Ở Việt Nam, nhìn chung việc sản xuất chao vẫn chưa phát triển thành quy
mô công nghiệp, hầu hết chao vẫn được sản xuất theo lối thủcông quy mô nhỏ
với những thiết bị đơn giản, lên men tựnhiên Theo cách này, chất lượng sản
phẩm không ổn định, năng suất không thểkiểm soát được và quan trọng nhất là
không đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm.
Theo cách sản xuất chao truyền thống với phương pháp lên men tựnhiên
sẽcó nhiều mốc tạp nhiễm, sựxâm nhập của vi sinh vật sẽlàm hỏng sản phẩm
và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trịdinh dưỡng, hương vịsản phẩm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và không đem lại hiệu quảkinh tế.
Trước đây, cũng có những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất chao
nhưng chỉ ởdạng mốc bột bào tử, thời gian bảo quản thấp, sốlượng bào tửthấp
và còn lẫn nhiều mốc tạp. Chính vì vậy việc nghiên cứu starter của mốc
Actinomucor elegansvà bước đầu ứng dụng vào sản xuất chao với quy mô công
nghiệp sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống lên một tầm cao mới. Viên mốc
chứa sốlượng lớn bào tửnấm mốc Actinomucor elegans thuần chủng, thời gian
bảo quản dài giúp ta lên men nhanh, nâng cao năng suất nhằm tiết kiệm thời gian
và tiền bạc, đặc biệt là sản phẩm chao đạt vệsinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn
đảm bảo hương vị đặc trưng quen thuộc của sản phẩm truyền thống. Việc nghiên
cứu này sẽ đưa ngành sản xuất chao trên quy mô công nghiệp và trên hết là
chúng ta vẫn bảo tồn được nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất starter của nấm mốc actinomucor elegansvà bước đầu ứng dụng trong sản xuất chao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT STARTER CỦA NẤM MỐC
ACTINOMUCOR ELEGANS VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG
SẢN XUẤT CHAO.
RESEARCH ON PRODUCTION OF STARTER’S ACTINOMUCOR
ELEGANS AND APPLICATIONS INITIALLY IN PRODUCING
“SOYA CHEESES”
Võ Thị Tường Duy, Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Lớp 05H2- Khoa Công Nghệ Hóa Học & Thực Phẩm- Trường Đại Học Lạc Hồng
Abstract: Actinomucor elegans is the best mold used in processing “soya cheeses”. Its optimal
development at temperature 25-300C, moisture 90-95% in oxygen conditions. With the right
conditions mold is growing and fermenting tofu pieces created sufu delicious flavor
characteristics. Thus, we studied to manufacture starter of Actinomucor elegans and apply to
improve chaos processes to shorten the traditional welcome production time, improving
productivity, stable product quality and bring products this food to higher level. We selected
the appropriate environment to keep spore is rice powder, drying at 550C for 5 hours. Starters
have spores about 1,9.109 (CFU/g) after 1 months to store.
1. Đặt vấn đề:
Ở Việt Nam, nhìn chung việc sản xuất chao vẫn chưa phát triển thành quy
mô công nghiệp, hầu hết chao vẫn được sản xuất theo lối thủ công quy mô nhỏ
với những thiết bị đơn giản, lên men tự nhiên… Theo cách này, chất lượng sản
phẩm không ổn định, năng suất không thể kiểm soát được và quan trọng nhất là
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo cách sản xuất chao truyền thống với phương pháp lên men tự nhiên
sẽ có nhiều mốc tạp nhiễm, sự xâm nhập của vi sinh vật sẽ làm hỏng sản phẩm
và sinh độc tố, cuối cùng làm thay đổi giá trị dinh dưỡng, hương vị sản phẩm ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và không đem lại hiệu quả kinh tế.
