Trong những năm đầu mở cửa, nền Kinh Tế Thị Trường một mặt đã đem lại những thành tựu kinh tế, xã hội nhất định nhưng mặt khác, dưới những tác động tiêu cực của nó cùng với sự mở cửa du nhập một cách ồ ạt của văn hoá phương Tây đã làm biến đổi nhiều mặt của xã hội. Hệ thống giá trị, chuẩn mực đã ít nhiều biến đổi, lối sống đạo đức của giới trẻ đang có xu hướng suy giảm dần đi những giá trị tốt đẹp.
Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nhân tố con người nên đã đặt con người vào trung tâm của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội và đưa công tác giáo dục lên mặt trận hàng đầu.
Trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân, số 526 ngày 1-6-1969, Bác Hồ có viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt cho các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân . Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ . . .Trước hết, các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy.” Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước ta đã xây dựng một nền giáo dục dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ ba mũi nhọn: Gia Đình - Nhà Trường - Xã Hội . Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy - giáo dục nhà trường - thì hệ thống giáo dục phi chính quy trong đó có giáo dục gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những con người có ích cho xã hội. Gia đình được coi là trường học đầu tiên của trẻ, là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người ngay từ khi con người được sinh ra cho đến lúc trưởng thành, với những người thầy đầu tiên là người Cha và người Mẹ .
Trong xã hội truyền thống, đối với việc giáo dục con cái, giữa người cha và người mẹ có sự phân công rất rành rẽ: Cha là người dạy con trai Chữ - Nghĩa ; Mẹ là người dạy con gái Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Và cha là người có quyền ra các quyết định về mọi công việc gia đình trong đó bao gồm cả những quyết định về giáo dục con cái. Sự phân công này không những thể hiện sự bất bình đẳng giữa đứa con trai và đứa con gái mà còn thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị, vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái.
Xã hội phát triển, khoa học đã chứng minh rằng một đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất khi nó nhận được sự giáo dục đầy đủ của cả cha lẫn mẹ. Như vậy, kiểu giáo dục riêng rẽ trong xã hội truyền thống đã không còn phù hợp trong một xã hội phát triển, hiện đại nữa mà thay vào đó cả người cha và người mẹ đều phải cùng gánh vác một trách nhiệm như nhau, cùng tham gia vào quá trình giáo dục con cái. Tuy nhiên, không phải là dễ dàng để có thể đạt được sự bình đẳng này bởi một mặt xã hội tạo cho người phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các quá trình hoạt động xã hội hơn nhưng mặt khác, vẫn còn tồn tại những quan niệm truyền thống mang tính cổ hủ, lạc hậu, ràng buộc, chi phối, kìm hãm sự phát triển cũng như khả năng hoà nhập xã hội của người phụ nữ, đó là những quan niệm như: “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm ” hay “ Nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô”. . .
86 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm đầu mở cửa, nền Kinh Tế Thị Trường một mặt đã đem lại những thành tựu kinh tế, xã hội nhất định nhưng mặt khác, dưới những tác động tiêu cực của nó cùng với sự mở cửa du nhập một cách ồ ạt của văn hoá phương Tây đã làm biến đổi nhiều mặt của xã hội. Hệ thống giá trị, chuẩn mực đã ít nhiều biến đổi, lối sống đạo đức của giới trẻ đang có xu hướng suy giảm dần đi những giá trị tốt đẹp.
Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức rõ tầm quan trọng của nhân tố con người nên đã đặt con người vào trung tâm của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội và đưa công tác giáo dục lên mặt trận hàng đầu.
Trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân, số 526 ngày 1-6-1969, Bác Hồ có viết: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc và giáo dục tốt cho các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân . Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ . . .Trước hết, các gia đình (tức là ông bà, cha mẹ, anh chị) phải làm tốt công việc ấy.” Chính vì vậy, Đảng và Nhà Nước ta đã xây dựng một nền giáo dục dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ ba mũi nhọn: Gia Đình - Nhà Trường - Xã Hội . Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy - giáo dục nhà trường - thì hệ thống giáo dục phi chính quy trong đó có giáo dục gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên những con người có ích cho xã hội. Gia đình được coi là trường học đầu tiên của trẻ, là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người ngay từ khi con người được sinh ra cho đến lúc trưởng thành, với những người thầy đầu tiên là người Cha và người Mẹ .
