Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước

Có thể nói doanh nghiệp là “tế bào” trong “cơ thể” nền kinh tế quốc dân. ở đó hàng ngày, hàng giờ luôn diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất làm thoả mãn nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toàn bộ xã hội. Với tư cách là thành viên chính trong nền kinh tế quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình một trong những yếu tố để các doanh nghiệp nhà nước sử dụng là xây dựng và phát triển hệ thống kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hoạt động kiểm toán nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước diễn ra không đồng bộ và chưa có hiệu qủa do trong công tác triển khai còn gặp một số khó khăn nhất định. Đề tài được chia làm ba phần với các nội dung sau: Phần I: Triển khai kiểm toán nội bộ – Một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Phần II: Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai kiểm toán nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước. Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục.

doc31 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2564 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các Doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói doanh nghiệp là “tế bào” trong “cơ thể” nền kinh tế quốc dân. ở đó hàng ngày, hàng giờ luôn diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất làm thoả mãn nhu cầu của mỗi cá nhân cũng như của toàn bộ xã hội. Với tư cách là thành viên chính trong nền kinh tế quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã và đang có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và phát triển kinh tế. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình một trong những yếu tố để các doanh nghiệp nhà nước sử dụng là xây dựng và phát triển hệ thống kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hoạt động kiểm toán nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước diễn ra không đồng bộ và chưa có hiệu qủa do trong công tác triển khai còn gặp một số khó khăn nhất định. Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước” để làm đề án môn học của mình. Với đề tài này, em xin chỉ ra những tác dụng, lợi ích mà hệ thống kiểm toán nội bộ đem lại cho các doanh nghiệp nhà nước đồng thời tìm hiểu và phân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn trong việc triển khai kiểm toán nội bộ đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Đề tài của em được chia làm ba phần với các nội dung sau: Phần I: Triển khai kiểm toán nội bộ – Một phương pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Phần II: Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai kiểm toán nội bộ tạo các doanh nghiệp nhà nước. Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp khắc phục. PHẦN I. TRIỂN KHAI KIỂM TOÁN NỘI BỘ – MỘT PHƯƠNG PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1. Sự cần thiết của việc triển khai kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò độc tôn nhưng hoạt động thiếu hiệu quả thậm chí còn gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế. Khi nhận thức được rằng phát triển nền kinh tế thị trường là nhân tố để đưa nền kinh tế phát triển, các nhà lãnh đạo nước ta đã thực hiện một cuộc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường với sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế theo định hướng XHCN. Mặc dù có mặt của nhiều thành phần kinh tế nhưng thành phần kinh tế quốc doanh mà thành viên chính là các doanh nghiệp nhà nước vẫn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Sự thành lập của các tổng công ty 90, 91 một lần nữa đã khẳng định vị thế to lớn của các doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước ta. Với vai trò quan trọng như vậy, các doanh nghiệp nhà nước luôn được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính, về hiệu quả và hiệu năng quản lý hoạt động kinh doanh trong đó hiệu năng dùng để chỉ việc hoàn thành các mục tiêu đề ra còn hiệu quả đề cập đến việc tối thiểu hoá những chi phí để thực hiện các mục tiêu đó. Thi hành nghị định số 59/CP ngày 03 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành “Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước” ngày 12 tháng 11 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 73 TC/TCDN quy định và hướng dẫn công tác báo cáo tài chính, công khai báo cáo tài chính và kiểm tra công tác kế toán hàng năm tại các doanh nghiệp nhà nước. Theo văn bản này thì kể từ ngày 01/01/1997, nhà nước sẽ không thực hiện xét duyệt quyết toán hàng năm của các doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính chính xác, kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước và phải tự chịu trách nhiệm về sự trung thực, chính xác của báo cáo đó. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhà nước phải được kiểm toán của kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập và chỉ được coi là hợp pháp, hợp lệ khi có đủ chữ ký của người lập, người kiểm toán, kế toán trưởng, giám đốc và đóng dấu củadoanh nghiệp. Nếu các báo cáo tài chính không đúng sự thật, không đủ các chứng cứ hợp pháp hoặc không kịp thời thì người lập và những người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong doanh nghiệp luôn đặt lợi ích của bản thân mình lên đầu, họ luôn tìm cách đạt được những lợi ích lớn nhất cho dù để đạt được lợi ích này họ sẽ có những hành vi sai trái đi ngược lại với những chế độ, quy định của nhà nước cũng như của doanh nghiệp. Ngoài ra, do những nguyên nhân khác nhau như tính chất phức tạp của công việc, trình độ năng lực của bản thân mà các thành viên trong doanh nghiệp có thể những sai sót trong công việc của mình. Tất cả những điều trên sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để ngăn ngừa những hành vi sai trái và phát hiện một cách nhanh chóng kịp thời những sai sót trên thì mỗi doanh nghiệp phải có một hệ chuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Như vậy một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu trong môi trường kiểm soát nội bộ mạnh là điều kiện cần thiết để ban giám đốc điều khiển, quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả cũng như mang lại sự đảm bảo chắc chắn, đáng tin cậy cho các quyết định và chế độ quản lý. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cơ bản và quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, nó cung cấp những thông tin về giám sát và đánh giá thường xuyên toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp (trong đó có báo cáo tài chính). Do vậy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay cũng như trong tương lai phải luôn gắn liền với hoạt động kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng và tồn tại một cách tất yếu trong các doanh nghiệp đặc biệt là trong điều kiện môi trường, đối tác kinh doanh được mở rộng và quy luật cạnh tranh khắt khe của thị trường. Trong điều kiện các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa công khai đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp khi có xác nhận của kiểm toán độc lập thì kiểm toán nội bộ cũng rất có ý nghĩa và cần thiết đối với người quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng như đối với tổ chức kiểm toán độc lập khi xem xét và kiểm toán báo cáo tài chính doanh. 2. Tiêu chuẩn để tổ chức kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước. Như ở trên đã phân tích, các doanh nghiệp nhà nước cần thiết phải triển khai kiểm toán nội bộ để thực hiện công tác kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp mình. Khôn có những tiêu chuẩn tuyệt đối để quyết định việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ nhưng theo em việc thiết lập bộ phận kiểm toán nội bộ cần xem xét một số yếu tố đó là: 2.1. Quy mô của doanh nghiệp. Quy mô của doanh nghiệp là tiêu chuẩn tiên quyết để một doanh nghiệp tiến hành triển khai kiểm toán nội bộ trong đơn vị mình. Trong thực tế hiện nay, rất ít doanh nghiệp nhỏ có bộ phận kiểm toán nội bộ và bộ phận này chỉ có các tổng công ty với tổng giá trị tài sản và số vốn hoạt động lớn. Nguyên nhân là do các tổng công ty thường có nhiều đơn vị thành viên vì vậy sẽ có một khoảng cách giữa tổng giám đốc với các nhà quản lý ở các đơn vị thành viên. Khoảng cách này có thể gây ra sự biến dạng, sai lệch của những quy định chỉ thị được truyền từ ban giám đốc tổng công ty. Do vậy một bộ phận kiểm toán nội bộ xuất hiện sẽ giải quyết được vấn đề này trong các đơn vị lớn. 2.2. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Phạm vi hoạt động hay sự phân tán về mặt địa lý của các bộ phận cũng là một tiêu chuẩn để một doanh nghiệp tiến hành tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ. Nhiều doanh nghiệp nhà nước có thể có trụ sở chính ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhưng lại có nhiều đơn vị trực thuộc tại các tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Khiến cho đôi khi việc nắm bắt tình hình hoạt động tại các đơn vị thành viên gặp khó khăn do sự xa cách về mặt địa lý. Do vậy các doanh nghiệp này cần có kiểm toán nội bộ để đánh giá tình hình hiệu quả, hiệu năng của các đơn vị thành viên để những nhà quản lý doanh nghiệp có thể nắm bắt và ra những quyết định kịp thời. 2.3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ở những doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực hoạt động kinh doanh thường có những sai sót, rủi ro trong quá trình hoạt động bởi vì các nhà quản lý thường chỉ ra những thủ tục, quy tắc thống nhất cho tất cả các lĩnh vực hoạt động trong khi đó có thể những quy tắc thủ tục này là chặt chẽ với lĩnh vực hoạt động này nhưng lại lỏng lẻo, thiếu hiệu quả với lĩnh vực hoạt động khác, và tại những lĩnh vực hoạt động trên thường tồn tại những sai sót, gian lận mà các nhà quản lý không phát hiện được. Một bộ phận kiểm toán nội bộ được thành lập sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các thủ tục quy trình kiểm soát riêng cho từng lĩnh vực hoạt động để hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót và gian lận có thể có. 2.4. Năng lực, trình độ của nhân viên. Ngay ở những doanh nghiệp có quy mô, phạm vi hoạt động lớn và có nhiều lĩnh vực hoạt động thì tất cả các thông tin đều có thể tin cậy nếu như doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tư cách đạo đức tốt. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đội ngũ cán bộ nhân viên có đủ những điều kiện trên. Đối với các doanh nghiệp này thì các thông tin về quá trình hoạt động luôn ẩn chứa những sai sót rủi ro do trình độ năng lực cũng như đạo đức nghề nghiệp yếu kém của các nhân viên gây ra. Bộ phận kiểm toán nội bộ trong quá trình hoạt động có thể phát hiện ra các sai sót và rủi ro này và có những kiến nghị, giải pháp nhằm ngăn ngừa những sai phạm trên. 3. Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ Chức năng của kiểm toán nội bộ là kiểm tra đánh giá tính liên tục, tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi của các hoạt động trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ là: - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính của nhà nước. - Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo quyết toán do kế toán và các bộ phận khác trong doanh nghiệp lập ra. - Kiểm tra và xác nhận giá trị vốn góp của doanh nghiệp và các đối tác tham gia liên doanh với doanh nghiệp. Kiểm tra xác nhận tính trung thực hợp lý đầy đủ của số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh. - Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó có hệ thống kế toán, giám sát sự hoạt động và tham gia hoàn thiện chúng. - Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của các quy chế kiểm soát nội bộ đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này. - Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên, kiểm toán nội bộ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toán và các cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính kế toán và các nội dung khác. Như vậy lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ chứ không phải là kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ chỉ soát xét, kiểm tra các thông tin tài chính giúp chủ doanh nghiệp ký duyệt báo cáo tài chính mà không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo đúng nghĩa của từ này (gồm kiểm tra và xác nhận báo cáo tài chính). Kiểm toán nội bộ về nguyên tắc chỉ chịu trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp mà không có trách nhiệm đối với các đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy đối với doanh nghiệp nhà nước với chủ sở hữu là nhà nước, kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm trước giám đốc cũng có nghĩa là chịu trách nhiệm với nhà nước. Vì lẽ này các kiểm toán viên nội bộ tiến hành kiểm tra báo cáo tài chính giúp ban giám đốc tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính đối với nhà nước như quy định trong Nghị định 59/CP và thông tư 73/TC/TCDN là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra khi xem xét chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, các đặc trưng sau đây của kiểm toán nội bộ cần được quán triệt sâu sắc để hướng dẫn các hành động trong thực tiễn. Một là: Kiểm toán nội bộ có tính chất bắt buộc và cưỡng chế theo yêu cầu của ban giám đốc đối với các đơn vị, các hoạt động thuộc quyền. Kiểm toán nội bộ có thẩm quyền kiểm tra đối với các hoạt động của đơn vị chính cũng như đơn vị phụ thuộc. Thẩm quyền này không chỉ đối với lĩnh vực kế toán – tài chính mà bao gồm mọi lĩnh vực trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây là tiêu chí cơ bản để nói rằng kiểm toán nội bộ khác với kiểm tra kế toán nội bộ hay nói cách khác kiểm toán nội bộ có phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với kiểm tra kế toán nội bộ. Hai là: Theo yêu cầu quản lý của ban giám đốc, kiểm toán nội bộ là hoạt động không thu phí đối với các đơn vị, bộ phận trực thuộc được kiểm toán. Ba là: Cũng giống như kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ có mục đích lớn là thông qua kiểm toán để cải tiến và hoàn thiện các hoạt động ở doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh, khắc phục những khâu yếu, giúp ban giám đốc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các gian lận, sai sót trong hoạt động của doanh nghiệp. Bốn là: Tuy kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với những bộ phận được kiểm tra nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị, không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị đó được. Vì vậy các báo cáo của kiểm toán nội bộ mặc dù được ban giám đốc doanh nghiệp tin tưởng nhưng không có hoặc ít có giá trị hợp lý ở bên ngoài. 4. Cơ cấu của bộ phận kiểm toán nội bộ. Bộ máy kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp có quy mô lớn (thường là tổng công ty) được xây dựng bao gồm: - Trưởng phòng kiểm toán - Phó trưởng phòng kiểm toán (có thể có hoặc không) - Nhóm trưởng kiểm toán - Các kiểm toán viên nội bộ. a. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ là người đứng đầu phòng kiểm toán nội bộ doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp nhà nước, trưởng phòng kiểm toán nội bộ do tổng giám đốc bổ nhiệm sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ chủ quản doanh nghiệp. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng kiểm toán nội bộ: - Chủ động xây dựng kế hoạch và lập chương trình kiểm toán hàng năm. - Tổ chức các cuộc kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp theo nhiệm vụ, kế hoạch và chương trình dự án đã được tổng giám đốc phê duyệt. - Quản lý, bố trí phân công công việc cho kiểm toán viên và thực hiện các biện pháp đào tạo, huấn luyện kiểm toán viên, đảm bảo không ngừng nâng cao trình độ và năng lực của các kiểm toán viên cũng như bộ máy kiểm toán nội bộ. - Đề xuất với tổng giám đốc về việc đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với kiểm toán viên nội bộ. - Kiến nghị các thay đổi về chính sách, đường lối nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp. - Khi phát hiện có hiện tượng vi phạm pháp luật hoặc những