Trước đây, cũng có những nghiên cứu nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất chao
nhưng chỉ ở dạng mốc bột bào tử, thời gian bảo quản thấp, số lượng bào tử thấp
và còn lẫn nhiều mốc tạp. Chính vì vậy việc nghiên cứu starter của mốc
Actinomucor elegans và bước đầu ứng dụng vào sản xuất chao với quy mô công
nghiệp sẽ đưa nhóm thực phẩm truyền thống lên một tầm cao mới. Viên mốc
chứa số lượng lớn bào tử nấm mốc Actinomucor elegans thuần chủng, thời gian
bảo quản dài giúp ta lên men nhanh, nâng cao năng suất nhằm tiết kiệm thời gian
và tiền bạc, đặc biệt là sản phẩm chao đạt vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng vẫn
đảm bảo hương vị đặc trưng quen thuộc của sản phẩm truyền thống. Việc nghiên
cứu này sẽ đưa ngành sản xuất chao trên quy mô công nghiệp và trên hết là
chúng ta vẫn bảo tồn được nét văn hóa ẩm thực truyền thống của dân tộc.
* Mục tiêu của đề tài:
- Nghiên cứu quy trình sản xuất giống starter của nấm mốc Actinomucor
elegans:
-2-
+ Khảo điều kiện tối ưu để nuôi cấy nấm mốc Actinomucor elegans.
+ Khảo sát môi trường tốt nhất để giữ bào tử nấm mốc Actinomucor
elegans.
+ Ứng dụng nghiên cứu quy trình sản xuất viên mốc chao
+ Khảo sát thời gian bảo quản của viên mốc chao.
+ Ứng dụng viên mốc vào quy trình sản xuất chao.
* Điều kiện nuôi cấy :[12]
- Độ ẩm tương đối của không khí : 90 - 95%
- Ảnh hưởng của không khí : có O2
- Ảnh hưởng của nhiệt độ : 25 - 300C
- Thời gian nuôi nấm mốc : 3 - 4 ngày
2. Thực nghiệm:
Khảo sát môi trường để nhân giống nấm mốc Actinomucor elegans.
Khảo sát số lượng bào tử của nấm mốc Actinomucor elegans trong môi
trường nhân giống theo thời gian.
Khảo sát môi trường để giữ bào tử nấm mốc trong viên mốc.
Khảo sát ảnh hưởng của quá trình sấy đến viên mốc.
Ứng dụng viên mốc trong sản xuất chao.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Kết quả khảo sát các loại môi trường để nhân giống nấm mốc
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát các loại môi trường để nhân giống nấm mốc
Các loại môi trường
Cơm Bã đậu nành Trấu Ngày
Số bào tử trong 1
g ×108(CFU/g) Trạng thái
Số bào tử trong 1
g ×108(CFU/g)
Trạng thái Số bào tử trong 1
g ×108(CFU/g)
Trạng
Thái
0 0,85 Hơi nhão 0,85 Hơi khô 0,85 Khô
1 0.86 Nhão 0,87 Xốp 0,85 Khô
2 2,21 Nhão nhiều 2,52 Xốp 1,34 Khô
3 2,44 Nhão 2,71 Xốp 1,67 Khô
4 2,5 Rất nhão 2,73 Xốp 2,04 Khô
-3-
Biểu đồ phát triển của nấm mốc trên các loại môi trường
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
0 1 2 3 4 5
Thời gian ( ngày)
Số
lư
ợ
ng
b
ào
từ
Cơm
Bã đậu nành
Trấu
Đối với môi trường trấu thì giá thành rẽ, độ ẩm môi trường rất thích hợp cho mốc phát
triển nhưng trấu không có đầy đủ chất dinh dưỡng cho nấm mốc phát triển mạnh nên số
lượng bào tử phóng ra rất ít, không đạt yêu cầu.Từ kết quả trên chúng tôi chọn môi trường bã
đậu nành làm thành phần chính để nhân giống nấm mốc với những ưu điểm sau: Là môi
trường giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là protein thích hợp cho nhân giống mốc, số lượng bào
tử nấm mốc phát triển nhanh, tỷ lệ bào tử, khả năng sống và nảy mầm của bào tử cao, giá
thành rẽ.
