Nghiên cứu phương pháp lựa chọn thử nghiệm (CE), áp dụng vào điều tra khảo sát tại tỉnh Nghệ An

Việt Nam là một trong những nước dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. Lũ lụt đã gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng, tổn thất đáng kể trong nông nghiệp và ngành thủy sản, cũng như gây thiệt hại lớn về con người. Theo ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp của Việt Nam (Vietnam's Emergency Events Database - EMDAT), chỉ riêng lũ lụt đã gây tác động đến 35 triệu người trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 2006. Do đó, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi các hiểm họa thiên nhiên như hạn hán và lũ lụt về số lượng người chịu ảnh hưởng và về quy mô tiếp xúc với hiểm họa. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa với lượng mưa lớn, địa hình dốc nên hàng năm Nghệ An phải gánh chịu nhiều trận lũ lụt gây thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, những gánh nặng gây nên do lũ lụt ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc xác định những tác động kinh tế của lũ lụt và đưa ra các chính sách giảm thiểu rủi ro lũ là rất cần thiết cho việc ổn định đời sống kinh tế và an sinh xã hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Mặc dù lũ lụt gây tác động lên một phần lớn dân số Việt Nam, nhưng hầu như chúng ta không có cơ sở thông tin gì về sự sẵn sàng chi trả (willingness to pay – WTP) của các hộ gia đình cho việc giảm thiểu các rủi ro do lũ lụt. WTP cũng là một thông tin cơ bản cần thiết cho việc đưa ra những chính sách nhà nước hiệu quả về quản lý lũ lụt. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này với mục đích chính là lựa chọn Nghệ An là tỉnh để thực hiện điều tra, khảo sát, sử dụng phương pháp Lựa chọn thử nghiệm (Choice Experiment - CE) hay còn gọi Lựa chọn thử nghiệm rời rạc (Discrete Choice Experiment - DCE) và các mô hình kinh tế lượng để ước lượng và đánh giá WTP của các hộ gia đình.

pdf104 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phương pháp lựa chọn thử nghiệm (CE), áp dụng vào điều tra khảo sát tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các hình vẽ Danh mục các bảng biểu Danh mục từ viết tắt MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An ............................................1 1.1.1 Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................1 1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................................5 1.1.3 Tình hình thiên tai ..............................................................................................7 1.2 Tài liệu đã có về sự sẵn sàng chi trả để giảm nguy cơ lũ lụt .............................9 1.2.1 Định giá giảm nguy cơ lũ lụt ..............................................................................9 1.2.2 Sẵn sàng trả tiền cho bảo hiểm lũ lụt ...............................................................10 1.3 Rủi ro lũ lụt và quản lý lũ lụt tại Việt Nam .....................................................12 1.3.1 Nguy cơ lụt tại Việt Nam .................................................................................12 1.3.2 Quản lý lũ lụt tại Việt Nam ..............................................................................14 CHƯƠNG II CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN THỬ NGHIỆM RỜI RẠC 2.1. Nguyên tắc cơ bản phương pháp lựa chọn thử nghiệm rời rạc ......................17 2.1.1 Lựa chọn thử nghiệm rời rạc ............................................................................22 2.1.2 Sự bao gồm một thuộc tính chi phí ..................................................................23 2.2. Nền tảng của lựa chọn thử nghiệm rời rạc .....................................................24 2.2.1 Quy tắc quyết định ngẫu nhiên ........................................................................27 2.2.2 Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên ............................................................................30 2.2.3 Hàm lợi ích .......................................................................................................34 2.2.4 Mô hình hóa lựa chọn rời rạc ...........................................................................37 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ SẴN SÀNG CHI TRẢ CỦA HỘ GIA ĐÌNH CHO GIẢM THIỆT HẠI LŨ Ở NGHỆ AN 3.1 Các câu hỏi Nghiên cứu ..................................................................................60 3.1.1 Xác định " sự giảm nguy cơ lũ lụt" tốt .............................................................60 3.1.2 WTP và các tổ chức phụ trách quản lý lũ lụt ...................................................62 3.2 Thiết kế lựa chọn thử nghiệm ..........................................................................62 3.2.1 Phát triển Bảng câu hỏi ....................................................................................62 3.2.2 Các thuộc tính cho các chương trình giảm thiểu nguy cơ lũ lụt ......................63 3.2.3 Các mô hình kinh tế và thiết kế thử nghiệm ....................................................68 3.