Tóm tắt:Hiện tượng sụt, trượt mái taluy trên đường HồChí Minh đoạn Đắc Rông - Thạnh Mỹ đã
và đang diễn ra hết sức phức tạp và mãnh liệt. Do đó, việc nghiên cứu và phân loại các dạng sụt
trượt mái taluy của là điều cần thiết. Qua nghiên cứu và phân loại, xác định rõ nguyên nhân hình
thành, điều kiện hỗtrợphát sinh, đặc điểm, cấu trúc, kiến trúc, quy mô và cơchếphát triển sụt
trượt của mái taluy. Từnhững kết quảnghiên cứu và phân loại này đánh giá được độ ổn định của
mái taluy và đưa ra giải pháp phòng chống hiệu quả đối với mỗi dạng sụt trượt.
Abstract:The phenomena of enrosion and land sliding on slope on DakRong-ThanhMy section,
Ho Chi Minh Highway have occrurred complicatedly and strongly. Thus, studying an classifying
the type of great concern. Through study and classification, the main cause, ocrurrence supporting
conditions, characteristics, structrures, scales and devolopment mechanism of slope land sliding
can be determined. Based on study results and classification, stability of slope can be avalueted
and effective prevention solutions for each type of land sliding are proposed.
144 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2637 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tuyển tập công trình Hội nghị khoa học công nghệ và môi trường năm 2009
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Hà Nội, 30/10/2009
Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh
đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả
NCS. Huỳnh Thanh Bình
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Tóm tắt: Hiện tượng sụt, trượt mái taluy trên đường Hồ Chí Minh đoạn Đắc Rông - Thạnh Mỹ đã
và đang diễn ra hết sức phức tạp và mãnh liệt. Do đó, việc nghiên cứu và phân loại các dạng sụt
trượt mái taluy của là điều cần thiết. Qua nghiên cứu và phân loại, xác định rõ nguyên nhân hình
thành, điều kiện hỗ trợ phát sinh, đặc điểm, cấu trúc, kiến trúc, quy mô và cơ chế phát triển sụt
trượt của mái taluy. Từ những kết quả nghiên cứu và phân loại này đánh giá được độ ổn định của
mái taluy và đưa ra giải pháp phòng chống hiệu quả đối với mỗi dạng sụt trượt.
Abstract: The phenomena of enrosion and land sliding on slope on DakRong-ThanhMy section,
Ho Chi Minh Highway have occrurred complicatedly and strongly. Thus, studying an classifying
the type of great concern. Through study and classification, the main cause, ocrurrence supporting
conditions, characteristics, structrures, scales and devolopment mechanism of slope land sliding
can be determined. Based on study results and classification, stability of slope can be avalueted
and effective prevention solutions for each type of land sliding are proposed.
Đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ từ Km250T đến Km510T đi
qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam dài khoảng 250Km. Sau khi thi công và hoàn
thành vào năm 2005 đến nay đã và đang diễn ra hiện tượng sụt, trượt mái taluy hết sức mãnh liệt và
phức tạp. Hàng năm, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cùng các đơn vị tư vấn thiết kế đã xử lý
hàng trăm điểm lớn nhỏ trên đoạn, tuy nhiên trên tuyến vẫn tiếp tục phát sinh các điểm trượt mới.
Theo thống kê của Viện Khoa học và Công nghệ GTVT tháng 11/2007 trên đoạn có khoảng 140 điểm
sụt trượt các loại.
Hình 1. Vị trí sụt, trượt đất đường Hồ Chí Minh đoạn Đắc Rông - Hiên
2
Hình 2. Vị trí sụt, trượt đất đường Hồ Chí Minh đoạn Hiên - Thạnh Mỹ
Trong số 140 điểm thống kê được có 122 điểm sụt lở taluy dương, 13 điểm sụt lở taluy âm, 05
điểm sụt lở cả taluy dương và taluy âm, có 138 điểm có khối lượng trên 1000m3, 38 điểm có khối
lượng > 10 000m3. Hàng năm, trên tuyến xảy ra trung bình khoảng 30 đến 40 điểm sụt và trượt đất có
qui mô vừa và lớn (>10 000m3), hàng trănm điểm sụt qui mô nhỏ với khối lượng hàng chục vạn khối
đất đá, mỗi năm lại phát sinh các điểm sụt khác nhau.