3.2 Kết quả khảo sát thời gian phát triển bào tử của nấm mốc trong môi trường
nhân giống:
Biểu Đồ khảo sát thời gian phát triển bào tử của nấm
mốc
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thời gian (ngày)
Số
lư
ợ
ng
b
ào
tử
3.3 Kết quả khảo sát các loại môi trường để giữ bào tử mốc.
Bảng 1: Kết quả khảo sát các loại môi trường để giữ bào tử mốc
Tên Bột
Tính chất
Bột gạo Bột mì Bột nếp
Màu sắc Trắng Trắng ngà Trắng
Trạng thái Kích thước lớn nhỏ Bột mịn Bột mịn
Khâu nhào trộn Dễ nhào Dễ nhào Dễ nhào
Trước khi sấy
Định hình Dễ tạo hình Có lỗ khí ở trong Không tạo hình được
Kết khảo sát cho thấy bào tử thu được
cao nhất và nhanh nhất vào khoảng ngày
thứ 3-4 sau khi nhân giống và ngày thứ 5
thứ 6 hầu như lượng bào tử không tăng,
sau đó giảm dần. Vì vậy chúng tôi chọn
thời gian thu bào tử sau 3-4 ngày sau khi
nhân giống.
×108 CFU/g
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ phát triển của nấm mốc
trên các loại môi trường
×108CFU/g
Biểu đồ 5.2: Biểu đồ khảo sát thời gian phát triển của
nấm mốc
Sau khi khảo sát chúng tôi nhận thấy
rằng trong môi trường cơm thì khi nấm
mốc phát triển độ ẩm của môi trường
tăng lên rất nhanh, cơm dễ bị phân hủy,
số lượng bào tử trung bình do cơm không
chứa nhiều protein, bên cạnh đó cơm
cũng có giá thành cao.
-4-
Độ cứng Vừa phải Rất cứng - Sau khi sấy
Cấu trúc sau khi
nghiền
Dễ nghiền, tơi xốp, khả
năng phân tán bào tử
mốc cao
Cứng, khó nghiền, vón
cục, khó phân tán bào tử
mốc
-
Sau khi chúng tôi chọn được 3 loại bột thì tiến hành nhào trộn, với bột nếp thì khả năng
dịch hóa cao nhất nên khi nhào xong thì không tạo hình được, còn bột mì thì khâu nhào trộn
tốt, tạo hình tốt nhưng khi chúng tôi tiến sấy thì viên mốc rất cứng do trong quá trình nhào
trộn thì cấu trúc khối bột hình thành rất chặt chẽ, khó nghiền.
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng: trong ba loại bột trên thì bột gạo nhào trộn dễ,
do cấu trúc ít chặt chẽ hơn bột mì, sau khi sấy dễ nghiền, chính vì vậy sau khi nghiền khả
năng phân tán bào tử mốc tốt hơn. Do đó, chúng tôi chọn bột gạo làm thành phần chính giữ
bào tử nấm mốc.
Tỷ lệ polyphotphat (%)
Đặc
điểm
1% 1.5% 2% 2.5%
Khả
năng
giữ
nước
Viên
mốc
cứng
Viên
mốc
hơi
cứng
Viên
mốc
xốp
Viên
mốc
mềm, ẩm
nhiều, dễ
vỡ
Kết quả trên cho thấy với tỷ lệ bột : hồ (7 : 3) cùng với 2% polyphotphate là tốt nhất.
Mốc vừa giữ nước tốt vừa mềm xốp dễ nghiền, khả năng phân tán bào tử đều.
