng vượt nhịp lớn và tính kinh tế - kỹ thuật.
Từ chiếc cầu đầu tiên, cầu Stromsund được xây dựng ở Thụy Điển năm 1955, đến nay cầu
dây văng được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đạt được các thành tựu rực rỡ. Hiện đã
thống kê được trên 600 cầu dây văng và số lượng này ngày càng tăng thêm nhanh chóng.
Ở nước ta, việc áp dụng kết cấu cầu dây văng trong lĩnh vực xây dựng cầu còn rất hạn chế.
Tuy nhiên trong khoảng 10 năm trở lại đây, với yêu cầu thực tiễn trong công tác xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ máy tính chúng ta đã tiếp
cận và dần làm chủ công nghệ thiết kế và thi công.
Hình 1.1: Cầu Mỹ thuận, Vĩnh Long, 2000
Hình 1.2: Thi công cầu Kiền, Hải Phòng, 2002
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
385
2. Thi công cầu dây văng
2.1. Thi công dầm chủ theo phương pháp đúc hẫng
Phương pháp đúc hẫng là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt theo sơ đồ hẫng cho
tới khi nối liền thành các kết cấu nhịp cầu hoàn chỉnh bằng cách đúc các đốt dầm tại vị trí nhịp
cầu trên hệ ván khuôn đã được lắp đặt trước.
Qui trình công nghệ thi công dầm chủ theo phương pháp đúc hẫng (hình 2.1) được thực
hiện như sau:
- Lắp hệ đà giáo mở rộng trụ
tháp để đúc khối dầm tại vị trí
trụ (khối K0), bảo dưỡng để
bêtông đạt cường độ yêu cầu.
- Căng các dây văng để giữ các
khối đúc K0.
- Lắp đặt xe đúc hẫng, điều
chỉnh vị trí, cao độ và neo cố
vào khối vừa đúc.
- Lắp đặt ván khuôn cốt thép,
đúc khối tiếp theo, bảo dưỡng
bêtông.
- Căng dây văng.
- Tháo ván khuôn, di chuyển xe
đúc đến vị trí mới.
a) b)
Hình 2.1: Sơ đồ thi công
theo phương pháp đúc hẫng
a) Đúc đốt K0 b) Đúc đốt kế tiếp
2.2. Thi công dầm chủ theo phương pháp lắp hẫng
Phương pháp lắp hẫng là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt theo sơ đồ hẫng cho
tới khi nối liền thành các kết cấu nhịp cầu hoàn chỉnh bằng cách lắp các đốt dầm đã được chế
tạo sẵn tại vị trí nhịp cầu.
Hình 2.2 là sơ đồ mô tả quá thi công lắp hẫng đốt dầm thứ N cho cầu treo dây văng có dầm
chủ bằng thép nối Hong Kong và ShenZhen được khởi công từ 7-2004 và hoàn thành 12-2005.
Nâng đốt dầm từ xà lan.
Hàn đốt dầm thứ N với
đốt dầm thứ (N-1) theo chu
vi của tiết diện hộ.
Kiểm tra mối hàn.
Tạo lực nén trước ở bản
mặt cầu.
Lắp đặt và căng cáp
nhịp chính (giai đoạn 1:
80%).
Lắp đặt và căng cáp
nhịp biên (căng 1 lần:
100%).
, ,
Thực hiện mối hàn giữa hai
đốt N và (N-1) ở phía trong.
3a 3a 3a
2c
2b
2a
1c
1b
1a
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
386
Giải phóng giá nâng và
di chuyển đến vị trí mới.
Căng cáp nhịp chính
(giai đoạn 2: 100%).
Kiểm tra lại công tác đã
thực hiện.
Giải phóng lực nén
trước ở bản mặt cầu.