Để nhận biết tại hiện trường và phân biệt về bản chất hiện tượng đất sụt xảy ra trên mái dốc, cần
phải tiến hành phân loại hiện tượng sụt, trượt mái taluy, mái dốc. Nhằm mục đích chung để phục vụ
cho công tác khảo sát – thiết kế và quản lý đường xá. Việc phân loại giúp cho việc định hướng tìm
hiểu, đánh giá các điều kiện và nguyên nhân chính gây ra các dạng cụ thể của đất sụt, phân tích và giải
thích được nguyên nhân phát sinh và phát triển hiện tượng, từ đó hỗ trợ việc đề xuất các phương án xử
lý và lựa chọn phương án hợp lý nhất để xử lý đạt hiệu quả mong muốn hiện tượng sụt, trượt trên cơ
sở khoa học.
Nguyên tắc phân loại các hiện tượng sụt, trượt xảy ra trên đường Hồ Chí Minh, đoạn Đắk Rông -
Thạnh Mỹ dựa vào những tiêu chí sau:
- Bản chất, cơ chế phát sinh, phát triển và đặc điểm dịch chuyển của đất đá trên mái dốc.
- Các điều kiện và nguyên nhân chính phát sinh ra hiện tượng sụt, trượt.
Qua đánh gía có thể nhận biết đủ các loại hình đất sụt đặc trưng nhất của hiện tượng sụt, trượt đất
ở Việt Nam đã diễn ra trên Đường Hồ Chí Minh nhánh phía Tây, đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ như
sau:
1. Trượt đất:
Chiếm tỷ lệ chủ yếu khoảng 12% tổng số các điểm sụt trên tuyến, Trượt đất là hiện tượng cả
nguyên khối đất đá nằm trên sườn đồi hay mái dốc bị dịch chuyển như một cố thể theo nguyên lý
trọng lực, hướng di chuyển tịnh tiến xuống phía dưới trên một mặt liên tục, gẫy khúc hoặc có dạng
3
cung tròn trong lòng đất gọi là mặt trượt. Đất đá và cây cối nằm bên trên khối trượt, trong quá trình bị
dịch chuyển, không bị xáo trộn. Cây cối mọc trên thân khối trượt vẫn còn nguyên nhưng sẽ bị nghiêng
đều theo một hướng (còn gọi là hiện tượng cây say, rừng say). Trong đó, đất đá trên thân khối trượt và
phía dưới bề mặt trượt vẫn có độ ẩm bình thường, nhưng đất tại mặt trượt thì có độ ẩm cao, tăng vọt,
và trạng thái đất đá tại đó bị cà nát, vò nhàu, vỡ vụn.
2. Sụt lở đất đá:
Chiếm tỷ lệ chủ yếu khoảng 70% tổng số các điểm sụt trên tuyến, thực tế rất khó phát hiện các
dấu hiệu như vách trượt, mặt trượt, trụ trượt một cách rõ ràng. Khối đất sụt có xu hướng dịch chuyển
xuống cuối dốc. Đất đá trong khối trượt bị xáo trộn cùng với cây cối. Tốc độ sụt lở thường diễn ra khá
nhanh ảnh hưởng đến độ ổn định của các khối đất kề bên. Lượng đất sụt có thể chiếm một thể tích khá
lớn, có thể tràn lấp hẳn một đoạn đường. Đây là loại sụt trượt phổ biến trên các tuyến đường miền núi
nước ta.
