Những năm qua với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu và
yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người dùng ngày càng cao trên các loại hình dịch vụ như: thoại,
truyền số liệu, gửi nhận Fax, các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính chất tích hợp, đa dạng và tiện lợi.
Các dịch vụ cung cấp qua nhiều kênh phân phối, nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối khác nhau: truyền
hình, điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính, thiết bị cá nhân, các điểm truy cập dịch
vụ Các dịch vụ phải có thể sử dụng và truy cập được tại bất kỳ đâu, không phụ thuộc vào không
gian, thời gian.
Trong môi trường kinh doanh năng động và đầy cạnh trang như hiện nay các doanh nghiệp rất cần các
giải pháp và dịch vụ truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại để giúp họ thu hút và chăm sóc được khách
hàng
Khẳ năng cung cấp các kênh truyền thông để tự động phân phối thông tin về sản phẩm, dịch
vụ doanh nghiệp đến với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi, cho phép các doanh nghiệp
nhận được các phản hồi từ khách hàng không hạn chế về thời gian và không gian.
Cung cấp các giải pháp và giao diện mở cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai,
tích hợp với hệ thống của các nhà cung cấp hạ tầng truyền thông, tài chính ngân hàng và với
các doanh nghiệp khác.
Tiết kiệm chi phí đầu tư để phát triển hệ thống, đội ngũ kỹ thuật, cơ sở hạn tầng, ít rủi ro, lợi
nhuận cao và nhanh chóng thu hồi lại vốn.
103 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp an ninh đầu cuối cho NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Phạm Quý Phương
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
AN NINH ĐẦU CUỐI CHO NGN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2010
2
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua với sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin và truyền thông, nhu cầu và
yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người dùng ngày càng cao trên các loại hình dịch vụ như: thoại,
truyền số liệu, gửi nhận Fax, các dịch vụ giá trị gia tăng mang tính chất tích hợp, đa dạng và tiện lợi.
Các dịch vụ cung cấp qua nhiều kênh phân phối, nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối khác nhau: truyền
hình, điện thoại cố định, điện thoại di động, máy tính, thiết bị cá nhân, các điểm truy cập dịch
vụ…Các dịch vụ phải có thể sử dụng và truy cập được tại bất kỳ đâu, không phụ thuộc vào không
gian, thời gian.
Trong môi trường kinh doanh năng động và đầy cạnh trang như hiện nay các doanh nghiệp rất cần các
giải pháp và dịch vụ truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại để giúp họ thu hút và chăm sóc được khách
hàng
Khẳ năng cung cấp các kênh truyền thông để tự động phân phối thông tin về sản phẩm, dịch
vụ doanh nghiệp đến với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi, cho phép các doanh nghiệp
nhận được các phản hồi từ khách hàng không hạn chế về thời gian và không gian.
Cung cấp các giải pháp và giao diện mở cho phép doanh nghiệp có thể dễ dàng triển khai,
tích hợp với hệ thống của các nhà cung cấp hạ tầng truyền thông, tài chính ngân hàng và với
các doanh nghiệp khác.
Tiết kiệm chi phí đầu tư để phát triển hệ thống, đội ngũ kỹ thuật, cơ sở hạn tầng, ít rủi ro, lợi
nhuận cao và nhanh chóng thu hồi lại vốn.
Yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông
Thu hút được nhiều khách hàng qua đó khai thác tối đa cơ sở hạ tầng truyền thông, tài chính
và mang lại nhiều doanh thu.
Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và lọại hình dịch vụ vủa khách hàng.
Khi cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông đã ổn định và bão hoà thì dịch vụ sẽ trở thành nguồn doanh thu
chính của các doanh nghiệp Viễn thông. Sự phong phú về dịch vụ sẽ là một trong các yếu tố thu hút
khách hàng. Các nhà khai thác mạng Viễn thông rất cần việc quản lý mạng một cách tập trung qua đó
có thể giám sát mạng và chất lượng một cách tốt nhất để cung cấp cho các khách hàng của mình với
dịch vụ tốt nhất.
Cấu trúc mạng Viễn thông hiện tại quá phức tạp
Mạng Viễn thông thế hệ cũ đã tồn tại và phát triển gần 100 năm, trong 100 năm đó ít có sự thay đổi
mang tính cách mạng và khoảng cách giữa các mốc chuyển đổi công nghệ cũng rất xa nhau (từ chuyển
mạch cơ sang mạch điệ tử analog rồi đến chuyển mạch số, chuyển mạch gói,..).