Trong quá trình làm viên mốc, chúng tôi nhận thấy nếu chỉ sử dụng bột gạo hồ và
polyphosphate thì khi sấy đến khối lượng không đổi thời gian sấy dài, tốn năng lượng. Vì
vậy, chúng tôi quyết định bổ sung thêm cám gạo với lý do giảm thời gian sấy, tăng thêm độ
tơi xốp của viên mốc.
Tỷ lệ giữa bột gạo và hồ
Đặc điểm
6:4 7:3 8:2
Màu sắc Trắng Trắng Trắng
Mùi Tốt Tốt Tốt
Nhào trộn, tạo hình Khó Dễ Dễ
Khả năng giữ nước Không
khảo sát
Tốt Thấp
Sau khi bổ sung thêm hồ vào thì lượng nước
liên kết trong viên mốc sẽ tăng lên, làm cho viên
mốc không nứt, chúng tôi chọn 3 mức tỷ lệ giữa bột
gạo và hồ thì với tỷ lệ 6:4 khối lượng hồ quá cao
khâu nhào trộn tạo hình rất khó, với tỷ lệ 8:2 thì viên
mốc khô, nứt nẻ do lượng hồ không đủ giữ độ ẩm
thích hợp cho viên mốc. Kết quả cho thấy với tỷ lệ
7:3 là tốt nhất, khả năng giữ nước tốt hơn do lượng
nước liên kết còn giữ lại.
Tuy kết quả sau khi phối trộn hồ vào viên mốc
khả năng giữ nước tăng lên nhưng vẫn chưa thích
hợp, viên mốc còn nứt, vì không thể thêm lượng hồ
được do ảnh hưởng đến khâu nhào trộn nên chúng tôi
cho bổ sung thêm polyphotphate vào để tăng cường
khả năng giữ nước.
Bảng 2: Kết quả khảo sát tỷ lệ bột
gạo và hồ
Bảng 3: Kết quả khảo sát tỷ lệ Polyphotphat
-5-
Tỷ lệ cám (%)
Đặc điểm
3 5 7
Nhào trộn Dễ Dễ Dễ
Hình dạng Không nứt Không nứt Không nứt
Màu sắc Trắng Trắng ngà Hơi Vàng
Độ cứng Cứng Dễ nghiền Dễ nghiền
Mùi Íti cám Mùi cám nhẹ Mùi cám gắt
Kết quả thu được là tỷ lệ 5% thích hợp nhất, vừa giảm được thời gian sấy, màu ít bị
ảnh hưởng và quan trọng nhất là mùi không đáng kể do lượng cám ít và chúng tôi đã tiến
hành xử lí cám trước khi sử dụng để làm viên mốc…
Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát lượng mốc giống cho vào môi trường để thu được số
lượng bào tử thích hợp và sau đây là kết quả:
Bảng 5: Kết quả khảo sát tỷ lệ mốc giống cho 1 kg viên mốc.
Tỷ lệ mốc giống cho 1 kg viên mốc (%)
3 5 7
Số lượng
bào tử thu
được trước
khi sấy
(CFU/g) 0,79.1010 1,55. 1010 1,85. 1010
Ảnh hưởng
của bào tử
mốc tới quá
trình lên
men chao
Không đủ
lượng bào tử
mốc để len
men chao
Vừa đủ
lượng bào
tử lên men
Bào tử nhiều,
sản phẩm có
mùi mốc sau
khi lên men
Bảng 6: Kết quả khảo sát tỷ lệ nước
Tỷ lệ nước (%)
Tính chất
15 20 25
Trạng thái Khô Vừa nhão
Khâu nhào trộn khó Dễ Dễ
Tạo hình Nứt Tốt Không tạo hình được
Độ cứng Cứng Vừa Không khảo sát
Chúng tôi chọn 3 tỷ lệ 3, 5, 7% để
khảo sát. Với cám 3% thì thời gian sấy
không giảm được nhiều và viên mốc còn
cứng do cám quá ít không phân tán hết thể
tích viên mốc. Với cám 7% thì lượng cám
quá nhiều ảnh hưởng đến màu sắc của viên
mốc do cám có màu vàng nâu, ngoài ra cám
còn có mùi đặc trưng nên khi cho vào quá
nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến mùi sản phẩm
chao sau này.