3. Xói sụt đất đá:
Do tác động bào xói của nước mặt và áp lực thủy động của nước ngầm gây ra, chiếm tỷ lệ khoảng
15% các điểm sụt, trượt. Đây là hiện tượng biến dạng cục bộ của sườn đồi hoặc mái dốc dưới tác động
trực tiếp của dòng chảy từ lưu vực phía trên đổ về hoặc kết hợp với tác động của dòng chảy ngầm. Đối
với nền đường đào, lúc đầu xuất hiện hiện tượng xói đất và đất bị bóc từng mảng ở phia trên đỉnh ta
luy sau đó phát triển mạnh dần xuống phía dưới dọc theo dòng chảy và tỷ lệ với lưu tốc dòng chảy.
Mức độ hoạt động gây xói thường chậm, có thể sau hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần mới hoàn thành
một quá trình xói sụt. Khối lượng xói sụt không lớn và tuỳ thuộc vào mức độ phong hoá của đất đá, độ
dốc của sườn mái dốc, lượng nước ngầm, nước mặt. Hậu quả cuối cùng của hiện tượng này thường để
lại trên mặt địa hình những rãnh xói, hoặc những hang hốc. Sản phẩm của xói sụt đất là những đống
đất đá ở chân dốc, lấp mặt đường hoặc lấp suối.
4. Đá đổ, đá lăn:
Là hiện tượng các tảng, các khối đá từ trên cao sườn đồi hoặc mái dốc bị lở và rơi tự do, đổ thẳng
xuống mặt đường tạo thành từng đống vụn, từng tảng hoặc thành từng khối lớn có kích thước từ vài
cm đến hàng chục mét, gây mất ổn định cho mái dốc và cản trở giao thông, đặc biệt đe dọa đến an toàn
giao thông cho người và các phương tiện tham gia giao thông trên đường.
Hình 3. Sơ đồ trượt đất Hình 4. Trượt đất tại Km 428T+900
4
Hình 5. Sơ đồ sụt lở đất đá
Hình 6. Sụt lở đất đá tại Km403T+080
Hình 7. Sơ đồ xói sụt đất đá
Hình 8. Xói sụt đất đá tại Km 477T+600
Hình 9. Sơ đồ đá lở, đá lăn Hình 10. Đá lở tại Km251T gần đầu cầu Đắk Rông
Tùy thuộc điều kiện địa hình, điều kiện địa chất công trình, địa chất cấu tạo, địa chất thủy văn,
thủy văn, khí hậu, lượng mưa, tại những vị trí cần xử lý có các mức độ khác nhau về sự ổn định và
bền vững của mái dốc. Để lựa chọn biện pháp xử lý đạt hiệu quả cần làm rõ những yếu tố sau:
- Khảo sát và phân tích nhằm xác định rõ các điều kiện và nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt,
trượt;
- Thông thường các hiện tượng phá hoại nền đường, mái dốc thường phát sinh và phát triển do
nhiều nguyên nhân gây ra đồng thời do đó cần phải áp dụng một cách đồng bộ nhiều biện pháp kỹ
thuật;
5
- Biện pháp thiết kế xử lý sụt, trượt phải phù hợp với chủ trương kỹ thuật do Chủ đầu tư đề ra,
theo đó phải đáp ứng được yêu cầu lựa chọn để thiết kế biện pháp xử lý đất sụt có tính tạm thời hay
nửa kiên cố hoặc kiên cố hóa, bền vững lâu dài;
- Các biện pháp xử lý đất sụt tuy phong phú nhưng biện pháp với phương án được lựa chọn để
tiến hành thiết kế phải là phương án hợp lý nhất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về kỹ thuật và các
quy định về môi trường, kinh tế – xã hội tại địa phương.
Qua tổng kết kinh nghiệm phòng chống sụt, trượt của các nước trên thế giới và tại Việt Nam, có
thể nhận thấy các giải pháp phòng chống sụt, trượt rất đa dạng và phong phú. Từ góc độ công nghệ, có
thể chia ra làm 2 loại giải pháp, đó là:
- Các giải pháp công nghệ truyền thống:
+ Biện pháp đóng tường cừ bằng tre, nứa, đan phên, ...
