Hiện nay, khái niệm “tiểu truyện thiền sư” đang ngày càng trở nên quen
thuộc và được vận dụng rộng rãi.
Theo định nghĩa của Nguyễn Hữu Sơn, “khái niệm “tiểu truyện thiền sư” là
sự chuẩn hóa hơn nữa cách gọi “truyện thiền sư” nhằm để chỉ loại truyện
thiền sư được viết theo nguyên tắc tiểu sử. Ở đây, bản thân chữ “tiểu truyện”
không nhằm vào sự liên hệ, so sánh mức độ với các chữ “đại”, “đoản thiên”,
“trường thiên tiểu thuyết” chẳng hạn, mà chủ yếu bao hàm ý nghĩa là tiểu sử,
truyện tiểu sử, tiểu sử thiền sư, Phật tích ” [56, tr.32].
Như vậy, theo định nghĩa này thì các cách gọi khác nhau của cùng một kiểu
truyện ghi chép tiểu sử của các thiền sư trước đây vẫn dùng như “truyện thiền
sư”, “truyện các nhà sư”, “sự tích thiền sư”, “ghi chép về các thiền sư”,
“truyện kể thiền sư”, “hành trạng thiền sư”, “cuộc đời thiền sư” đều thống
nhất là một và được gọi chung là “tiểu truyện thiền sư”. Các sách như Nam
tông tự pháp đồ (thiền sư Thường Chiếu, hiện không còn), Thiền uyển tập
anh, Thánh đăng lục, Tam tổ thực lục đều được xem là thuộc loại “tiểu
truyện thiền sư”.
47 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự hỗn dung thể loại trong tam tổ thực lục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Sự hỗn dung thể loại
trong Tam tổ thực lục
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài......................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề............................................................................. 6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài...................................... 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................ 12
6. Kết cấu luận văn........................................................................ 13
Chương 1:
TAM TỔ THỰC LỤC VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
1.1. SÁCH TAM TỔ THỰC LỤC.................................................. 15
1.2. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM..................................................... 20
1.2.1. Tiền đề cho sự ra đời và phát triển
của thiền phái Trúc Lâm ............................................................ 20
1.2.2. Vai trò của thiền phái Trúc Lâm
trong đời sống Phật giáo.............................................................. 29
1.3. TRÚC LÂM TAM TỔ............................................................ 33
1.3.1. Trần Nhân Tông................................................................. 33
1.3.2. Pháp Loa .......................................................................... 36
1.3.3. Huyền Quang .................................................................... 38
Chương 2
SỰ HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG
TAM TỔ THỰC LỤC
2.1. KIỂU KẾT CẤU BỐN GIAI ĐOẠN NHƯ LÀ
ĐẶC TRƯNG CỦA LOẠI TIỂU TRUYỆN THIỀN SƯ................ 41
2.1.1. Về khái niệm “tiểu truyện thiền sư”.................................... 41
2.1.2. Kết cấu chung của ba truyện tổ.......................................... 41
2.1.2.1. Sự ra đời thần kì.............................................................. 42
2.1.2.2. Quá trình giác ngộ.......................................................... 52
2.1.2.3. Công tích hành đạo – giáo hóa....................................... 60
2.1.2.4. Qui tịch........................................................................... 61
2.2. THỦ PHÁP HUYỀN THOẠI HÓA NHƯ LÀ SỰ
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN................................. 66
2.2.1. Từ một motif phổ biến trong truyện kể