Tỷ lệ môi trường nhân giống cho
vào càng nhiều thì số lượng bào tử của
viên mốc càng tăng nhưng cũng ở mức
độ vừa đủ, nếu lượng bào tử nhiều quá
thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình lên men
sau này.
Với kết quả trên chúng tôi tiến
hành sấy với nhiệt độ thích hợp và đem
viên mốc ứng dụng vào ủ chao thì với tỷ
lệ 5% là thích hợp nhất.
Với khảo sát trên
chúng tôi chọn tỷ lệ nước là
20% cùng với thành phần
của viên mốc là Bột gạo: hồ
(7:3), polyphotphat 2%, tỷ
lệ cám 5%, tỷ lệ mốc giống
5%.
Bảng 4: Kết quả khảo sát tỷ lệ cám
-6-
3.4 Kết quả khảo sát quá trình sấy viên mốc
Với tỷ lệ thành phần như đã khảo sát ở thí nghiệm trên và dựa vào nhiệt độ tới hạn mà
bào tử mốc có thể chịu đựng được chúng tôi tiến hành khảo sát nhiệt độ sấy ở các mức: 500C,
550C, 600C và đây là kết quả khảo sát sự thay đổi khối lượng của 1 viên mốc trong quá trình
sấy:
Chúng tôi nhận thấy rằng: khi sấy ở 500C, bề mặt viên mốc không bị nứt, số lượng bào
tử chết thấp nhưng thời gian sấy lâu (7 giờ), làm cho chi phí năng lượng tăng, ảnh hưởng đến
tính kinh tế.
Khi sấy ở 600C, tuy thời gian sấy được rút ngắn (4 giờ) nhưng làm cho số lượng bào tử
chết rất nhiều, bề mặt viên mốc bị nứt nẻ nhiều, dễ bể, không đáp ứng được yêu cầu và ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan.
Và khi tiến hành sấy ở nhiệt độ 550C thì viên mốc đáp ứng được các yêu cầu đặt ra:
viên mốc trắng vừa, xốp, số lượng bào tử phù hợp với độ ẩm 15% và thời gian sấy ngắn, chi
phí năng lượng không cao đảm bảo tính kinh tế...
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành sấy viên mốc ở 55OC trong 5 giờ.
Theo góp ý của hội đồng trong báo cáo tiến độ chúng tôi cho khảo sát với thành phần
như kết quả trên chỉ thay cám thành trấu và tiến hành làm viên mốc, sau đây là một số kết
quả thu được Sau quá trình sấy thì viên mốc bổ sung trấu bị nứt bề mặt, không đảm bảo cấu
trúc theo yêu cầu nên chúng tôi không chọn trấu thay cho cám.
3.5 Kết quả khảo sát khả năng sinh trưởng của bào tử và sự thay đổi của độ ẩm
theo thời gian bảo quản.
Nhiệt
độ sấy
500C 550C 600C
Màu
sắc
Hơi
vàng
Trắng
vừa
Trắng
Trạng
thái
Xốp Xốp Cứng
Bảng 7: Kết quả khảo sát màu sắc và trạng thái của
viên mốc sau khi sấy ở các nhiệt độ khác nhau
Biểu đồ 5.3: Biểu đồ khảo sát sự thay đổi
khối lượng viên mốc trong
Biểu đồ khảo sát sự thay đổi khối lượng của viên mốc trong quá
trình Sấy
0
1
2
3
4
5
6
7
0 1 2 3 4 5 6 7 8
Thời gian (h)
K
hố
i l
ư
ợ
ng
(g
)
Ở 60 độ C
Ở 55 độ C
Ở 50 độ C
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi số lượng bào tử theo thời gian bảo
quản
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
0 5 10 15 20 25 30 35
Thời gian ( ngày)
Số
lư
ợ
ng
b
ào
tử
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi độ ẩm theo thời gian bảo quản
15.2
15.6
16
16.4
16.8
0 5 10 15 20 25 30 35
Thời gian ( ngày)
Đ
ộ
ẩm
(
%
)
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi số
lượng bào tử theo thời gian
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi độ ẩm
theo thời gian
-7-
Điều kiện bảo quản: Viên mốc sau khi sấy được xếp vào khay và đóng gói chân
không, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và chúng tôi tiến hành khảo sát số lượng bào tử
và độ ẩm của viên mốc theo thời gian bảo quản.