Hình 2.2: Sơ đồ mô tả quá thi công lắp hẫng đốt dầm thứ N
2.3. Thi công dầm chủ theo phương pháp lao kéo dọc
Phương pháp lao kéo dọc dầm chủ là phương pháp lao dầm bằng cách lao kéo dọc dầm chủ
đã được lắp ráp trên bãi đầu cầu ra phía sông để đặt trên mố trụ. Trong quá trình lao dọc, dầm
được kê trên các trụ tạm nhằm làm giảm độ võng và nội lực trong dầm trong quá trình thi công
(hình 2.3). Dây cáp văng được lắp vào dầm và tháp, sau đó tiến hành căng các dây văng.
Dáy caïp vàng âaî càng
Dáy caïp vàng chæa càng
Truû taûm
Hình 2.3: Sơ đồ thi công dầm chủ theo phương pháp lao kéo dọc
2.4. Thi công dầm chủ theo phương pháp sử dụng dây thiên tuyến
Phương pháp lao dầm sử dụng dây thiên tuyến thường được áp dụng nơi có địa hình phức
tạp, sông sâu. Dây thiên tuyến được vắt qua đỉnh tháp và được neo hai đầu ở phía các mố cầu.
Trên dây thiên tuyến có gắn con trượt. Con trượt có nhiệm vụ nâng dầm khi dầm được kéo ra
phía sông bởi tời kéo (hình 2.4).
Truû taûm
tåìi keïo
con træåüt
dáy haîm
dáy thiãn tuyãún
1/2 SÅ ÂÄÖ LAO DÁÖM 1/2 SÅ ÂÄÖ LÀÕP DÁY
Hình 2.4: Sơ đồ thi công dầm chủ theo phương pháp sử dụng dây thiên tuyến
3. Điều chỉnh lực căng dây cáp văng trong thi công cầu dây văng
3.1. Đặc điểm chịu lực trong cầu dây văng
Trong cầu treo dây văng, các bộ phận chịu lực chính (tháp, dầm chủ và cáp văng) liên kết
với nhau dưới dạng các tam giác cơ bản tạo nên một kết cấu bền vững. Dầm chủ được xem
làm việc như một dầm cứng liên tục tựa trên các gối đàn hồi (các nút treo dây cáp xiên) và một
6b
6a 5 4
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
387
số gối cứng (đặt tại các mố trụ). Trong quá trình thi công, dầm chủ bị võng dưới tác dụng của
tĩnh tải. Độ võng do tĩnh tải sẽ làm sai lệch trắc dọc thiết kế và có thể gây ra mô men uốn bất
lợi trong dầm chủ. Vì vậy đối với cầu treo dây văng cần tiến hành căng các dây cáp văng nhằm
điều chỉnh nội lực và chuyển vị cho dầm chủ.
Có nhiều biện pháp và công nghệ điều chỉnh khác nhau để đạt được hoặc là biểu đồ biến
dạng hoặc biểu đồ nội lực hợp lý hoặc cả hai. Hình 3.1 thể hiện kết qủa điều chỉnh lực căng
trong dây cáp văng để đạt được hai mục tiêu khác nhau trong cầu dây văng ở trạng thái hoàn
chỉnh.
3.2. Xác định lực căng trong dây cáp văng
Phương trình xác định lực căng trong dây cáp văng khi mục tiêu điều chỉnh là mômen uốn
tại các nút treo dây được viết như sau:
i PM . X M M
Trong đó:
iM
: là ma trận ảnh hưởng mô men uốn. Phần tử
ijm
là mômen uốn tại nút i do lực căng
dây đơn vị tại nút j gây ra.
X
: là là véctơ ẩn lực trong các dây văng.
PM
: là véctơ mô men uốn do trọng lượng kết cấu và các ảnh hưởng thứ cấp gây ra
trong hệ ở trạng thái hoàn chỉnh.
