Quảng Trị là một trong những địa phương có bề dày lịch sử, văn
hóa; với sự đa dạng về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân, lại là nơi hội
tụ của các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A, đường 9 và đường Hồ Chí
Minh), đường sắt Bắc – Nam, gần các sân bay Phú Bài (Thừa Thiên
Huế) và Đồng Hới (Quảng Bình). nên có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh
Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được
xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 518 di tích lịch sử cách
mạng đã được kiểm kê, đánh giá, trong đó 469 di tích lịch sử cách
mạng, 436 di tích cấp tỉnh, 12 di tích cấp quốc gia và 4 di tích quốc gia
đặc biệt1. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du
lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội tại 02 nghĩa trang quốc gia
(Đường 9 và Trường Sơn), Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc.
Ngoài ra, ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của
nhân dân địa phương và du khách nên có điều kiện thuận lợi để liên
kết phát triển loại hình du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa tâm
linh.
Ở Quảng Trị, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh cũng đã tập
trung vào 3 loại hình cơ bản là tổ chức tour du lịch tuyến Hành lang
Kinh tế Đông - Tây; du lịch vùng phi quân sự, hoài niệm về chiến
trường và du lịch sinh thái biển. Hiện tại, nhằm đa dạng hóa sản phẩm
du lịch và bắt nhịp với xu hướng chung của ngành du lịch cả nước, các
hãng lữ hành cũng đã bắt đầu chú ý đến việc khai thác các tour du lịch
văn hóa tâm linh.
43 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................... 1
CHƢƠNG I: Một số vấn đề lý luận về loại
hình du lịch văn hóa tâm linh, các mô hình
du lịch tâm linh trên thế giới và sự vận
dụng các lý luận và mô hình này cho việc
phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở
Quảng Trị ..................................................... 4
1. Một số vấn đề lý luận về loại hình du
lịch văn hóa tâm linh ..................................... 4
2. Các mô hình du lịch tâm linh trên thế
giới ................................................................. 6
3. Vận dụng lí luận và mô hình du dịch tâm
linh và sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh
tỉnh Quảng Trị ............................................... 8
CHƢƠNG II: Thực trạng phát triển loại
hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị 11
.................................................................... 11 11
1. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa
tâm linh ở Quảng Trị .................................. 11
2. Thực trạng du lịch văn hóa tâm linh trên
địa bàn tỉnh Quảng Trị ................................ 14
3. Đánh giá chung trong việc phát triển loại
hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị . 24
CHƢƠNG III: Định hƣớng và giải pháp
phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm
linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tính đến
năm 2020 ................................................... 29
1. Quan điểm phát triển loại hình du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tính đến năm 2020 ...................................... 29
2. Định hướng phát triển loại hình du lịch
văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
tính đến năm 2020 ...................................... 29
3. Giải pháp phát triển loại hình du lịch văn
hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến
năm 2020 .................................................... 33
KẾT LUẬN
BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
CẤP TỈNH
Đề tài
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH VĂN HÓA TÂM
LINH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG TRỊ
Chủ nhiệm đề tài
TS. HÕ KỲ MINH
Thƣ ký đề tài
ThS. ĐÀM THỊ VÂN DUNG
Cơ quan chủ trì
Viện Nghiên cứu Phát triển
Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng
Tầng 28 Tòa nhà Trung tâm hành
chính - 24 Trần Phú, Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3840017
Website:
www.dised.danang.gov.vn
E-mail: dised@danang.gov.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Quảng Trị là một trong những địa phương có bề dày lịch sử, văn
hóa; với sự đa dạng về tín ngưỡng của cộng đồng cư dân, lại là nơi hội
tụ của các tuyến đường bộ (quốc lộ 1A, đường 9 và đường Hồ Chí
Minh), đường sắt Bắc – Nam, gần các sân bay Phú Bài (Thừa Thiên
Huế) và Đồng Hới (Quảng Bình)... nên có điều kiện thuận lợi để phát
triển các loại hình du lịch hoài niệm, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh
Ngành du lịch Quảng Trị đang sở hữu nhiều địa điểm du lịch được
xếp hạng của nhà nước. Theo thống kê, trong số 518 di tích lịch sử cách
mạng đã được kiểm kê, đánh giá, trong đó 469 di tích lịch sử cách
mạng, 436 di tích cấp tỉnh, 12 di tích cấp quốc gia và 4 di tích quốc gia
đặc biệt1. Quảng Trị là địa phương đầu tiên và duy nhất khai thác du
lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội tại 02 nghĩa trang quốc gia
(Đường 9 và Trường Sơn), Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc...
