Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hoàn thiện công tác cung cấp thông tin thống kê nước ngoài cho các đối tượng sử dụng trong nước

Vấn đề cung cấp thông tin TKNN đã được thực hiện từ lâu. Nhưng bối cảnh của thời kinh tế kế hoạch tập trung trước đây khác với ngày nay. Yêu cầu về số liệu TKNN từ phía các cơ quan và tổ chức, các doanh nghiệp, người dân trong nước ngày càng nhiều và đa dạng. Các đối tượng sử dụng thông tin TKNN ở Việt Nam cũng ngày càng phong phú. 1. THỰC TẾ NHU CẦU VỀ TKNN, MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1.1. Nhu cầu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp Trong bối cảnh của một nền kinh tế mở cửa, nhất là khi đất nước ta mới đặt chân vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các cơ quan Đảng, Nhà nước cần có những cơ sở số liệu, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia, để chủ động hội nhập trong lĩnh vực quản lý của mình với thế giới bên ngoài, làm căn cứ tham khảo khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, lựa chọn các đối tác xứng đáng, đưa ra các quyết sách phù hợp trong đàm phán, thoả thuận, hợp tác để cùng có lợi. 1.2. Nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các đối tượng khác Thực tế cho tới nay, ở TCTK, ngành thống kê chưa nắm bắt hết được mức độ nhu cầu số liệu TKNN của các doanh nghiệp, chưa thấy các doanh nghiệp thể hiện nhu cầu của mình, có thể họ tự kiếm tìm trực tiếp từ các nguồn quốc tế khác nhau, và cũng có thể họ chưa biết tiếp cận tới đâu, với cơ quan nào, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu vấn đề các doanh nghiệp nước ta rất thiếu thông tin về các nước khác. Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thì lại có nhu cầu TKNN rất lớn để phục vụ các công trình đồ án, so sánh quốc tế, giảng dạy, minh hoạ các chủ đề bài giảng tại các giảng đường, tại các viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học, đặc biệt là đội ngũ sinh viên khi thực hiện các đề tài khoa học, chuyên đề học tập, luận văn tốt nghiệp, v.v Đối với các đối tượng sử dụng thông tin TKNN khác, qua thực tế các ấn phẩm Niên giám thống kê với chương Thống kê nước ngoài, các quyển sách được biên soạn chuyên về TKNN được phát hành nhiều lần với số lượng nhiều bản mỗi đợt đều tiêu thụ hết trong khoảng thời gian ngắn, cho thấy nhu cầu TKNN ở nước ta khá cao

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu xác định nội dung thông tin và hoàn thiện công tác cung cấp thông tin thống kê nước ngoài cho các đối tượng sử dụng trong nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
309 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.2-CS06 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN THỐNG KÊ NƢỚC NGOÀI CHO CÁC ĐỐI TƢỢNG SỬ DỤNG TRONG NƢỚC 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2006 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Hợp tác quốc tế 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Văn Phẩm 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: CN. Nguyễn Anh Tuấn ThS. Lê Đình Ký CN. Nguyễn Văn Bảo CN. Lê Thu Hiền CN. Bùi Ngọc Tân 7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,65 / Xếp loại: Khá 310 PHẦN I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN TKNN VÀ NỘI DUNG CẦN PHỔ BIẾN THỜI GIAN TỚI Vấn đề cung cấp thông tin TKNN đã đƣợc thực hiện từ lâu. Nhƣng bối cảnh của thời kinh tế kế hoạch tập trung trƣớc đây khác với ngày nay. Yêu cầu về số liệu TKNN từ phía các cơ quan và tổ chức, các doanh nghiệp, ngƣời dân trong nƣớc ngày càng nhiều và đa dạng. Các đối tƣợng sử dụng thông tin TKNN ở Việt Nam cũng ngày càng phong phú. 1. THỰC TẾ NHU CẦU VỀ TKNN, MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1.1. Nhu cầu của Lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc các cấp Trong bối cảnh của một nền kinh tế mở cửa, nhất là khi đất nƣớc ta mới đặt chân vào Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc cần có những cơ sở số liệu, nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội của các quốc gia, để chủ động hội nhập trong lĩnh vực quản lý của mình với thế giới bên ngoài, làm căn cứ tham khảo khi lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, lựa chọn các đối tác xứng đáng, đƣa ra các quyết sách phù hợp trong đàm phán, thoả thuận, hợp tác để cùng có lợi. 1.2. Nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và các đối tƣợng khác Thực tế cho tới nay, ở TCTK, ngành thống kê chƣa nắm bắt hết đƣợc mức độ nhu cầu số liệu TKNN của các doanh nghiệp, chƣa thấy các doanh nghiệp thể hiện nhu cầu của mình, có thể họ tự kiếm tìm trực tiếp từ các nguồn quốc tế khác nhau, và cũng có thể họ chƣa biết tiếp cận tới đâu, với cơ quan nào, mặc dù các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã nêu vấn đề các doanh nghiệp nƣớc ta rất thiếu thông tin về các nƣớc khác. Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thì lại có nhu cầu TKNN rất lớn để phục vụ các công trình đồ án, so sánh quốc tế, giảng dạy, minh hoạ các chủ đề bài giảng tại các giảng đƣờng, tại các viện nghiên cứu, các cơ sở khoa học, đặc biệt là đội ngũ sinh viên khi thực hiện các đề tài khoa học, chuyên đề học tập, luận văn tốt nghiệp, v.v Đối với các đối tƣợng sử dụng thông tin TKNN khác, qua thực tế các ấn phẩm Niên giám thống kê với chƣơng Thống kê nƣớc ngoài, các quyển sách đƣợc biên soạn chuyên về TKNN đƣợc phát hành nhiều lần với số lƣợng nhiều bản mỗi đợt đều tiêu thụ hết trong khoảng thời gian ngắn, cho thấy nhu cầu TKNN ở nƣớc ta khá cao. 311 1.3. Nhu cầu thông tin TKNN ngay trong nội bộ cơ quan TCTK Các đơn vị trong Tổng cục là những đối tƣợng sử dụng thông tin TKNN trƣớc tiên và thƣờng xuyên nhất phục vụ cho các hoạt động thuộc chức năng nhiệm vụ của mình ở từng đơn vị. Vụ Thống kê tổng hợp cần số liệu TKNN để đƣa vào Niên giám hàng năm, các báo cáo phân tích định kỳ (năm, 2-3-5-10 năm,). Các đơn vị cần thông tin phục vụ các báo cáo phân tích tổng hợp và so sánh quốc tế. Ngƣời dùng tin TKNN thƣờng hay đƣa ra những yêu cầu khó đáp ứng. 2. MỘT SỐ NỘI DUNG TKNN ĐÃ ĐÁP ỨNG ĐƢỢC 2.1. Thực trạng nội dung thông tin TKNN và kết quả đã phổ biến 2.1.1. Niên giám thống kê Thực trạng về nội dung TKNN đã phổ biến đƣợc thể hiện qua nội dung các chỉ tiêu thống kê đã công bố trong các hình thức phổ biến khác nhau của TCTK những năm qua, kể từ khi cơ quan thống kê đƣợc thành lập. Trƣớc hết phải kể tới Niên giám Thống kê (đầy đủ và tóm tắt). Những năm trƣớc đây, nội dung các chỉ tiêu TKNN đƣợc đƣa vào Niên giám còn sơ sài, số lƣợng không nhiều và khối lƣợng không