Nghiên cứu về cách dịch tên các món ăn Việt Nam sang tiếng Pháp

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về ăn uống của du khách quốc tế, hầu hết thực đơn của các nhà hàng đều được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau : Anh, Pháp, Trung.Nhưng bên cạnh những thành công của công tác dịch thực đơn này vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót.Vì vậy, bài báo cáo này được thực hiện với mục đích nghiên cứu về cách dịch tên các món ăn, đồng thời cũng xin đề xuất một số bản dịch tiếng Pháp cho các món ăn Việt Nam.

pdf4 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu về cách dịch tên các món ăn Việt Nam sang tiếng Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 319 NGHIÊN CỨU VỀ CÁCH DỊCH TÊN CÁC MÓN ĂN VIỆT NAM SANG TIẾNG PHÁP COMMENT ON THE TRANSLATION OF THE NAMES OF HUE DISHES INTO FRENCH SVTH: TRIỆU THỊ THANH HƢƠNG NGUYỄN ĐẠI QUỐC DŨNG Lớp : 04CNP03, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng. GVHD: ĐOÀN THỊ NGỌC LAN HUỲNH THỊ THANH THÚY Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học ĐN TÓM TẮT Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu về ăn uống của du khách quốc tế, hầu hết thực đơn của các nhà hàng đều được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau : Anh, Pháp, Trung...Nhưng bên cạnh những thành công của công tác dịch thực đơn này vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót.Vì vậy, bài báo cáo này được thực hiện với mục đích nghiên cứu về cách dịch tên các món ăn, đồng thời cũng xin đề xuất một số bản dịch tiếng Pháp cho các món ăn Việt Nam. SUMMARY Nowadays, most menus of many restaurants are translated into many languages, like English, French, Chinese, etc, to satisfy needs of foreign tourists. Beside the successes of this translation, it still exists many shortcomings . Therefore, this report is made for many purposes, to make objective comments about the translation of Vietnam dishes into French. Moreover, we want to put forward some names of Vietnam dishes. 1. Mở đầu Ngày nay, du lịch là ngành công nghiệp mới với khả năng phát triển vƣợt bậc và mang lại lợi nhuận cao cho các nƣớc trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam. Ngoài những chuyến tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, du khách nƣớc ngoài còn muốn khám phá nền Văn hóa đặc trƣng của Đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam, trong đó có nghệ thuật ẩm thực. Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế, những ngƣời làm du lịch đã dịch các thực đơn nhà hàng ra nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Trung... Nhƣng công việc này không hề đơn giản. Thực tế hiện nay, mỗi nhà hàng có một bản dịch khác nhau cho cùng một món ăn. Chính sự không thống nhất trong cách dịch này gây nhiều khó khăn cho khách khi chọn món. Đồng thời các bản dịch vẫn còn tồn tại nhiều lỗi dịch. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Bởi một thực đơn nhà hàng đƣợc dịch đúng, dịch tốt sẽ giúp khách hàng dễ dàng chọn lựa món ăn phù hợp với nhu cầu của mình. Đồng thời, đó cung là yếu tố thu hút khách du lịch quốc tế , góp phần quảng bá du lịch Việt Nam . Là những sinh viên khoa tiếng Pháp, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài « Nghiên cứu về cách dịch tên các món ăn Việt Nam sang tiếng Pháp ». Mặc dù đề tài của chúng em là nghiên cứu về các món ăn Việt Nam, nhƣng ẩm thực Việt Nam có hơn 500 món, nên chúng em tập trung chủ yếu vào các món ăn Huế, bên cạnh đó, cũng cố gắng đƣa vào thêm một số món tiêu biểu của Việt Nam. Để tiến hành đề tài này, Chúng em tiến hành theo các bƣớc sau : - Thu thập 15 thực đơn có bản dịch tiếng Pháp của 15 nhà hàng khác nhau ở Huế. - Nghiên cứu các sách vở, tài liệu có liên quan đến lí thuyết dịch, văn hóa, nghệ thuật ẩm thực Pháp và Việt. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 320 - Truy cập các thông tin cần thiết trên mạng Internet. - Phỏng vấn lấy ý kiến của 5 du khách đến từ các nƣớc nói tiếng Pháp. - Nghiên cứu các bản dịch của 15 thực đơn để tìm ra tên những món đƣợc dịch chƣa hợp lý. - Phân tích tên các món ăn có vấn đề và đề xuất cách dịch hợp lí nhất. - Đề xuất các dịch tên các món ăn việt Nam sang tiêng Pháp. 2. Nội dung 2.1. Định nghĩa « Dịch là hành động giải thích nghĩa của văn bản từ ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác mà nghĩa của văn bản vẫn đƣợc giữ nguyên hay mang một giá trị nghĩa tƣơng đƣơng. » Ngƣời ta phân biệt hai thể loại dịch : dịch thực hành và dịch văn học. Đề tài của chúng tôi thuộc thể loại dịch thực hành gồm 3 phƣơng pháp tiếp cận nghĩa khác nhau : Tiếp cận nghĩa trực tiếp theo từng từ, tiếp cận nghĩa theo cấu trúc của từ, tiếp cận nghĩa theo ngữ cảnh ( ngôn ngữ, văn hóa,….). Chúng tôi lấy ví dụ về món « Mực nhồi thịt băm » đƣợc trích ra từ thực đơn của nhà hàng thuộc khách sạn Green ở Huế. Ở phƣơng pháp tiếp cận nghĩa trực tiếp theo từng từ, theo từ điển, ta có nghĩa tiếng Pháp tƣơng ứng với mỗi từ tiếngViệt nhƣ sau : - Mực = seiche, calamar - Nhồi = farcir, bourrer, gaver, pétrir,…. - Thịt băm = hachis de viande. Ta thấy phƣơng pháp này gây nhiều khó khăn cho ngƣời dịch bởi hiện tƣợng đồng âm khác nghĩa của tiếng Việt, từ một âm tiếng Việt ta có nhiều nghĩa khác nhau, nghĩa là có nhiều bản dịch sang tiếng Pháp mang nghĩa khác nhau. Nếu ta chọn sai từ thì bản dịch sẽ đổi nghĩa hoặc sai nghĩa hoàn toàn. Nhƣ vậy, không nên dùng phƣơng pháp này để dịch các món ăn. Với phƣơng pháp tiếp cận nghĩa theo cấu trúc của từ, ta cần xem xét các từ đi kèm với từ cần dịch để hiểu chinh xác nghĩa của từ đó trong tiếng Việt. Từ đó có thế chọn đúng bản dịch tiếng Pháp. Ví dụ về động từ « nhồi », ta có thể nhận biết nghĩacủa nó qua các cấu trúc sau : - Nhồi nệm = bourrer un matelas - Nhồi bột = empâter - Nhồi vịt để vỗ béo = gaver des canards - Nhồi một con chim để bày ở bảo tàng - Nhồi nhân vào cà chua để nấu món ăn = facir des tomates - ………… Món « Mực nhồi thịt băm » sẽ có bản dịch tiếng Pháp với độ chính xác nhất định là « calamar farci d’hachis de viande ». Nhƣng để có một bản dịch hoàn chỉnh hơn, ta nên sử dụng phƣơng pháp tiếp cận nghĩa theo ngữ cảnh. Phƣơng pháp nay đòi hỏi ngƣời dịch có kiến thức văn hóa và xã hội rộng. Để dịch tên các món ăn từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, ngƣời dịch phải văn hóa, về nghệ thuật ẩm thực, về cách chế biến các món ăn Việt và Pháp. Nhờ những kiến thức này mà dịch giả có thể biết rằng để nấu món « Mực nhồi thịt băm », các đầu bếp dùng loại mực ống (calamar) chứ không phải mực nang ( seiche ), dùng thịt heo băm ( porc haché ) để nhồi vào mực chứ không phải các loại thịt băm khác. Từ đó ta có thể đƣa ra một bản dịch tối ƣu nhất « calamar farci de porc haché » . Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 321 2.2. Những khó khăn gặp phải khi dịch tên các món ăn Nhƣng không phải lúc nào áp dụng các phƣơng pháp dịch tốt thì bản dịch cũng sẽ thành công. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy một số khó khăn khi dịch tên cách món ăn Việt Nam sang tiếng Pháp nhƣ sau : Việt Nam và Pháp là hai nƣớc nằm ở hai châu lục hoàn toàn khác nhau nên văn hóa, khí hậu, thực vật, động vật, …cũng hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên phải nói đến sự khác nhau về các nguyên liệu khi chế biến các món ăn. Có một số nguyên liệu của Việt Nam ( nhƣ : quả vả) hoàn toàn không có ở Pháp nên không có từ tƣơng đƣơng để dịch. Với trƣờng hợp này, chúng tôi thấy có thể sử dụng tên một loại trái cây của Pháp có