Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định
274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có
khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới. Trong đó, khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi,
số còn lại là những vùng rừng thường xanh trên các đai thấp. Đến năm 2006, Nguyễn Nghĩa
Thìn và cộng sự đã xác định, thống kê được tại khu BTTN Na Hang có 1.162 loài thực vật,
nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Trai (Garcinia fragraeoides),
Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia
stipulata)
Ngoài các kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Viện Điều tra qui hoạch rừng,
Chương trình Birdlife international; Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến (2006);
Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2012); thì đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng
thể nào về tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là các loài có triển vọng tại khu BTTN Na Hang.
Mặt khác, nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang hiện ngày càng khan hiếm,
một số loài quý có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, thiếu kế hoạch. Tiềm năng,
triển vọng của nguồn tài nguyên cây thuốc và vốn tri thức bản địa của các dân tộc ở khu
BTTN Na Hang rất phong phú và đa dạng; song những nghiên cứu về chúng còn rất ít và
chưa đầy đủ. Vì thế, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền
vững tính đa dạng của các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là vấn
đề thời sự, mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế, xã hội cao. Từ thực
tiễn trên, tác giả tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất
giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu Bảo tồn thiên nhiên
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang".
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu bảo tồn thiên nhiên Na hang, tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGUYỄN THỊ HẢI
NGHIÊN CỨU NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC NHẰM ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG MỘT SỐ LOÀI CÓ GIÁ TRỊ Ở
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 9.42.01.11
Hà Nội – 2018
2
Luận án được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ -
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1
1. PGS. TS. Trần Huy Thái
2. PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt. PGS. TS. Trần Huy Thái
2. PGS. TS. Nguyễn Tiến Đạt
Người phản biện 1:
Người phản biện 2:
Người phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại . ,
nhà Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
vào hồi giờ, ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại, Thư viện Quốc gia Việt Nam,
Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định
274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Tại đây có
khoảng 68% diện tích là rừng ẩm nhiệt đới. Trong đó, khoảng 70% là rừng trên núi đá vôi,
số còn lại là những vùng rừng thường xanh trên các đai thấp. Đến năm 2006, Nguyễn Nghĩa
Thìn và cộng sự đã xác định, thống kê được tại khu BTTN Na Hang có 1.162 loài thực vật,
nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) như: Trai (Garcinia fragraeoides),
Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Đinh (Markhamia
stipulata)
Ngoài các kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Viện Điều tra qui hoạch rừng,
Chương trình Birdlife international; Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến (2006);
Nguyễn Anh Tuấn và cộng sự (2012); thì đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu tổng
thể nào về tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là các loài có triển vọng tại khu BTTN Na Hang.
Mặt khác, nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang hiện ngày càng khan hiếm,
một số loài quý có nguy cơ tuyệt chủng do khai thác bừa bãi, thiếu kế hoạch. Tiềm năng,
triển vọng của nguồn tài nguyên cây thuốc và vốn tri thức bản địa của các dân tộc ở khu
BTTN Na Hang rất phong phú và đa dạng; song những nghiên cứu về chúng còn rất ít và
chưa đầy đủ. Vì thế, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền
vững tính đa dạng của các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang là vấn
đề thời sự, mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị kinh tế, xã hội cao. Từ thực
tiễn trên, tác giả tiến hành đề tài “Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc nhằm đề xuất
giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững một số loài có giá trị ở khu Bảo tồn thiên nhiên
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang".
2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu BTTN Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang, nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài có
triển vọng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của nguồn tài nguyên cây thuốc
tại khu BTTN Na Hang; Đề xuất một số giải pháp bảo tồn một số loài cây thuốc có giá trị
khoa học và kinh tế.
* Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý,
sản xuất, kinh doanh hoạch định chính sách phát triển, đầu tư sản xuất, tạo nguồn nguyên
liệu dược ổn định và sử dụng bền vững, đồng thời bảo tồn có hiệu quả những loài có giá trị
và tiềm năng; các kết quả nghiên cứu sàng lọc các loài có hoạt chất sinh học, nhằm góp
phần định hướng cho việc tạo chế phẩm sinh học mới làm thuốc.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 146 trang: Mở đầu - 02 trang; Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên
cứu - 32 trang; Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu - 11 trang;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và Thảo luận - 86 trang; Kết luận và kiến nghị - 02 trang;
Tài liệu tham khảo - 11 trang.