Trong xã hội truyền thống, đối với việc giáo dục con cái, giữa người cha và người mẹ có sự phân công rất rành rẽ: Cha là người dạy con trai Chữ - Nghĩa ; Mẹ là người dạy con gái Công - Dung - Ngôn - Hạnh. Và cha là người có quyền ra các quyết định về mọi công việc gia đình trong đó bao gồm cả những quyết định về giáo dục con cái. Sự phân công này không những thể hiện sự bất bình đẳng giữa đứa con trai và đứa con gái mà còn thể hiện sự bất bình đẳng về địa vị, vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục, dạy dỗ con cái.
Xã hội phát triển, khoa học đã chứng minh rằng một đứa trẻ sẽ phát triển hoàn thiện về nhân cách và thể chất khi nó nhận được sự giáo dục đầy đủ của cả cha lẫn mẹ. Như vậy, kiểu giáo dục riêng rẽ trong xã hội truyền thống đã không còn phù hợp trong một xã hội phát triển, hiện đại nữa mà thay vào đó cả người cha và người mẹ đều phải cùng gánh vác một trách nhiệm như nhau, cùng tham gia vào quá trình giáo dục con cái. Tuy nhiên, không phải là dễ dàng để có thể đạt được sự bình đẳng này bởi một mặt xã hội tạo cho người phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào các quá trình hoạt động xã hội hơn nhưng mặt khác, vẫn còn tồn tại những quan niệm truyền thống mang tính cổ hủ, lạc hậu, ràng buộc, chi phối, kìm hãm sự phát triển cũng như khả năng hoà nhập xã hội của người phụ nữ, đó là những quan niệm như: “ Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm ” hay “ Nhất Nam viết hữu, thập Nữ viết vô”. . .
Người phụ nữ một mặt vừa tham gia lao động sản xuất, mặt khác lại phải gánh vác các công việc gia đình như nội trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái, do đó việc chăm sóc và dạy dỗ con cái vẫn được coi là trách nhiệm chính của người phụ nữ còn trách nhiệm chính của người đàn ông là kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Một vấn đề nổi lên từ thực trạng này là sự bất bình đẳng Giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục con cái. Đây là một vấn đề được Liên Hợp Quốc xem xét là một trong bốn vấn đề cần được quan tâm hàng đầu hiện nay: Dân số, Môi trường sinh thái, Chuyển giao công nghệ và Bình đẳng Giới. Đó là điều cần thiết bởi vì cho đến nay chưa có một quốc gia nào trên thế giới mà ở đó người phụ nữ được hoàn toàn bình đẳng với nam giới. Những phong trào đấu tranh cho quyền bình đẳng nam - nữ vẫn còn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
ở Việt Nam, vấn đề “Giới” cũng đang trở thành một vấn đề rất được các nhà nghiên cứu quan tâm . Các đề tài nghiên cứu về “Giới” ở Việt Nam thường tập trung nghiên cứu ở một số hướng chính như nghiên cứu về phụ nữ và gia đình. Những đề tài đi sâu nghiên cứu về mối quan hệ giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống gia đình vẫn còn chưa đầy đủ cũng như chưa khai thác hết được những khía cạnh đa dạng và phức tạp của mối quan hệ này. Từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về mối quan hệ giới trên cơ sở tiếp cận một lĩnh vực của đời sống gia đình đó là lĩnh vực giáo dục đạo đức. Hướng đi của đề tài này là nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng của sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên trên cơ sở đó rút ra những kết luận và bước đầu đưa ra những đề xuất, kiến nghị với mong muốn có thể rút ngắn khoảng cách giới trong gia đình. Với khuôn khổ nhỏ hẹp của một khoá luận tốt nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội với đặc trưng là một đô thị lớn của Việt Nam. Trong quá trình phát triển đi lên của đất nước, Hà Nội được coi là một trong hai đô thị có tốc độ phát triển và khả năng hội nhập lớn nhất nhưng đồng thời cũng là nơi diễn ra những biến đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống xã hội đặc biệt là trong tư tưởng, lối sống đạo đức của thanh thiếu niên và hệ thống giá trị chuẩn mực trong gia đình hiện nay.