+ Biện pháp thoát nước mặt;
+ Biện pháp trồng cỏ, trồng cây;
+ Biện pháp thả đá gia cố chân taluy;
+ Biện pháp lát đá, xếp đá khan;
+ Biện pháp xếp bao cát, bao đất, cũi lợn;
+ Biện pháp tường, kè rọ đá;
+ Biện pháp cắt cơ giảm tải;
+ Biện pháp xây lát đá gia cố bề mặt;
+ Biện pháp tường ốp, tường chống và tường chờ;
+ Biện pháp tường chắn đá xây móng nông chịu áp lực đất;
+ Biện pháp tường chắn bêtông móng nông chịu áp lực đất.
- Các giải pháp công nghệ mới:
+ Biện pháp đầm rơi, đầm lăn để gia cố chặt bề mặt taluy;
+ Biện pháp sử dụng rọ đá không gỉ (Terramesh, bọc nhựa, ...);
+ Biện pháp tường đất có cốt dùng Vải địa kỹ thuật và cốt liệu khác;
+ Biện pháp trồng cỏ Vetiver có khả năng chống xói cao;
+ Biện pháp gia cố bề mặt bằng khối xây, bêtông, tấm lát;
+ Biện pháp hạ mực nước ngầm và thoát nước ngầm;
+ Biện pháp tường chắn móng cọc chống trượt sâu;
+ Biện pháp xây dựng hành lang hở (tuy-nel hở);
+ Biện pháp tường vòm neo chống trượt phẳng;
+ Biện pháp khung dầm neo chống trượt sâu.
Để đảm bảo lựa chọn được giải pháp xử lý hiệu quả có thể tham khảo bảng chỉ dẫn lựa chọn biện
pháp xử lý tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng vị trí cụ thể.
Bảng 1. Lựa chọn các biện pháp xử lý [2]
Loại Phân loại Biện pháp xử lý
Biện pháp xử lý tình thế, có tính tạm thời
- Trượt đất quy mô lớn đến
rất lớn
Lựa chọn các biện pháp tạm thời để đảm bảo giao thông có điều
kiện như sau:
- Biện pháp 1: san lấp tạm thời trên mặt đường, bù lún đảm
bảo độ êm thuận tạm thời và đặt biển báo hiệu.
6
Loại Phân loại Biện pháp xử lý
Biện pháp xử lý tình thế, có tính tạm thời
Trượt
đất
- Trượt đất quy mô vừa:
- Trượt đất quy mô nhỏ:
- Biện pháp 2: nếu trượt đất gây sụt lún quá lớn và nguy
hiểm, cần xem xét phương án tránh tuyến tạm thờ hoặc cầu
tạm đi qua khu vực trượt đất.
Có thể hót sụt hoặc xếp tạm 3-4 hàng rọ đá, với chiều cao không
quá 4 m.
Có thể hót sụt hoặc xếp tạm 2-3 rọ đá, với chiều cao không quá 2m.
Sụt lở
đất
- Sụt lở quy mô lớn rất lớn:
- Sụt lở quy mô vừa:
- Sụt lở quy mô nhỏ:
Chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông.
Chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông.
Có thể xếp tạm 2-3 hàng rọ đá, cao không quá 3m hoặc hót sụt để
đảm bảo giao thông .
Xói
sụt
- Xói sụt lớn đến rất lớn:
- Xói sụt quy mô vừa:
- Xói sụt quy mô nhỏ:
- Chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông.
- Chủ yếu hót sụt để đảm bảo giao thông và bổ sung biện pháp
thoát nước.
- Có thể xếp tạm 2-3 hàng rọ đá, cao không quá 3m hoặc hót sụt để
đảm bảo giao thông kết hợp tiến hành gia cố bề mặt bằng cỏ hoặc
trồng cây (nếu có thể).
Đá lở,
đá
lăn
- Đá lở khối lớn đến rất lớn:
- Đá lở quy mô vừa:
- Đá lở quy mô nhỏ:
- Đặt biển báo hiệu nguy hiểm.