2
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới
Dược thảo được phát triển như một truyền thống văn hóa của Trung Quốc từ khoảng
5000 năm về trước (2.737 TCN - 2.697 TCN). Tài liệu ghi chép lại tri thức sử dụng cây
thuốc sớm nhất của người Sumarian được viết bằng chữ tượng hình vào năm 2000 TCN,
“Materia Medica” đã ghi chi tiết tác dụng cây cỏ chữa bệnh của 250 loại cây thuốc.
Ấn Độ cũng là quốc gia có truyền thống sử dụng các loại dược thảo lâu đời.Tài liệu ghi
chép sớm nhất về sử dụng cây thuốc được tìm thấy trong sách Rig - Veda vào khoảng
4500 - 1600 TCN, đây được xem là cuốn sách cổ nhất về sử dụng cây thuốc trong lịch sử
loài người. Hiện nay, có hơn 8.000 loài thực vật sử dụng làm thuốc đã được biết đến ở Ấn
Độ.
Không chỉ ở châu Á mà việc sử dụng cây cỏ làm thuốc cũng xuất hiện từ lâu tại các
nước châu Âu. Ở châu Phi, các tài liệu cổ xưa nhất về sử dụng cây thuốc đã được người Ai
Cập cổ đại ghi chép trong khoảng thời gian 3.600 năm trước đây với khoảng 800 bài thuốc
và trên 700 cây thuốc, trong đó có Lô hội, Gai đầu..
1.1.2. Đánh giá về giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc trên
thế giới
1.1.2.1. Đánh giá về giá trị sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc
Trên toàn thế giới, ước tính có tới 70.000 loài cây cỏ được sử dụng trong dân gian.
WHO thông báo có hơn 21.000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích chăm sóc sức
khỏe. Trong đó, Ấn Độ sử dụng khoảng 7.500 loài. Tính đến năm 1997, Trung Quốc sử
dụng trên 6.000 loài. Tại châu Phi, hơn 5.000 loài thực vật được sử dụng cho mục đích y tế.
Ở châu Âu, với truyền thống lâu đời trong việc sử dụng thực vật, khoảng 2.000 dược liệu và
hương liệu được sử dụng trong thương mại
1.1.2.2. Đánh giá về giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc
Ở quy mô toàn cầu, doanh số mua bán cây thuốc ước tính khoảng 16 tỉ Euro mỗi
năm. Trong những năm 1990, kim ngạch nhập khẩu cây thuốc trên toàn thế giới hàng năm
trung bình trên 4.000 tấn với trị giá 1,224 triệu USD. Trong đó, có đến 80% giá trị xuất
nhập khẩu là của 12 quốc gia châu Á và châu Âu. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia
tiêu thụ cây thuốc nhiều nhất. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia cung cấp cây thuốc
hàng đầu; Hồng Kông và Mỹ là các trung tâm thương mại quan trọng.
Nhiều cây thuốc không những bị khai thác để sử dụng tại chỗ mà còn được xuất khẩu
đi khắp nơi trên thế giới. Một lượng lớn cây thuốc ở châu Á và châu Phi ngoài việc được
khai thác để sử dụng nội địa, chúng còn được dùng để xuất khẩu. Có tới 80% cây thuốc
được xuất khẩu từ các nước châu Á. Nhu cầu về cây thuốc tăng 15-25% hằng năm và theo
ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vào năm 2050 nhu cầu tiêu thụ cây thuốc
3
tăng hơn 5 nghìn tỷ USD.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trên
thế giới
Điều tra, nghiên cứu cây thuốc đồng thời với việc hệ thống hóa tri thức truyền thống
về cây thuốc, kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây thuốc gắn với bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo tồn các giá trị văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm ở hầu hết các nước trên
thế giới.
