Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt trên 7%/năm, riêng năm 2007 đạt mức 8,38%/năm [47]. Mức sống của người dân dần dần được tăng cao và chi phí dành cho y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng tăng lên đáng kể.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành dược cũng đã đạt được những thành công nhất định. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng, tuy nhiên nhiều nhóm thuốc đòi hỏi công nghệ bào chế tiên tiến còn chưa sản xuất được mà hoàn toàn phải nhập khẩu [48]. Sự có mặt của 439 công ty dược phẩm nước ngoài cùng với hơn 10.000 biệt dược đã phần nào đáp ứng nhu cầu thuốc, đặc biệt là những thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được [7]. Việc cho phép các công ty dược phẩm nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không những đảm bảo cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn là cơ hội cho các công ty dược trong nước nắm bắt học hỏi những cái hay, cái mới của thế giới.
Trên thế giới Johnson&Johnson (J&J) là một trong những công ty dược mỹ phẩm hàng đầu, phát triển ở ba lĩnh vực: dược phẩm, trang thiết bị y tế và hàng tiêu dùng; trong đó dược phẩm là lĩnh vực được công ty chú trọng đầu tư. Năm 2007 J&J đã chi 5,7 tỷ USD để nghiên cứu và phát triển thuốc mới [33]. Janssen – Cilag là một công ty thành viên của J&J chuyên trách sản xuất, kinh doanh mảng dược phẩm và ở Việt Nam Janssen – Cilag luôn nằm trong top 10 công ty dược phẩm có doanh số bán cao nhất.
Đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay, Janssen – Cilag nhìn nhận đánh giá chính sách sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững và coi chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là bệ phóng để từng bước đưa Janssen – Cilag trở thành công ty dược phẩm số 1 tại Việt Nam.
Là một thành viên của công ty Janssen – Cilag với nhu cầu học tập, nghiên cứu các chính sách, chiến lược Marketing của công ty, tác giả đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự vận dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam, giai đoạn 2003 - 2008”.
116 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự vận dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam, giai đoạn 2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt trên 7%/năm, riêng năm 2007 đạt mức 8,38%/năm [47]. Mức sống của người dân dần dần được tăng cao và chi phí dành cho y tế và chăm sóc sức khoẻ cũng tăng lên đáng kể.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành dược cũng đã đạt được những thành công nhất định. Thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50% nhu cầu sử dụng, tuy nhiên nhiều nhóm thuốc đòi hỏi công nghệ bào chế tiên tiến còn chưa sản xuất được mà hoàn toàn phải nhập khẩu [48]. Sự có mặt của 439 công ty dược phẩm nước ngoài cùng với hơn 10.000 biệt dược đã phần nào đáp ứng nhu cầu thuốc, đặc biệt là những thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được [7]. Việc cho phép các công ty dược phẩm nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không những đảm bảo cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân mà còn là cơ hội cho các công ty dược trong nước nắm bắt học hỏi những cái hay, cái mới của thế giới.
Trên thế giới Johnson&Johnson (J&J) là một trong những công ty dược mỹ phẩm hàng đầu, phát triển ở ba lĩnh vực: dược phẩm, trang thiết bị y tế và hàng tiêu dùng; trong đó dược phẩm là lĩnh vực được công ty chú trọng đầu tư. Năm 2007 J&J đã chi 5,7 tỷ USD để nghiên cứu và phát triển thuốc mới [33]. Janssen – Cilag là một công ty thành viên của J&J chuyên trách sản xuất, kinh doanh mảng dược phẩm và ở Việt Nam Janssen – Cilag luôn nằm trong top 10 công ty dược phẩm có doanh số bán cao nhất.
Đứng trước sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường dược phẩm Việt Nam hiện nay, Janssen – Cilag nhìn nhận đánh giá chính sách sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững và coi chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là bệ phóng để từng bước đưa Janssen – Cilag trở thành công ty dược phẩm số 1 tại Việt Nam.
Là một thành viên của công ty Janssen – Cilag với nhu cầu học tập, nghiên cứu các chính sách, chiến lược Marketing của công ty, tác giả đã thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu sự vận dụng chính sách sản phẩm và chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam, giai đoạn 2003 - 2008”.
Mục tiêu của đề tài:
1. Nghiên cứu mô tả sự vận dụng chính sách sản phẩm của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại Việt Nam từ 2003 đến 2008.