Các nhà cung cấp công nghệ Viễn thông khác nhau đã tạo ra các mạng lõi cung cấp các dịch vụ Viễn
thông tồn tại dưới dạng những ”ốc đảo” như mạng chuyển mạch PSTN, mạng X25, mạng di động..
Khái niệm “ốc đảo” ở đây không những chỉ bởi sự ngăn cách về mặt công nghệ, sự cô lập về dịch vụ
giữa các mạng (ví dụ: các dịch vụ trên mạng cố định và di động). Các rào cản cho việc hợp nhất các
mạng này là chưa có một công nghệ được chuẩn hoá nào bao trùm được tất cả các công nghệ khác.
3
Cấu trúc mạng đóng tạo ra sự độc quyền của các nhà cung cấp hệ thống
Thời gian trước đây do công nghệ chưa phát triển, các thiết bị Viễn thông là độc quyền của các công
ty Viễn thông lớn. Các công nghệ (phần cứng/phần mềm) chuyên dụng được sử dụng trong các thiết bị
này thường là bí mật công nghệ của các hãng và không được công bố rộng rãi. Do vậy, khi mua thiết
bị chuyển mạch cơ sở của một hãng nào đó thì các thiết bị cấu thành khác như: Các trạm lắp đặt thuê
bao ở xa, các bộ tập trung, các module chuyển mạch vệ tinh.. cũng phải chọn của chính hãng đó.
Rất nhiều công ty dùng chính những hạn chề này để ép khách hàng. Cũng vì cấu trúc của các hệ thống
chuyển mạch rất đóng nên các hãng sản xuất các phần cứng Viễn thông nhỏ lẻ cũng không có cơ hội
tồn tại vì không có khả năng tương thích với các thiết bị của các hãng lớn khác.
Việc cung cấp dịch vụ mới chậm và có nhiều bất cập
Do kiến trúc ốc đảo trong mạng Viễn thông hiện tại nên các dịch vụ cũng chỉ giới hạn trong các ốc đảo
này vì các công nghệ của các mạng đó quá khác nhau. Các dịch vụ bởi vậy cũng nghèo nàn và khó có
cơ hội phát triển.
Mặt khác, các dịch vụ mạng hiện tại thường do nhà khai thác Viễn thông cung cấp, được tích hợp luôn
vào các thiết bị Viễn thông của nhà khai thác (ví dụ: các dịch vụ mạng thông minh hay di động).
Quản lý mạng khó khăn
Các nhà khai thác mạng Viễn thông trong quá trình số hoá mạng Viễn thông trong những năm qua đã
cố gắng trang bị cơ sở hạ tầng Viễn thông số hiện đại và cố gắng tránh tình huống bị ép giá bằng cách
trang bị các tổng đài của nhiều hãng khác nhau. Điều này nảy sinh sự phức tạp trong kiến trúc mạng,
sự tương thích của các chủng loại thiết bị và sự phức tạp trong quản lý.
Mạng NGN ra đời
Các yếu tố trên đây đưa mạng Viễn thông phát triển đến một giai đoạn bước ngoặt mới có tính cách
mạng đó là mạng Viễn thông thế hệ mới (NGN-Next Generation Network).
Mạng NGN là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức Viễn thông lớn nhằm cho ra đời một
mô hình cấu trúc mạng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đầu tư hiệu quả và đáp ứng nhu cầu
phong phú về dịch vụ. Các tổ chức có thể kể đến như: ITU-T (Các nhóm SG16, SG11…)[1], IETF
(Internet Engineering Task Force) [2], MSF (Multiservice Switching Forum)[3], ETSI[4]..
4
An ninh cho mạng NGN
Với sự phát triển của các dịch vụ trên NGN hiện tại và tương lai, việc xây dựng mạng cung cấp dịch
vụ cần đi kèm với việc thực hiện đảm bảo an toàn cho mạng. Đó chính là điểm khác biệt tạo nên tính
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Hiện tại có thể nói các chuẩn công nghệ về an ninh trong
NGN đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều tổ chức nghiên cứu, song đa số vẫn đang còn nằm ở
dưới dạng bản thảo nghiên cứu. Việc áp dụng trực tiếp các chuẩn công nghệ để xây dựng nên giải
pháp an ninh là khá khó khăn.
