Nghiên cứu tác động của ánh sáng có năng lượng lớn và nhiệt độ cao lên một số thuốc tân dược

Thuốc là cơ sở vật chất để điều trị và dự phòng các bệnh tật. Đặc tính của thuốc có liên quan tới lý hoá tính và cấu trúc hoá học của thuốc, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong cấu trúc hoá học của thuốc có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của thuốc và làm thay đổi tác dụng của thuốc trong cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng thuốc và bảo quản thuốc, đặc biệt là việc bảo quản thuốc là rất quan trọng và luôn được chú trọng. Câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể bảo quản thuốc lâu dài mà không làm thay đổi chất lượng cũng như tác dụng của thuốc?

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu tác động của ánh sáng có năng lượng lớn và nhiệt độ cao lên một số thuốc tân dược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 358 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA ÁNH SÁNG CÓ NĂNG LƯỢNG LỚN VÀ NHIỆT ĐỘ CAO LÊN MỘT SỐ THUỐC TÂN DƯỢC RESEARCHING THE EFFECTS OF LIGHT WITH HIGH ENERGY AND TEMPERATURE ON SOME DRUGS SVTH: TRẦN THỊ HẢI TÚ1 GVHD: Th.s LÊ VĂN THANH SƠN2 1. Lớp 04VL, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 2. Khoa Vật Lý, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Trong bài báo này, tác giả đưa ra một số kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng có năng lượng lớn và nhiệt độ cao lên một số thuốc tân dược. Từ những kết quả thực nghiệm thu được tác giả rút ra những kết luận kèm theo. ABSTRACT In the paper, the author presents some results on the effects of light with high energy and temperature on some drugs. By the obtained results, the author draws some attached conclusions. 1. MỞ ĐẦU Thuốc là cơ sở vật chất để điều trị và dự phòng các bệnh tật. Đặc tính của thuốc có liên quan tới lý hoá tính và cấu trúc hoá học của thuốc, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong cấu trúc hoá học của thuốc có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của thuốc và làm thay đổi tác dụng của thuốc trong cơ thể. Vì vậy, việc sử dụng thuốc và bảo quản thuốc, đặc biệt là việc bảo quản thuốc là rất quan trọng và luôn được chú trọng. Câu hỏi đặt ra là làm sao để có thể bảo quản thuốc lâu dài mà không làm thay đổi chất lượng cũng như tác dụng của thuốc? Công tác kiểm nghiệm chất lượng của thuốc là rất quan trọng. Hiện này, với sự tiến bộ của KHKT đã có rất nhiều phương pháp kiểm nghiệm khác nhau. Một trong số đó được sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis. Đối tượng khảo sát ở đây rất đa dạng, đã có một số công trình tiến hành khảo sát được sự ảnh hưởng của các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… đến việc bảo quản thuốc. Với ánh sáng thì chỉ giới hạn ở ánh sáng khả kiến. Vậy liệu ánh sáng tử ngoại có ảnh hưởng gì đến cấu tạo và thành phần của thuốc không? Khi mà ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất đã có thêm thành phần này do lỗ thủng tầng Ôzôn. Với điều kiện hiện có của Phòng thí nghiệm chuyên đề Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng tử ngoại đến phổ hấp thụ của một số thuốc tân dược, qua đó rút ra được một số các kết luận cần thiết cho việc bảo quản một số tân dược. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của ánh sáng có năng lượng lớn và nhiệt độ cao lên một số thuốc tân dược” 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU Phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis là một trong những phương pháp phân tích dựa trên sự hấp thụ bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng tử ngoại gần (200 – 400nm) và trong vùng khả kiến (400 – 700nm). Đây cũng là một phương pháp hiện đại được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Phương pháp này được sự trợ giúp của máy quang phổ hai chùm tia SPECTROSCAN - 80DV, kết quả phổ hấp thụ của các chất khảo sát được hiển thị ngay trên màn hình vi tính. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 359 Việc xử lí phổ rất thuận tiện với phần mềm UVWin tiên tiến cho phép thực hiện nhiều chức năng cùng một lúc. Phổ hấp thụ thường được biểu diễn dưới dạng một đường cong cho thấy sự phụ thuộc độ hấp thụ của một chất bất kì ở trạng thái dung dịch vào bước sóng của ánh sáng chiếu tới. Mỗi đường cong như thế được đặc trưng bởi bước sóng λmax mà tại đó sự hấp thụ là lớn nhất. Để phân tích sự ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài tới chất mà ta khảo sát thông qua phổ hấp thụ của chúng, ta tiến hành đo phổ hấp thụ trước và sau khi xử lí, sau đó so sánh sự thay đổi của các đỉnh phổ và rút ra các kết luận cần thiết. Vật liệu khảo sát trong đề tài là Calcium corbière. Đây là loại thuốc bổ sung calci, thành phần chính là calcium glucoheptonat. Bán trên thị trường dưới dạng dung dịch đựng trong ống 10ml, 5ml. Mỗi mililit chứa 110mg calcium glucoheptonat hoặc 9mg ion Ca2+. Chúng được pha trong dung môi nước cất thành các dung dịch có nồng độ thích hợp (để thoả mãn Định luật Lambert – Beer). Dung dịch được pha đổ vào các Cuvet đã rửa sạch, dung dịch chưa xử lí được đo phổ và lưu giữ làm phổ chuẩn. Sau đó chia làm 2 phần, phần 1 đem chiếu tử ngoại trong 15ph, 30ph, 45ph, 60ph bởi đèn Xenon 75W với khoảng cách 10cm. Phần 2 được sấy ở nhiệt độ 35oC, 40oC, 50oC trong 30ph, 45ph, 60ph bởi lò sấy. 3. KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT Sau khi tiến hành xử lí mẫu, đem đo phổ và thu được các kết quả như sau: 3.1. Phổ hấp thụ của dung dịch Calcium corbière chưa xử lí và sau khi sấy ở nhiệt độ 35oC, 40 o C, 50 o C: Nồng độ dung dịch là 0,1mg/ml. Hình 1: Phổ hấp thụ của dung dịch Calcium Corbière khi sấy ở nhiệt độ 350C Phổ chưa xử lí nhiệt Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 30 phút Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 45 phút Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 60 phút Hình 2: Phổ hấp thụ của dung dịch khi sấy ở nhiệt độ 400C Phổ chưa xử lí nhiệt Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 30 phút Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 45 phút Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 60 phút Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 360 Hình 3: Phổ hấp thụ của dung dịch sấy ở nhiệt độ 500C Phổ chưa xử lí nhiệt Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 45 phút Phổ đã xử lí nhiệt trong thời gian 60 phút *Nhận xét: Dung dịch Calcium Corbière khi được sấy ở các nhiệt độ khác nhau trong những khoảng thời gian khác nhau, ta thấy: + Khi chịu tác động bởi nhiệt độ, các cực đại dịch chuyển về phía sóng dài. Trong khoảng bước sóng nhỏ hơn 240nm thì đỉnh phổ bị mất. Nhiệt độ sấy càng cao, thời gian sấy càng lớn thì tỉ lệ cường độ hấp thụ thay đổi rõ rệt, dạng phổ cũng thay đổi theo. Ở nhiệt độ 50 0C phổ hấp thụ thay đổi hoàn toàn, đỉnh phổ đã mất. Vị trí tương đối của hai đỉnh phổ thay đổi rõ rệt so với mẫu chưa xử lí. 3.2. Phổ hấp thụ của dung dịch Calcium corbière khi chưa xử lí và sau khi chiếu ánh sáng tử ngoại: Nồng độ dung dịch Calcium corbière là 0,1mg/ml. Hình 4: Phổ hấp thụ của dung dịch Calcium Corbière khi chiếu tử ngoại Phổ chưa xử lí Phổ đã xử lí chiếu ánh sáng tử ngoại trong thời gian 15 phút Phổ đã xử lí chiếu ánh sáng tử ngoại trong thời gian 30 phút Phổ đã xử lí chiếu ánh sáng tử ngoại trong thời gian 45 phút Phổ đã xử lí chiếu ánh sáng tử ngoại trong thời gian 60 phút *Nhận xét: Khi bị chiếu xạ bằng tử ngoại trong thời gian 15ph dạng phổ thay đổi rất ít. Tăng thời gian chiếu đến 45ph thì phổ hấp thay đổi, tỷ lệ cường độ hấp thụ giữa hai đỉnh thay đổi rõ rệt. Và khi chiếu đến thời gian 60ph thì phổ hấp thụ thay đổi hoàn toàn, đỉnh phổ đã mất. Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm chúng tôi rút ra được kết luận sau: Khi chịu tác động của ánh sáng tử ngoại và nhiệt độ, phổ hấp thụ của dung dịch Calcium Corbière đã thay đổi. Chứng tỏ nhiệt độ và ánh sáng tử ngoại đều ảnh hưởng đến thuốc Calcium Corbière, đặc biệt là nhiệt độ. Mức chịu tác động loại yếu. So sánh với kết quả đo phổ hấp của dung dịch Vitamin nhóm B cũng bằng phương pháp này và cũng khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng tử ngoại. Kết quả như sau: Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 361 Hình 5: Phổ hấp thụ của dung dịch Vitamin B1 0,05mg/ml Hình 6: Phổ hấp thụ của dung dịch Vitamin B5 0,03125mg/ml Hình 7: Phổ hấp thụ của dung dịch Vitamin B6 0,025mg/ml Phổ chưa xử lí nhiệt Phổ đã xử lí nhiệt trong 5h ở 400C Phổ đã xử lí nhiệt trong 5h ở 500C Phổ đã xử lí nhiệt trong 5h ở 700C Phổ đã xử lí nhiệt trong 5h ở 800C Phổ đã xử lí chiếu tử ngoại *Nhận xét: Nhiệt độ và ánh sáng tử ngoại có ảnh hưởng đến Vitamin. Với Vitamin B1, B5 tương đối ổn định, phổ có phần thay đổi có phần không, mức chịu tác dụng tương đối tốt. Còn với Vitamin B6 phổ có sự thay đổi rõ rệt đặc biệt với việc chiếu tia tử ngoại. 4. KẾT LUẬN Với những kết quả thực nghiệm thu được, so sánh kết quả khảo sát đối với Vitamin nhóm B của các tác giả khác, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Tác động của nhiệt độ cao: Khi khảo sát ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng, phổ hấp thụ của dung dịch Calcium Corbière đã thay đổi chứng tỏ có tác động rất mạnh đến Calcium Corbière. Mức chịu tác dụng ở loại yếu. Còn Vitamin nhóm B đến nhiệt độ 800C mới có sự thay đổi, mức chịu tác dụng của Vitamin tương đối ổn định. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 362 Tác động của ánh sáng có năng lượng lớn: Có sự thay đổi của phổ hấp thụ rõ rệt khi chiếu ánh sáng tử ngoại. Cũng giống như Vitamin nhóm B. Thấy thuốc Calcium Corbière và Vitamin nhóm B đều chịu tác động của ánh sáng có năng lượng lớn và nhiệt độ cao. Tuỳ thuộc vào từng loại mà có sự tác động khác nhau. Đối với dung dịch Calcium Corbière chịu tác động mạnh của nhiệt độ hơn ánh sáng tử ngoại, còn Vitamin nhóm B thì chịu tác động mạnh của ánh sáng tử ngoại hơn nhiệt độ, mức chịu tác động của Vitamin tương đối ổn định. Với các kết luận như trên cho phép đề xuất một số kiến nghị: Việc bảo quản thuốc tân dược, cụ thể ở đây là Calcium Corbière và Vitamin nhóm B cần quan tâm đến các yếu tố môi trường xung quanh như: nhiệt độ và ánh sáng có năng lượng lớn. Đối với thuốc Calcium Corbière chịu tác động mạnh của nhiệt độ, còn Vitamin nhóm B chịu tác động của ánh sáng có năng lượng lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Tấn Nghĩa (1997), Phân tích, đánh giá tác động của môi trường bảo quản đến chất lượng của một số loại thuốc tân dược bằng phương pháp hấp thụ phân tử, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học khoa học - Đại học Huế. [2] Trần Lê Ngọc Trâm (2007), Tìm hiểu máy quang phổ UV – Vis, khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến phổ hấp thụ của một số Vitamin thông thường, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học sư phạm Đà Nẵng. [3] Lý Hoà (1975), Cấu trúc phổ phân tử, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. [4] DS. Phạm Thiệp – DS. Vũ Ngọc Thuý (2000), Thuốc biệt dược và cách sử dụng, Nxb Y học, Hà Nội. [5]