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................................72 3.3.1 Lấy mẫu chiến lược ..........................................................................................72 3.3.2 Đặc điểm mẫu ..................................................................................................73 3.3.3 Lựa chọn cá nhân và phản hồi nguyên trạng....................................................77 3.3.4 Hàm lợi ích gián tiếp chi tiết ............................................................................79 3.3.5 Mô hình logit có điều kiện cơ bản ...................................................................81 3.3.6 Mô hình logit có điều kiện với các tương tác .................................................85 3.3.7 Mô hình lớp tiềm ẩn (LCM) ............................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................95 PHỤ LỤC ..................................................................................................................97 Danh mục các hình vẽ Hình 2.1: Một tập lựa chọn .......................................................................................23 Hình 2.2: Các nhánh của lý thuyết sự lựa chọn xác suất ..........................................26 Hình 2.3: Các nhà kinh tế đã bắt đầu nhận ra việc giải thích hành vi của con người vượt ra ngoài những cơ sở lý thuyết truyền thống ....................................................30 Hình 2.4: Các hàm phân phối lũy tích logit và probit ...............................................40 Hình 2.5: Hàm mật độ chuẩn ....................................................................................40 Hình 2.6: Một so sánh các mô hình cấu trúc lồng nhau logit và cơ cấu đa thức ......50 Hình 3.1: Một bộ lựa chọn mẫu ................................................................................67 Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An (đến năm 2011): .....................................3 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu ..........................................................5 Bảng 1.3: Thiệt hại do thiên tai tại Việt Nam (1997-2006) ......................................13 Bảng 2.1: Mô hình được sử dụng để ước lượng các thí nghiệm lựa chọn rời rạc. ...39 Bảng 2.2: Tổng quan các mô hình đa thức................................................................47 Bảng 3.1: Các thuộc tính và mức độ sử dụng trong CE ............................................64 Bảng 3.2: Đặc điểm chính của các hộ gia đình .........................................................74 Bảng 3.3: Chi phí hàng năm cho lũ ...........................................................................76 Bảng 3.4: Tần suất của các lựa chọn cá nhân ...........................................................77 Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình logit có điều kiện cơ bản .............................82 Bảng 3.6: WTP biên (triệu đồng) cho các thuộc tính của chương trình quản lý lũ lụt ...................................................................................................................................83 Bảng 3.8: Mô hình logit có điều kiện- tương tác thu nhập .......................................86 Bảng 3.9: Mô hình logit có điều kiện - kinh nghiệm với lũ lụt trong quá khứ .........88 Bảng 3.10: Mô hình logit có điều kiện - Sự ưa thích rủi ro và thời gian ..................90 Bảng 3.11: Các tiêu chí để xác định số lượng tối ưu của các phân đoạn ..................91 Bảng 3.12: Kết quả của ước lượng LCM ..................................................................92 Danh mục từ viết tắt WTP Sẵn sàng chi trả (Willingness to pay) CE Phương pháp Lựa chọn thử nghiệm (Choice Experiment) DCE Phương pháp Lựa chọn thử nghiệm rời rạc (Discrete Choice Experiment) CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên RUM Mô hình lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility Model) RUT Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility Theory ) MRS Tỷ lệ thay thế biên MNL Mô hình logit đa thức (Multinomial logit) NL Mô hình Logit lồng nhau (Nested logit) RPL Mô hình các thông số ngẫu nhiên (Random parameters logit model) AIC Tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike information criterion) BIC (Tiêu chuẩn thông tin Baysian) Bayesian information criterion VSL Giá trị của cuộc sống về mặt thống kê (Value of statistical life) LCM Mô hình lớp tiềm ẩn (Latent class model) MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một trong những nước dễ bị thiên tai nhất trên thế giới. Lũ lụt đã gây thiệt hại lớn cho cơ sở hạ tầng, tổn thất đáng kể trong nông nghiệp và ngành thủy sản, cũng như gây thiệt hại lớn về con người. Theo ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu về các sự kiện khẩn cấp của Việt Nam (Vietnam's Emergency Events