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu lựa chọn các chuẩn công nghệ để có thể áp dụng làm framework
trong việc xây dựng giải pháp an ninh cho kiến trúc mạng NGN hiện tại cũng như trong tương lai là
một vấn đè quan trọng cần được thực hiện.
Với mục đích đảm bảo an ninh cho mạng nói chung và mạng viễn thông nói riêng, có rất nhiều các
giải pháp đã được đưa ra nhưng nhìn nhận một cách khách quan là các phương án đó thường không
đầy đủ và chưa được xây dựng trên một nền tảng lý luận vững chắc về bảo đảm an ninh đặc bịêt là cho
NGN.
Trong bối cảnh đó, một khung làm việc liên quan đến đảm bảo an ninh cần phải được nghiên cứu đó là
X.805 được ITU đề xuất. Bản thân X.805 không chỉ ra cách thức đảm bảo an ninh cho một đối tượng
cụ thể (mạng, thiết bị) mà phân rã các nguy cơ, biện pháp và cơ chể an ninh tổng quát cho mọi loại
hình mạng từ nhiều góc độ, lớp và mặt cắt khác nhau rất thuận tiện để phân tích cặn kẽ các vấn đề an
ninh cho bất kỳ hệ thống nào không ngoại trừ NGN.
Mục đích của luận văn
Luận văn này được Học viên đề xuất trên cơ sở nghiên cứu về mạng NGN cũng như phát triển thử
nghiệm các thực thể NGN trong một năm nghiên cứu về an ninh mạng NGN tại Trung tâm Công nghệ
Thông tin (thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) – CDiT (Center for Development of
Information Technology). Qua luận văn này Học viên mong muốn giới thiệu các vấn đề công nghệ
sau
Mạng thế hệ mới (Next Generation Network - NGN)
o Xu hướng của các dịch vụ Viễn thông
o Mô hình tham chiếu NGN
o Công nghệ truyền tải mạng NGN
o Các phương thức truy nhập NGN
o Mô hình mạng NGN điển hình
Mạng đô thị (Metro Arear Network - MAN)
o Những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạng MAN
o Xu hướng phát triển công nghệ Ethernet trên MAN
o Kiến trúc mạng MAN của Cisco
o Khuyến nghị TR-101
o Mô hình mạng MAN điển hình
o Cung cấp dịch vụ VPN L2 và HSI qua MANE
5
An ninh trong NGN
o Xây dựng một quy trình đảm bảo an ninh dựa trên việc tổng hợp các ưu điểm của
khuyến nghị X.805.
o Phân tích các kịch bản tấn công từ phía khách hàng đối với các thiết bị mạng của nhà
cung cấp dịch vụ Viễn thông cho hai loại hình dịch vụ là VPN L2 và HSI.
o Bước đầu áp dụng để đưa ra phương án đảm bảo an ninh cho một hệ thống NGN điển
hình với các dịch vụ VPN L2 và HSI.
Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời là khuyến nghị cho các nhà khai thác Viễn thông ở Việt Nam trong
quá trình triển khai NGN.
Cấu trúc của luận văn
Chương 1: MẠNG THẾ HỆ MỚI
o Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp mạng NGN
như đã nêu trong phần mục đích của luận văn.
Chương 2: MẠNG ĐÔ THỊ
o Chương này trình bày các vấn đề liên quan đến công nghệ và giải pháp mạng MAN,
cách thức cung cấp dịch vụ VPN L2 và HSI qua mạng MAN như đã nêu trong phần
mục đích của luận văn.
Chương 3: PHÂN TÍCH KIẾN TRÚC VÀ CÁC THÀNH PHẦN AN NINH X.805 DO
ITU-T ĐỀ XUẤT
o Chương này phân tích cách tiếp cận của X.805 về an ninh mạng theo các mặt phẳng
và lớp an ninh, đồng thời chỉ ra các nguy cơ có thể xảy ra đối với thực thể mạng và
các biện pháp phòng chống tương ứng.
Chương 4: PHÂN TÍCH ÁP DỤNG KHUYẾN NGHỊ X.805 CHO THIẾT KẾ AN NINH
MẠNG NGN
o Chương này trình bày về quy trình áp dụng X.805 vào thiết kế giải pháp an ninh mạng
NGN do học viên và nhóm nghiên cứu tại CDiT đề xuất.
