Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lao động xã hội

Trong lời nói đầu của Bộ Luật Lao động của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước”. Loài người được hình thành và phát triển nhờ lao động. Lao động là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội khác nhau, lao động có hình thái tổ chức khác nhau. Trong buổi đầu sơ khai của lịch sử, lao động được sử dụng một cách tự phát. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, lao động ngày càng mang tính xã hội trực tiếp với sự phân công ngày càng chặt chẽ. Về vấn đề này, F. Ănghen đã viết: ”Ngay khi mà xã hội tự mình nắm lấy các tư liệu sản xuất và sử dụng những tư liệu đó cho một nền sản xuất trực tiếp xã hội hoá, thì lao động của mỗi người, dù tính chất lợi ích riêng biệt của lao động đó có khác nhau đến đâu chăng nữa, cũng lập tức và trực tiếp trở thành lao động xã hội”1 Điều 5 của Bộ Luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi rõ: “1. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Thống kê lao động là một bộ phận của Thống kê kinh tế xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh các hiện tượng và các quá trình có liên quan đến lao động xã hội, tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu đó nhằm phục vụ công tác quản lý lao động, quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước. Các vấn đề chủ yếu được thống kê lao động nghiên cứu gồm: nguồn lao động xã hội, tình hình phân bố, sử dụng sức lao động, năng suất lao động, tái sản xuất sức lao động,v.v

pdf50 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp thu thập số liệu thống kê lao động xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
101 Nghiên cứu xây dựng hệ thống chỉ tiêu và ph−ơng pháp thu thập số liệu thống kê lao động x∙ hội 1. Cấp đề tài : Tổng cục 2. Thời gian nghiên cứu : 2002 - 2003 3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Dân số - Lao động 4. Đơn vị quản lý : Tổng cục Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Nguyễn Văn Phái 6. Những ng−ời phối hợp nghiên cứu: CN. Nguyễn Quang Tại CN. Lê Thành Sơn CN. Tô Thị Oanh CN. Trịnh Thị The CN. Lê Thị Rôm CN. Đỗ Bích Ngọ 7. Kết quả bảo vệ: loại khá Đề tài khoa học Số: 05-2003 102 I. Đặt vấn đề Trong lời nói đầu của Bộ Luật Lao động của n−ớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con ng−ời, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất l−ợng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất n−ớc”. Loài ng−ời đ−ợc hình thành và phát triển nhờ lao động. Lao động là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài ng−ời. Trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội khác nhau, lao động có hình thái tổ chức khác nhau. Trong buổi đầu sơ khai của lịch sử, lao động đ−ợc sử dụng một cách tự phát. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của lực l−ợng sản xuất, lao động ngày càng mang tính xã hội trực tiếp với sự phân công ngày càng chặt chẽ. Về vấn đề này, F. Ănghen đã viết: ”Ngay khi mà xã hội tự mình nắm lấy các t− liệu sản xuất và sử dụng những t− liệu đó cho một nền sản xuất trực tiếp xã hội hoá, thì lao động của mỗi ng−ời, dù tính chất lợi ích riêng biệt của lao động đó có khác nhau đến đâu chăng nữa, cũng lập tức và trực tiếp trở thành lao động xã hội”1 Điều 5 của Bộ Luật Lao động n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng ghi rõ: “1. Mọi ng−ời đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ng−ỡng, tôn giáo... 2. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều đ−ợc Nhà n−ớc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”. Thống kê lao động là một bộ phận của Thống kê kinh tế xã hội, có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu thống kê phản ánh các hiện t−ợng và các quá trình có liên quan đến lao động xã hội, tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu đó nhằm phục vụ công tác quản lý lao động, quản lý kinh tế, quản lý Nhà n−ớc. Các vấn đề chủ yếu đ−ợc thống kê lao động nghiên cứu gồm: nguồn lao động xã hội, tình hình phân bố, sử dụng sức lao động, năng suất lao động, tái sản xuất sức lao động,v.v... 1 F. Ănghen. Chống Duyrinh, NXB Sự Thật, Hà Nội 1971, tr.531 103 Quản lý nhà n−ớc về lao động cần phải có đầy đủ thông tin, đặc biệt là thông tin thống kê về lao động xã hội. Thông tin thống kê lao động xã hội đóng vai trò quan trọng và là cơ sở trong việc đề ra các chính sách, các biện pháp, lập kế hoạch, quy hoạch, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, thu nhập và mức sống của ng−ời lao động. Hiện nay, khi nền kinh tế n−ớc ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng có định h−ớng xã hội chủ nghĩa, các chỉ tiêu thống kê lao động xã hội còn đ−ợc sử dụng trong công tác quản lý vi mô, đặc biệt là ở cấp cơ sở và các doanh nghiệp. Bởi vậy, thống kê lao động còn đ−ợc sử dụng để mô tả thị tr−ờng lao động (cung và cầu) và sự thay đổi của chúng theo thời gian, đặc biệt là