dân gian – motif sinh đẻ thần kì.................................................... 67
2.2.2. Những chi tiết hoang đường, kì ảo...................................... 71
2.3. LỐI GHI CHÉP THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN TUYẾN TÍNH
NHƯ LÀ SỰ GIAO THOA GIỮA TRUYỆN
VÀ THỂ LOẠI SỬ BIÊN NIÊN.................................................... 73
2.4. SỰ TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ THI CA VÀ HÌNH THỨC
ĐỐI ĐÁP CỦA NGỮ LỤC VÀ CÔNG ÁN THIỀN....................... 78
2.4.1. Sự tích hợp các yếu tố thi ca............................................... 78
2.4.2. Sự tích hợp hình thức đối đáp của ngữ lục
và công án thiền........................................................................... 93
Chương 3
TỪ CHỨC NĂNG TÔN GIÁO ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HỌC
CỦA TAM TỔ THỰC LỤC
3.1. DẤU ẤN VĂN HỌC CHỨC NĂNG
VÀ TÍNH THUYẾT GIÁO.......................................................... 101
3.1.1. Dấu ấn văn học chức năng............................................... 101
3.1.2. Tính thuyết giáo................................................................ 103
3.2. TÍNH VĂN HỌC VÀ GIÁ TRỊ VĂN HỌC........................... 107
3.2.1. Tính văn học..................................................................... 107
3.2.2. Đề tài Huyền Quang – Điểm Bích
trong văn chương của các nhà nho............................................. 110
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................... 121
THƯ MỤC THAM KHẢO........................................................ 123
2.1. KIỂU KẾT CẤU BỐN GIAI ĐOẠN NHƯ LÀ ĐẶC TRƯNG
CỦA LOẠI TIỂU TRUYỆN THIỀN SƯ
2.1.1. Về khái niệm “tiểu truyện thiền sư”
Hiện nay, khái niệm “tiểu truyện thiền sư” đang ngày càng trở nên quen
thuộc và được vận dụng rộng rãi.
Theo định nghĩa của Nguyễn Hữu Sơn, “khái niệm “tiểu truyện thiền sư” là
sự chuẩn hóa hơn nữa cách gọi “truyện thiền sư” nhằm để chỉ loại truyện
thiền sư được viết theo nguyên tắc tiểu sử. Ở đây, bản thân chữ “tiểu truyện”
không nhằm vào sự liên hệ, so sánh mức độ với các chữ “đại”, “đoản thiên”,
“trường thiên tiểu thuyết” chẳng hạn, mà chủ yếu bao hàm ý nghĩa là tiểu sử,
truyện tiểu sử, tiểu sử thiền sư, Phật tích … ” [56, tr.32].
Như vậy, theo định nghĩa này thì các cách gọi khác nhau của cùng một kiểu
truyện ghi chép tiểu sử của các thiền sư trước đây vẫn dùng như “truyện thiền
sư”, “truyện các nhà sư”, “sự tích thiền sư”, “ghi chép về các thiền sư”,
“truyện kể thiền sư”, “hành trạng thiền sư”, “cuộc đời thiền sư” … đều thống
nhất là một và được gọi chung là “tiểu truyện thiền sư”. Các sách như Nam
tông tự pháp đồ (thiền sư Thường Chiếu, hiện không còn), Thiền uyển tập
anh, Thánh đăng lục, Tam tổ thực lục… đều được xem là thuộc loại “tiểu
truyện thiền sư”.
Khái niệm “tiểu truyện thiền sư” chúng tôi dùng ở đây cùng thống nhất cách
hiểu như trên.
2.1.2. Kết cấu chung của ba truyện tổ
Một trong những đặc trưng cơ bản của các tiểu truyện thiền sư là cốt truyện
được kết cấu theo bốn giai đoạn: sự ra đời thần kì, quá trình giác ngộ, công
tích hành đạo - giáo hóa và qui tịch (riêng Nguyễn Hữu Sơn trong Loại hình
tác phẩm “Thiền uyển tập anh” chia làm ba giai đoạn: khi sinh, quá trình
hành đạo và sự trở về cõi Phật [56]). Tuy nhiên, trong mỗi tiểu truyện cụ thể,
có thể khuyết đi một trong số những giai đoạn đó. Tam tổ thực lục, mặc dù
không có sự thống nhất về nguồn gốc văn bản ở các tiểu truyện như đã trình
bày, dẫn đến sự cách biệt khá xa về bút pháp biên lục nhưng đều thống nhất
nhau ở phương thức kết cấu cốt truyện này.