2. Nghiên cứu mô tả sự vận dụng chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag từ 2003 đến 2008.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của hai chính sách trên trong hoạt động kinh doanh của công ty dược phẩm Janssen – Cilag tại thị trường Việt Nam.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING VÀ MARKETING DƯỢC
1.1.1. Marketing
1.1.1.1. Khái niệm về Marketing
Hiện nay trong các tác phẩm về Marketing trên thế giới, có trên 2000 định nghĩa về Marketing. Tuy nhiên các định nghĩa thường không đồng nhất và chưa có một định nghĩa nào được cho là duy nhất đúng [49].
Theo hiệp hội Marketing Mỹ AMA (American Marketing Association): Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng.
Viện Marketing của Anh định nghĩa: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”.
Như vậy Marketing là một môn khoa học nghiên cứu về các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển của hàng hoá - dịch vụ từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng.
Theo giáo sư Philip Kotler, Marketing được định nghĩa tổng quát như sau: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Định nghĩa này đã bao trùm cả Marketing trong sản xuất, kinh doanh và Marketing xã hội [3].
Qua các định nghĩa trên cho thấy các nguyên lý (hoặc các tư tưởng) chính sau đây của Marketing:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Marketing là quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược cụ thể từ thực trạng nghiên cứu thị trường và nghiên cứu sản phẩm.
Muốn biết thị trường cần gì thì phải tổ chức điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ và cần phải có những phản ứng linh hoạt.
Chỉ sản xuất và kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ mà thị trường cần chứ không sản xuất kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ theo khả năng sẵn có.
Coi trọng khâu tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, ưu tiên dành vị trí cao nhất trong chiến lược của công ty.
Hoạt động Marketing đi liền với tổ chức và quản lý, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và kinh doanh [1].
1.1.1.2. Mục tiêu, vai trò và chức năng của Marketing
Hình 1.1. Mục tiêu, vai trò và chức năng của Marketing
Mục tiêu:
Lợi nhuận: Chỉ tiêu lợi nhuận là thước đo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là mục tiêu cốt lõi của mọi doanh nghiệp để đảm bảo bù đắp chi phí, tích luỹ và tái sản xuất hàng hoá, giúp cho doanh nghiệp phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh: Nhờ những kiến thức về Marketing, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh cho mình trên thương trường. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỉ tiêu thị phần, thị trường của doanh nghiệp.
An toàn trong kinh doanh: Dựa vào những hiểu biết về Marketing, doanh nghiệp phân tích, phán đoán, những biến đổi của thị trường, nhận ra được các cơ hội, đề ra những biện pháp nhằm đối phó với những bất trắc và hạn chế tới mức tối thiểu hậu quả của những rủi ro trong kinh doanh.
Vai trò:
Ở cấp vĩ mô (Macro marketing): Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống ngày càng cao và hợp lý.
Ở cấp vi mô (Micro marketing): Là các hệ thống con cấu thành nên Macro marketing. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiếp cận với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó hướng dẫn chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, Micro marketing có tính quyết định tới hiệu quả kinh doanh tổng hợp, tới hình ảnh và vị thế của công ty trên thị trường.
Chức năng:
Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường.
Chức năng phân phối: Bao gồm toàn bộ hoạt động nhằm tổ chức vận động hàng hoá một cách tối ưu và hiệu quả từ nơi sản xuất tới trung gian bán buôn, bán lẻ hoặc trực tiếp tới người tiêu dùng.
Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Giúp kiểm soát giá cả và chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng.
Chức năng yểm trợ: Đây là chức năng mang tính bề nổi của Marketing, tuy vậy phải có mức độ nhất định để đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Marketing hỗn hợp (Marketing Mix)
Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) là các chiến lược, giải pháp, chiến thuật tổng hợp từ sự nghiên cứu, tìm tòi áp dụng và kết hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách của Marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách.
Bốn thành phần tạo nên Marketing hỗn hợp là sản phẩm (product), giá cả (price), phân phối (place), xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (promotion) thường được gọi là 4P của Marketing[10].
Hình 1.2. Chiến lược Marketing Mix cho một sản phẩm1.1.3. Marketing mục tiêu
1.1.3.1. Khái niệm
Marketing mục tiêu chính là việc tập trung lỗ lực Marketing đúng thị trường, xây dựng cho doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn tượng trên những thị trường đã chọn, để nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác một cách có hiệu quả nhất, thoả mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng [13] [20].