Chương 5. KẾT QUẢ ÁP DỤNG X.805 CHO MẠNG NGN
o Chương này trình bày các kết quả áp dụng X.805 đối với các thiết bị trong mạng NGN
đối với các dịch vụ VPN L2 (E-LINE, E-LAN) và dịch vụ HSI.
Chương 6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ KHUYẾN NGHỊ
o Chương này đánh giá các kết quả đạt được của luận văn, các khuyến nghị về an ninh
đầu cuối cho NGN đối với các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông
Phụ Lục. GIẢI PHÁP CHỐNG DoS CỦA ARBOR
o Phần này giới thiệu giải pháp an ninh mạng băng rộng của Arbor.
Chương 1. MẠNG THẾ HỆ MỚI
6
1.1 Tóm tắt chương
Chương này trình bày những vấn đề liên quan đến mạng thế mới (NGN) gồm: mô hình tham chiếu
NGN theo ITU-T, một số công nghệ chủ đạo cho truyền tải và truy nhập NGN. Quan trọng nhất là
việc đề xuất một mô hình NGN điển hình có thể áp dụng với các nhà khai thác và cung cấp dịch vụ
Viễn thông, đặc biệt là ở Việt Nam.
1.2 Xu hướng của các dịch vụ Viễn thông
• Lưu lượng thoại truyền thống suy giảm, chuyển dịch sang các dịch vụ di động và VoIP.
• Sự phát triển nhanh chóng của các phương thức truy nhập băng rộng càng gia tốc thêm sự suy
giảm của các dịch vụ truyền thống.
• Các dịch vụ băng rộng chiếm tài nguyên mạng hơn rất nhiều so với các dịch vụ truyền thống.
• Tuy nhiên, trong tương lai gần 80% lợi nhuận của các nhà khai thác viễn thông vẫn đến từ các
dịch vụ truyền thống: TDM voice, Leased-line…
1.2.1 Các thách thức với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
Duy trì “sự trung thành” của các khách hàng hiện có.
Tăng tỉ lệ ARPU bằng cách giới thiệu các gói dịch vụ, các loại hình dịch vụ mới, đa dạng tới
các đối tượng khách hàng khác nhau.
Giảm chi phí đầu từ (CAPEX) và chi phí vận hành (OPEX) nhiều hơn so với các đối thủ cạnh
tranh.
Xây dựng một cơ sở hạ tầng mạng thống nhất, vững chắc và đáp ứng sẵn sàng các yêu cầu của
các dịch vụ phát triển trong tương lai .
Xu hướng tiến lên NGN là xu hướng tất yếu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
1.2.2 Những hạn chế của mạng hiện tại và nhu cầu phát triển NGN
Cứng nhắc trong việc phân bổ băng thông.
Hình 1.1 Xu hướng của các dịch vụ Viễn thông
7
Khó khăn trong việc tổ hợp mạng.
Khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ mới.
Đầu tư cho mạng PSTN lớn.
Giới hạn trong phát triển mạng.
Không đáp ứng được sự tăng trưởng nhanh của các dịch vụ dữ liệu.
1.3 Tổng quan về NGN
1.3.1 Định nghĩa NGN của ITU-T Y.2001
Mạng NGN là một mạng dựa trên chuyển mạch gói có khả năng cung cấp các dịch vụ Viễn thông và
sử dụng các công nghệ chuyển tải băng rộng, hỗ trợ QoS; (và trong đó) việc cung cấp các dịch vụ độc
lập với các công nghệ liên quan đến chuyển tải. Hỗ trợ người sử dụng lựa chọn dịch vụ mà không phụ
thuộc với mạng và với nhà cung cấp dịch vụ. NGN hỗ trợ khả năng di động và tạo điều kiện cung cấp
dịch vụ ở mọi lúc, mọi nơi.
