Nghiên cứu thực vật rừng ngập mặn có hoạt tính sinh học tại vườn quốc gia Xuân thủy và đề xuất khả năng sử dụng bền vững

Rừng ngập mặn có tầm quan trọng sinh thái lớn và ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng đối với con người. Rừng ngập mặn được coi như là một trung tâm của sinh học biển nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học và di truyền nhất thế giới. Có khoảng 90% sinh vật biển sống trong hệ sinh thái này và 80% số lượng thủy hải sản đánh bắt trên toàn cầu phụ thuộc vào rừng ngập mặn (S. Sandilyan, 2012). Tuy nhiên hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng rất dễ bị tổn thương do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo cho thấy diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng (FAO, 2007). Trong nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt quý giá này, các nhà khoa học đã và đang tiến hành nghiên cứu rừng ngập mặn theo nhiều hướng khác nhau nhằm khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn lợi này một cách khoa học, hiệu quả. Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam là quốc gia có hệ thống rừng ngập mặn phong phú trải dài từ Bắc đến Nam. Rừng ngập mặn không chỉ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo sinh kế của dân cư ven biển mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo môi sinh, giảm thiểu tác hại của thiên nhiên, khắc phục hiện tượng nước biển dâng, xâm lấn ngập mặn Nằm trong hệ thống các hệ sinh thái rừng ngập mặn phía Bắc, Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Theo các tài liệu được công bố trước đây, diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, bao gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và khoảng 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam từ 1989 đến 2005. Theo báo cáo của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tại đây hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, nguồn lợi thuỷ sản phong phú trong đó có những loài rong tảo có giá trị kinh tế. Nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia Xuân Thủy có triển vọng khai thác các chất có hoạt tính sinh học gồm: 1) Các loài thực vật ngập mặn; 2) Các loài thân mềm (molluscs); 3) Các loài thực vật sống trong điều kiện ngập mặn; 4) Các vi tảo và vi sinh vật của rừng ngập mặn. Trong đó, thực vật ngập mặn đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái ngập mặn. Nguồn tài nguyên sinh học này hiện chưa được nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Cùng với nguy cơ suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu và con người ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về thực vật ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy theo định hướng hoạt tính sinh học còn rất ít ỏi và chưa thực sự toàn diện. Để góp phần vào các nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, luận án “Nghiên cứu thực vật rừng ngập mặn có hoạt tính sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy và đề xuất khả năng sử dụng bền vững” đã được triển khai.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thực vật rừng ngập mặn có hoạt tính sinh học tại vườn quốc gia Xuân thủy và đề xuất khả năng sử dụng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Phan Thị Thanh Hương NGHIÊN CỨU THỰC VẬT RỪNG NGẬP MẶN CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY VÀ ĐỀ XUẤT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9 42 01 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Huy Thái Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Hoài Nam Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành Phản biện 2: PGS.TS. Trịnh Thị Thủy Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Khắc Khôi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 201. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Rừng ngập mặn có tầm quan trọng sinh thái lớn và ý nghĩa kinh tế xã hội quan trọng đối với con người. Rừng ngập mặn được coi như là một trung tâm của sinh học biển nhiệt đới, là một trong những hệ sinh thái giàu đa dạng sinh học và di truyền nhất thế giới. Có khoảng 90% sinh vật biển sống trong hệ sinh thái này và 80% số lượng thủy hải sản đánh bắt trên toàn cầu phụ thuộc vào rừng ngập mặn (S. Sandilyan, 2012). Tuy nhiên hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng rất dễ bị tổn thương do tác động của con người và biến đổi khí hậu. Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo cho thấy diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng (FAO, 2007). Trong nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái đặc biệt quý giá này, các nhà khoa học đã và đang tiến hành nghiên cứu rừng ngập mặn theo nhiều hướng khác nhau nhằm khai thác, bảo tồn và phát triển các nguồn lợi này một cách khoa học, hiệu quả. Với hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam là quốc gia có hệ thống rừng ngập mặn phong phú trải dài từ Bắc đến Nam. Rừng ngập mặn không chỉ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo sinh kế của dân cư ven biển mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo môi sinh, giảm thiểu tác hại của thiên nhiên, khắc phục hiện tượng nước biển dâng, xâm lấn ngập mặn Nằm trong hệ thống các hệ sinh thái rừng ngập mặn phía Bắc, Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Theo các tài liệu được công bố trước đây, diện tích toàn bộ vườn khoảng 7.100 ha, bao gồm: 3.100 ha diện tích đất nổi có rừng và khoảng 4.000 ha đất rừng ngập mặn. Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á và duy nhất của Việt Nam từ 1989 đến 2005. Theo báo cáo của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tại đây hiện đang lưu giữ những giá trị sinh thái quý hiếm, như rừng ngập mặn rộng hàng ngàn ha, nguồn lợi thuỷ sản phong phú trong đó có những loài rong tảo có giá trị kinh tế. Nguồn tài nguyên của Vườn quốc gia Xuân Thủy có triển vọng khai thác các chất có hoạt tính sinh học gồm: 1) Các loài thực vật ngập mặn; 2) Các loài thân mềm (molluscs); 3) Các loài thực vật sống trong điều kiện ngập mặn; 4) Các vi tảo và vi sinh vật của rừng ngập mặn. Trong đó, thực vật ngập mặn đóng vai trò trung tâm của hệ sinh thái ngập mặn. Nguồn tài nguyên sinh học này hiện chưa được nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hiệu quả. Cùng với nguy cơ suy thoái do tác động của biến đổi khí hậu và con người ngày càng rõ rệt. Tuy nhiên cho đến nay, những nghiên cứu về thực vật ngập mặn ở Vườn quốc gia Xuân Thủy theo định hướng hoạt tính sinh học còn rất ít ỏi và chưa thực sự toàn diện. Để góp phần vào các nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái rừng ngập mặn, luận án “Nghiên cứu thực vật rừng ngập mặn có hoạt tính sinh học tại Vườn quốc gia Xuân Thủy và đề xuất khả năng sử dụng bền vững” đã được triển khai. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án  Ý nghĩa khoa học Luận án được thực hiện đã góp phần bổ sung các dẫn liệu về đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch, cấu trúc, sinh khối của một số quần xã thực vật ngập mặn thực thụ đặc trưng, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học một số loài thực vật ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. 2  Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án đã lựa chọn ra những loài thực vật ngập mặn có hoạt tính sinh học và đề xuất khả năng sử dụng bền vững một số loài có giá trị y dược, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn thực vật ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. 