Marketing mục tiêu đòi hỏi phải qua 3 bước chủ yếu như sau:
Hình 1.3. Ba bước cơ bản của Marketing mục tiêu
1.1.3.2. Phân đoạn thị trường
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm, trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc tính hay hành vi.
Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với cùng một tập hợp kích thích của Marketing.
Ưu điểm của phân đoạn thị trường
Hiểu thấu đáo về nhu cầu và ước muốn của khách hàng.
Thực hiện định vị thị trường có hiệu quả hơn.
Nâng cao độ chính xác trong việc lựa chọn các công cụ Marketing.
Sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực Marketing [13].
1.1.3.3. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là một hoặc vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung lỗ lực Marketing vào đó nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Có nhiều cách để lựa chọn một thị trường mục tiêu tùy thuộc vào chiến lược của từng công ty [20].
Bảng 1.1. Năm cách lựa chọn thị trường mục tiêu
Tập trung vào một khúc thị trường
Chỉ lựa chọn một khúc thị trường nhất định, do vậy có khả năng hiểu rõ nhu cầu thị trường, chuyên môn hoá sản xuất, phân phối, khuyến mãi vừa tiết kiệm được chi phí vừa đạt doanh số lợi nhuận. Tuy nhiên rủi ro cao hơn bình thường.
Chuyên môn hoá chọn lọc
Lựa chọn một số khúc thị trường, mỗi khúc thị trường đều phù hợp với mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty.
Chuyên môn hoá sản phẩm
Sản xuất một sản phẩm nhất định để phục vụ một số khúc thị trường góp phần tạo dựng danh tiếng rộng khắp trong lĩnh vực sản phẩm chuyên dụng.
Chuyên môn hoá thị trường
Tập trung phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể.
Phục vụ toàn bộ thị trường
Phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ có thể cần đến.
1.1.3.4. Định vị thị trường
Định vị là việc thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Khi tiến hành định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định những điểm khác biệt của sản phẩm hay hình ảnh của mình và khuếch trương nó với khách hàng mục tiêu [13].
Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị
Tạo ra một số hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu.
Lựa chọn vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu.
Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm. nhãn hiệu.
Lựa chọn và khuếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa thông qua hoạt động truyền thông [20]…
1.1.4. Marketing Dược
1.1.4.1. Khái niệm về Marketing Dược
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, do đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc ngoài việc vận dụng hiệu quả các chiến lược, chính sách Marketing điển hình thì đứng về khía cạnh xã hội, các công ty dược cần phải cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng tốt để người dân sử dụng an toàn, hợp lý và hiệu quả, giá cả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.
Vì vậy Marketing Dược thực chất là tổng hợp các chính sách chiến lược Marketing của thuốc nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh nhân và nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng của Marketing thông thường, do đặc thù riêng của ngành yêu cầu Marketing Dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc, đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi [3].
Hình 1.4. Năm yêu cầu của Marketing Dược
Bản chất của Marketing Dược là thực hiện chăm sóc thuốc đáp ứng, thoả mãn cho nhu cầu điều trị hợp lý (Pharmaceutical care) chứ không phải chỉ sản xuất hay kinh doanh thuốc.
Đặc thù của Marketing Dược là các doanh nghiệp không trực tiếp thực hiện các hoạt động Marketing trên đối tượng tiêu dùng (bệnh nhân/người sử dụng thuốc) mà phần lớn các hoạt động này phải tác động tới người tiêu dùng thông qua các đối tượng tư vấn hoặc chỉ định dùng thuốc đó là các bác sỹ, dược sỹ hay nhân viên y tế.
1.1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới Marketing Dược
Bao gồm các yếu tố sau:
Môi trường vĩ mô: Gồm các yếu tố như môi trường khoa học kỹ thuật, môi trường chính trị, môi trường kinh tế xã hội và pháp luật.
Môi trường vi mô: Gồm yếu tố mô hình bệnh tật, yếu tố bảo hiểm y tế, ảnh hưởng của các văn bản pháp quy ngành y tế, hệ thống cung ứng, phân phối và dịch vụ ngành y tế, hệ thống khám chữa bệnh và điều trị, các đối thủ cạnh tranh.
Môi trường nội bộ doanh nghiệp: Gồm các yếu tố và nguồn nhân lực bên trong doanh nghiệp.