Ngoài ra, ở Quảng Trị có một số lễ hội thu hút đông đảo sự tham gia của
nhân dân địa phương và du kháchnên có điều kiện thuận lợi để liên
kết phát triển loại hình du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hóa tâm
linh.
Ở Quảng Trị, trong những năm qua ngành du lịch tỉnh cũng đã tập
trung vào 3 loại hình cơ bản là tổ chức tour du lịch tuyến Hành lang
Kinh tế Đông - Tây; du lịch vùng phi quân sự, hoài niệm về chiến
trường và du lịch sinh thái biển. Hiện tại, nhằm đa dạng hóa sản phẩm
du lịch và bắt nhịp với xu hướng chung của ngành du lịch cả nước, các
hãng lữ hành cũng đã bắt đầu chú ý đến việc khai thác các tour du lịch
văn hóa tâm linh.
Mặc dù Quảng Trị sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch tâm
linh kể trên song cho đến nay ngành du lịch tỉnh vẫn chưa khai thác
đúng mức thế mạnh của loại hình du lịch này. Các tour, tuyến du lịch
đến Quảng Trị nói chung vẫn chịu sức hút của hệ thống di tích lịch sử
1
4 di tích quóc gai đặc biệt bao gồm: Di tích Đôi bờ HIền Lương – Bến Hài, Di tích
Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972, Di
tích đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Trị, DI tích địa đạo Vịnh
Mốc và Hệ thống làng Hầm Vĩnh Linh.
2
chiến tranh (như du lịch hoài niệm, du lịch hồi tưởng). Những hoạt động
khai thác các di tích tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội... để phục vụ du
lịch chỉ là hoạt động riêng lẻ của các công ty du lịch, lữ hành và diễn ra
nhất thời khi có các sự kiện lễ hội quan trọng diễn ra chứ chưa được đưa
vào kế hoạch, chương trình khai thác bài bản và thường xuyên. Vì thế,
làm thế nào để du lịch tâm linh phát triển bền vững và đem lại nguồn
thu cho kinh tế, cho xã hội đang là vấn đề cần đầu tư nghiên cứu chuyên
sâu.
Từ đó chúng tôi cho rằng, hiện nay cần triển khai một công trình
nghiên cứu mang tính toàn diện, nhằm xác định chân xác những lợi thế
và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa
tâm linh cho tỉnh Quảng Trị. Đây sẽ là nền tảng cần thiết cho việc xây
dựng các tour, tuyến phù hợp hay đầu tư phát triển từng khu vực cụ thể
trong một chiến lược phát triển du lịch lâu dài và mang tính bền vững
của tỉnh Quảng Trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh và đề xuất các giải
pháp phát triển, định hướng quy hoạch vùng, khu vực các tuyến thuộc
loại hình du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm
2020.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
- Các cơ sở thờ tự, tôn giáo, tín ngưỡng, các di tích lịch sử cách
mạng, các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Các lễ hội tôn giáo, lễ hội cộng đồng, lễ hội văn hóa được tổ chức
thường xuyên hay định kỳ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đối với du lịch văn hóa
tâm linh ở Quảng Trị (thông qua các cuộc khảo sát) và các sản phẩm du
lịch văn hóa tâm linh sẵn có ở Quảng Trị.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Thực trạng: Giai đoạn 5 năm từ 2009 – 2013;
+ Giải pháp: Đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận
3
- Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu, thông tin sau để phục vụ nghiên
cứu:
+ Thông tin thứ cấp là các tài liệu và kết quả nghiên cứu về du lịch
văn hóa tâm linh Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng;
+ Thông tin sơ cấp là những số liệu thu thập được qua các cuộc
điền dã và phỏng vấn nhanh.
