Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản

Nguyên liệu bùn thải: được lấy từ quá trình xử lý nước thải tập trung của các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm và thủy hải sản - thuộc khu công nghiệp ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Men vi sinh: dùng để ủ hoai bùn thải là hỗn hợp vi sinh vật gồm Nấm mốc Trichoderma spp., nấm mốc Aspergilus niger và vi khuẩn Bacillus spp. do Chi nhánh Viện Ứng dụng công nghệ tại TP.HCM sản xuất.

ppt13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản” TẬN DỤNG BÙN THẢI TỪ CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM VÀ THỦY HẢI SẢN ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP Ủ MEN VI SINH Trần Hồng Anh*, Trần Thị Tường Linh*,Trần Thị Mai Phương ** * Viện Ứng dụng Công nghệ tại TP.HCM ** Khoa Môi trường – ĐH Khoa học Tự nhiên tp.HCM Cà Mau, 16 tháng 10 năm 2010 Giới thiệu tổng quan Bùn thải chế biến nông sản thực phẩm và thủy hải sản Ủ hoai bằng phương pháp sử dụng hỗn hợp vi sinh vật Phối trộn các khoáng chất đa, trung, vi lượng và phụ gia Sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Nguyên liệu Nguyên liệu bùn thải: được lấy từ quá trình xử lý nước thải tập trung của các nhà máy chế biến nông sản thực phẩm và thủy hải sản - thuộc khu công nghiệp ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Men vi sinh: dùng để ủ hoai bùn thải là hỗn hợp vi sinh vật gồm Nấm mốc Trichoderma spp., nấm mốc Aspergilus niger và vi khuẩn Bacillus spp. do Chi nhánh Viện Ứng dụng công nghệ tại TP.HCM sản xuất. Phương pháp phân tích mẫu pH: TCVN 5979-1999 Chất hữu cơ: TCVN 4050-85 Đạm (N) tổng số: AOAC 2007 (993.13) Lân tổng số: TCVN 6499-1999 Kali tổng số: TCVN 6496-1999 Arsen, thủy ngân, chì, cadimi: US EPA 846 Method 1311. Vi sinh vật phân giải protein: TCVN 6166:2002 Vi sinh vật phân giải lân: TCVN 6167:2002 Vi sinh vật phân giải cellulose: TCVN 6168:2002 Kết quả phân tích của mẫu bùn thải Hàm lượng vi sinh vật có ích trong bùn thải Hàm lượng một số nguyên tố kim loại trong mẫu bùn thải Quy trình sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu bùn thải Bước 1: Làm giảm độ ẩm nguyên liệu bùn thải. Bước 2: Làm tăng sinh khối men vi sinh. Bước 3: Phối trộn dịch men vi sinh, ủ hoai. Bước 4: Nghiền mịn, phối trộn khoáng theo thành phần đăng ký. Bước 1: Làm giảm độ ẩm nguyên liệu bùn thải Bùn thải được trải thành lớp mỏng phơi khoảng 7 ngày để làm giảm độ ẩm đến khoảng 40-45%. Nếu mưa thường xuyên thì hong trong nhà có mái che. Có thể rải đều một ít hỗn hợp vi sinh dạng bột khô để thúc đẩy quá trình phân giải đồng thời có thể hạn chế hoạt động của các loại vi sinh vật gây hại. Bước 2: Làm tăng sinh khối men vi sinh Chuẩn bị dịch men: Khuấy 2-3 kg hỗn hợp men vi sinh trong nước pha rỉ đường loãng (0,5-1,0 lít rỉ đường/100 lít nước) hòa với hỗn hợp gồm: 1-2 kg urea, 0,5 kg DAP, 0,5 kg MgSO4 và 0,5 kg KNO3 sục khí trong khoảng 6-8 giờ cho tăng sinh khối vi sinh. (Tính cho 1 tấn bùn thải) Tưới dịch men vi sinh phun đều vào đống ủ. khối hỗn hợp đạt độ ẩm 50-55% (bóp mạnh trong tay thấy vừa ứa nước). Bước 3: Phối trộn dịch men vi sinh, ủ hoai Sau khi bùn thải đã được tưới đều dịch chứa hỗn hợp vi sinh. Vun thành đống cao >1,5m; phủ bạt che kín đống ủ để giữ nhiệt độ giúp việc phân hủy nhanh và triệt để hơn. Sau khoảng 10 ngày đảo trộn đống ủ để cung cấp oxy cho vi sinh vật có ích tiếp tục hoạt động phân hủy hỗn hợp được hoai mục hơn. Để dễ thao tác, việc đảo trộn có thể đuợc thực hiện bằng cách dùng thiết bị xúc hỗn hợp ủ từ phần đỉnh ngọn bốc dời sang mặt bằng ngay bên cạnh, tiếp tục bốc từ trên xuống dưới thì đống ủ sẽ đuợc đảo trộn và cung cấp oxy. Bước 4: Nghiền mịn, phối trộn khoáng Tiếp tục đậy kín lại sau khoảng 15-20 ngày thì đống ủ hoai mục, tơi xốp có thể sử dụng được. Kiểm tra để hỗn hợp có độ ẩm khoảng 30% (cần thiết thì trải mỏng hong khô tự nhiên trong lán trại). Sau đó hỗn hợp được phối trộn với các hợp chất khoáng đa, trung, vi lượng và phụ gia thường dùng trong sản xuất phân bón (urea, super lân, KCl, các hợp chất sulphate vi lượng, dolomit v.v..) Thành phần sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học pH: 7,2-7,6 Chất hữu cơ: 22-25%, Đạm tổng số (N): 2,5% Lân hữu hiệu (P2O5): 1% Kali hòa tan (K2O): 0,5% Khoảng 4% các chất dinh dưỡng trung vi lượng thiết yếu (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu, Fe, Mn) Không chứa vi sinh vật gây hại (E. coli, Coliform, Salmonella). Phân hữu cơ sinh học được sản xuất từ bùn thải bằng công nghệ ủ men vi sinh và bổ sung khoáng chất đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định đối với phân hữu cơ sinh học của Bộ Nông nghiệp và PTNT (theo Quyết định 100/2008 /QĐ-BNN 15/10/2008);
Luận văn liên quan