Khách hàng trung tâm của Marketing Dược là bệnh nhân tuy nhiên bệnh nhân lại chịu sự chi phối của bác sỹ, dược sỹ bán thuốc nên bác sỹ, dược sỹ bán thuốc lại là mục tiêu của các công ty [3].
Hình 1.5. Môi trường của Marketing Dược
1.1.5. Các chính sách của Marketing
1.1.5.1. Chính sách sản phẩm
* Khái niệm sản phẩm
Theo Philip Kotler: Sản phẩm là những gì có thể cung cấp cho thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu mong muốn của thị trường.
Sản phẩm nói chung = Sản phẩm hữu hình + Sản phẩm vô hình
Sản phẩm có thể được phân chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu thức khác nhau. Theo lĩnh vực sử dụng có thể phân chia thành hàng hoá và dịch vụ, trong đó thuốc được coi là hàng hoá đặc biệt.
Đối với dược phẩm, sản phẩm chính là thuốc có chất lượng được sản xuất để đáp ứng nhu cầu phòng và điều trị bệnh, đảm bảo An toàn - Hợp lý - Hiệu quả
Như vậy, sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất bao gồm hàng hoá, dịch vụ, ý tưởng...có thể đáp ứng một hay nhiều nhu cầu của thị trường ở một thời điểm cụ thể [8].
* Ba mức độ của sản phẩm
Khi triển khai một sản phẩm, thường xem xét ở 3 mức độ:
Sản phẩm công năng: Là những lợi ích và dịch vụ cụ thể mà khách hàng cần tìm kiếm ở sản phẩm. Đối với thuốc chính là tác dụng điều trị mà nó đem lại.
Sản phẩm hiện thực: Là những sản phẩm cụ thể với các đặc tính đi kèm. Đối với thuốc chính là sinh khả dụng, độ an toàn, bao bì, nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu nhà sản xuất.
Sản phẩm bổ xung: Là các dịch vụ kèm theo khi sản phẩm tung ra thị trường, kể cả sản phẩm thuốc, như các hoạt động cung cấp thông tin, sự tiện lợi của kênh phân phối, khuyến mãi, hậu mãi, theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
* Các chiến lược của chính sách sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược Marketing bởi vì:
Sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm là cơ sở cho việc thực hiện triển khai và phối hợp một cách hiệu quả các chính sách của Marketing như: Chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh.
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu Marketing trong từng thời kỳ [10].
Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống
Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian sản phẩm tồn tại trên thị trường được khách hàng chấp nhận. Mỗi mặt hàng khi đưa ra thị trường đều có chu kỳ sống thể hiện mức tiêu thụ của một sản phẩm.
Chu kỳ sống điển hình gồm 4 giai đoạn: Giới thiệu sản phẩm, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái thường có dạng đường cong chữ S
Hình 1.6. Chu kỳ sống điển hình của sản phẩm
Ý nghĩa chu kỳ sống của sản phẩm: Sản phẩm và thị trường đều có chu kỳ sống, nó đòi hỏi phải thay đổi chiến lược Marketing thật hợp lý trong từng giai đoạn. Tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm đều có chu kỳ sống điển hình dạng chữ S, có những sản phẩm có chu kỳ sống dạng xâm nhập nhanh, dạng tái chu kỳ (chu kỳ lặp lại) và có sản phẩm thì có dạng tương đối ổn định.
Dạng xâm nhập nhanh Dạng tái chu kỳ
Hình 1.7. Một số đồ thị chu kỳ sống dạng đặc biệt
Trên thực tế, độ dài của các giai đoạn trong chu kỳ sống và cấu trúc chu kỳ sống của sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: Loại sản phẩm, hành vi tiêu dùng, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất – kinh doanh, tình hình cạnh tranh, khả năng, trình độ hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm có đặc điểm riêng; mục tiêu và chiến lược Marketing cho từng giai đoạn cũng khác nhau [10]:
Bảng 1.2. Các đặc trưng của mỗi giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
Giới thiệu
Tăng trưởng
Chín muồi
Suy thoái
Đặc điểm
Doanh số
Thấp vì nhiều người chưa biết sản phẩm. Một số khác biết nhưng chưa tin cậy.
Tăng nhanh vì sản phẩm đã thành công ở giai đoạn một.
Tăng mạnh và đạt đỉnh điểm.
Giảm ngày càng mạnh.