hình dạng tƣơng đối giống với quả vả để dịch, đó là « figue ». Mặc dù ở Pháp, ngƣời ta dung quả « figue » chín, có vị ngọt nhƣ một món tráng miệng, nhƣng quả « figue » khi còn xanh có vị chat nhƣ trái vả, đồng thời, hai quả này đều cung họ cây « ficus » nên ta có thể chấp nhận cách dịch « figue » cho quả vả. Chúng tôi nhận thấy một số món ăn đƣợc dịch sai hoàn toàn , nhƣ món « yến xào » đƣợc dịch là « nid d’hirondelle ». Chim yến có tên tiếng pháp là « salagane », hiện nay, ngƣời ta nuôi chim yến để lấy nƣớc miếng của nó đọng trong tổ làm món « yến xào » rất bổ dƣỡng. Còn « hirondelle » có tên tiếng Việt là « chim én », là loài chim di cƣ để tránh rét và tìm kiếm thức ăn. Nhƣ vậy, món « yến xào » đang ra phải đƣợc dịch là « nid de salagane ». Nhƣng từ xa xƣa, khi ngƣời Pháp đặt chân đến Việt Nam, do sự nhầm lẫm trong cách dịch của ngƣời bản địa nên họ gọi là « nid d’hirondelle ». Tên tiếng Pháp này đã ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời pháp nên khi nghe đến « nid d’hirondelle », ngƣời Pháp nghĩ ngay đến món « yến xào ». Đối với những tên những món ăn đã in sâu trong tiềm thức của ngƣời Pháp từ nhiều thế hệ nhƣ vậy, chúng tôi nghĩ nên giữ nguyên tên gọi mà họ đã quen thuộc. Vậy ta vẫn dịch « yến xào » là « nid d’hirondelle ». Với nhũng món ăn quá nổi tiếng và đƣợc tiêu thụ rộng rãi trên thị trƣờng quốc tế nhƣ món Phở, Nem,…., ta vẫn giữ tên tiếng Việt và có thể viết không dấu nhƣ « Pho, Nem ». Khi nhắc đến những món này, khách quốc tế hiểu ngay đó là món gì mà không cần phải dịch. 2.3. Tên một số món ăn Việt Nam được dịch sang tiếng Pháp : - Bánh ƣớt thịt nƣớng = Galette de riz roulée au porc grillé et aux herbes arômatiques - Bánh tráng = crêpe de riz séchée - Bánh khoái = crêpe de Hué farci de viande, crevettes, pousses de soja. - Bánh lọc gói = Papillote de pâte de manioc à la crevettes et aux lardons - Bánh nậm = papillote de riz à la vapeur ãu hachis de crevette et de porc - Bánh phu thê = Friandise de mariage - Bún bò Huế = soupe des vermicelles de riz au bœuf - Miến trộn hải sản = Vermicelles transparentes sautées aux fruits de mer - Lẩu = fondue à la vietnamienne - Gỏi thập cẩm = salade composée - Cơm hến = riz aux coques 3. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng : Đối với các món ăn quá nổi tiếng và đã đƣợc bán rộng rãi trên thị trƣờng thế giới thì không nên dịch mà vẫn giữ nguyên tên tiếng Việt. Ví dụ : Phở = pho Nem = nem Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 322 Đối với các bản dịch tên các món ăn đã in sâu vào tiềm thức của ngƣời Pháp thì ta vẫn giữ nguyên bản dịch cũ, không chỉnh sửa. Vd : Gỏi cuốn = rouleux de printemps Yến sào = Nid d’hirondelle Đối với các món ăn khác thì ta dịch theo trình tự các phƣơng pháp dịch nhƣ đã nêu trên. Nhƣng cần chú ý đến yếu tố Văn hóa của từng nƣớc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : [1] Nguyễn Thu Tâm (2008), Những món ăn Việt Nam, NXB Phƣơng Đông [2] Phan Ngọc Bích và Lê Huy (1999), Từ điển Việt- Pháp, NXB Thanh Niên [3] Quỳnh Chi (2007), 30 món salad gỏi, NXB Phụ Nữ Tiếng Pháp : [4] Lê Đức Quang (2003), Traductologie, entre francophonie et vietnamologie : traduction ethnologique et traduction philosophique. [5] Danica Seleskovitch et Marianne Lederer (1986), Interpréter pour traduire, Didier Érudition, Pháp [6] Marianne Lederer (1994), La traduction aujourd’hui, Hachette F.L.E, Pháp [7] Nhiều tác giả (2005), Cent recettes vietnamiennes, NXB Đồng Nai, Việt Nam [8] Nhiều tác giả (1992), Dictionnaire Le Petit Larousse grand format, Larousse, Pháp [9] Nhiều tác giả (1990), La Rousse de la cuisine, Larousse, Pháp [10] Stéphanie Adretseheno, lexique de plats, Bureau Régional Asie- Pacific [11] www.wikipedia.org [12] www.vietnamtourism.com