Trong thời gian bảo quản thì một số bào tử yếu sẽ bị chết do thiếu độ ẩm, O2 …trong
thời gian dài
Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành khảo sát sự thay đổi độ ẩm của viên mốc theo
thời gian bảo quản. Kết quả trong 30 ngày khảo sát thì độ ẩm có tăng nhưng rất ít do hơi
nước thấm qua màng bao bì nhưng không đáng kể.Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng
tôi chỉ khảo sát được 30 ngày.
3.6 Đánh giá chất lượng sản phẩm chao:
3.6.1 Chỉ tiêu cảm quan:[10]
Điểm từng thành viên
Chỉ tiêu T
V
1
T
V
2
T
V
3
T
V
4
T
V
5
T
V
6
T
V
7
T
V
8
Tổng
TB
chưa
có
trọng
lượng
Hệ số
trọng
lượng
TB có
trọng
lượng
Màu 3 4 3 5 5 4 4 5 33 4,12 0,6 2,475
Mùi 3 3 3 3 3 3 4 4 24 3 1 3
Vị 4 4 4 3 5 5 5 4 34 4,2 1,6 6,8
Trạng thái, cấu trúc 5 5 5 4 4 3 4 5 35 4,37 0,8 3,5
Điểm chất lượng 16.03
Bảng 8:Kết quả đánh giá cho điểm các chỉ tiêu đối với Sản phẩm chao
• Kết quả điều tra thị hiếu đối với sản phẩm chao được sản xuất trong phòng thí
nghiệm trên 70 người :
3.6.2 Chỉ tiêu vi sinh:
Số lượng vi sinh vật trong 1g sản phẩm (CFU/g)
Loại vi sinh vật Sản phẩm
nghiên cứu
Sản phẩm
ngoài thị
trường [2]
Theo Bộ Y Tế
-2008 [1]
Tổng vi sinh vật
hiếu khí
1,2.103 1,5.104 104
Coliforms 0,56.102 1,3.102 102
E.coli 0 7 Không có
Tổng số nấm men -
nấm mốc
6 15 10
Biểu đồ biểu diễn sự ưa thích đối với sản phẩm chao
1
5
30
20
5 5
3
1 0 0
0
5
10
15
20
25
30
35
mức độ ưa thích
sồ
n
gư
ờ
i
9 8
7 6
5 4
3 2
1 0
Biểu đồ: biểu đồ biểu diễn sự
ưa thích đối với sản phẩm chao
-8-
3.6.3 Chỉ tiêu hóa lý:
KẾT LUẬN
Viên mốc chao chứa giống nấm mốc Actinomucor elegans là vi sinh vật lên men chao
tốt nhất, tạo điều kiện tối ưu vể nhiệt độ, độ ẩm, pH…, thì sẽ phát huy được các ưu điểm sau:
- Tạo ra được enzyme có hoạt tính thủy phân đạm cao
- Lên men tạo màu sắc, hương vị phù hợp.
- Cấu trúc sợi nấm chặt, dày, tạo được một lớp màng vững chắc trên bánh đậu để giữ
được hình dạng ban đầu sau một quá trình xử lý công nghệ.
- Giúp tiết kiệm được thời gian và mặt bằng sản xuất.
- Tiện lợi, dễ sử dụng.