Chi phí
Cao nhằm giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ.
Trung bình: chi phí vẫn phải duy trì mức hợp lý
Giảm bớt
Thấp
Lợi nhuận
Hầu như chua có thậm chí chấp nhận lỗ
Đã xuất hiện và từng bước tăng nhanh
Tăng nhanh tới mức cao nhất
Giảm liên tiếp
Khách hàng
Người có tư tưởng đổi mới
Những người noi theo
Số đông
Những người còn lại
Đối thủ cạnh tranh
Ít
Tăng lên
Ổn định và bắt đầu giảm
Giảm nhanh
Các mục tiêu Marketing
Tạo sự nhận biết với sản phẩm và dùng thử
Tối đa hoá thị phần
Tối đa hoá lợi nhuận đồng thời giữ vững thị phần
Loại bỏ sản phẩm lỗi thời và bổ xung sản phẩm mới
Các chiến lược Marketing
Sản phẩm
Sản phẩm hiện có
Mở rộng sản phẩm, gia tăng dịch vụ khách hàng
Đa dạng hoá sản phẩm, nhãn hiệu
Loại trừ dần những sản phẩm kinh doanh không đạt hiệu quả
Giá
Giá xâm nhập thấp hoặc giá hớt váng
Xem xét điều chỉnh giá do chi phí giảm
Giá cạnh tranh với các đối thủ
Giảm giá
Phân phối
Phân phối chọn lọc
Mạnh, tập trung
Mạnh hơn
Chọn lọc, loại nơi thua lỗ
Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Quảng cáo để có nhận thức về sản phẩm.
Xúc tiến bán hàng để lôi kéo dùng thử.
Nêu bật các tiện ích, tạo sự ưa thích sản phẩm.
Duy trì chi phí, xúc tiến bán hàng hay tăng đôi chút
Duy trì hoặc tăng quảng cáo.
Tăng xúc tiến để bán hàng, kích thích tăng sử dụng
Giảm hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh tới mức cần thiết để duy trì bán hàng.
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các mặt hàng mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Với công ty kinh doanh dược phẩm, danh mục sản phẩm của công ty được xây dựng dựa trên mục tiêu chiến lược của công ty, mô hình bệnh tật, thu nhập bình quân đầu người và tình hình kinh doanh dược phẩm trong nước.
Một danh mục sản phẩm gồm có 3 chiều: chiều rộng, chiều dài và chiều sâu
Bảng 1.3. Các chính sách phát triển danh mục sản phẩm[15]
Ba chiều của DMSP
Khái niệm
Chiến lược tương ứng
Chiều rộng
Tổng số nhóm, chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp.
Mở rộng thêm nhóm tác dụng dược lý dựa vào mô hình bệnh tật của vùng, miền
Chiều dài
Tất cả những mặt hàng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên hợp lý trong mỗi nhóm.
Kéo dài số lượng sản phẩm trong mỗi nhóm dựa vào sự biến đổi của mô hình bệnh tật và thu nhập người dân.
Chiều sâu
Số lượng những mẫu mã hàng hoá trong các chủng loại sản phẩm nói trên.
Đa dạng hoá dạng bào chế, quy cách đóng gói của mỗi chủng loại sản phẩm để chiếm lĩnh nhiều khúc phân đoạn của thị trường.
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp nhận dạng và lựa chọn danh mục sản phẩm, tránh các sản phẩm cạnh tranh, chủ động ứng phó với những biến động của thị trường để đạt được các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận và thị phần.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới
Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ và tình hình cạnh tranh, doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của ngày hôm nay. Người tiêu dùng luôn muốn chờ đợi những sản phẩm mới hơn và hoàn hảo hơn. Các đối thủ cạnh tranh cũng lỗ lực tối đa để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đó. Vì thế việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới luôn có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc khẳng định vị thế của các công ty hàng đầu thế giới.
Đối với thị trường dược phẩm, sản phẩm mới có thể hiểu là một thuốc mới (hoạt chất mới hoặc dạng bào chế mới) hay là cải tiến từ những sản phẩm hiện có (kết hợp thêm thành phần để tăng thêm tính năng và tác dụng).
Mục đích của chiến lược là thu lại lợi nhuận cao bù đắp cho nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, giúp công ty chiếm lĩnh những khúc thị trường mới và giúp cho việc tiêu thụ những sản phẩm khác trở nên dễ dàng hơ