2.1.2.1. Sự ra đời thần kì
Sự ra đời thần kì được xem là một thứ “lễ tiết” cần phải có của một số tiểu
truyện thiền sư. Điều này có truyền thống, gốc rễ sâu xa trong văn hóa Phật
giáo. Theo đó, hầu hết các nhân vật thiền sư khi sinh ra đều gắn với một hiện
tượng kì lạ, nhằm ngụ ý về nguồn gốc thần thánh của họ, phù hợp với yêu
cầu truyền bá và tạo niềm tin tôn giáo.
B.L.Ríp-tin từng nêu lên vấn đề này như là một đặc trưng của văn học trung
đại:
Một đặc điểm tiêu biểu khác của văn học trung cổ là sự hiện hữu của thứ lễ
tiết văn học étiquette líttéraire tức một quan niệm về sự “lịch thiệp” văn học
(décence) mà theo đó các hình tượng nhân vật (thường là có tính chất lí tưởng
hóa) được sáng tạo ra chẳng hạn như vua chúa và các quan đại thần trong lịch
sử. Từ đó mới có sự nhất thiết phải miêu tả sự ra đời thần kì và thời thơ ấu
anh hùng cũng như rất nhiều điểm nói lên tính chất ưu việt của nhân vật và
tiên đoán ngôi báu sẽ thuộc về người đó. (Trong một loạt triều đại lịch sử thời
trung cổ ở Trung Quốc, nhà vua được miêu tả bằng những lễ tiết vay mượn từ
kinh Phật, mà trong đó chúng được áp dụng đối với chính đức Phật Thích Ca
Mâu Ni) [50, tr.116-117].
Và đương nhiên, với chức năng tôn giáo, Tam tổ thực lục còn cần hơn nữa
một thứ “lễ tiết” như vậy. Các nhân vật thiền sư trong Tam tổ thực lục đều
được sinh ra gắn với một điềm mộng và những hiện tượng lạ, đậm màu sắc
huyễn ảo của tôn giáo.
Những giấc mộng tiên tri …
Sự ra đời thần kì của Trần Nhân Tông gắn với giấc mơ kì lạ của mẹ ngài là
Nguyên Thánh Hoàng thái hậu: “Trước đó, Nguyên Thánh Hoàng thái hậu
nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm, bảo: “Có lệnh của thượng
đế, cho phép ngươi được chọn lấy”. Vì ngẫu nhiên được cây kiếm ngắn, thái
hậu bất giác mất vui, do đó có thai” [57, tr.17].
Sự ra đời của Pháp Loa cũng được lí giải bằng một giấc mộng: “Trước đó,
vào tháng 8 năm Quý Mùi (1283), mẹ sư là Vũ Thị, đêm nằm mộng thấy dị
nhân giao cho kiếm thần, bà vui mừng ôm vào lòng, đến khi thức giấc, bà
biết có thai” [57, tr.37].
Về Huyền Quang cũng thế:
Mẹ tổ là Lê Thị, vốn là người đàn bà hiền đức, chiều chuộng chồng con, kính
thờ cha mẹ chồng. Năm 30 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, nên thường đến
cầu nguyện tại chùa Ngọc Hoàng. Chùa này cầu nguyện thường được linh
ứng. Đời vua Thánh Tông (1258 – 1278), đất nước mất mùa, nhân dân bị
bệnh dịch. Một hôm, Lê Thị đến núi Chu Sơn hái thuốc, vừa tới chùa Ma Cô
Tiên thì gặp lúc trời hè nắng gắt, bà liền nghỉ dưới bóng chùa. Gió đông phe
phẩy, nhật gác non tây, chợp mắt mơ màng, bà bỗng thấy một con khỉ lớn,
đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào
lòng bà. Lê Thị kinh hãi thức giấc, thấy lòng rung động, trở về thuật lại với
một vị tôn túc. Vị này bảo: “Trong núi ấy có động Thân Dương, đã làm cho
tinh anh của loài khỉ kia không tan biến, nên có điềm mộng ấy, chớ lấy làm
lạ”. Nhân đó, ông suy đoán: ném mặt trời vào bụng là điềm Lê Thị sẽ có thai.