+ Xây dựng hệ thống giả thuyết về từng vấn đề nghiên cứu và sử
dụng các số liệu để thực hiện các phương pháp thống kê kiểm định.
5.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu, các nghiên cứu trước đây
về loại hình văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh;
- Phương pháp điều tra điền dã, điều tra bảng hỏi, khảo sát, phỏng
vấn nhanh trực tiếp các đối tượng tham dự vào dạng hoạt động du lịch
văn hóa tâm linh, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn
đề nghiên cứu;
- Phương pháp điền dã dân tộc học, quan sát từng mặt và toàn diện,
khảo sát chi tiết các đối tượng của đề tài nghiên cứu, làm rõ các giá trị
đặc trưng;
- Phương pháp cấu trúc, phân tích các nhân tố cấu thành, chi phối
và ảnh hưởng đến loại hình du lịch văn hóa tâm linh ở Quảng Trị;
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra.
- Phương pháp đối sánh: so sánh, đánh giá những hoạt động liên
quan đến việc xây dựng tour tuyến du lịch văn hóa tâm linh trong quá
khứ và hiện nay, nhằm đúc kết những kinh nghiệm cho việc thực hiện
đề tài nghiên cứu;
- Tổ chức hội thảo khoa học để thu thập ý kiến của các nhà khoa
học, nhà quản lý, các chuyên gia trong lĩnh vực này;
Và các phương pháp cần thiết khác.
4
CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA
TÂM LINH, CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI
VÀ SỰ VẬN DỤNG CÁC LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NÀY CHO VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH Ở QUẢNG TRỊ
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN
HÓA TÂM LINH
1.1. Về văn hóa tâm linh
khoa học và nền tảng của nó là đạo đức của con người.
Văn hoá tâm linh là một mặt hoạt động văn hoá của xã hội con
người, được biểu hiện ra những khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang
những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống thường ngày và trong cuộc
sống tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độ của con người.
Thể hiện về phương diện giá trị vật chất là những kiến trúc nghệ thuật,
những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà
thờ,...Thể hiện về giá trị văn hoá tinh thần đó là những nghi lễ, những ý
niệm thiêng liêng trong tâm thức con người.
Chính vì vậy, khái niệm văn hóa tâm linh với tư cách là hình thái
văn hóa của một tộc người bao gồm nhiều yếu tố, theo như GS.TS Hồ
Sỹ Vịnh là: tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian (folklore) và một
phần của sáng tạo khoa học, nghệ thuật như sự thăng hoa, phút xuất
thần, “tia chớp” cảm hứng sáng tạo, trí tuệ phát sáng của khoa học và
nghệ sĩ.2
1.2. Về du lịch văn hóa tâm linh
1.2.1. Về du lịch
Du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay
một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc
hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ
yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các
hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.2.2. Nhu cầu du lịch và nhu cầu du lịch tâm linh
2
tam-linh-ly-lun-va-thc-tin-&catid=68:s-tay-vn-hoa-tam-linh&Itemid=130
5
1.2.2.1. Nhu cầu du lịch
Từ định nghĩa về du lịch, có thể hiểu nhu cầu du lịch là nhu cầu của
con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên
của họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, công vụ và các mục đích khác trong
một khoảng thời gian nhất định (không quá một năm). Nhu cầu du lịch
gắn liền với nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong môi
trường mà người ta đến. Họ sử dụng và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
khác tại nơi đến, phần lớn là những hàng hóa, dịch vụ mà tại nơi mình
không sống, không có để phục vụ cho chuyến hành trình của mình.