- Đặt biển báo hiệu nguy hiểm.
- Chủ động dọn dẹp bề mặt taluy kết hợp xếp rọ đá làm tường chờ.
Biện pháp xử lý kiên cố - bền vững hóa
Trượt
đất
- Trượt đất quy mô lớn đến
rất lớn:
- Trượt đất quy mô vừa:
- Trượt đất quy mô nhỏ:
- Sử dụng kết cấu khung neo, tường neo ; Tường chắn BTCT móng
cọc kết hợp cắt cơ giảm tải, gia cố bề mặt và thoát nước.
- Xây dựng tường chắn BTCT cọc khoan nhồi hoặc cọc ray; Cắt cơ
giảm tải kết hợp gia cố bề mặt và thoát nước.
- Xây dựng tường chắn chặn chân kết hợp gia cố bề mặt và thoát
nước.
Sụt lở
đất
- Sụt lở quy mô lớn rất lớn:
- Sụt lở quy mô vừa:
- Sụt lở quy mô nhỏ:
- Xác định đúng nguyên nhân để có thể áp dụng các biện pháp
thích hợp như: cắt cơ giảm tải, trồng cỏ gia cố bề mặt, bố trí hệ
thống thoát nước kết hợp xây dựng tường chắn hoặc xây dựng
tường chắn kết hợp thoát nước và gia cố bề mặt (không cắt cơ giảm
tải).
- Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề
mặt.
- Xây tường chắn hoặc xếp rọ đá hoặc gia cố bề mặt
Xói
sụt
- Xói sụt lớn đến rất lớn:
- Xói sụt quy mô vừa:
- Xói sụt quy mô nhỏ:
- Xây dựng hệ thống thoát nước kết hợp biện pháp gia cố thích hợp
để bảo vệ bề mặt và xây dựng tường chắn bảo vệ chân taluy.
- Xây dựng hệ thống tường chắn, kết hợp thoát nước và gia cố bề
mặt.
- Xây tường chắn thấp kết hợp các biện pháp gia cố bề mặt, kể cả
biện pháp phủ một lớp đất hữu cơ dày 0,30 – 0, 50 m trên bề mặt
taluy để trồng cỏ chống xói.
Đá lở,
đá
lăn
- Đá lở khối lớn đến rất lớn:
- Đá lở quy mô vừa:
- Đá lở quy mô nhỏ:
- Cắt cơ kết hợp neo khối đá hoặc xây dựng tường neo, khung neo
- Xây dựng tường chắn kết hợp khoan neo treo lưới
- Xây dựng tường chống hoặc tường chờ
5. Kết luận:
Vấn đề nghiên cứu phòng chống sụt, trượt trong ngành Giao thông Vận tải đã có những bước
chuyển biến và tiến bộ rõ rệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các sự cố công trình sau khi thiết
kế và thi công vẫn tiếp tục xảy ra hàng năm, chiếm tỷ lệ tới 5% các công trình bị hư hỏng sau mùa
mưa, do đó việc đi sâu nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao độ bền, độ ổn định, xử lý hiệu quả trong
phòng chống sụt, trượt là rất cần thiết.
7
Từ năm 2003 tới nay, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân
loại chính xác, hợp lý, đã xử lý hàng trăm điểm sụt trượt lớn, nhỏ trên đường Hồ Chí Minh. Theo tổng
kết ngày 20/8/2009 của Hội đồng đánh giá nguyên nhân hư hỏng công trình sau các mùa mưa lũ trên
đoạn Xuân Mai - Ngọc Hồi (đường Hồ Chí Minh) - Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, trong đó có sự
tham gia của các đơn vị tư vấn nhiều kinh nghiệm như: TEDI, Tư vấn 2, Tư vấn 8, Tư vấn Tổng c.ty
XD Trường Sơn, Tư vấn 533, Tư vấn 5... Viện Khoa học và Công nghệ GTVT không có công trình
nào bị hư hỏng, đổ vỡ sau khi đã được thiết kế, xử lý.