II. ý nghĩa khoa học -ý nghĩa thực tiễn:
Tuy rằng đề tài này không thuộc nhóm đề tài nghiên cứu lý luận mà ở đây tôi chủ yếu vận dụng các lý thuyết, phương pháp, các phạm trù khái niệm của Xã Hội Học và một số nghành khoa học có liên quan vào nghiên cứu thực tiễn nhưng nó cũng có những ý nghĩa nhất định.
Trước hết, trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, tôi đã có thể hiểu sâu hơn về các lý thuyết Xã Hội Học, những quan điểm tiếp cận “Giới” và nhất là vấn đề “Bình đẳng Giới” - một vấn đề đã được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu và vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.
Bên cạnh đó, từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm đến việc đưa ra kết luận, khuyến nghị tôi mong muốn đề tài nghiên cứu của mình có thể đóng góp được phần nào những thông tin sâu hơn về một khía cạnh của vấn đề “Giới” cho các nhà quản lý xã hội, các nhà hoạch định chính sách và cho những người quan tâm đến vấn đề này.
III. Mục đích - Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1.Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu về sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên.
- Đánh giá sự ảnh hưởng của vai trò giới trong sự hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên.
Trên cơ sở của những mục đích nghiên cứu trên tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau.
3.2.Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu nhận thức của người cha và người mẹ về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên.
- Tìm hiểu về nội dung giáo dục đạo đức hay những giá trị đạo đức nào mà cha mẹ quan tâm và ai là người thường xuyên giáo dục những nội dung đó.
- Tìm hiểu về thời gian giáo dục của người cha và người mẹ trong việc giáo dục con cái.
- Tìm hiểu về phương pháp giáo dục của người cha và người mẹ đối với con cái trong độ tuổi vị thành niên.
IV. Đối tượng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu:
Sự phân công vai trò giữa người cha và người mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên.
4.2.Khách thể nghiên cứu:
Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên trong các gia đình đô thị.
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
Phường Thịnh Quang - Quận Đống Đa - Thành phố Hà Nội.
4.4. Mẫu nghiên cứu :
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 195 mẫu được chọn một cách ngẫu nhiên trong đó nam là 92 người chiếm tỷ lệ 51%, nữ là 88 người chiếm tỷ lệ là 49% và 10 mẫu được chọn để tiến hành phỏng vấn sâu .
V. Phương pháp luận - phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:
Sự phân công vai trò giới trong giáo dục con cái là một vấn đề xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nó liên quan đến nhân tố con người - nhân tố được coi là một động lực của sự phát triển xã hội. Nghiên cứu vấn đề này ta phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với các vấn đề xã hội khác như : Sự chuyển đổi của nền kinh tế, những tác động của các chính sách mới của Đảng và Nhà Nước, sự biến đổi của một số yếu tố văn hoá. Những nguyên tắc của phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy Vật Lịch Sử, Chủ nghĩa Duy Vật Biện Chứng, phương pháp nghiên cứu Nữ Quyền và phương pháp luận của Xã Hội Học sẽ giúp chúng ta làm rõ điều này, cụ thể là:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: nghiên cứu bản thân sự vật, hiện tượng như chúng đang tồn tại trong thực tế, không phán đoán một cách chủ quan. Các kết luận phải được phản ánh từ thực tế.
- Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong sự phát triển: Mỗi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu cần nhìn nhận sự vật như nó đang tồn tại trong một giai đoạn cụ thể và trong suốt cả một quá trình vận động, phát triển.