Database - EMDAT), chỉ riêng lũ lụt đã gây tác động đến 35 triệu người trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 2006. Do đó, Việt Nam đang nằm trong số 15 quốc gia trên thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi các hiểm họa thiên nhiên như hạn hán và lũ lụt về số lượng người chịu ảnh hưởng và về quy mô tiếp xúc với hiểm họa. Nghệ An là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với vị trí địa lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa với lượng mưa lớn, địa hình dốc nên hàng năm Nghệ An phải gánh chịu nhiều trận lũ lụt gây thiệt hại nặng nề. Đặc biệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, những gánh nặng gây nên do lũ lụt ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc xác định những tác động kinh tế của lũ lụt và đưa ra các chính sách giảm thiểu rủi ro lũ là rất cần thiết cho việc ổn định đời sống kinh tế và an sinh xã hội cho Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Mặc dù lũ lụt gây tác động lên một phần lớn dân số Việt Nam, nhưng hầu như chúng ta không có cơ sở thông tin gì về sự sẵn sàng chi trả (willingness to pay – WTP) của các hộ gia đình cho việc giảm thiểu các rủi ro do lũ lụt. WTP cũng là một thông tin cơ bản cần thiết cho việc đưa ra những chính sách nhà nước hiệu quả về quản lý lũ lụt. Vì vậy tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này với mục đích chính là lựa chọn Nghệ An là tỉnh để thực hiện điều tra, khảo sát, sử dụng phương pháp Lựa chọn thử nghiệm (Choice Experiment - CE) hay còn gọi Lựa chọn thử nghiệm rời rạc (Discrete Choice Experiment - DCE) và các mô hình kinh tế lượng để ước lượng và đánh giá WTP của các hộ gia đình. II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sử dụng phương pháp lựa chọn thử nghiệm (CE) kết hợp các mô hình kinh tế lượng, đánh giá các thiệt hại kinh tế gây ra do lũ lụt và ước lượng sự sẵn sàng chi trả (WTP) của các hộ gia đình cho việc giảm thiểu các rủi ro lũ lụt, khả năng chấp nhận rủi ro lũ lụt của cộng đồng với khu vực điều tra khảo sát là tỉnh Nghệ An, từ đó làm cơ sở đề xuất các phương án có thể áp dụng trong việc quản lý lũ lụt ở Việt Nam. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu phương pháp lựa chọn thử nghiệm, áp dụng vào điều tra khảo sát tại tỉnh Nghệ An. IV. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các tác động kinh tế của lũ lụt gây ra cho các hộ gia đình, một quan sát cụ thể ở Nghệ An. Nghiên cứu lý thuyết, sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và thu thập tài liệu thực tế để phân tích. 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Điều kiện tự nhiên - Kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An 1.1.1 Điều kiện tự nhiên Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 2,9 triệu người, đứng thứ tư cả nước; là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An 1.1.1.1. Vị trí địa lý Nghệ An nằm ở vĩ độ 180o 33' đến 200o 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến 105o 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Nghệ An là tỉnh nằm ở trung 2 tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đông dài 82 km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế. Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và thành phố Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị xã Thái Hoà, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến quốc lộ chạy từ phía Đông lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160 km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua. 1.1.1.2. Đặc điểm địa hình Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Về tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Trong đó, miền núi chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ. Địa hình có độ dốc lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8o chiếm gần 80% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25o. Nơi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển (xã Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh. 3 1.1.1.3. Đất đai - Thổ nhưỡng: a. Diện tích: Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2. Hơn 80% diện tích là vùng đồi núi nằm ở phía tây gồm 10 huyện, và 1 thị xã; Phía đông là phần diện tích đồng bằng và duyên hải ven biển gồm 7 huyện, 1 thị xã và thành phố Vinh. b. Tình hình sử dụng đất (đến năm 2011): Bảng 1.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An (đến năm 2011): TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ Tổng diện tích tự nhiên 1.649.025 100% 1 Diện tích đất nông nghiệp 1.238.315,48 75,09% - Đất sản xuất nông nghiệp 256.843,90 15,57% - Đất lâm nghiệp có rừng 972.910,52 58,99% - Đất nuôi trồng thủy sản 7.457,50 0,45% - Đất làm muối 837,98 0,05% - Đất nông nghiệp khác 265,58 0,02% 2 Diện tích đất phi nông nghiệp 124.652,12 7,56% - Đất ở 19.818,98 1,2% - Đất chuyên dùng 63.871,46 3,87% - Đất tôn giáo, tín ngưỡng 354,74 0,02% - Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.636,24 0,4% - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 33.818,36 2,05% - Đất phi nông nghiệp khác 153,16 0,009 3 Diện tích đất chưa sử dụng 286.056,40 17,35% 4 - Diện tích Đất đồng bằng chưa sử dụng 10.768,06 0,65% - Đất đồi núi chưa sử dụng 264.702,13 16,05% - Núi đá không có rừng cây 10.586,21 0,64% 1.