Tài liệu tham khảo
[1]. Txưtovich, N.A. (1969). Cơ học đất (Bản dịch từ tiếng Nga). Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội.
[2]. Doãn Minh Tâm (2008). Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và điều kiện áp dụng công nghệ mới trong phòng
chống đất sụt trên các tuyến đường bộ. Đề tài DT063008. Hà Nội.
[3]. Hồ Chất; Doãn Minh Tâm (1985). Sổ tay phòng hộ và gia cố nền đường. Nhà xuất bản Giao thông vận tải,
Hà Nội.
[4]. Lee W. Abramson; Thomas S. Lee; Sunil Sharma; Glenn M. Boyce. (2001). Slope Stability and
Stabilization Method., John Wiley&Sons, NewYork.
[5]. V.Đ. Lomtadze (1982). Địa chất công trình (Bản dịch từ tiếng Nga). Nhà xuất bản đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
[6]. Hồ sơ khảo sát thiết kế Hợp đồng số 46/2008 " Tư vấn, lập dự toán thiết kế kỹ thuật bền vững hóa công
trình do mưa lũ gây ra năm 2007, nhánh Tây đường Hồ Chí Minh - Đắc Rông - Thạnh Mỹ, giai đoạn 1".
Viện KH&CN GTVT, Hà Nội.
84
Tuyển tập công trình Hội nghị khoa học công nghệ và môi trường năm 2009
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Hà Nội, 30/10/2009
Một số kết quả nghiên cứu thử nghiệm vật liệu Carboncor asphalt
và định hướng sử dụng tại Việt Nam
ThS. Nguyễn Văn Thành
PGS.TS. Vũ Đức Chính
Viện Khoa học và Công nghệ GTVT
Tóm tắt: Carboncor asphalt là sản phẩm trộn sẵn trong trạm trộn chuyên dụng, bao gồm tro,
than rác có carbon (carbonaceaous shale), cốt liệu đá, hóa chất đặc biệt được trộn với tỷ lệ quy
định. Carboncor asphalt là sản phẩm của Công ty Carboncor (Pty) Ltd.-Cộng hòa Nam Phi, được
công bố là có nhiều ưu điểm, được đóng bao hoặc chuyên chở trực tiếp ra hiện trường để rải lớp
phủ mặt đường, hoặc làm vật liệu bảo trì, vá ổ gà...nhằm thay thế hỗn hợp bê tông nhựa truyền
thống.
Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng Carboncor asphalt thông
qua thử nghiệm trong phòng và đoạn rải thử mặt đường Carboncor asphalt tại Việt Nam năm
2008-2009, qua đó đưa ra khuyến nghị, định hướng sử dụng ở Việt Nam trong tương lai.
Abstract: Carboncor asphalt is pre-mix product from specialized mixing plant, including ash,
carbonaceous shale, rock aggregates, and special chemical with required ratio. Carboncor
asphalt is commercial product from Corboncor Ltd, The Republic of South Africa. The product is
announced with many advantages, packaged or directly transported to construction site to spread
the topping of road, or used as maintenance materials, patch worketc in order to replace
traditional asphalt concrete.
In this paper, some research results of quality evaluation of Carboncor asphalt are described after
laboratory tests and field test were done in 2008 - 2009 period, then recommendations and
orientation of its usage in future are suggested.
1. Giới thiệu về vật liệu Carboncor asphalt
1.1. Vật liệu Carbocor asphalt
Carboncor asphalt là sản phẩm trộn sẵn trong trạm trộn chuyên dụng, bao gồm tro, than rác có
carbon (carbonaceaous shale), cốt liệu đá, hóa chất đặc biệt được trộn với tỷ lệ quy định. Nhờ sự kết
hợp giữa các phần tử carbon đó được hoạt hóa cho phép tạo ra một sự liên kết tốt hơn, gắn kết một
cách có hiệu quả các thành phần với nhau. Cường độ của lớp vật liệu Carboncor asphalt sau khi thi
công được hình thành và phát triển theo thời gian dưới tác động của liên kết đá-nhựa và quá trình bay
hơi.