lớn, do nhu cầu TKNN thời bao cấp không cao, ít ai đòi hỏi. Ngày nay bức tranh đã hoàn toàn khác, số lƣợng chỉ tiêu nhiều hơn, phong phú hơn. Có một đặc điểm dễ nhận thấy là nội dung trong các Niên giám thƣờng xuyên có sự thay đổi qua các năm, phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của ngƣời cung cấp. 2.1.2. Các tài liệu thống kê nước ngoài Ngoài Niên giám hàng năm, còn phải kể tới các ấn phẩm chuyên sâu khác. Đầu thập niên 1970, TCTK đã ấn hành Tập san "Thông tin TKNN" mỗi quí một lần, do Phòng TKNN biên soạn. Song nội dung thông tin chủ yếu chỉ đề cập tới các vấn đề phƣơng pháp luận, ít thấy số liệu, và chủ yếu cũng chỉ liên quan đến thống kê của các nƣớc thuộc khối SEV. Khi Viện Nghiên cứu khoa học thống kê đƣợc thành lập với Phòng TKNN chuyển từ trực thuộc Tổng cục sang, thì hàng quý cho ra Tập san "Thông tin khoa học thống kê" có một phần TKNN, nhƣng chủ yếu vẫn là các vấn đề phƣơng pháp luận trên cơ sở kinh nghiệm nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc khối SEV, và Tập san "Thông tin TKNN" chấm dứt tồn tại. 312 Năm 1989, Viện Khoa học Thống kê chủ biên xuất bản cuốn sách "Số liệu kinh tế - xã hội các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng". Đây là cuốn sách đầu tiên của Tổng cục phổ biến số liệu TKNN, nhằm góp phần vào công cuộc đổi mới và phục vụ ba chƣơng trình kinh tế lớn của Đảng. Tháng 4-1991, Phòng TKNN và HTQT của Tổng cục biên soạn và cho xuất bản tiếp cuốn "Những chỉ tiêu chủ yếu các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng" với nội dung cập nhật mới thêm nhiều số liệu. Một số chỉ tiêu lúc đó còn tỏ ra xa lạ với nền thống kê nƣớc nhà đều đã đƣợc giải thích cặn kẽ. Đây cũng là dịp để các nhà thống kê Việt Nam có cơ hội tiếp cận với hệ thống chỉ tiêu thống kê thế giới. Cuốn sách nói chung đƣợc đánh giá có tính hội nhập cao. Các năm tiếp theo, sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN, và là nƣớc thành viên của APEC và nhiều thể chế quốc tế khác, Vụ Tổng hợp và Thông tin chủ trì biên soạn một cuốn chuyên về TKNN, nhƣ: "Tƣ liệu kinh tế bảy nƣớc thành viên ASEAN", “Số liệu kinh tế - xã hội các đô thị lớn của Việt Nam và thế giới”, "Số liệu kinh tế xã hội các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới", nhằm đem đến cho ngƣời sử dụng bức tranh kinh tế - xã hội của tất cả các nƣớc và lãnh thổ, các châu lục trên thế giới. Các tài liệu đều đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. 2.1.3. Trang web Mạng LAN GSO-Net của TCTK đã hoạt động từ cuối những năm 90 của thập kỷ trƣớc, song để có đƣợc một trang web tƣơng đối hoàn chỉnh nhƣ hiện nay thì mới chỉ đƣợc khai thác từ năm 2005. Trong chuyên mục “Số liệu thống kê” của trang web có mục “Thống kê nƣớc ngoài” với một số nội dung nhất định, tuy chƣa phong phú. Thực ra đó chỉ là một phần trong Chƣơng Thống kê nƣớc ngoài của Niên giám thống kê. 2.1.4. Các tài liệu khác Ngoài các công cụ phổ biến thông tin nêu trên có chứa số liệu nƣớc ngoài, còn các ấn phẩm khác của TCTK, dù trực tiếp hay gián tiếp, một mặt sử dụng số liệu TKNN, mặt khác lại cũng tham gia vào việc phổ biến TKNN, ví dụ tạp chí "Con số và sự kiện", tập san "Thông tin khoa học thống kê", Bản tin "Thông tin thống kê" vẫn thƣờng đăng bài về kinh tế thế giới, trong