1.2. Khái quát về tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu như: Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác
(1720 - 1791), Crévost và Pétélot (1928 - 1935), Đỗ Tất Lợi (1957), Vũ Văn Chuyên
(1966), Nguyễn Nghĩa Thìn (2001), Võ Văn Chi (2012), Lã Đình Mỡi và cs (2005)
1.2.2. Khái quát giá trị sử dụng và giá trị kinh tế nguồn tài nguyên cây thuốc ở Việt
Nam
Số liệu thống kê của ngành Y tế gần đây cho biết, mỗi năm ở nước ta tiêu thụ từ
30.000 - 50.000 tấn các loại dược liệu khác nhau. Ở Việt Nam trong những năm gần đây,
mỗi năm đã xuất khẩu từ 5.000 đến gần 10.000 tấn dược liệu, với giá trị khoảng 15 triệu
USD Ngoài ra còn xuất khẩu một số bán thành phẩm thuốc dưới dạng hoạt chất như:
Berberin, palmatin, rotundin, rutin, Một số doanh nghiệp đã xuất khẩu được thuốc hoạt
chất như: Artemisinin, artesunat, và nhiều dạng thuốc Đông dược khác.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng cây thuốc các dân tộc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu về cây thuốc các dân tộc đặc trưng cho các vùng
khác nhau như người Tày, Dao, H’Mông ở VQG Ba Bể (Bắc Kạn); Sán Dìu ở VQG Tam
Đảo (Vĩnh Phúc); Dao ở Ba Vì (Hà Tây); Mường ở Cúc Phương; Tày và Dao ở 2 xã Yên
Ninh và Yên Đổ, huyện Phú Lương (Thái Nguyên); Cao Lan ở Đội Cấn, huyện Yên Sơn
(Tuyên Quang); Mường (Thanh Hóa); Thái (Nghệ An),
1.2.4. Những nghiên cứu về hệ thực vật và cây làm thuốc tại Na Hang
Các nghiên cứu về thực vật ở Na Hang chưa nhiều. Ngoài các công bố của Mike Hill
& Nevill Kemp (1996); Nguyễn Nghĩa Thìn, Đặng Quyết Chiến (2006); Nguyễn Anh Tuấn
và Trần Huy Thái (2012); Phan Kế Lộc, Phạm Văn Thế, L.V. Averyanov và cộng sự
(2013) thì hầu như chưa có các nghiên cứu nào mang tính hệ thống về cây thuốc.
1.3. Vấn đề bảo tồn và nghiên cứu nhân giống tài nguyên cây thuốc
Bảo tồn đa dạng sinh học đặc biệt các loài thực vật làm thuốc là vấn đề toàn cầu,
không chỉ riêng các quốc gia mà của các tổ chức quốc tế (IUCN, WWF, FAO, WHO,).
Theo Akerele (1991) vấn đề bảo tồn cây thuốc ở các quốc gia chính là sự nhận biết và bảo
tồn giá trị sử dụng chúng trong y học dân tộc. Đề cập đến bảo tồn những loài cây thuốc đang
bị đe dọa, Hamann (1991) cũng cho rằng không có cách nào khác là phải nắm vững về phân
bố, tình hình hiện trạng của chúng để thiết lập các khu vực bảo tồn nội vi hay bảo tồn
nguyên vị (in - situ) và bảo tồn ngoại vi hay bảo tồn chuyển vị (ex - situ).
Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, cây thuốc nói riêng, gắn với bảo tồn tri
4
thức bản địa ở Việt Nam đã và đang được quan tâm đặc biệt.
* Nhân giống bằng hom: Giâm hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng, có
hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử
dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng, cây cảnh và cây ăn quả.
* Nhân giống bằng hạt: Nhân giống bằng hạt là phương thức nhân giống truyền
thống và tự nhiên, cho hệ số nhân giống cao, đồng thời có thể bảo quản và vận chuyển
giống một cách dễ dàng. Yếu tố quyết định tới hiệu quả của nhân giống bằng hạt đó chính là
chất lượng của hạt giống.
1.4. Cây thuốc và hoạt tính kháng ung thƣ từ cây thuốc
Tác dụng chữa trị bệnh của cây thuốc chính là các hợp chất tự nhiên đã được chúng
sinh tổng hợp và tích lũy. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3.000 loài thực vật được báo
cáo là chứa các hợp chất có hoạt tính kháng ung thư. Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ đã
thu thập 35.000 mẫu thực vật từ 20 quốc gia khác nhau và sàng lọc khoảng 114.000 dịch
chiết với hoạt tính kháng ung thư.
Ở Việt Nam những năm gần đây các nghiên cứu về cây thuốc có khả năng chữa trị
ung thư cũng đã được quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất kháng u đã được
công bố; song các nghiên cứu về hai loài từ Ba bét quả nhỏ (Mallotus microcarpus) và Song
môi tàu (Miliusa sinensis) còn rất ít.
1.5. Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu BTTN Na Hang
Tọa độ địa lý: Từ 22014' - 22035' vĩ độ Bắc; Từ 104017' - 105035' kinh độ Đông. Diện
tích khu rừng đặc dụng là 22.401,5 ha và nằm trên địa phận 4 xã Thanh Tương, Sơn Phú,
Khau Tinh, Côn Lôn và Thị trấn Na Hang.