Theo giới thiệu của bản hãng, Carboncor asphalt có một số đặc điểm sau:
- Carboncor asphalt được sử dụng để làm lớp mặt đường hoặc sửa chữa, vá ổ gà,.. trong xây
dựng đường ô tô.
- Carboncor asphalt không yêu cầu về nhiệt độ khi chế tạo cũng như khi thi công, được rải
nguội sau đó lu lèn chặt.
- Trước khi rải vật liệu Carboncor asphalt, chỉ cần tưới nước mà không cần dùng vật liệu tưới
dính bám như bê tông nhựa nóng thông thường.
- Mặt đường không bị phùi chất kết dính trong điều kiện nhiệt độ cao.
- Không bị ảnh hưởng bởi điều kiện nhiệt độ. Đẫ sử dụng thành công ở nhiệt độ dưới 0oC và
trên 50oC.
85
- Có thể rải với chiều dầy tối thiểu sau đầm nén là 10mm.
- So với bê tông nhựa thông thường, Carboncor asphalt có lợi hơn 25% về mặt thể tích hoặc
diện tích rải mặt vì vật liệu này nhẹ hơn.
- Không độc hại và thân thiện với môi trường.
1.2. Công nghệ sản xuất Carbocor asphalt
Công nghệ sản xuất vật liệu Carboncor asphalt gồm các bước theo sơ đồ Hình 1. Sau khi trộn
xong, vật liệu Carboncor asphalt được đựng trong bao kín hoặc được lưu giữ ở dạng rời, sau đó vận
chuyển tới công trường thi công.
Hình 1. Sơ đồ công nghệ sản xuất vật liệu Carboncor asphalt
Thu gom than rác
từ mỏ than
Sàng tuyển trọn than
rác tại mỏ than
Vận chuyển than rác sau khi đã
sàng đến nhà máy sản xuất
Carboncor asphalt
Lưu giữ than rác tại nhà máy
sản xuất Carboncor asphalt
Thùng trộn
TRỘN HỖN HỢP
Chuyển than rác vào
phễu chứa tại trạm trộn
Phễu chứa
cốt liệu (đá dăm)
Nhũ tương
đặc biệt
HỖN HỢP
Carboncor asphalt
86
2. Một số kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại Việt Nam
Trong năm 2008-2009, Phòng Thí nghiệm trọng điểm đường bộ I đã phối hợp với Công ty Cổ
phần Quốc tế Bước tiến mới (là công ty nhận chuyển giao công nghệ vào Việt Nam) và Công ty
Carboncor (Pty) Ltd.-Cộng hòa Nam Phi (là công ty đang sở hữu công nghệ) tiến hành các nghiên cứu
thử nghiệm trong phòng và hiện trường với mục đích:
- Đánh giá chất lượng vật liệu Carboncor asphalt và công nghệ thi công trên cơ sở những thử
nghiệm trong phòng và hiện trường trên đoạn rải thí điểm (có so sánh với đoạn bê tông nhựa
đối chứng).
- Căn cứ kết quả thử nghiệm trong phòng và hiện trường, đưa ra nhận xét, đánh giá về chất
lượng vật liệu, công nghệ thi công và việc sử dụng vật liệu Carboncor asphalt trong xây dựng
giao thông tại Việt Nam.
2.1. Nội dung và kết quả nghiên cứu thử nghiệm trong phòng
2.1.1. Nội dung thực hiện
Nghiên cứu thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện trên mẫu vật liệu Carboncor
asphalt nhập khẩu từ Nam Phi và mẫu bê tông nhựa (BTNC20) đối chứng. Các chỉ tiêu thử nghiệm vật
liệu Carboncor asphalt bao gồm:
- Các chỉ tiêu theo khuyến cáo của bản hãng;
- Các chỉ tiêu theo khuyến cáo của Asphalt Cold Mix Asphalt Manual – MS14.
Kết quả