Năm sau, thuộc năm Giáp Dần vào ngày đầu năm, thầy trụ trì chùa Ngọc
Hoàng là thiền sư Tuệ Nghĩa, sau khi lên chùa tụng kinh trở về liêu phòng,
tựa ghế thiền định, ông bỗng mơ thấy các tòa trong chùa đèn chong sáng rực,
chư Phật tôn nghiêm, kim cang long thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ tôn
giả A-nan bảo: “Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông đô, và phải nhớ duyên
xưa”. Bỗng tiểu đồng từ ngoài vào gõ cửa, Tuệ Nghĩa chợt tỉnh, liền ngâm kệ
rằng:
“Người đời học đạo khá xa xăm!
Tâm tức Phật chừ, Phật tức tâm.
Trí tuệ cát tường gây ảnh hưởng,
Kiếp này ắt gặp bạn tri âm”.
Rồi thiền sư viết bài kệ ấy lên vách [57, tr.77-79].
Cách lí giải về sự ra đời của các thiền sư dựa trên một điềm mộng không phải
ngẫu nhiên mà xuất phát từ một truyền thống Phật giáo và có liên quan mật
thiết đến giai thoại về sự ra đời của chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni (về giấc
mộng thấy voi trắng chui vào sườn bên phải của phu nhân Maya). Những
chuyện mộng mị như thế không phải chỉ để tô vẽ cho sự ra đời của các vị tổ
thêm huyễn hóa, hư hư thực thực mà đằng sau đó có một ý nghĩa khác. Theo
đó, mỗi giấc mộng tiên tri chứa đựng những biểu tượng. Mỗi biểu tượng như
vậy lại mang một ý nghĩa riêng. Maya phu nhân nằm mơ thấy voi trắng vào
sườn hữu, ngầm báo bà sẽ sinh ra một đứa con là “cực tôn trong ba cõi”. Mẹ
của Trần Nhân Tông và Pháp Loa đều mộng thấy thần nhân hoặc dị nhân trao
cho kiếm báu. Thanh kiếm ở đây là một vật quí, thần nhân giao cho cất giữ
biểu tượng cho việc những người mẹ sẽ hoài thai một nhân vật đặc biệt, có
một sứ mệnh rất lớn đối với nhân thế. Việc mơ thấy được giao cho giữ thanh
kiếm báu được giải thích như là căn nguyên của sự thụ thai kì lạ. Hành động
trao cho thanh kiếm là hành động rất phổ biến trong văn hóa cả phương Đông
và phương Tây. Đó là biểu tượng của việc kí thác một trọng trách, một sứ
mệnh đặc biệt. Người nhận thanh kiếm sẽ thay mặt người trao hoàn thành
một nhiệm vụ quan trọng nào đó, thông thường là một việc có liên quan trọng
đại đến số phận của quốc gia, dân tộc hoặc một cộng đồng người rộng lớn.
Trường hợp thụ thai thiền sư Huyền Quang lại ứng với một giấc mộng khác.