Khí hậu nằm trong vùng khí nhiệt đới gió mùa của vùng Đông Bắc Việt Nam và
mang đậm tính chất khí hậu của vùng núi cao. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt, với các đặc
trưng sau: Mùa hè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; mùa
đông, khô lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; nhiệt độ trung bình năm 23,5°C;
lượng mưa bình quân: 1.400 - 1.600 mm. Có 2 hệ thống sông lớn: Sông Năng và sông Gâm.
Tổng 4 xã và Thị trấn Na hang có 52 thôn, 3.916 hộ/tổng số 10.081 hộ (chiếm
38,84% số hộ toàn huyện). Có 4 dân tộc chính: Tày, Kinh, Dao, Dân tộc H’mông. Còn lại là
các dân tộc khác như: Cao Lan, Hán...
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng 1 vụ lúa, bình quân lương thực thóc ngô
thấp. Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, tận dụng nguồn thức ăn tinh tại địa phương để chăn
nuôi giống lợn, gà, vịt, ngan. Sản xuất lâm nghiệp chủ yếu là quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
hiện có.
Toàn vùng có một bệnh viện Đa khoa huyện tại Thị trấn Na Hang; 5 trạm y tế xã; cán
bộ y tế thôn, bản có 46 thôn/52 thôn. Có 5 trường Mầm non với 26 điểm trường; 5 trường tiểu
học với 27 điểm trường; 5 trường trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông. Thị trấn Na
Hang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện Na Hang, đã được đầu tư xây dựng
nhiều công trình để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương.
5
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu, địa điểm và thời gian
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang và vùng phụ cận.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Điều tra, nghiên cứu và khảo sát tại khu BTTN Na Hang, tập trung chủ yếu ở các xã
Thanh Tương, Sơn Phú và Khâu Tinh, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Các mẫu vật được tiến hành nghiên cứu, phân tíchvà được lưu giữ tại phòng Tiêu bản
Thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.Nghiên cứu thực nghiệm về hoá học và hoạt tính sinh học được tiến hành tại
phòng thí nghiệm Hoạt chất sinh học, Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam.
Thời gian điều tra nghiên cứu từ năm 2014 – 2016.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, huyện Na Hang,
tỉnh Tuyên Quang: Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc; Đa dạng cây thuốc được sử dụng
bởi hai cộng đồng dân tộc Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang.
- Thử hoạt tính sinh học và phân tích cấu trúc hóa học: Sàng lọc hoạt tính sinh học;
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính sinh học mẫu TQ02 từ loài Ba bét quả nhỏ
(Mallotus microcarpus Pax & K. Hoffm.) và mẫu TQ13 từ loài Song môi tàu (Miliusa
sinensis Fin. & Gagnep.).
- Các giải pháp bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài cấy thuốc có giá trị
tại khu BTTN Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: Các loài cây thuốc có triển
vọng phát triển; Thăm dò khả năng nhân giống của hai loài cây thuốc có tiềm năng khai thác
và sử dụng; Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững một số loài cây
thuốc tại khu BTTN Na Hang.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu: Danh lục các loài thực vật
Việt Nam; Từ điển cây thuốc Việt Nam;Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam;Đa
dạng thực vật khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang....
2.3.2. Phương pháp thu thập, xử lí mẫu vật và định loại
- Phương pháp thu và xử lý mẫu: theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997,2007).
- Giám định tên khoa học: Sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh, căn cứ theo:
Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam; Cây cỏ Việt Nam; Các
bộ Thực vật chí Việt Nam; Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập I,II, III; Từ điển Cây
thuốc Việt Nam
6
2.3.3. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc
Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của khu BTTN Na Hang, dựa theo
phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), như: Đa dạng về các bậc taxon (ngành,
lớp, chi, họ, loài), đồng thời xác định các chỉ số đa dạng, cũng như dạng sống của chúng.
Các nhóm bệnh được phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1995) “Cây thuốc Việt
Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”và Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 08
tháng 7 năm 2016
2.3.4. Phương pháp đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc
Hiện trạng của các loài đánh giá theo tiêu chí của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Danh
lục Đỏ cây thuốc (2006), Sách Đỏ Việt Nam (2007), IUCN Red List (2014),...
2.3.5. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố của một số loài thực vật quí hiếm
Bản đồ nền địa lý khu BTTN Na Hang được xây dựng dựa theo bản đồ địa hình tỷ lệ
1:50.000; hệ tọa độ quốc gia VN2000. Dữ liệu được cập nhật đến năm 2015 từ ảnh vệ tinh
bao gồm các lớp thông tin như: Lớp địa hình (đường bình độ), giao thông, khu dân cư, thủy
văn, ranh giới hành chính
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu thực vật làm thuốc của các dân tộc
Trong quá trình nghiên cứu cộng đồng, đã sử dụng phương pháp điều tra thực vật dân
tộc học với các bộ công cụ: Đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân (PRA). Phương pháp PRA được tiến hành phòng vấn trực tiếp
người dân bằng hai cách: Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn hoặc cán bộ
nghiên cứu cùng với người cung cấp thông tin vừa đi vừa phỏngvấn.