đó có sử dụng số liệu nƣớc ngoài để phân tích, và nhƣ vậy ngƣời đọc đã có cơ hội tiếp cận với TKNN. Sổ lịch tết hàng năm của Tạp chí "Con số và sự kiện" có hẳn một phần số liệu từng nƣớc ASEAN, APEC, và đó cũng coi những nội dung TKNN đƣợc phổ biến cho ngƣời sử dụng. 313 3. NỘI DUNG TKNN CẦN PHỔ BIẾN TRONG THỜI GIAN TỚI Những năm trƣớc đây, nội dung TKNN trong niên giám còn ít và sơ sài. Ngày nay, do nhu cầu ngày càng phát triển, năng lực thống kê qua năm tháng của toàn ngành đã có những tiến bộ vƣợt bậc, nhiều chỉ tiêu đã đƣợc nghiên cứu, tính toán theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, việc cung cấp số liệu nƣớc ngoài đạt đƣợc những kết quả khả quan với tính so sánh quốc tế đang ngày càng đƣợc cải thiện, nhƣng các chỉ tiêu đƣa ra qua các năm còn thiếu ổn định, thiếu nhất quán. Đề tài nghiên cứu này đề xuất nội dung thông tin TKNN cần đƣợc phổ biến một cách ổn định cho tới năm 2010 nhƣ sau: 3.1. Niên giám Thống kê 3.1.1. Niên giám đầy đủ - Diện tích, dân số và mật độ dân số - Tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên và tuổi thọ bình quân - Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) theo giá thực tế của thế giới - Tỷ lệ GDP của mỗi nhóm nƣớc so với tổng sản phẩm của thế giới - GDP và GDP bình quân đầu ngƣời theo giá thực tế - Tốc độ tăng GDP - GDP theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP) bình quân đầu ngƣời - Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP theo giá thực tế - Tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản trong GDP theo giá thực tế - Tỷ lệ thu nhập quốc gia (GNI) so với GDP theo giá thực tế - Tổng dự trữ quốc tế - Xuất khẩu và nhập khẩu - Xuất khẩu bình quân đầu ngƣời - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - Tỷ trọng thu nhập của các nhóm dân cƣ chiếm trong tổng thu nhập - Hệ số bất bình đẳng trong thu nhập - Chỉ số phát triển liên quan đến giới - Chỉ số vai trò của phụ nữ 314 - Chỉ số phát triển con ngƣời - Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của từng nƣớc ASEAN và lân cận. 3.1.2. Niên giám tóm tắt Để đáp ứng nhanh thông tin cho ngƣời sử dụng, nội dung số liệu nƣớc ngoài trong Niên giám tóm tắt cần là những chỉ tiêu chủ yếu có tính tổng hợp trên tầm vĩ mô của kinh tế các nƣớc trong khu vực và lân cận, nên nội dung đó phải đƣợc đƣa vào một Chƣơng chuyên TKNN, và bao gồm: - GDP và GDP bình quân đầu ngƣời; - Tốc độ tăng trƣởng; - Dân số; - Tỷ giá hối đoái; - CPI; - Tỷ lệ thất nghiệp; - Lực lƣợng lao động; - Xuất - Nhập khẩu; - Vị thế của Việt Nam trong thứ tự xếp hạng một số sản phẩm trọng điểm trên thế giới và khu vực (nhƣ lúa, xuất khẩu gạo, hạt tiêu, hạt điều, chỉ số HDI). Riêng bảng này là kết quả rút ra đƣợc từ kinh nghiệm phổ biến thông tin TKNN của Cục Thống kê Trung Quốc đã làm. 3.2. Ấn phẩm Thống kê nƣớc ngoài 3.2.1. Phạm vi khu vực ASEAN Nội dung cụ thể "Tƣ liệu kinh tế các nƣớc thành viên ASEAN" nên bao gồm các chỉ tiêu: - Diện tích, dân số, mật độ dân số; - Sản lƣợng và năng suất một số cây trồng chính; - Đàn gia súc, gia cầm và sản lƣợng chăn nuôi; - Sản lƣợng một số sản phẩm công nghiệp chính (điện, gỗ, giấy, ); - Giao thông vận tải: vân chuyển và luân chuyển hành khách và hàng hoá; - Số lƣợng phƣơng tiện vận tải theo hình thức vận tải; - Tổng