Nguyên tắc nghiên cứu sự vật trong một chỉnh thể toàn vẹn: nghiên cứu phụ nữ trong mối tương quan với nam giới
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp trưng cầu ý kiến.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp chọn mẫu.
- Phương pháp nghiên cứu nữ quyền
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích, xử lý tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo.
VI. Giả thuyết nghiên cứu:
- Hiện nay, các bậc cha mẹ đều nhận thức được vai trò quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ vị thành niên cũng như tầm quan trọng của cả hai giới trong việc dạy dỗ con cái.
- Tuy người cha có tham gia vào việc giáo dục đạo đức cho con cái nhưng trách nhiệm chính vẫn thuộc về người mẹ.
- Giáo dục đạo đức trong gia đình vẫn dựa trên những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũ.
- Yếu tố bản sắc giới có ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho con cái ở tuổi vị thành niên của các bậc cha mẹ trong các gia đình đô thị .
VII. Khung lý thuyết:
Môi trường KT-VH-XH
Nhận thức của Cha Mẹ về vai trò giới
trong việc giáo dục con cái
Sự phân công vai trò giữa Cha và Mẹ
trong giáo dục con cái
Phương
pháp
giáo
dục
Thời
gian
giáo
dục
Nội
dung
giáo
dục
Kết quả của việc giáo dục con cái
Phần II: Nội dung chính
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
I.các lý thuyết - quan điểm tiếp cận :
1.1. Lý thuyết vị thế - vai trò:
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của cá nhân trong hệ thống những cấp độ cá nhân - nhóm xã hội.
Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và quyền lợi kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó. Mỗi một cá nhân trong xã hội đều có những vị trí nhất định ngay từ khi sinh ra và hình thành những chức năng cụ thể với quyền và nghĩa vụ phù hợp. Chính những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ bậc của chúng. Nếu xem xét vị trí xã hội một cách độc lập với những quyền và nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta không thể xác định được hay so sánh được thứ bậc cao thấp giữa các vị trí xã hội của các cá nhân bởi khi tách ra như vậy thì các cá nhân lại ở những vị trí xã hội tương đồng. Mỗi một xã hội, mỗi một nền văn hoá lại có những cách nhìn nhận của riêng mình về các vị trí xã hội của cá nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định các quyền lợi và trách nhiệm nhất định được thực hiện song song với nhau ở mỗi một vị thế xã hội. Mỗi một cá nhân có nhiều vị trí xã hội do vậy cũng có nhiều vị thế xã hội.
Cá nhân có thể có vị thế đơn lẻ nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất kì trong cơ cấu xã hội và quyền hạn, trách nhiệm tương ứng với vị trí xã hội đó. Cá nhân có thể có vị thế tổng quát bao gồm các vị thế cơ bản mà cá nhân có.
Các vị thế xã hội còn được chia thành 2 loại: Vị thế gán cho và vị thế đạt được. Trong đó, vị thế gán cho liên quan đến những gì mà xã hội thừa nhận đối với cá nhân đó ngay từ khi nó tham gia vào cấu trúc xã hội và không phụ thuộc vào việc cá nhân đó có chấp nhận hay không. Đó là những yếu tố tự nhiên bẩm sinh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, dòng họ, thành phần xuất thân. Ví dụ: người già có vị thế cao hơn người trẻ tuổi, người phụ nữ được coi là có vị thế xã hội thấp hơn người nam giới, người da đen có vị thế thấp hơn người da trắng . . . Vị thế xã hội của những người già, người trẻ, phụ nữ, nam giới, người da đen hay da trắng ngay từ khi sinh ra đã được xã hội quy gán tuỳ thuộc vào quan niệm hay cách nhìn nhận về vị trí xã hội của họ.
Vị thế đạt được là những vị thế mà các cá nhân giành được bằng sự cố gắng, nỗ lực, bằng khả năng của cá nhân trong quá trình hoạt động sống.
Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở những vị thế xã hội tương ứng của cá nhân. Để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, cá nhân phải thực hiện những hành động phù hợp. Nghĩa là khi xã hội nhìn nhận vị thế nào đó của cá nhân đồng thời cũng đã xác định một mô hình hành vi tương ứng và mong đợi cá nhân thực hiện mô hình hành vi đó. Như vậy, vai trò xã hội của cá nhân là việc thực hiện những hành vi nhằm thoả mãn sự mong đợi của xã hội để thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế xã hội của mình. Những đòi hỏi, mong đợi của xã hội đối với vai trò của cá nhân thường dựa trên các chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy mà vai trò xã hội của các cá nhân luôn luôn biến đổi và khác nhau ở các xã hội khác nhau, thậm chí ở các nhóm xã hội khác nhau và ở từng thời kì khác nhau. Bởi các chuẩn mực xã hội không phải là một phạm trù bất biến mà nó có thể thay đổi ở từng thời kỳ khác nhau, có thể khác nhau ở các xã hội khác nhau và thậm chí khác nhau ngay cả giữa các nhóm xã hội khác nhau đang tồn tại trong cùng một thời điểm lịch sử.
Như vậy, ứng với mỗi vị thế xã hội bao gồm những quyền hạn và trách nhiệm là những vai trò xã hội bao gồm những mô hình hành vi tương ứng mà cá nhân phải thực hiện.
Lý thuyết vị thế - vai trò cho phép chúng ta nhận định được vị thế, vai trò của người phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội. Nó cho phép ta xác định được vị thế nào của người phụ nữ là vị thế gán cho và vị thế nào là vị thế đạt được; cho phép chúng ta xác định được những mô hình hành vi mà họ phải thực hiện để thoả mãn những mong đợi của xã hội, của gia đình sao cho phù hợp với những vị thế đó. Chúng ta cũng có thể so sánh được thứ bậc cao hay thấp trong tương quan vị thế - vai trò giữa nam giới và nữ giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Từ đó ta có thể nhìn nhận và đánh giá được sự phân công vai trò giữa hai giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình trong đó có lĩnh vực giáo dục con cái.
1.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng :
Cơ cấu xã hội hay cấu trúc xã hội bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong một hệ thống xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Xã hội mà chúng ta đang sống cũng được xem như một hệ thống có cấu trúc nhất định bao gồm nhiều nhóm xã hội vi mô khác nhau có mối liên hệ tác động, ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau. Mỗi một nhóm xã hội vi mô lại có một cơ cấu riêng của nó, thực hiện những chức năng riêng biệt trong sự thống nhất chức năng chung của cả xã hội tổng thể. Cơ cấu xã hội được phân chia ở hai cấp độ khác nhau. Nếu tiến hành phân chia ở cấp độ vĩ mô nghĩa là ta đang phân chia xã hội tổng thể ra thành nhiều nhóm xã hội khác nhau.
Còn ở cấp độ vi mô ta lại tiếp tục phân tích từng nhóm xã hội, từng bộ phận, thành phần của xã hội tổng thể mà ta vừa chia được thành những cơ cấu xã hội nhỏ hơn. Với cách tiếp cận này ta có thể áp dụng để phân tích cơ cấu gia đình bởi gia đình cũng được coi là một nhóm xã hội trong cơ cấu xã hội tổng thể, cũng có một cấu trúc nhất định và thực hiện những chức năng riêng trong sự thống nhất chức năng chung của toàn xã hội.
Giữa cấu trúc và chức năng có mối liên hệ tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ bởi chức năng là phương thức thực hiện hoạt động sống của cả cấu trúc. Chức năng được thực hiện để thoả mãn nhu cầu, để bảo đảm cho cơ cấu ổn định và phát triển. Có thể nói chức năng chính là mặt động của cấu trúc, thực hiện tốt chức năng sẽ duy trì được cấu trúc. Ngược lại, cấu trúc cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện chức năng. Những biến đổi của cấu trúc có thể thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện chức năng. Nói tóm lại, sự biến đổi nào của cấu trúc cũng dẫn đến sự biến đổi của chức năng và sự biến đổi nào của chức năng cũng dẫn đến sự biến đổi của cấu trúc.
