Nghiên cứu về fdi vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010

Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập nên một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Đặc điểm: Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. Không thành lập một pháp nhân mới. Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng.

doc75 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu về fdi vào Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM ((( ĐỀ TÀI MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU VỀ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Hoàng Vĩnh Long Nhóm thực hiện: Nhóm 5 - K08402A Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2010 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ  MSSV  Họ và tên  Nhiệm vụ   1  K084020119  Hồ Thị Trà Dung  Chương 1: Cơ sở lý luận   2  K084020171  Lê Thị Quỳnh Như  Chương 1: Cơ sở lý luận   3  K084020191  Nguyễn Thị Phương Thu  2.1 Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 1990 – trước năm 2000   4  K084020168  Nguyễn Thùy Yến Nhi  2.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000 – hết năm 2001   5  K084020147  Ngô Nguyễn Phương Lan  2.3 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2002 – 2003   6  K084020225  Trần Thị Yến  2.4 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006   7  K084020198  Nguyễn Văn Tính  2.5 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2007   8  K084020114  Phạm Ngọc Bảo Châu  2.6 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2008 – hiện nay   9  K084020132  Lê Thị Mỹ Hiền  3.1 Hiệu quả kinh tế   10  K084020172  Lê Thị Quỳnh Như  3.2 Mặt trái tồn tại   11  K084020130  Huỳnh Thị Ngọc Hân  3.3 Biện pháp khắc phục   12  K084020148  Chung Linh  Tổng kết   MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ………………………………………………….1 1.1 Khái niệm …………………………………….……………………………….1 1.2 Đặc điểm …………………………………….………………………………...1 1.3 Các hình thức FDI …………………………………….…………..…………1 1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư.…………………………………….………………1 1.3.2 Phân theo tính chất dòng vốn……………………………….…….…………...1 1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư…………………………………….………2 1.3.4. Phân theo hình thức tồn tại…………………………………….……………...3 1.4 Ưu điểm và nhược điểm của FDI……………………………………..……4 1.4.1 Ưu điểm…………………………………….………………………………….4 1.4.2 Nhược điểm…………………………………….……………………...………8 1.5 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài………………..…9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 -2010…………………………………….………………….....12 Sơ lược về thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 1990 – trước năm 2000…………………………………….……………………12 Thực trạng …………………………………….…………………………..…12 2.1.2 Tác động…………………………………….…………………………….….17 2.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000–hết năm 2001…………………………………….………………………................……….20 2.2.1 Thực trạng…………………………………….……………...………………20 Tác động…………………………………….………………….……………22 2.3 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2002-2003 2.3.1 Thực trạng…………………………………….……………………...………23 2.3.2 Tác động …………………………………….……………………….....……27 2.4 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2004 – 2006 2.4.1 Thực trạng…………………………………….………………...……………32 2.4.2 Tác  động…………………………………….……………….....……………33 2.5 Thực trạng và tác động của FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2007 2.5.1 Thực trạng…………………………………….………………………...……37 2.5.2 Tác động …………………………………….………………………….……39 2.6 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào giai đoạn 2008 – hiện nay…………………………………….……………………………………..39 2.6.1 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2008……….………39 2.6.2 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2009………….……47 2.6.3 Thực trạng và tác động của FDI tại Việt Nam vào năm 2010………….……54 CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ VÀ NHỮNG MẶT TRÁI ĐANG TỒN TẠI……....59 3.1 Hiệu quả kinh tế…………………………………….………………………59 3.1.1 Mặt tích cực…………………………………….……………………………59 3.1.2 Mặt tiêu cực…………………………………….……………………………61 3.2 Mặt trái tồn tại…………………………………….…………………..….…63 3.3 Biện pháp khắc phục…………………………………….…………………67 TỔNG KẾT…………………………………….…………………………………70 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. 1.2 Đặc điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau: Tỷ lệ góp vốn đầu tư trực tiếp được quy định theo Luật Đầu Tư của quốc gia đó. Ví dụ: Tại Việt Nam, theo Luật Đầu Tư Nước Ngoài quy định chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Quyền quản lý, điều hành đối tượng được đầu tư tùy thuộc mức độ góp vốn. Lợi nhuận từ việc đầu tư được phân chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định. 1.3 Các hình thức FDI 1.3.1 Phân theo bản chất đầu tư Đầu tư phương tiện hoạt động Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. Mua lại và sáp nhập Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. 1.3.2. Phân theo tính chất dòng vốn Vốn chứng khoá Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. Vốn tái đầu tư Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ Giữa các chi nhánh, công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. 