chiều dài đƣờng bay; 315 - Số lƣợng điện thoại, máy Fax, mobiles (tổng số và bình quân 1000 dân); - Trị giá xuất nhập khẩu; - Chi đi du lịch ra nƣớc ngoài; - Doanh thu du lịch nƣớc ngoài; - Số lƣợng khách du lịch quốc tế; - Số lƣợng học sinh các cấp; - Số ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS. 3.2.2. Phạm vi toàn thế giới Nội dung thông tin cụ thể "Số liệu kinh tế xã hội các nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới" đem phổ biến nên bao gồm: Phần I: Một số chỉ tiêu tổng hợp từng nước, châu lục, khối nước 1.1 Tỷ trọng một số chỉ tiêu của các nƣớc so với thế giới 1.2 Diện tích, dân số và mật độ dân số 1.3 Dân số chia nam - nữ 1.4 Xếp hạng thế giới một số chỉ tiêu tổng hợp 1.5 Tốc độ tăng GDP 1.6 GDP theo giá thực tế 1.7 Tỷ trọng của ba khu vực kinh tế trong GDP 1.8 GDP giá thực tế bình quân đầu ngƣời 1.9 GDP theo sức mua tƣơng đƣơng bình quân đầu ngƣời 1.10 Tỷ lệ tích lũy tài sản so với GDP 1.11 Tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng so với GDP 1.12 Tỷ trọng thay đổi tồn kho trong GDP 1.13 Tỷ lệ tiêu dùng của chính phủ trong GDP 1.14 Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trong GDP 1.15 Tổng thu nhập quốc gia (GNI) theo giá thực tế 1.16 Tỷ lệ tổng thu nhập quốc gia so với GDP 1.17 Thu - chi ngân sách 1.18 Tổng dự trữ quốc tế 1.19 Nợ nƣớc ngoài (tính đến cuối năm) 1.20 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 1.21 Số lƣợng máy tính sử dụng 1.22 Số lƣợng máy tính bình quân 1000 dân 316 1.23 Tỷ lệ thất nghiệp 1.24 Tỷ trọng thu nhập của các nhóm dân cƣ chiếm trong tổng số 1.25 Hệ số bất bình đẳng trong thu nhập 1.26 Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI) 1.27 Chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM) 1.28 Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) Phần II: Nông lâm nghiệp và thủy sản 2.1 Xếp hạng sản lƣợng một số nông sản 2.2 Diện tích cây lƣơng thực có hạt 2.3 Sản lƣợng lƣơng thực có hạt 2.4 Sản lƣợng lƣơng thực có hạt bình quần đầu ngƣời 2.5 Diện tích lúa 2.6 Sản lƣợng lúa 2.7 Sản lƣợng lúa bình quân đầu ngƣời 2.8 Diện tích ngô 2.9 Sản lƣợng ngô 2.10 Sản lƣợng ngô bình quân đầu ngƣời 2.11 Diện tích khoai lang 2.12 Sản lƣợng khoai lang 2.13 Diện tích cà phê 2.14 Sản lƣợng cà phê 2.15 Diện tích chè 2.16 Sản lƣợng chè 2.17 Diện tích mía 2.18 Sản lƣợng mía 2.19 Diện tích hạt tiêu 2.20 Sản lƣợng hạt tiêu 2.21 Diện tích cao su 2.22 Sản lƣợng cao su 2.23 Tỷ lệ diện tích đất canh tác đƣợc thủy lợi hoá 2.24 Số lƣợng trâu, bò 2.26 Số lƣợng lợn 2.27 Sản lƣợng cá khai thác 2.28 Sản lƣợng gỗ khai thác Phần III: Công nghiệp 3.1 Sản lƣợng than sản xuất và tiêu dùng 317 3.2 Sản lƣợng dầu thô khai thác và tiêu dùng 3.3 Sản lƣợng giấy, bìa sản xuất 3.4 Sản lƣợng xi măng sản xuất 3.5 Sản lƣợng điện sản xuất và tiêu dùng 3.6 Sản lƣợng đƣờng sản xuất Phần IV: Kinh tế đối ngoại 4.1 Xuất khẩu và nhập khẩu 4.2 Số khách du lịch quốc tế 4.3 Chi tiêu của khách du lịch 4.4 Doanh thu du lịch 4.5 Tỷ giá hối đoái chính thức bình quân năm 3.3. Trang web Ngoài những nội dung hiện có, nên đƣa toàn bộ nội dung Chƣơng Thống kê nƣớc ngoài của Niên giám thống kê vào chuyên mục "Thống kê nƣớc ngoài" của trang web. Điều đó nghĩa là ngoài những chỉ tiêu đã có hiện nay trên mạng đã nêu, cần đƣa thêm các