Mẹ ông mơ thấy một con khỉ lớn đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng
bào bưng mặt trời đỏ ném vào lòng. Đây cũng là một dạng trao gửi, hình ảnh
con khỉ ở đây cũng có thể xem là dị nhân hoặc thần nhân, là một người kì dị
khác thường. Đặc biệt hơn, con khỉ này lại “đội mũ triều thiên”, “mặc áo
hoàng bào”, chứng tỏ nó là hình ảnh biểu tượng cho một đấng chí tôn. “Mặt
trời đỏ”, theo quan niệm Phật giáo, là điềm báo đứa bé được hoài thai sẽ là
“vua chuyển luân”. Bậc chuyển luân (chakravartin) là người xoay chuyển
bánh xe pháp, đưa con người ra khỏi sinh tử trầm luân. Sự ra đời của cậu bé
Lý Đạo Tái, sau này trở thành thiền sư Huyền Quang, được xem như có một
ý nghĩa rất to lớn đối với chúng sinh. Vì vậy mà điềm mộng tiên tri không chỉ
xảy đến với người mẹ mà còn ứng giáng vào một người khác là thiền sư Tuệ
Nghĩa. Huyền Quang, được điềm mộng ứng báo, là kiếp thác sinh của A-nan
tôn giả. Trong những Phật tích, hiện tượng Bồ-tát hoặc tôn giả thác sinh qua
nhiều kiếp sống để dẫn dắt chúng sinh là rất phổ biến. Đơn cử trường hợp sự
ra đời của Thích Ca, kinh điển Phật giáo cho rằng Thích Ca (Siddhartha
Gautama) là kiếp thác sinh của đại Bồ-tát Hộ Minh (Vessantara). Giấc mộng
của thiền sư Tuệ Nghĩa dường như không có ý nghĩa tượng trưng. Nó là một
điềm báo rõ ràng, có lẽ do ông là người tu hành lục căn thanh tịnh, thân tâm
định tuệ, không có tạp niệm nên điềm báo được sáng rõ.
Thông qua những giấc mộng, nguyên nhân sự ra đời của các vị tổ đã được
bao bọc trong một lớp màng kì ảo. Quá trình hoài thai do đó mà trở nên thanh
khiết và thoát tục. Đó được xem như là bước chuẩn bị cho sự khai sinh của
những nhân vật có ý nghĩa quan trọng của một thiền phái Phật giáo. Những
nhân vật này được gọi là “pháp khí”, tức những người có tư chất đặc biệt có
thể tu hành và đạt thành chính giác.
Khi so sánh với một số tiểu truyện thiền sư Ấn Độ, Trung Hoa trong Sử 33 vị
tổ thiền tông Ấn - Hoa, Thiền sư Trung Hoa (3 tập) (cùng do Thích Thanh Từ
soạn dịch từ các bộ Cảnh Đức truyền đăng lục, Truyền pháp chánh tông kí,
Cao tăng truyện, Phật tổ thống tải, Chỉ nguyệt lục) và Thiền uyển tập anh (do
Lê Mạnh Thát dịch) thì thấy có nhiều điểm tương đồng khi nói về sự ra đời kì
diệu của các thiền sư. Điều này cho phép khẳng định hơn nữa mối tương
quan giữa các truyện Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang trong Tam tổ
thực lục với các tác phẩm thuộc cùng loại hình và với truyền thống văn hóa
Phật giáo.
Ứng với giấc mộng được kiếm thần của Nguyên Thánh Hoàng thái hậu (mẹ
Trần Nhân Tông) và bà Vũ Thị (mẹ Pháp Loa) là các chi tiết có trong tiểu
truyện về tổ Bà Xứ Tư Đa (Basiasita): “Ngài dòng Bà-la-môn, người nước
Kế Tân, cha hiệu Tịch Hạnh, mẹ tên Thường An Lạc. Một hôm, bà Thường
An Lạc mộng thấy lượm được cây kiếm thần, sau đó có thai ngài” [76,
tr.119]. Tiểu truyện thiền sư Chân Không (1046 – 1100) trong Thiền uyển tập
anh cũng có chi tiết tương tự: “Khi mẹ (sư) mang thai, cha mộng thấy một
tăng sĩ trao cho tích trượng, nhân đó có được sư” [64, tr.141]. Ở đây, nên
hiểu hình ảnh thanh kiếm và tích trượng có ý nghĩa biểu tượng như nhau.