Cấu trúc và chức năng không phải là một phạm trù bất biến mà nó biến đổi hay duy trì phụ thuộc vào nhiều yếu tố xã hội. Chức năng phụ thuộc vào chính những yếu tố quyết định nhu cầu, đó là: khả năng của các cá nhân, bối cảnh Kinh tế - Xã hội - Văn hoá hay các giá trị, chuẩn mực bởi chức năng được thực hiện nhằm để thoả mãn nhu cầu.
Cấu trúc xã hội muốn duy trì trước hết phụ thuộc vào sự biến đổi xã hội. Sự biến đổi xã hội càng diễn ra châm chạp thì cấu trúc càng ổn định. Cấu trúc tồn tại một cách ổn định và bền vững hơn chức năng và yếu tố làm cho cấu trúc bền vững nhất là các giá trị chuẩn mực.
Nếu lý thuyết vị thế vai trò cho phép ta giải thích những biểu hiện và nguyên nhân của hành vi ở cấp độ vi mô thì lý thuyêt cấu trúc chức năng giúp ta phân tích các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng ở cấp độ vĩ mô. áp dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng vào nghiên cứu gia đình có thể lý giải được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, lý giải được ảnh hưởng của sự biến đổi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đến cơ cấu gia đình và các thành phần trong cơ cấu gia đình hay nói cách khác chính là mối liên hệ giữa gia đình với tư cách là một nhóm xã hội với xã hội tổng thể.
1.3.Quan điểm tiếp cận Giới :
Quan điểm này yêu cầu nghiên cứu về nam giới và nữ giới đặt trong mối quan hệ qua lại với nhau. Trước hết, ta phải làm rõ sự khác biệt và đồng nhất giữa nam giới và nữ giới ở những đặc điểm tự nhiên bẩm sinh không thể thay đổi được; những đặc điểm xã hội do học hỏi mà có; những đặc điểm do xã hội quy gán; những đặc điểm có tính lịch sử và có thể thay đổi được.
Tiếp cận “Giới” phải chú ý đến mối quan hệ của hai giới trong mọi lĩnh vực của đời sống gia đình, trong lao động, trong hưởng thụ các giá trị vật chất - tinh thần, về quyền và nghĩa vụ của mỗi giới trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy, bằng cách so sánh những chức năng tự nhiên và xã hội giữa nam giới và nữ giới, bằng cách so sánh mọi khía cạnh của quá trình thực hiện vai trò giáo dục đạo đức cho con cái, so sánh những xuất phát điểm đi lên của từng giới ta có thể đánh giá được sự phân công vai trò giữa nam giới và nữ giới trong giáo dục đạo đức cho con cái ở độ tuổi vị thành niên trong các gia đình đô thị .
Quan điểm tiếp cận giới đòi hỏi phải nghiên cứu mối quan hệ giới trong bối cảnh Kinh tế - Xã hội, trong những giai đoạn phát triển của lịch sử để thấy được những nguyên nhân xã hội quy định mối quan hệ giới.
Vận dụng quan điểm tiếp cận giới trong nghiên cứu mối quan hệ Giới cần phải dựa trên sự phân tích khách quan khoa học, dựa trên những số liệu thực tế để không có cái nhìn thiên lệch về giới nào. Từ đó, ta có thể đưa ra các giải pháp, khuyến nghị hữu hiệu nhằm thiết lập sự bình đẳng giới trên mọi mặt, phát huy năng lực, khả năng sáng tạo của cả hai giới đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
II. Hệ thống khái niệm cơ sở:
2.1.Khái niệm gia đình:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về gia đình trong đó có một định nghĩa được nhiều nhà Xã Hội Học thừa nhận, đó là:
“Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc được nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về quyền lợi và trách nhiệm, giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và cấm đoán quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình.”
* Khái niệm Cơ cấu gia đình:
Khái niệm Cơ cấu gia đình nằm trong khái niệm