chỉ tiêu mà đã đƣợc phổ biến sẵn trong Niên giám, phân theo các quốc gia và lãnh thổ. Ngoài ra, nội dung các chỉ tiêu trong các tài liệu chuyên TKNN đã nêu trên cũng cần đƣa vào mục này trên mạng để tiện cho ngƣời sử dụng truy cập và tìm kiếm. 3.4. Các tài liệu khác Phần trên đã trình bày thực trạng của các tài liệu khác cũng tham gia phổ biến TKNN trong một khuôn khổ nhất định. Trong thời gian tới (trƣớc mắt có thể là đến năm 2010) nên duy trì các hình thức này, nhƣng nên tăng thêm tính ổn định, ví dụ tạp chí "Con số và sự kiện" nên mỗi số dành một phần nhỏ (có thể nửa trang) để phổ biến chuyên số liệu nƣớc ngoài theo chủ đề và lĩnh vực đƣợc dự kiến trƣớc, ví dụ tháng này về GDP, tháng khác về dân số, tháng sau nữa về tỷ lệ thất nghiệp, về FDI, v.v 3.5. Các Phụ san Thống kê nƣớc ngoài đột xuất Hình thức phổ biến TKNN này từ trƣớc tới nay chƣa có. Vào các đợt kỷ niệm, sự kiện quốc tế quan trọng, hoặc có những chủ đề kinh tế quốc tế nhiều ngƣời quan tâm, thì TCTK cần cho ra các ấn phẩm thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu một cách sốt dẻo, thiết thực nhất. 318 PHẦN II HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CUNG CẤP THÔNG TIN TKNN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Đây là vấn đề lần đầu tiên đƣợc nghiên cứu tới, trên cơ sở toàn bộ "bức tranh" về phổ biển số liệu TKNN ở TCTK từ trƣớc tới nay nêu trên, việc hoàn thiện đƣợc đề cập tới theo các khía cạnh: - Nhận rõ mục đích của phổ biến thông tin TKNN; - Tìm hiểu kinh nghiệm phổ biến thông tin thống kê nƣớc ngoài của một số cơ quan thống kê quốc gia trên thế giới; - Phân loại đối tƣợng sử dụng TKNN và nội dung thông tin của họ; - Tìm hiểu cơ sở pháp lý của hoạt động thống kê nƣớc ngoài; - Xác định tính đặc thù của TKNN so với thông tin thống kê trong nƣớc; - Xem xét các hình thức và công cụ phổ biến thông tin; - Nghiên cứu tìm kiếm các nguồn thông tin thống kê nƣớc ngoài; - Tìm hiểu chính sách phổ biến thông tin thống kê; - Khẳng định một số yêu cầu về nhân lực trong công tác TKNN. 1. MỤC ĐÍCH BIÊN SOẠN, PHỔ BIẾN SỐ LIỆU NƢỚC NGOÀI 1) Giúp các doanh nghiệp có thông tin về thế giới để lập kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm thị trƣờng, tìm bạn hàng và đối tác. 2) Giúp các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc nắm bắt tình hình và xu thế phát triển của thế giới để chủ động hội nhập, lựa chọn đối tác xứng đáng, đƣa ra quyết sách phù hợp trong đàm phán, thoả thuận, hợp tác cùng có lợi. 3) Giúp các nhà nghiên cứu, cơ sở đào tạo có đƣợc các thông tin thống kê cần thiết về thế giới bên ngoài để thực hiện việc đào tạo các thế hệ mới, nâng cao nguồn nhân lực cho đất nƣớc trong bối cảnh cạnh tranh gắt gao. 4) Để quảng đại quần chúng có thông tin hiểu thêm bức tranh kinh tế - xã hội của các nƣớc, từ đó so sánh tìm vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế. Đây cũng là một biện pháp nâng cao dân trí về thế giới bên ngoài. 