1.3.3. Phân theo động cơ của nhà đầu tư Vốn tìm kiếm tài nguyên Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. Vốn tìm kiếm hiệu quả Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... Vốn tìm kiếm thị trường Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh dành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.3.4. Phân theo hình thức tồn tại Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và và một chủ đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập nên một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Đặc điểm: Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. Không thành lập một pháp nhân mới. Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. Một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Đặc điểm: Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước. Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỉ lệ góp vốn. Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm: Được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới của nước nhận đầu tư. Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư. Ngoài ra còn có các hình thức khác như đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT). Những dự án BOT thường được Chính Phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. 1.4 Ưu điểm và nhược điểm của FDI 1.4.1 Ưu điểm 1.4.1.1 Đối với nước nhận đầu tư Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Nguồn thu ngân sách lớn Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Ví dụ: Ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. Phát triển thị trường lao động Giải quyết việc làm cho người lao động Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế này. Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Phát triển của hàng hoá sức lao động Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể: Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao. Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ thuật công nghệ hiện đại. Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗ lực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung. Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa phương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài. Phát triển thị trường lao động Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động. Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ tư vấn – giới thiệu việc làm và thị trường lao động. Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là nhân tố quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường lao động. Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng cầu về lao động. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của thị trường lao động. Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những ưu điểm về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người lao động. Do vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa dạng hoá các nguồn cung cầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình thành và phát triển của thị trường lao động. Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Sự phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại tác tích cực cho sự phát triển thị trường lao động mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường lao động. 1.4.1.2 Đối với nước đầu tư Tăng quy mô GNP. Do đặc điểm của FDI nên quyền sở hữu, quyền điều hành và quản lý vốn gắn liền với nhau nên vốn được sử dụng hợp lý, hiệu quả, giảm thiểu bất đồng trong việc điều hành quản lý nguồn vốn. Chủ đầu tư nước ngoài đưa cơ sở sản xuất gần vùng nguyên, nhiên liệu, lao động, thị trường tiêu thụ và có được những lợi thế về giá cả yếu tố sản xuất nên giảm được chi phí sản xuất, lợi nhuận thu được cao hơn so với vốn đầu tư trong nước. Tránh được hàng rào mậu dịch của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Tận dụng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của quốc gia tiếp nhận đầu tư, điều này dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cao. 1.4.2 Nhược điểm 1.4.2.1 Đối với nước đi đầu tư Rủi ro đầu tư cao nếu môi trường kinh tế, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư không ổn định. 1.4.2.2 Đối với nước nhận đầu tư Vì mục đích của nhà đầu tư là hiệu suất của vốn cao và thời gian thu hồi vốn nhanh nên chủ đầu tư chỉ tập trung vào các ngành và vùng có điều kiện thuận lợi nhất phục vụ cho mục đích đó. Điều này dẫn đến hậu quả là cơ cấu ngành và vũng của nước nhận đầu tư phát triển không đồng đều, mất cân đối. Ví dụ: tại nước ta, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao như công nghiệp (công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, công nghiệp chế biến), dịch vụ tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai… Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, ảnh hưởng đến môi trường. Nếu nước tiếp nhận đầu tư không kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì sẽ dễ dàng rơi vào trường hợp tiếp nhận những máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm thấp mà giá thành lại cao. 1.5 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước: Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chu kỳ sản phẩm: Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI. Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá, do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia: Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981), Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khai thác chuyên gia và công nghệ: Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các n
Luận văn liên quan