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. a. Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng, đồng thời có sự phân hoá theo không gian và biến động theo thời gian. Nghệ An là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt. b. Thuỷ văn: Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông (có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50 km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346 km2, chiều dài 361 km. Địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông suối trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0,62 km/km 2 nhưng phân bố không đều trong toàn vùng. Vùng núi có độ dốc địa hình lớn, chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối phát triển mạnh trên 1 km/km2, còn đối với khu vực trung du địa hình gò đồi nên mạng lưới sông suối kém phát triển, trung bình đạt dưới 0,5 km/km2. Tuy sông ngòi nhiều, lượng nước khá dồi dào 5 nhưng lưu vực sông nhỏ, điều kiện địa hình dốc nên việc khai thác sử dụng nguồn nước sông cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn. 1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An được thể hiện tóm tắt thông qua các chỉ tiêu chủ yếu trong bảng 1.2 Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu Tên chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 2006 - 2011 TH TH TH TH TH TH 2006 2007 2008 2009 2010 2011 I Chỉ tiêu kinh tế 1 Tổng GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 19.941 23.178 30.548 35.117 41.430 49.759 Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 6.590 7.191 9.453 10.699 11.794 13.466 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 6.052 7.416 9.791 11.262 13.855 17.346 Dịch vụ Tỷ đồng 7.299 8.571 11.304 13.156 15.781 18.946 2 Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100 100 100 Nông, lâm, ngư nghiệp % 33,05 31,02 30,94 30,47 28,47 27,06 Công nghiệp - Xây dựng % 30,35 32,00 32,05 32,07 33,44 34,86 Dịch vụ % 36,60 36,98 37,00 37,46 38,09 38,08 3 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 6,51 7,47 9,86 12,06 14,16 16,9 Giá trị xuất khẩu Triệu 145.5 185 235 220 300 222 USD Kim ngạch NK hàng hoá Triệu 80,98 117,88 209,24 115 200 138 USD Thu NS trên địa bàn Tỷ đồng 2.128,5 2.386,6 3.103,8 3.753,59 5.000 6.304 Tổng chi ngân sách Tỷ 4.270 5.250 6.468,3 7.294,6 7.581 9.354 6 đồng 4 Vốn đầu tư Tỷ đồng 75.000-76.000 II Chỉ tiêu xã hội 1 Dân số trung bình 1000 3.064 3.101 3.123 2.913 2.925 2.942 người Tăng dân số tự nhiên % 1,19 1,16 1,13 1,08 1 1,1 Mức giảm tỷ lệ sinh % 0,4 0,6 0,5 0,5 0,5 0,5 2 LĐ được giải quyết việc làm bình quân hàng năm 1000 31 32,2 32,7 32 34 người 3 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo trong tổng số lao động % 32,5 36 36,5 38,5 40 Tỷ lệ LĐ qua đào tạo nghề % 18,4 21,3 24 26,8 30 4 Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo % Giảm bình quân 2,5%/năm Tỷ lệ hộ đói nghèo % 26 25 17,3 14,7 12 5 Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia Trường 19,02 25,72 29,81 35,09 40,94 6 Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn % 96 96,5 98,5 100 100 7 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 26,1 24,8 23,5 21,7 20 8 Số bác sĩ/ vạn dân BS 3,8 3,9 4,37 5,23 5,9 9 Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ % 67,23 69,12 81,2 88,1 89-90 10 Tỷ lệ đạt chuẩn quốc gia về y tế % 33,5 45,8 57,3 68,3 74-75 11 Số giường bệnh/ vạn dân Giường 13,1 13,3 13,5 15,8 17,16 12 Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa % 72,61 72,63 76 78 80 7 13 Tỷ lệ làng bản, khối xóm, cơ quan văn hóa % 32 33 37 45 47 14 Tỷ lệ xã, phường thị trấn có thiết chế % 15 19,3 27,3 37,4 48-50 15 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 4,24 4,21 4,6 4,9 3,55 16 Tỷ lệ đô thị hóa % - - - 12,6 13,1 III Môi trường 1 Tỷ lệ che phủ rừng % 48 49 50 51,2 53 2 Tỷ lệ dân nông thôn dùng nước hợp vệ sinh % 72 74 78 79,5 85 3 Tỷ lệ dân thành thị dùng nước sạch % 75 76 78 80 87 4 Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị % 74 75 78 80 82 (Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011 Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011) 1.1.3 Tình hình thiên tai Tỉnh Nghệ An nằm chủ yếu trong lưu vực sông Cả, thường xuyên chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai đặc trưng cho khu vục duyên hải Miền Trung như: Bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, hạn hán, lốc tố, dông sét, sạt lở đất, xói lở bờ sông và bờ biển, cháy rừng, xâm nhập mặn, triều cườngTrong đó ảnh hưởng và gây thiệt hại nhiều nhất là bão, ATNĐ và lũ lụt. Bão thường xảy ra ở khu vực đồng bằng ven biển và lũ lụt thường xảy ra chủ yếu ở các huyện đồng bằng trung du và khu vực miền núi. Theo số liệu thống kê từ năm
Luận văn liên quan