Đối với nội dung điều tra thu thập cây thuốc, bài thuốc được sử dụng bởi hai dân tộc
Tày và Dao tại khu BTTN Na Hang, lựa chọn các điểm điều tra của 3 xã tiêu biểu: Thanh
Tương, Sơn Phú và Khau Tinh. Tại mỗi xã chọn 15 người của hai dân tộc Tày và Dao để
tiến hành phỏng vấn, bao gồm: người già, trung niên và người trẻ, có cả nam và nữ; Dân tộc
Tày: phỏng vấn trên 30 người, dân tộc Dao phỏng vấn trên 15 người. Mỗi người trả lời 20
phiếu.
Điều tra tình hình khai thác sử dụng, sản lượng, giá cả thị trường, thời gian khai
thác, cho những loài thực vật được sử dụng làm thuốc, được tiến hành với 30 người: những
người thường xuyên đi khai thác cây thuốc trong rừng; những người buôn bán cây thuốc ở
địa phương hay ở chợ (tư thương địa phương); ông lang, bà mế ở địa phương sử dụng dược
liệu để làm thuốc chữa bệnh (hội viên Hội Đông Y của huyện Na Hang) tại khu vực
nghiên cứu.
2.3.7. Phương pháp nhân giống một số cây thuốc chính
2.3.7.1.Phương pháp nhân giống sinh dưỡng
Nhân giống sinh dưỡng được thực hiện bằng cách giâm các loại hom từ củ của loài
Râu hùm (Taccachantrieri Andre) và thân của loài Hoàng đằng (Fibraureatinctoria Lour.)
được thu từ cây mọc tự nhiên. Các thí nghiệm bao gồm:
a. Ảnh hưởng của mùa vụ và loại hom tới khả năng sống và ra rễ của hom giâm: các
7
mùa được xác định là mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; loại hom bao gồm: hom ngọn, hom thân
(bánh tẻ) và hom gốc từ củ và cành. Mỗi công thức thí nghiệm là 30 hom; lặp lại 3 lần ở 3
vườn khác nhau. Số liệu được ghi lại 1 lần sau 60 ngày với cả hai loài.
b. Ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ của các chất đó tới tỷ lệ
sống và ra rễ của hom giâm: Các chất điều hoà sinh trưởng dùng trong các thí nghiệm là: α-
NAA (Acid α-napthilen acetic), IBA (Indol butyric acid), IAA (Indole Acetic Acid); với 3
loại nồng độ: 1.000ppm; 1.500ppm và 2.000ppm, lô đối chứng không sử dụng chất điều hoà
sinh trưởng. Thí nghiệm được bố trí 10 công thức.
2.3.7.2. Phương pháp nhân giống hữu tính
Râu hùm (Taccachantrieri Andre) : Hạt giống được gieo trên luống cát ẩm, tránh ánh
nắng trực tiếp; đồng thời với các thí nghiệm trên đĩa petri trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Mỗi thí nghiệm gieo 100 hạt. Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần, theo dõi thời gian nảy mầm của
hạt.Tổng số hạt trong thí nghiệm: 100 hạt/công thức x 2 công thức x 3 lần lặp = 600 hạt.
Hoàng đằng (Fibraureatinctoria Lour.) : Hạt giống được gieo theo 3 phương pháp xử
lý hạt (3 công thức) như sau:
+ CT1: Gieo hạt ngay trong cát ẩm
+ CT2: Ngâm nước ấm ban đầu 400C trong 10 giờ, sau đó mới gieo trong cát ẩm.
+ CT3: Ngâm 10 giờ trong nước lã sau đó đem gieo trong cát ẩm.
Mỗi công thức bố trí 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp 30 hạt. Tổng số hạt Hoàng đằng trong
thí nghiệm: 30 hạt/công thức x 3 công thức x 3 lần lặp = 270 hạt.
Chăm sóc và bảo quản: Các thí nghiệm được tưới nước hàng ngày, theo dõi thường
xuyên và bảo vệ cẩn thận.
2.3.7.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Thí nghiệm nhân giống sinh dưỡng: Theo dõi, ghi chép: Số hom sống