Ứng với giấc mộng thấy mặt trời của bà Lê Thị (mẹ Huyền Quang) là các chi
tiết có trong các tiểu truyện về tổ Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta): “Trước khi sanh
ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thuở bé,
ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí tuệ minh mẫn” [76, tr.23].
Trong tiểu truyện về tổ Đề Đa Ca (Dhrtaka) cũng có chi tiết tương tự:
Nhơn (nhân) thân phụ ngài mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà,
chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm
bằng bảy báu, trên đỉnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn
phía. Sau đó mẹ ngài sinh ra ngài.
Ngài gặp Tổ Ưu Ba Cúc Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải
hộ. Tổ giải:
- Núi báu là thân ta. Suối nước tuôn là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong
nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi
[76, tr.29].
Ngoài ra, ở nhiều tiểu truyện khác, tuy về chi tiết không trùng hợp với nhau
nhưng cũng lí giải sự ra đời của các thiền sư bằng giấc mộng. Có thể kể ra
một số truyện như thế: tiểu truyện về Bồ-tát Tu Bàn Đầu (Vasubandhu):
Ngài họ Tỳ Xá Khư ở nước La Duyệt, cha hiệu Quang Cái, mẹ là Nghiêm
Nhất. Nguyên gia đình ông Quang Cái giàu có mà không con. Hai ông bà
đồng đi lễ tháp Phật ở phía bắc thành La Duyệt để cầu con. Sau đó, bà mộng
thấy nuốt hai hạt châu một sáng một tối. Kế bà biết mình có thai [76, tr.99];
tiểu truyện về tổ Hặc Lặc Na (Haklena):
Ngài dòng Bà-la-môn sanh tại nước Nguyệt Chi, cha hiệu Thiên Thắng, mẹ là
Kim Quang. Ông Thiên Thắng đã lớn tuổi mà không con. Một hôm, ông đến
trước Kim Tràng thờ bảy đức Phật dâng hương lễ bái cầu con. Một hôm, bà
Kim Quang mộng thấy một vị thần đứng trên ngọn núi Tu Di, tay cầm vòng
ngọc, nói với bà: “Ta lại đây”. Khi thức giấc, bà biết có thai [76, tr.109];
tiểu truyện thiền sư Đức Thiều (881- 972): “Sư quê ở Long Tuyền, Xử Châu,
cha họ Trần, mẹ họ Diệp. Mẹ sư nằm mộng thấy một luồng sáng chạm vào
thân, nhân đó biết có thai. Đến khi sư ra đời, có nhiều điềm lạ” [73, tr.382];
tiểu truyện thiền sư Nghĩa Hoài: “Sư họ Trần, quê ở Lạc Thanh Vĩnh Gia,
ông cha chuyên nghề chài lưới. Mẹ nằm mộng thấy ngôi sao rơi trong nhà
liền có thai sư. Khi sư sinh ra có nhiều điềm lạ” [73, tr.422]; tiểu truyện thiền
sư Pháp Tú (? – 1090): “Sư họ Tân, quê ở Thành Lũng Tần Châu, mẹ mộng
thấy ông sư già đến ngủ nhờ, tỉnh mộng liền biết có thai” [73, tr.485]; tiểu
truyện thiền sư Chánh Giác (1069 – 1135):
Sư họ Lý, quê ở Thấp Châu, mẹ sư mộng thấy một vị tăng ở Ngũ Đài cởi
chiếc vòng mang vào cánh tay mặt bà. Sau đó, bà thọ thai sư. Trong lúc mang
thai, bà gìn giữ trai giới cẩn thận. Sư sinh ra, cánh tay mặt nổi quầng giống
chiếc vòng. Ông nội và cha sư tham thiền với Phật Đà Tôn đã lâu. Phật Đà
chỉ sư nói với cha sư rằng: Đứa bé này đạo vận rất tốt, chẳng phải là người ở
trong trần ai. Nếu xuất gia ắt làm pháp khí” [74, tr.57]…
Có thể thấy rằng việc lí giải sự ra đời của các vị tổ bằng điềm mộng là một
mô thức phổ biến và mang tính kế thừa trong các tiểu truyện thiền sư, ngoài
thực hiện chức năng tôn giáo còn thể hiện bản chất văn học với tư cách là
một yếu tố mang tính loại hình và tính hư cấu nghệ thuật trong tác động qua
lại với bộ phận truyện dân gian như sẽ trình bày ở phần sau của luận văn.