Hình 1.2 Sự hội tụ giữa thoại và số liệu, cố định và di động trong NGN
8
PCS
IS-95A IS-95B
CDMA2000
1X 1X EV-DO
1X EV-DV
WCDMA
IEEE802.11 IEEE802.11b
IEEE802.11a
IEEE802.11g
PSTN
Modem
ISDN
ADSL VDSL FTTH
Mạng hội tụ băng rộng
Toàn IP
Mạng không dây
Mạng di động
Mạng cố định
Trước đây Hiện tại Tương lai
Hình 1.3 Xu hướng hội tụ các công nghệ mạng (theo 3GPP)
SMS
Tải nhạc chuông
Di động
Người-Người
Người-Máy
Môi trường hội tụ
DAB/DVB
Thoại thấy hình
TV di động
VOD
Video streaming
Dịch vụ theo vị trí
Dịch vụ định vị
Điều khiển từ xa
Dịch vụ biểu cảm
Hội nghị truyền hình
Hướng thoại
H
ư
ớ
ng
th
oạ
i
Dữ liệu tốc độ thấp Multimedia Multimedia nhanh,
băng rộng
Th
ôn
g
m
in
h
H
ư
ớ
ng
th
oạ
i
Th
ôn
g
m
in
h
Hình 1.4 Xu hướng hội tụ các dịch vụ viễn thông (theo 3GPP)
9
1.3.2 Các đặc điểm của NGN
Nền tảng là hệ thống mạng mở
Các khối chức năng của tổng đài truyền thống được chia thành các phần tử mạng độc lập, các
phần tử phân theo chức năng và phát triển một cách độc lập.
Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương ứng.
Là mạng dịch vụ thúc đẩy
Chia tách dịch vụ với điều khiển cuộc gọi.
Chia tách cuộc gọi với truyền tải.
Là mạng chuyển mạch gói, giao thức thống nhất
Các mạng thông tin tích hợp trong một mạng thống nhất dựa trên nền gói.
IP trở thành giao thức vạn năng, làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ.
NGN là nền tảng cho cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia (NII).
Là mạng có dung lượng và tính thích ứng cao, đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu
Có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ đa phương tiện băng thông cao.
Có khả năng thích ứng với các mạng đã tồn tại để tận dụng cơ sở hạ tầng mạng, dịch vụ và
khách hàng sẵn có.
1.3.3 Một số nguyên tắc tổ chức mạng NGN
Mạng có cấu trúc đơn giản.
Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú và đa dạng.
Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm chi phí khai thác, bảo dưỡng.
Dễ dàng tăng dung lượng, phát triển dịch vụ mới.
Có độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh.
Tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu phát triển dịch vụ,
không theo địa bàn hành chính mà theo vùng mạng hoặc vùng lưu lượng.
10
1.4 Mô hình tham chiếu NGN
1.4.1 Mô hình tham chiếu NGN của ITU
Mô hình tham chiếu về mạng NGN của ITU như hình 1.5
Phần dưới đây sẽ trình bày cấu trúc chức năng của mạng NGN của ITU-T. Các chức năng người sử
dụng nối tới NGN theo giao diện UNI (User Network Interface), trong khi các mạng được kết nối
thông qua giao diện NNI. Giao diện API là kết nối giữa NGN với các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông
thứ ba.
1.4.1.1 Các chức năng tại tầng chuyển tải
Tầng chuyển tải thực hiện các chức năng kết nối các thành phần trong mạng gồm các thiết bị
(thường nằm trong các Server trong mạng) và các thiết bị của người sử dụng. IP hiện đang
được coi là phương tiện chuyển tảihứa hẹn nhất cho NGN. Tầng chuyển tải phải có khả năng
cung cấp QoS toàn trình.
Tầng chuyển tải được chia thành mạng lõi và mạng truy nhập. Các thành phần chức năng của
tầng chuyển tải được miêu tả ngắn gọn dưới đây.
SERRVICE STRATUM
TRANSPORT STRATUM
APPLICATIONs
M
AN
AG
EM
EN
T
O
TH
ER
N
E
TW
O
R
K
NNI
ANI
EN
D
U
SE
R
UNI
Application/service support
functions
Service control functions Service user
profile
Transport function
Transport control function
NACF RACF
Transport
user profile
Beare
r Control
Manageme
nt
Hình 1.5 Mô hình tham chiếu về mạng NGN của ITU-T
11
Chức năng truy nhập (Access Functions - AF)
Đây là khối chức năng quản lý truy nhập của thuê bao tới mạng. Hoạt động của nó phụ thuộc
vào công nghệ truy nhập, ví dụ: xDSL, Ethernet, quang, vô tuyến..
Chức năng chuyển tải truy nhập (Access Transport Functions - ATF)
Khối chức năng này thực hiện chuyển tải thông tin qua mạng truy nhập. Nó có các kỹ thuật
điều khiển QoS cho lưu lượng của người sử dụng gồm: quản lý bộ đệm, xếp hàng và lập lịch,
lọc gói, phân loại lưu lượng, đánh dấu và thiết lập chính sách.