5) Giúp các đơn vị trong nội bộ ngành Thống kê có đƣợc thông tin TKNN để thực hiện các chức năng phân tích, so sánh quốc tế. 319 2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỤ THỂ CỦA THẾ GIỚI Do không có điều kiện khảo sát kinh nghiệm thực tế ở nƣớc ngoài, các bài học tham khảo đƣợc thực hiện thông qua các cuộc trao đổi với các chuyên gia, cố vấn. Ý kiến các chuyên gia tập trung vào một số điểm sau đây: - Nội dung các chỉ tiêu TKNN trƣớc hết phải xuất phát từ nhu cầu của đông đảo ngƣời sử dụng, thƣờng là các chỉ tiêu có tính tổng hợp cao; - Số liệu nƣớc ngoài đƣợc phổ biến là những chỉ tiêu dễ kiếm tìm, thu thập và dễ so sánh quốc tế; - Đối với các nhu cầu cá biệt mang tính chất chi tiết hoặc có độ chuyên môn sâu thì ngƣời sử dụng phải trả tiền phí dịch vụ cho cơ quan thống kê đã bỏ công thu thập, biên soạn và tổng hợp; - Việc phổ biến TKNN thƣờng đi cùng phổ biến thông tin thống kê quốc gia với riêng một chƣơng tại phần cuối của Niên giám thống kê hàng năm. - Những số liệu nƣớc ngoài phần lớn thuộc các chỉ tiêu mà cơ quan thống kê quốc gia thu thập đƣợc ở nƣớc mình và công bố hàng năm. - Nguồn số liệu chủ yếu để biên soạn TKNN ở các quốc gia là từ cơ sở dữ liệu của cơ quan thống kê LHQ và các tổ chức quốc tế có uy tín. 3. PHÂN LOẠI NHU CẦU Nhu cầu thông tin thống kê nƣớc ngoài có thể chia thành loại thƣờng xuyên (định kỳ) và đột xuất. Nhu cầu thƣờng xuyên có thể coi là gồm các thông tin đƣợc nêu trong chƣơng Thống kê nƣớc ngoài của Niên giám thống kê hàng năm, hoặc các ấn phẩm thống kê nƣớc ngoài đƣợc biên soạn và in ấn định kỳ. Nhu cầu không thƣờng xuyên (đột xuất) là những đòi hỏi đột xuất của các cơ quan Đảng, Chính phủ và Nhà nƣớc và các đối tƣợng khác mà TCTK không nắm đƣợc kế hoạch từ trƣớc. Nhu cầu đột xuất thƣờng xảy ra với nội dung những thông tin chƣa đem phổ biến, và nhu cầu này là khá lớn. Nắm bắt nhu cầu từ trƣớc là rất quan trọng để có thể có thời gian tìm kiếm, thu thập và soạn thảo. 4. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TÁC TKNN Qua các văn bản pháp quy về thống kê, có thể khẳng định công tác TKNN cũng là hoạt động thống kê với đầy đủ các khâu: thu thập, tổng hợp, phân tích, bảo quản và công bố, song trong mỗi khâu đều có những nét đặc thù. 320 Khâu thu thập trong công tác TKNN khác với thu thập thông tin trong nƣớc ở chỗ không có chế độ báo cáo, điều tra, mà phải dựa vào các nguồn thông tin sẵn có của các nƣớc hay các tổ chức quốc tế công bố. Khâu xử lý số liệu nƣớc ngoài không có công đoạn thẩm tra số liệu, mà mặc nhiên phải tin tƣởng và chấp nhận số liệu của thế giới và các nƣớc. Khâu phân tích đối với số liệu nƣớc ngoài từ trƣớc tới nay tại TCTK hầu nhƣ chƣa có. Đây cũng là vấn đề cần đẩy mạnh. Khâu công bố đã đƣợc trình bày ở các phần trên (thông qua Niên giám và các ấn phẩm chuyên, trang web và một số ấn phẩm khác). Số liệu TKNN cũng đƣợc thu thập, xử lý, biên soạn để công bố, do đó nhất thiết phải tuân thủ các nguyên tắc chung, tức là bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời (Điều 4 của Luật thống kê). Để đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, phải nêu rõ nguồn, phƣơng pháp xử lý, thể hiện sự minh bạch của thông tin thống kê. Muốn đảm bảo tính kịp thời, thì phải thu thập số liệu của các nƣớc ngay sau khi chúng xuất hiện trên các phƣơng tiện phổ biến thông tin của họ. Số liệu nƣớc ngoài có những đặc thù riêng cần phải đƣợc quán triệt trong quá trình hoàn thiện việc cung cấp ở TCTK: 1) Theo khuôn khổ địa lý, thông tin TKNN phản ánh các hiện tƣợng kinh tế - xã hội xảy ra ở ngoài phạm vi lãnh thổ hành chí
Luận văn liên quan