M
: là véctơ mômen uốn của hệ cần đạt được sau điều chỉnh
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
1/2 BIÃØU ÂÄÖ ÂÄÜ VOÎNG DÁÖM CHUÍ
ÅÍ TRAÛNG THAÏI HOAÌN CHÈNH
1/2 BIÃØU ÂÄÖ MÄMEN UÄÚN DÁÖM CHUÍ
ÅÍ TRAÛNG THAÏI HOAÌN CHÈNH
Y M
Hình 4.1: Nội lực và biến dạng ở trạng thái hoàn chỉnh
Phương trình xác định lực căng trong dây cáp văng khi mục tiêu điều chỉnh là chuyển tại
các nút treo dây được viết như sau:
i PY . X Y Y
Trong đó:
iY
: là ma trận ảnh hưởng độ võng của dầm. Phần tử
ijy
là độ võng tại nút i do lực căng
dây đơn vị tại nút j gây ra.
X
: là là véctơ ẩn lực trong các dây văng.
PY
: là véctơ độ võng do trọng lượng kết cấu và các ảnh hưởng thứ cấp gây ra trong hệ
ở trạng thái hoàn chỉnh.
Y
: là véctơ độ võng của hệ cần đạt được sau điều chỉnh.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
388
4. Nhận xét, kết luận
4.1. Đặc điểm cầu dây văng
- Cầu dây văng là kết cấu có nhiều ưu điểm nổi trội về kiểu dáng kiến trúc, khả năng vượt
nhịp lớn và tính kinh tế kỹ thuật cao.
- Cầu dây văng là loại kết cấu còn mới lạ trong thực tiễn áp dụng tại nước ta, tuy nhiên trong
khoảng 10 năm trở lại đây loại kết cấu này đã được quan tâm nhiều trong ngành xây dựng cầu.
4.2. Công nghệ thi công cầu dây văng
- Công nghệ thi công cầu dây văng cũng rất đa dạng.
- Các công nghệ thi công cầu dây văng bao gồm:
+ Công nghệ thi công hẫng.
+ Công nghệ thi công trên đà giáo - trụ tạm.
+ Công nghệ thi công sử dụng hệ dây thiên tuyến.
- Lựa chọn công nghệ thi công cầu dây văng phù hợp phụ thuộc vào trình độ công nghệ thi
công tại địa phương, địa hình thi công và vật liệu xây dựng cầu.
4.3. Điều chỉnh lực căng dây cáp văng trong thi công: Điều chỉnh lực căng trong dây cáp
văng trong quá trình thi công cầu có khả năng đạt được mục tiêu mong muốn về nội lực và
chuyển vị của dầm chủ trong kết cấu cầu.
4.4. Một số đề suất về lựa chọn công nghệ thi công cầu dây văng ở nước ta:
- Khi thi công cầu dây văng có dầm chủ bằng thép và địa hình không phức tạp nên áp dụng
dụng công nghệ thi công trên đà giáo trụ tạm.
- Khi thi công cầu dây văng có dầm chủ bằng thép và địa hình khó khăn nên áp dụng dụng
công nghệ thi công có sử dụng hệ dây thiên tuyến hoặc lắp hẫng.
- Khi thi công cầu dây văng có dầm chủ bằng bêtông cốt thép nên áp dụng dụng công nghệ
thi công đúc hẫng hoặc lắp hẫng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đình Tâm, Phạm Duy Hoà (2000), "Cầu dây văng", NXB Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà
Nội.
[2] Lê Đình Tâm (2005), "Cầu bê tông cốt hép trên đường ô tô", NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[3] Lê Đình Tâm, Trần Ngọc Nhung (1998), "Phương pháp thi công cầu dây văng", Đề tài
cấp Nhà nước KHCN 10-06), Hà Nội.
[4] Dennis Jang, Claudia Mibelli, Austin Pan, Mark Chen, "Construction engineering for
Hong Kong - ShenZhen cable stayed bridge", T. Y. Lin International , China.
[5] Manabutto, Yorofuzino, Toshio Miyata, "Cable stayed bridgé recent development and
their future", Elsevier Publisher, USA.