Nhu cầu du lịch được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, là sự cần thiết
phải thỏa mãn nhiều nhu cầu trong cùng một chuyến đi. Vì vậy, trong
nhu cầu du lịch, các chuyên gia về lĩnh vực du lịch đã phân chia thành 3
nhóm bao gồm nhóm nhu cầu cơ bản (gồm đi lại (vận chuyển), lưu trú,
ăn uống), nhóm nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm
hiểu, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng định, giao tiếp) và nhóm nhu cầu
hỗ trợ (thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin,). Các nhóm nhu cầu này thường
được kết hợp lại để đạt nhiều mục đích khác nhau trong cùng một
chuyến đi, và tương ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết phải có những
hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho khách du lịch.
1.2.2.2. Nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh
Nhìn chung, du lịch tâm linh hiện nay được thể hiện trên nhiều
cung bậc, nhiều dạng. Dạng thứ nhất, đó là những hoạt động tham quan,
vãn cảnh tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Đây là dạng hẹp nhất, chưa
thể hiện được ý nghĩa của hoạt động du lịch này nhưng lại là hoạt động
phổ biến nhất hiện nay; Dạng thứ hai được mở rộng hơn với cách hiểu
là tìm đến các địa điểm, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh tham quan
vãn cảnh thì còn để cúng bái, cầu nguyện. Dạng này có mở rộng hơn
nhưng mới chỉ phù hợp với những đối tượng có theo tôn giáo, tín
ngưỡng; Dạng thứ ba có mục đích chính là tìm hiểu các triết lý, giáo
pháp khiến cho con người trầm tĩnh, để tâm hồn thư thái, cải thiện sức
khỏe và cảm nhận chính bản thân mình.
Đối với một số khách du lịch, sự hài lòng đối với nhu cầu tâm linh
có ý nghĩa là họ đã đi đến hết cuộc hành trình. Đáp ứng tinh thần là một
phần của cuộc hành trình. Khái niệm du lịch cũng như tâm linh đến lúc
được mở rộng, xác định. Nếu ý định trở về nhà mạnh hơn và nhiều hơn
6
thì chứng tỏ cuộc hành hương của họ đã thành công. Du lịch có thể
không có tính năng thiêng liêng, mặc dầu mục đích của nó có thể có
được.
Du lịch và tâm linh là hai nhu cầu có tác động một cách ngang bằng
nhau, có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, có khi nhu cầu du lịch
là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của khách du lịch tâm
linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào.
2. CÁC MÔ HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Mô hình du lịch tôn giáo (hay mô hình hành hƣơng)
Du lịch tôn giáo là du lịch tâm linh với điều kiện là khi đến các cơ
sở tôn giáo đó, con người được trải nghiệm, hướng đến tâm linh. Bởi vì
đặc điểm của du lịch tâm linh là phải “mang tính cá nhân sâu sắc” nhằm
tìm kiếm các giá trị tâm linh tốt đẹp và tìm kiếm chính mình thông qua
con đường nội tâm riêng của chính mình. Khách du lịch tâm linh có
mục đích chính là vượt qua các khuôn phép tôn giáo một cách có ý thức
để tìm kiếm các giá trị về tâm linh và các cảm nhận tốt đẹp về con
người.
Đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Bởi vì
trước hết, nó gắn bó chặt chẽ với loại hình du lịch khác, nó khá tương tự
như du lịch di sản ở chỗ là đến các cơ sở tôn giáo (chùa chiền, nhà thờ)
để tham quan. Đó là hành trình tham quan các công trình kiến trúc, điêu
khắc, hội họa, vườn cảnh, hay cảm thụ âm nhạc tại các địa điểm tín
ngưỡng tôn giáo. Nó hơi thiêng về nhu cầu tìm hiểu văn hóa - lịch sử,
thưởng thức nghệ thuật và cảm giác lĩnh hội tính thần bí tâm linh chỉ là
một phần rất nhỏ.
- Thời lượng dành cho một điểm tham quan thường không kéo dài
để dàn trải cho những điểm tham quan khác trong lịch trình.