3. Bố cục của luận án Luận án gồm 146 trang, trong đó: Mở đầu (2 trang); Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu (28 trang); Chương 2: Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (83 trang); Chương 4: Kết luận và kiến nghị (3 trang); Những đóng góp mới của luận án (1 trang); Danh mục các công trình đã công bố (1 trang); Tài liệu tham khảo (14 trang). CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Định nghĩa rừng ngập mặn Thuật ngữ “rừng ngập mặn”, tiếng Anh là “mangrove”, rất khó định nghĩa một cách chính xác. Tác giả Saeger đã đưa ra định nghĩa cây rừng ngập mặn (RNM) là loại cây cao (thân gỗ, bụi, cọ dừa, thảo mộc hoặc dương xỉ) vốn mọc chiếm ưu thế ở các vùng bán nhật triều ven biển nhiệt đới, cận nhiệt đới, thể hiện một cấp độ rõ rệt về sức chịu đựng trước điều kiện đất yếm khí và nồng độ muối cao, có trụ mầm có thể sống được trong điều kiện phát tán nhờ nước biển (P. Saenger, 2002). 1.2. Địa lý phân bố, diện tích rừng ngập mặn 1.2.1. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn trên thế giới Rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và vùng nhiệt đới của hai bán cầu (giữa vĩ độ 230 N và 230 S), thường ở bờ biển liên tục, chuỗi đảo chạy dài liên tục và dòng hải lưu ấm đem theo mầm cây từ các vùng RNM phong phú đến khu vực lạnh hơn. Rừng ngập mặn trên thế giới có phân bố ở 124 quốc gia và các vùng miền. Rừng ngập mặn chiếm khoảng 1% diện tích rừng trên bề mặt thế giới và xuất hiện ở khoảng 75% bờ biển nhiệt đới trên toàn thế giới (P. Saenger, 2002). 1.2.2. Phân bố, diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam Theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999), RNM Việt Nam được chia ra thành 4 khu vực và 12 tiểu khu: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn; Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường; Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu; Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên. 1.3. Giá trị, vai trò của rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là hệ sinh thái quan trọng mang lại nhiều loại hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng người dân sống ở vùng ven biển. Khối nguồn lợi từ RNM đó gồm có các lâm sản từ gỗ và ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, thấm lọc sinh học, phòng hộ ven biển, tồn trữ và hấp thụ các bon, nơi giải trí, du lịch sinh thái. 1.4. Đa dạng thực vật ngập mặn 1.4.1. Đa dạng thực vật ngập mặn trên thế giới Tổng số loài thực vật gập mặn trên thế giới thuộc 23 chi và 53 loài thuộc 16 họ nhưng theo Saenger và cs (1983) ghi nhận thì tổng số loài thực vật ngập mặn chính thức có là 60 3 loài. Con số chính xác về số loài thực vật ngập mặn trên thế giới cho đến nay vẫn đang còn được bàn thảo và tranh luận giữa các nhà phân loại học, số loài thực vật ngập mặn trên thế giới có khoảng từ 50 đến 70 loài thực vật ngập mặn chính thức theo các hệ thống phân loại khác nhau. 1.4.2. Đa dạng thực vật ngập mặn ở Việt Nam Có thể nói Phan Nguyên Hồng là tác giả đi đầu trong việc nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam. Rất nhiều sách chuyên khảo, bài báo của ông về RNM đã được xuất bản. Năm 1993, Phan Nguyên Hồng đã công bố danh sách 77 loài cây ngập mặn thuộc hai nhóm được phân chia theo các điều kiện môi trường và dạng sống khác nhau: Nhóm 1 có 35 loài cây ngập mặn thuộc 20 chi của 16 họ, nhóm này thường được gọi là cây ngập mặn thực thụ; Nhóm 2 có 42 loài thuộc 36 chi của 28 họ, gồm các loài cây tham gia RNM. Chúng thường sinh trưởng ở các rừng thứ sinh và rừng trồng trên nền đất cao. Đến nay khu hệ thực vật RNM ở miền Nam đã biết có 69 loài, còn ở miền Bắc mới gặp 34 loài. 1.5. Cấu trúc, sinh khối của các quần xã thực vật RNM thực thụ tại VQG Xuân Thủy Việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh khối các quần xã thực vật nói chung và các quần xã thực vật ngập mặn nói riêng là rất quan trọng. Kết quả của quá trình nghiên cứu này giúp các nhà nghiên cứu nắm được diễn thế sinh thái của quần xã, đánh giá được trữ lượng tự nhiên, là nền tảng cho công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thực vật. Thường thì các nghiên cứu về cấu trúc và sinh khối RNM được tiến hành song song. 1.6. Tình hình nghiên cứu về hóa học và hoạt tính sinh học các loài thực vật ngập mặn 1.6.1. Nghiên cứu hóa học các loài thực vật ngập mặn 1.6.