Chức năng biên (Edge Functions - EF)
Khối chức năng này xử lý lưu lượng khi lưu lượng từ phần truy nhập được nhập vào mạng lõi.
Chức năng chuyển tải lõi (Core Transport Functions - CTF)
Khối chức năng này đảm bảo chuyển tải thông tin qua mạng lõi. Nó cung cấp các phương
pháp phân biệt chất lượng chuyển tảitrên mạng, dựa vào mối tương tác với các chức năng điều
khiển chuyển tải (Transport Control Function). Nó cũng cung cấp các kỹ thuật QoS, xử lý trực
tiếp lưu lượng người sử dụng gồm: quản lý bộ đệm, xếp hàng và đặt lịch, lọc gói, phân loại
lưu lượng, đánh dấu và thiết lập chính sách, điều khiển cổng và firewall.
Chức năng điều khiển gắn kết mạng (Network Attachment Control Functions - NACF)
Khối chức năng này cung cấp hoạt động đăng ký tại lớp truy nhập và khởi tạo các chức năng
người dử dụng cuối để truy nhập các dịch vụ NGN, cụ thể là: đinh danh/xác thực tại lớp mạng,
quản lý không gian địa chỉ IP của mạng truy nhập, xác thực phiên truy nhập.
Chức năng điều khiển tài nguyên và nhận vào (Resource and Admission Control Functions -
RACF)
Khối chức năng này cung cấp chức năng điều khiển nhận vào và điều khiển cổng. Điều khiển
nhận vào gồm kiểm tra xác thực dựa vào profile về người dùng thông qua chức năng NACF
và cấp phép có tính đếm năng lực tài nguyên. RACF tương tác với chức năng lớp chuyển tải
để điều khiển một số chức năng sau: lọc gói, phân loại lưu lượng, đánh dấu và định chính
sách, dành trước và cấp phát băng thông, chống giả mạo địa chỉ, NAPT, tính cước sử dụng…
Chức năng quản lý User Profile lớp chuyển tải (Transport User Profile Functions - TUPF)
Khối chức năng này xử lý thông tin và các hoạt động của người sử dụng liên quan đến tầng
chuyển tải, và lưu trữ trong “user profile”.
Chức năng cổng (Gateway Functions)
Khối chức năng này tạo khả năng tương tác với các mạng khác như PSTN/ISDN, Internet
hoặc mạng NGN của các nhà cung cấp Viễn thông khác. Giao diện NNI có cả ở lớp điều khiển
12
và chuyển tải. Tương tác giữa lớp điều khiển và chuyển tải có thể thực hiện trực tiếp hoặc
thông qua các chức năng điều khiển chuyển tải.
Chức năng quản lý Media (Media Handling Functions)
Cung cấp các dịch vụ như tạo các tín hiệu âm tone, chuyển mã, làm cầu nối cho các dịch vụ
hội nghị truyền hình (Conferencing).
1.4.1.2 Các chức năng tại tầng dịch vụ
Các chức năng này cung cấp dịch vụ có phiên, dịch vụ không phiên, và toàn bộ các dịch vụ
PSTN/ISDN hiện thời.
Chức năng điều khiển dịch vụ (Service and Control Functions)
Gồm các chức năng điều khiển phiên, chức năng đăng ký, xác thực và cấp phép tại mức dịch
vụ. Chúng có thể bao gồm các chức năng điều khiển tài nguyên Media.
Chức năng quản lý User Profile dịch vụ (Service User Profile Functions)
Khối chức năng này xử lý thông tin và các hoạt động của người sử dụng liên quan đến tầng
dịch vụ, và lưu trữ trong “user profile”.
1.4.1.3 Chức năng ứng dụng (Application Functions)
NGN hỗ trợ các giao diện API mở, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thứ ba sử dụng năng
lực mạng NGN để kiến tạo và phát triển các dịch vụ mới cho người sử dụng.
1.4.1.4 Các chức năng quản lý
Hỗ trợ quản lý mạng là nguyên tắc cơ bản cho các hoạt động của mạng NGN. Các chức năng
quản lý cho phép các nhà điều hành NGN quản lý mạng và cung cấp các dịch vụ NGN với
chất lượng, mức độ tin cậy và tính an toàn theo mong muốn
Các chức năng này được phân tán vào mỗi phần tử chức năng (FE). Chúng tương tác với các
phần tử chức năng quản lý phần tử mạng (NE), quản lý mạng và quản lý dịch vụ
Các chức năng quản lý còn gồm việc tín