- Với mô hình này, độ thẩm thấu về mặt tâm linh của du khách đối
với địa điểm tham quan chủ yếu phụ thuộc sự hứng thú của họ với điểm
đến, phụ thuộc vào niềm tin, sự quan sát, cũng như cảm nhận của từng
du khách trong hành trình.
- Mô hình du lịch này đặt du khách vào trong một không gian thấm
đẫm tính tâm linh để mỗi cá nhân tự chiêm nghiệm, cảm nhận tính tâm
7
linh huyền bí, tự tạo ra cho mình những cảm giác thú vị sau chuyến
hành trình.
2.2. Mô hình du lịch tham quan, tham dự sự kiện tôn giáo
Bên cạnh hành hương, đến tham quan các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng
thì việc tham quan, tham dự các sự kiện tôn giáo cũng là một mô hình
của du lịch tâm linh. Bao gồm các hoạt động du lịch liên quan đến
phong tục tập quán dân gian, du lịch lễ hội tôn giáo, du lịch lễ hội và tín
ngưỡng dân gian. Mô hình này đặc biệt chú ý đến hoạt động mang tính
thế tục hóa tôn giáo. Phong tục tín ngưỡng dân gian là một khía cạnh
quan trọng của thế tục hóa tôn giáo nên các hoạt động du lịch liên quan
mảng này được chú ý khai thác.
Một số đặc điểm của mô hình:
- Mô hình này cũng khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Mô hình du lịch có mối gắn kết chặt chẽ với mô hình
du lịch tôn giáo, bởi vì không ít các sự kiện này có gắn với một cơ sở
tôn giáo tín ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, nó không đồng nhất với mô
hình đầu tiên bởi không khí và thời điểm linh thiêng của của một lễ hội.
Đó là lúc con người dễ nhanh chóng đạt xúc cảm tâm linh.
- Không gian động, có chút xáo trộn do đông đúc người tham gia.
Thời gian tùy vào chuyến đi của từng du khách.
- Như vậy, du khách sẽ có cơ hội đạt độ thẩm thấu về tâm linh nếu
hòa mình vào lễ hội. Tuy nhiên, số lượng này không lớn.
2.3. Mô hình thiền
Bao gồm các loại hình du lịch nghỉ dưỡng tâm linh, du lịch sinh
thái tâm linh và du lịch thể nghiệm tâm linh. Mô hình này là sản phẩm
của sự kết hợp cao độ giữa hai phương diện tín ngưỡng tôn giáo và du
lịch.
Đặc điểm của mô hình:
- Du lịch tâm linh theo mô hình này thường kết hợp với du lịch sinh
thái, du lịch nghỉ dưỡng.
- Địa điểm để thực hiện du lịch tâm linh theo mô hình này là không
gian yên ả, thanh tịnh, giúp cho con người có được cảm giác thư giãn,
thoải mái, có điều kiện để tìm về con người của mình. Chính vì vậy, du
8
lịch tâm lịnh còn được xem là du lịch sinh thái tâm linh, là sản phẩm
của quá trình kết hợp đầy đủ yếu tố du lịch tâm linh và yếu tố du lịch
nghỉ dưỡng. Thông qua việc tổ chức tham quan các điểm du lịch sinh
thái liên quan đến các yếu tố tôn giáo, tâm linh nhằm hướng đến mục
đích “trong cái không gian thuần khiết của thiên nhiên ấy gợi mở cho
du khách hiểu hơn về tín ngưỡng, tâm linh, hiểu hơn về vẻ đẹp các
không gian sinh thái linh thiêng ấy”.
- So với hai mô hình trên, mô hình thiền là mô hình du lịch tâm linh
có khả năng giúp du khách đạt được mức độ thẩm thấu về tâm linh, đạt
được sự cảm nhận về bản thân, sự an vui nhiều nhất.
2.4. Mô hình du lịch mua sắm các sản phẩm tâm linh
Bên cạnh những mô hình du lịch trên, trên thế giới còn có một hình
thức du lịch liên quan đến tâm linh nhưng hướng đến việc mua sắm các
sản phẩm lưu niệm mang tính tâm linh, tôn giáo, và các hoạt động vui
chơi giải trí liên quan đến tâm linh, tôn giáo.