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Đến nay đã có khoảng hơn 40 loài thực vật ngập mặn được nghiên cứu hóa học, đã có 349 hợp chất được phân lập từ thực vật ngập mặn thực sự và 200 hợp chất từ cây bán ngập mặn, trong đó có 200 hợp chất chuyển hóa thứ cấp được báo cáo là mới chỉ xuất hiện ở các loài thực vật ngập mặn thực sự và 80 hợp chất mới chỉ thấy ở cây bán ngập mặn (L.P. Jayatissa và cộng sự, 2006). 1.6.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thực vật ngập mặn còn khá ít ỏi và chưa thực sự toàn diện. Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu và các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học của Cây Bần trắng được thu thập tại RNM Cần Giờ. Kết quả cho thấy, từ cao eter dầu hỏa của lá cây Bần trắng, 6 hợp chất đã được phân lập gồm acid oleanolic, betulin, acid betulinic, acid alphitolic, methyl gallat và 5-hydroxymethylfurfural (Nguyễn Thị Hoài Thu và cộng sự, 2011). 1.6.2. Nghiên cứu hoạt tính sinh học các loài thực vật ngập mặn 1.6.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới RNM là nguồn nguyên liệu giàu các hợp chất hóa học như steroid, triterpen, saponin, flavonoid, alkaloid và tannin. Chất chiết xuất từ các loài cây ngập mặn khác nhau được cho là có đặc tính dược phẩm đa dạng. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học đã chỉ ra các loài thực vật ngập mặn có hoạt tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, gây độc tế bào, chống ung thư, kháng nấm, chống sốt rét, kháng vi sinh vật kiểm định. 4 1.6.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Cũng như các nghiên cứu về thành phần hóa học, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các loài thực vật ngập mặn ở Việt Nam còn rất ít ỏi và chưa toàn diện. Tác giả Phạm Văn Ngọt và các cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây ngập mặn ở khu DTSQ Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết từ 10 loài cây ngập mặn: Bần trắng (S. alba), Cóc kèn (D. trifoliata), Cóc trắng (L. racemosa), Đước đôi (R. apiculata), Đước xanh (R. mucronata), Lức Ấn (Pluchea indica (L.) Lees.), Quao nước (Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem.), Rau mui (Wedelia biflora (L.) DC.), Vẹt dù (B. gymnorhiza, Xuổi (X. granatum) đều có khả năng kháng lại các chủng vi khuẩn gây bệnh như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa (Phạm Văn Ngọt và cộng sự, 2015). CHƯƠNG 2. TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hệ thực vật bậc cao có mạch và một số trạng thái thảm thực vật ngập mặn thuộc vùng cao triều và cồn cát trong vùng lõi và vùng đệm của VQG Xuân Thủy, các loài thực vật trong các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái vườn nhà không được đề cập đến trong nghiên cứu này - Thời gian nghiên cứu 3 năm: 2014 – 2016. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng hệ thực vật BCCM ở VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định + Xác định tên loài, xây dựng danh lục các loài thực vật BCCM + Đa dạng các bậc taxon hệ thực vật BCCM ở VQG Xuân Thủy + Đa dạng về dạng sống, yếu tố địa lý thực vật + Đánh giá giá trị sử dụng các loài thực vật + Loài quí hiếm có giá trị bảo tồn trong hệ thực vật - Nghiên cứu cấu trúc, sinh khối của một số quần xã thực vật ngập mặn thực thụ đặc trưng ở VQG Xuân Thủy. - Điều tra thu mẫu và sàng lọc hoạt tính sinh học một số loài thực vật ngập mặn để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo. - Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và loài Đước vòi (Rhizophora stylosa Griff.) thu thập tại VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. - Đề xuất bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn tại VQG Xuân Thủy hướng sử dụng đối với loài có triển vọng về hoạt tính sinh học. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đa dạng hệ thực vật bâc cao có mạch 2.3.1.1. Phương pháp kế thừa 2.3.1.2. Phương pháp điều tra thực vật theo tuyến Nói chung phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật sử dụng các tài liệu của N.N. Thìn (1997, 2004, ) đã tổng hợp từ các tác giả trên thế giới áp dụng cho Việt Nam. 2.3.1.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề nghiên cứu a) Định loại tên khoa học các mẫu thực vật và xây dựng danh lục các loài thực vật 5 - Định loại tên khoa học các mẫu thực vật: Tên loài cây ngập mặn dọc tuyến điều tra được xác định theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên dựa trên các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh sản và sinh dưỡng. Các tài liệu chính được sử dụng là FAO (1994), Cây cỏ Việt Nam (P.H. Hộ, 1999 - 2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nguyễn Hoàng Trí (1996) - Xây dựng danh lục các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu theo quan điểm hệ thống A. L. Takhtazan (1973), N.T. Bân (2003, 2005) đối với ngành và lớp. Đối với các họ và loài trong họ được sắp xếp theo vần ABC của tên khoa học (theo quan điểm Brummit, 1992). b) Đánh giá đa dạng các bậc taxon thực vật - Đánh giá đa dạng thực vật mức độ ngành và lớp: Thống kê số lượng họ, chi, loài với mỗi ngành, lớp, họ và chi. Riêng ngành Ngọc lan có 2 lớp Ngọc lan và Hành. - Xác định các chỉ số chi (số loài trung bình của 1 chi), chỉ số họ (số loài trung bình của 1 họ) và chỉ số chi/ họ là số chi trung bình của 1 họ. - Đánh giá đa dạng các loài của họ và chi: Thống kê 10 họ và 10 chi đa dạng nhất để xác định mức độ đa dạng họ và chi. c) Đánh giá đa dạng về dạng sống thực vật Dạng sống xác định theo hệ thống phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934). d) Đánh giá đa dạng về yếu tố địa lý thực vật Căn cứ vào sự phân bố các loài trên thế giới và Việt Nam trong các tài liệu để xác định các yếu tố địa lý thực vật theo Pocs Tamas, 1965 và Lê Trần Chấn, 1999. e) Đánh giá về giá trị sử dụng của thực vật Giá trị sử dụng các loài thực vật được xác định qua các tài liệu chủ yếu như: Tên cây rừng Việt Nam (Bộ NN & PTNT, 2000), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (T.Đ. Lý, 1993), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (V.V. Chi & Trần Hợp, 1999). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đ.T. Lợi, 1995), Từ điển cây thuốc Việt Nam (V.V. Chi, 2012), Tài nguyên thực vật Việt Nam (T.M. Hợi chủ biên, 2013), Ngoài ra còn dựa trên tài liệu thu thập kinh nghiệm sử dụng của địa phương. f) Đánh giá giá trị bảo tồn của thực vật Sách Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) của Chính phủ. 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc quần xã thực vật ngập mặn 2.3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa Các phương pháp nghiên cứu thảm thực vật dựa trên các phương pháp nghiên cứu thực vật của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). 2.3.2.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. - Tổng hợp tất cả số liệu thu thập từ điều tra, đo đạc tại các ô tiêu chuẩn để tính toán, phân tích, xử lý số liệu. Số liệu được thống kê và xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2007. - Xác định sinh khối các loài trong các quần xã theo công thức của Komiyama (2005). 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học 2.3.3.1. Phương pháp phân lập các hợp chất a) Sắc ký lớp mỏng (TLC) 6 b) Sắc ký lớp mỏng điều chế c) Sắc ký cột (CC) 2.3.