quyết định trái với chủ trương, chính sách chế độ của doanh nghiệp phải có trách nhiệm báo cáo các cấp có thẩm quyền đồng thời nghiên cứu đưa ra các giải pháp để giải quyết kịp thời. b. Nhóm trưởng kiểm toán Nhóm trưởng kiểm toán là cấp trên của các kiểm toán viên thường có nhiệm vụ trợ lý, giám sát quá trình tiến hành các cuộc kiểm toán, lãnh đạo một nhóm các nhân viên kiểm toán, xem xét lại công việc của các thành viên trong nhóm, là người giữ liên lạc giữa bộ phận được kiểm toán và bộ phận kiểm toán, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. c. Kiểm toán viên nội bộ. Các kiểm toán viên nội bộ là những thành viên không thể thiếu trong bộ phận kiểm toán. Theo quy định tại QĐ 832/TC/CĐKT ngày 28 tháng 10 năm 1997 của Bộ tài chính, người được bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ làm kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn sau: Một là: có phẩm chất trung thực, khách quan chưa có tiền án tiền sự, chưa bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên do có các sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán. Hai là: Đã tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, tài chính kế toán hoặc quản trị kinh doanh. Ba là: Đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán từ năm năm trở lên trong đó có ít nhất ba năm làm việc tại doanh nghiệp nơi được giao nhiệm vụ kiểm toán viên. Ban giám đốc có quyền đánh giá và lựa chọn kiểm toán viên nội bộ cho doanh nghiệp dựa trên phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn của kiểm toán viên. Trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ: - Kiểm toán viên nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được tổng giám đốc phê duyệt và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về chất lượng, về tính trung thực hợp lý của báo cáo kiểm toán và những thông tin tài chính kế toán đã được kiểm toán. - Trong quá trình thực hiện công việc, kiểm toán viên nội bộ phải tuân thủ luật pháp, tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực nghề nghiệp và kiểm toán và các chính sách chế độ của nhà nước. - Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. - Tuân thủ nguyên tắc bảo mật số liệu, tài liệu đã được kiểm toán. Quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ: - Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phí hoặc can thiệp khi thực hiện hoạt động kiểm toán và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm toán. - Có quyền yêu cầu các bộ phận cá nhân được kiểm toán và các bộ phận liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán. - Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ do cá nhân tiến hành hoặc chịu trách nhiệm thực hiện theo nhiệm vụ kiểm toán được giao. - Nêu các ý kiến đề xuất, các giải pháp, kiến nghị cho việc cải tiến, hoàn thiện công tác quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa các sai sót, gian lận và các việc làm sai trái trong doanh nghiệp. - Được bảo lưu ý kiến đã trình bày trong báo cáo kiểm toán nội bộ, được quyền đề nghị cơ quan chức năng của nhà nước xem xét lại quyết định của tổng giám đốc về việc bãi nhiễm kiểm toán viên. 5. Mô hình tổ chức của kiểm toán nội bộ. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ một cách hữu hiệu, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc cấp cao nhất trong doanh nghiệp. ở các doanh nghiệp không có hội đồng quản trị, bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức trực thuộc ban giám đốc. ở các nước Châu âu trong các công ty lớn, bộ phận kiểm toán nội bộ trực thuộc uỷ ban kiểm toán hội đồng quản trị. Uỷ ban này gồm một số thành viên của hội đồng quản trị nhưng không giữ chức vụ hay đảm nhận một công việc nào trong công ty. Tính chất độc lập giúp cho uỷ ban kiểm toán thực hiện tốt chức năng giám sát của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình hoạt động ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP của nước ta khác so với các nước trên. Trong mỗi tổng công ty còn có ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị. Ngoài các thành viên chuyên trách, hội đồng quản trị còn có một số thành viên kiêm nhiệm, trong bàn soát ngoài trưởng ban kiểm soát thì phần lớn các uỷ viên là thành viên kiêm nhiệm trong đó có thành viên không thuộc tổng công ty. Với bộ máy như vậy ban kiểm soát khó lòng thực hiện tốt các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của nhà nước được ban hành theo điều lệ mẫu của tổng công ty nhà nước. Vì vậy theo em ở các tổng công ty được thành lập theo nghị định 90/CP và 91/CP, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc hội đồng quản trị mà trực tiếp là ban kiểm soát. Dưới đây em xin đưa ra mô hình bộ phận kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra để thực hiện một cuộc kiểm toán đạt hiệu quả cao nhất thì việc xác định số lượng các nhân viên kiểm toán là rất quan trọng, số lượng nhân viên kiểm toán có thể được xác định qua công thức sau đây:  = ( ai x t + b Trong đó: + ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phận của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại (nếu có). + t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc hoạt động tương ứng/năm. + b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ ốm, nghỉ phép, hội họp... + k: Thời gian làm việc trung bình của một kiểm toán viên/năm + n: Tổng số
Luận văn liên quan