Đứa hài đồng kì lạ …
Một điểm chung đặc biệt nữa trong các tiểu truyện về ba vị tổ thiền phái Trúc
Lâm đó là khi các vị còn là một thai nhi nằm trong bụng mẹ đã được một thế
lực siêu nhiên phù trợ, đến khi sinh ra lại mang nhiều tướng tốt, đi kèm theo
đó là một số hiện tượng lạ.
Về quá trình thai sinh của các vị tổ, sách Tam tổ thực lục viết về Trần Nhân
Tông: “Những tháng dưỡng thai, thái hậu chẳng cần kiêng cữ, nhà bếp dâng
thức gì thái hậu cứ dùng như thường mà thai cũng chẳng sao, nên thái hậu
biết có nơi che chở” [57, tr.17]. Lại nói về Pháp Loa: “Trước đó, mẹ sư đã
sinh liên tiếp tám người con gái; vì sinh quá nhiều con gái, bà đâm ra chán
ngán, nên khi có thai sư, bà âm thầm tìm thuốc công hiệu uống để phá thai,
nhưng uống đến bốn lần mà thai vẫn còn nguyên. Do thế, khi sinh ra sư, bà
vô cùng mừng rỡ, bèn đặt tên là Kiên Cương” [57, tr.37-38]. Về Huyền
Quang cũng thế: “Lê Thị mang thai tổ đến mười hai tháng mà bụng bà không
chuyển động, bà nghi mắc bệnh nên uống nhiều thuốc phá thai mà thai không
hư. Khi tổ sinh ra lại là một đứa bé trai cứng cáp” [57, tr.79].
Dĩ nhiên thế lực phù trợ ở đây được cho là đức Thế Tôn (Phật Thích Ca Mâu
Ni). Những chi tiết này có thể có độ tin cậy xác thực hoặc không nhưng đã là
một cách thức lặp đi lặp lại thì nó phải có một ý nghĩa nhất định. Có thể giải
thích đây là kiểu motif “đứa trẻ được chọn” trong truyền thống các tôn giáo.
Cho nên, dù chịu đựng những hoàn cảnh khắc nghiệt nó vẫn có thể vượt qua
để thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Huống hồ, những bào thai này lại là
kiếp thác sinh của những bậc giác ngộ như Phật Thích Ca đối với Điều Ngự
Giác Hoàng Trần Nhân Tông (bản thân từ Điều Ngự là danh hiệu của Thích
Ca Mâu Ni), như A-nan tôn giả đối với Huyền Quang. Chính nguồn gốc thần
thánh đã giúp thai nhi “kiên cương” vượt qua những thử thách ấy.
Hình ảnh ba vị tổ khi vừa mới sinh ra cũng được các tác giả Tam tổ thực lục
ghi chép lại theo cách thức truyền thống của Phật giáo. Những đứa hài đồng
này khi mới lọt lòng mẹ đã mang những đặc điểm thể chất rất đặc biệt.
Tam tổ thực lục miêu tả Trần Nhân Tông: “Đến khi vua sinh ra, màu da
như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Vai phải vua có nốt ruồi đen
như hạt đậu lớn, người biết xem tướng nói: “Đứa bé này ngày sau có thể gánh
vác việc lớn”” [57, tr.17-18] (những chi tiết này có trong Đại Việt sử kí toàn
thư: vua “được