Hàm lượng các chất có trong sản phẩm chao
Sản phẩm nghiên
cứu
Sản phẩm ngoài
thị trường [2]
Theo TCVN
[9]
Chỉ tiêu hóa lý
Nước Cái Nước Cái
Hàm lượng đạm toàn
phần (%)
2,3 13,2 2-2,9 12,5-
13
0,2
Hàm lượng đạm
formol (%)
0,8 8,1 0,7-0,85 7,5-7,8 -
Hàm lượng đạm
amoniac(%)
0,5 2,1 0,3-0,4 2,5-3,0 -
Hàm lượng muối
Natri Clorua(%)
8,1 11,8 4,5-5 6-6,2 20-25
Độ chua (ml NaOH
0.1N/100g)
9,5 11-12 12 ml
Tỷ lệ hàm lượng các loại đạm
có trong chao
Các chỉ tiêu
Sản phẩm nghiên
cứu
Theo
TCVN
[9]
Hàm lượng đạm
formol/Hàm lượng đạm
toàn phần
57,4% ≥ 55%
Hàm lượng đạm
amoniac/Hàm lượng
đạm formol
29,2% ≤ 30%
Bảng 9: Bảng kết quả kiểm tra số lượng
vi sinh vật trong 1g sản phẩm
Bảng 10:Bảng kết quả khảo sát hàm lượng các
chất sản phẩm chao
Bảng 11:Bảng kết quả tỷ lệ
hàm lượng các loại đạm trong
sản phẩm chao
-9-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
[1] Bộ Y Tế, “ Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực
phẩm”, Nhà Xuất Bản Hà Nội, 2008.
[2] Nguyễn Thị Hiền, “Công nghệ sản xuất mì chính và các sản phẩm thực phẩm
lên men cổ truyền”, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội, 2006.
[3] Trần Xuân Hiển, “ Đánh giá chất lượng thực phẩm”, Khoa Nông Nghiệp và
TNTN, Trường ĐH Nông Nghiệp
[4] Bùi Đức Hợi ( chủ biên), “Kỹ thuật chế biến lương thực” tập 2, Trường Đại Học
Bách Khoa Hà Nội, NXB Khoa Học Kỹ Thuật
[5] Nguyễn Đức Lượng, “Công nghệ vi sinh vật tập 3” – Thực phẩm lên men truyền
thống, NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Đức Lượng - Nguyễn Chúc - Lê Văn Việt Mẫn, “Thực tập vi sinh vật
học thực phẩm”, Trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
[7] Lê Văn Việt Mẫn- Lại Mai Phương , “Thí nghiệm vi sinh vật học thực phẩm”,
NXB Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh- 2006.
[8] Lê Xuân Phương, “Vi sinh vật công nghiệp”, NXB Xây Dựng Hà Nội, 2001.
[9] Phạm Văn Sở - Bùi Thị Như Thuận, “ Kiểm nghiệm lương thực- thực phẩm”,
Nhà Xuất Bản Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1991
[10] Hà Duyên Tư, “ Kỹ thuật phân tích cảm quan”, Tổng Cục Tiêu Chuẩn-Đo
Lường -Chất Lượng, 1991
Tiếng Anh:
[11] Bei - Zhong Han, “Characterization and Product Innovation of Sufu – A
Chinese Fermented Soybean Food”, Ph.D.thesis Wageningen University Wageningen – the
Netherland, 2003.
[12] Benjanin, CR & Hesseltine, CW (1957) “the genus Actinomucor Mycologia
49”:240 – 249.
[13] Han, BZ, Ma,Y, Rombouts, FM & Nout, MJR (2002), Effects of temperature
and relative humidity on growth and enzyme production by Actinomucor elegans and
Rhizopus oligosporus during Sufu pehtze preparation, “Food Chemistry”, in press.
-10-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAI_BAO_NCKH.pdf
- BAO_CAO_NCKH.pdf