3. VẬN DỤNG LÍ LUẬN VÀ MÔ HÌNH DU DỊCH TÂM LINH VÀ
SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH QUẢNG
TRỊ
3.1. Một số đặc điểm về văn hóa lịch sử tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là vùng đất mang đậm bản sắc dân tộc và có dấu ấn riêng
của mảnh đất miền Trung “gió Lào - cát trắng” gian truân.
Nơi đây có nhiều lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội Cầu Ngư,
lễ hội Rước kiệu Đức Mẹ La Vang, Lễ Vu Lan, Lễ hội Tổ đình Sắc Tứ,
lễ hội Chợ đình Bích La và các lễ hội cách mạng lịch sử cũng đang
được hình thành, phát triển thể hiện truyền thống như: Thả hoa trên
sông Thạch Hãn, Đêm Thành Cổ; Huyền thoại cõi Trường sơn; lễ hội
Thống nhất non sông Ngoài các lễ hội trên, ở Quảng Trị còn có các
trò chơi dân gian thường diễn ra trong Tết Nguyên Đán như: Chạy cù,
đánh đu, đánh bài chòi, đua ghe, hát bội; có các di sản văn hóa phi vật
thể độc đáo khác như: Tuồng Chợ Cạn, hò Như Lệ, hát trống quân Triệu
Cao, chuyện trạng Vĩnh Hoàng
Các cảnh quan, di tích, danh thắng tự nhiên và nhân văn được phân
bố rộng khắp trong các địa bàn trong tỉnh. Đó là Cửa Tùng, nơi được
mệnh danh “Nữ hoàng của các bãi tắm”, Khu danh thắng Đakrông với
9
những nét kỳ vĩ của thiên nhiên và ẩn chứa bao huyền thoại; là suối
nước nóng Tân Lâm, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, trằm Trà Lộc, thác Ồ
Ồ , đặc biệt là những địa danh tâm linh nổi tiếng của cả nước như:
Nhà thờ La Vang (Hải Lăng), chùa Sắc Tứ (Triệu Phong)
Bên cạnh đó, trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân
tộc, lịch sử đã để lại trên mãnh đất Quảng Trị một hệ thống di tích lịch
sử cách mạng có giá trị tiêu biểu, mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Qua
thống kê 3 toàn tỉnhcó 441 di tích lịch sử cách mạng, 33 di tích được xếp
hạng cấp quốc gia có giá trị đối với hoạt động du lịch, thu hút được du
khách khi tìm hiểu về chiến tranh cách mạng, bản lĩnh và trí tuệ con
người Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và đấu tranh giải
phóng tổ quốc. Hơn 20 năm là tuyến lửa, ở nơi đây đã xuất hiện hàng
loạt kỳ tích oai hùng cùng nhiều địa danh lừng lẫy chiến công, như Khe
Sanh, Đường 9, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Cửa Việt, Thành Cổ, Làng Vây,
Ái Tử, Cồn Cỏ, Vịnh Mốc, Gio An, Mỹ Thủy, Phường Sắn, Sông Hiếu,
Ba Lòng Một số điểm du lịch đến các di tích lịch sử cách mạng như
quần thể di tích đường Trường Sơn, tuyến du lịch vùng phi quân sự
DMZ (Demilitarized Zone), nhà đày Lao Bảo, sân bay Tà Cơn, đồn
Không Tên, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, khu di tích Thành Cổ Quảng
Trị, khu di tích đôi bờ Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, khu lưu niệm
Tổng Bí thư Lê Duẩn
Nhìn chung, trong kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của
Quảng Trị thì di sản văn hóa chiến tranh cách mạng là rất lớn. Đây là
tiềm năng và lợi thế trong việc xây dựng mô hình du lịch đặc trưng cho
Quảng Trị, đặc biệt là du lịch hồi