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc các chất Phương pháp chung để xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất là kết hợp xác định giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại bao gồm: a) Phổ khối lượng (ESI-MS) b) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) 2.3.3.3. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học a) Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng sinh Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành để đánh giá hoạt tính kháng sinh của các mẫu chiết được thực hiện trên phiến vi lượng 96 giếng (96-well microtiter plate) theo phương pháp hiện đại của Vander Bergher và Vlietlinck (1991), và McKane & Kandel (1996). b) Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo phương pháp của Monks (1991). CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng hệ thực vật BCCM ở VQG Xuân Thủy tỉnh Nam Định 3.1.1. Xác định tên loài và xây dựng danh lục các loài thực vật Trên cơ sở mẫu vật thu thập được, đã xác định tên khoa học và xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch. Theo kết quả, khu vực VQG Xuân Thủy có tổng số 116 loài (bao gồm các loài cây ngập mặn thực thụ, các loài tham gia vào RNM, các loài từ nội địa di cư đến và thích nghi được với điều tại VQG Xuân Thủy) thuộc 101 chi, 42 họ của 2 ngành Dương xỉ và Ngọc lan. Ngành Ngọc lan lại được phân thành 2 lớp, trong đó lớp Ngọc lan gồm 32 họ, 73 chi, 112 loài, lớp Hành gồm 5 họ, 21 chi, 26 loài thực vật bậc cao có mạch. VQG Xuân Thủy có 18 loài thực vật ngập mặn thực thụ, 88 loài thực vật gia nhập vào RNM và 10 loài thực vật gặp trong vùng đất liền nội địa ven biển. 3.1.2. Đa dạng các bậc taxon hệ thực vật BCCM ở VQG Xuân Thủy 3.1.2.1. Đa dạng của taxon bậc ngành Sự phân bố bậc ngành thực vật ở VQG Xuân Thủy chỉ có 2 ngành và rất chênh lệch về số lượng loài. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số lượng loài lên tới 109, chiếm 93,97% tổng số loài khu vực nghiên cứu; số lượng chi là 94, chiếm 93,07% tổng số chi và số lượng họ là 37, chiếm 88,1% tổng số họ. Như vậy cả họ, chi và loài ngành Ngọc lan đều có tỷ lệ % cao tuyệt đối so với ngành còn lại. Đó là ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) có số loài chỉ là 7, chiếm 6,03% tổng số loài khu vực nghiên cứu; số lượng chi là 7, chiếm 6,93% tổng số chi toàn khu vực nghiên cứu và số lượng họ chỉ có 5, chiếm 11,9% tổng số họ khu vực nghiên cứu. Về các chỉ số đa dạng của họ, chi và chỉ số trung bình chi với họ: - Chỉ số đa dạng họ là 2,76 - Chỉ số đa dạng chi là 1,15 - Chỉ số trung bình số chi với họ là 2,4 7 3.1.2.2. Đa dạng của taxon bậc họ Trong tổng số 42 họ thực vật bậc cao có mạch ở VQG Xuân Thủy có 20 họ chỉ có 1 loài, có 10 họ gặp 2 loài và 2 họ gặp 3 loài. Đó là 32 họ có số loài ít nhất (1 - 3 loài). Còn lại 10 họ đa dạng nhất có từ 4 đến 15 loài, trong đó 1 họ nhiều loài nhất (Poaceae) là 15, tiếp theo là 1 họ 14 loài (Asteraceae), 1 họ có 9 loài (Verbenaceae), 1 họ 6 loài (Cyperaceae), 2 họ có 5 loài (Rhizophoraceae, Malvaceae) và 4 họ có 4 loài (Amaranthaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae, Solanaceae). 3.1.2.3. Đa dạng của taxon bậc chi Hệ thực vật VQG Xuân Thủy có 10 chi giầu loài nhất (9,9%) với 24 loài (23,76%). Chi nhiều loài nhất là Cói (Cyperus) với 4 loài (3,96%); Vẹt (Bruguiera) và Bần (Sonneratia) đều cùng 3 loài (2,97%); còn lại 7 chi là Ô rô (Acanthus), Ngưu tất (Achyranthes), Cúc tần (Pluchea), Cà (Solanum), Từ bi (Vitex), Dứa dại (Pandanus) và San đôi (Paspalum) đều cùng 2 loài (1,98%). 3.1.3. Đa dạng về dạng sống Tại VQG Xuân Thủy đã xác định được dạng sống thực vật của 115 loài (99,13% tổng số loài), còn 1 loài chưa được xác định là Cỏ lông chông (0,86%). Trong số loài xác định được dạng sống, nhóm cây chồi trên (Ph
Luận văn liên quan