nhu cầu của ng−ời sử dụng lao động (các doanh nghiệp) cả về số l−ợng cũng nh− chất l−ợng. Thông tin thống kê lao động xã hội, về cơ bản, cần quan tâm ba nội dung chính sau: Một là, cung lao động nh−: quy mô nguồn nhân lực, mức tăng và tốc độ tăng cung lao động qua từng thời kỳ, cơ cấu và chất l−ợng nguồn nhân lực theo giới tính, tuổi, vùng địa lý, thành thị-nông thôn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,v.v... Hai là, cầu lao động nh−: số việc làm hiện tại, số việc làm mới qua các thời kỳ theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế quốc dân, thành thị-nông thôn, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật,v.v...; nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Một trong những vấn đề quan trọng của cầu lao động là xác định chỉ tiêu tạo việc làm: kết quả tạo việc làm của các ch−ơng trình phát triển kinh tế-xã hội và Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Ba là, quan hệ cung cầu lao động. Sự phù hợp giữa cung và cầu nh−: số ng−ời có việc làm qua các thời kỳ, thất nghiệp, tình trạng thừa, thiếu lao động theo nguyên nhân, tình hình sử dụng thời gian lao động, thu nhập của ng−ời lao động... Những thông tin thống kê lao động xã hội nêu trên đòi hỏi phải chính xác, kịp thời và đầy đủ, đáp ứng đ−ợc yêu cầu của công tác quản lý Nhà n−ớc, quản lý xã hội. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, các thông tin này còn phải đáp ứng 104 đ−ợc yêu cầu cung cấp và so sánh quốc tế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động xã hội cũng nh− ph−ơng pháp thu thập đáp ứng đ−ợc các yêu cầu trên. II. Đánh giá hiện trạng về hệ thống chỉ tiêu và ph−ơng pháp thu thập thông tin thống kê lao động ở n−ớc ta 2.1. Hệ thống chỉ tiêu Công tác thống kê lao động đã có từ rất lâu trên thế giới nh−ng nó chỉ đ−ợc hình thành nh− một tổ chức độc lập từ năm 1919 khi Hội nghị Quốc tế về lao động ra nghị quyết thành lập Phòng Thống kê Lao động quốc tế trực thuộc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Khi tổ chức này trở thành một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, các số liệu về thống kê lao động đ−ợc đăng trong Niên giám Thống kê Lao động (The Yearbook of Labour Statistics). Ngoài ra, một số chỉ tiêu về thống kê lao động cũng đ−ợc công bố hàng tháng trong Tập san Lao động Quốc tế (International Labour Review). ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập ngành Thống kê, công tác Thống kê Lao động đã đ−ợc hình thành và ngày càng phát triển bao gồm hai hệ thống: Hệ thống thống kê Nhà n−ớc và hệ thống thống kê của các bộ, ngành. Các số liệu thống kê lao động đ−ợc thu thập từ ba nguồn chính: (i) Hệ thống báo cáo định kỳ chính thức; (ii) Các cuộc điều tra chọn mẫu chuyên đề; và (iii) Các cuộc Tổng điều tra dân số. Sau đây là những chỉ tiêu thống kê lao động xã hội đã đ−ợc thu thập từ các nguồn khác nhau: 2.1.1. Báo cáo định kỳ chính thức Hệ thống báo cáo định kỳ chính thức thu thập các số liệu thống kê lao động theo ba nhóm chỉ tiêu: (a) Nhóm chỉ tiêu cân đối lao động xã hội; (b) Nhóm chỉ tiêu điều phối lao động xã hội; và (c) Nhóm chỉ tiêu về lao động và thu nhập (tiền l−ơng) trong khu vực Nhà n−ớc. Nhóm chỉ tiêu về cân đối lao động xã hội đã thu thập và tính toán các chỉ tiêu cụ thể sau đây: - Số ng−ời trong độ tuổi lao động; 105 - Số ng−ời đang làm việc trong độ tuổi lao động; - Số ng−ời d−ới tuổi lao động đang làm việc; - Số ng−ời trên độ tuổi lao động đang làm việc; - Số ng−ời trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động; - Nguồn lao động; - Lao động dự trữ; - Số ng−ời đang đi học; - Số ng−ời làm nội trợ; - Số ng−ời không có việc làm; - Số ng−ời đang làm việc chia theo ngành kinh tế quốc dân. Nhóm chỉ tiêu về điều phối lao động xã hội đã thu thập và tính toán các chỉ tiêu sau đây: - Số ng−ời cần sắp xếp việc làm ở khu vực thành thị; - Số ng−ời đã đ−ợc sắp xếp việc làm ở khu vực thành thị; - Số hộ đ−ợc điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới; - Số nhân khẩu đ−ợc điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới; - Số lao động đ−ợc điều động đi xây dựng các vùng kinh tế mới; - Số ng−ời đ−ợc tuyển sinh đào tạo công nhân kỹ thuật trong n−ớc; - Số ng−ời đ−ợc huy động lao động nghĩa vụ; - Số lao động đ−ợc tuyển theo hợp đồng có thời hạn; - Số lao động thuộc khu vực quốc doanh đ−ợc tăng c−ờng cho các hợp tác xã nông nghiệp; - Số học sinh tốt nghiệp các tr−ờng chuyên nghiệp đ−ợc tăng c−ờng cho các hợp tác xã nông nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về lao động và tiền l−ơng trong khu vực Nhà n−ớc đã thu thập và tính toán các chỉ tiêu sau đây: - Số lao động khu vực Nhà n−ớc đầu kỳ chia theo ngành kinh tế quốc dân; 106 - Số lao động khu vực Nhà n−ớc cuối kỳ chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số lao động khu vực Nhà n−ớc trung bình chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số lao động hợp đồng trong khu vực Nhà n−ớc chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Tổng quỹ l−ơng chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Tổng số tiền bảo hiểm xã hội trả thay l−ơng chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Tổng số thu nhập khác chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Tổng thu nhập chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số lao động tăng trong kỳ; - Số lao động giảm trong kỳ; - Số lao động không có nhu cầu trong kỳ; - Tiền l−ơng bình quân chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Thu nhập bình quân chia theo ngành kinh tế quốc dân. 2.1.2. Các cuộc điều tra chuyên đề Các cuộc điều tra chuyên đề đã thu thập các nhóm chỉ tiêu: (a) Các đặc tr−ng dân số học của đối t−ợng điều tra; (b) Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên; (c) Tình trạng hoạt động kinh tế th−ờng xuyên của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo lý do; (d) Hiện trạng của số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên; (e) Tình trạng hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua; (f) Tình trạng thất nghiệp trong 7 ngày qua; (g) Tình trạng không hoạt động kinh tế th−ờng xuyên của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo lý do. 1. Nhóm chỉ tiêu “Các đặc tr−ng của đối t−ợng điều tra” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Quan hệ với chủ hộ; - Giới tính; - Tuổi. 107 2. Nhóm chỉ tiêu “Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số từ 15 tuổi trở lên” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Trình độ học vấn; - Trình độ chuyên môn kỹ thuật. 3. Nhóm chỉ tiêu “Tình trạng hoạt động kinh tế th−ờng xuyên của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo lý do” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Dân số hoạt động kinh tế th−ờng xuyên chia theo tình trạng việc làm; - Dân số không hoạt động kinh tế th−ờng xuyên chia theo lý do. 4. Nhóm chỉ tiêu “Hiện trạng của số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngành đào tạo; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo nghề nghiệp; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo thành phần kinh tế; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo độ dài thời gian làm việc trong 12 tháng qua. 5. Nhóm chỉ tiêu “Tình trạng hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo hoạt động kinh tế và không hoạt động kinh tế trong 7 ngày qua; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; 108 - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngành đào tạo; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo nghề nghiệp; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua chia theo thành phần kinh tế; - Số ng−ời có việc làm trong 7 ngày qua đ−ợc trả tiền công chia theo thu nhập bình quân trong tháng. 6. Nhóm chỉ tiêu “Tình trạng thất nghiệp trong 7 ngày qua” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo giới tính, độ tuổi; - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo độ dài thời gian thất nghiệp; - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngành đào tạo; - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo nghề nghiệp; - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo ngành kinh tế quốc dân đã làm tr−ớc khi thất nghiệp; - Số ng−ời thất nghiệp trong 7 ngày qua chia theo thành phần kinh tế đã làm việc tr−ớc khi thất nghiệp. 7. Nhóm chỉ tiêu “Tình trạng không hoạt động kinh tế th−ờng xuyên của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo lý do” thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Số ng−ời đang đi học chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời làm nội trợ chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời không có khả năng lao động chia theo lý do; - Số ng−ời không có nhu cầu việc làm chia theo giới tính và độ tuổi. 2.1.3. Các cuộc Tổng điều tra dân số Các cuộc Tổng điều tra dân số thu thập các chỉ tiêu sau đây: - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo giới tính và độ tuổi; 109 - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngành đào tạo; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo ngành kinh tế quốc dân; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo nghề nghiệp; - Số ng−ời có việc làm th−ờng xuyên chia theo thành phần kinh tế; - Số ng−ời thất nghiệp chia theo giới tính, độ tuổi; - Số ng−ời thất nghiệp chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và ngành đào tạo; - Số ng−ời đang đi học chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời làm nội trợ chia theo giới tính và độ tuổi; - Số ng−ời không có nhu cầu việc làm chia theo giới tính và độ tuổi. 2.2. Ph−ơng pháp thu thập 2.2.1. Thu thập qua hệ thống báo cáo định kỳ a) Nhóm các chỉ tiêu cân đối lao động xã hội. Theo chế độ 124-TCTK/PPCĐ ngày 30/5/1974 của Tổng cục tr−ởng Tổng cục Thống kê, các chỉ tiêu về cân đối lao động xã hội đ−ợc thu thập theo 2 biểu: “Cân đối tổng hợp chung về nguồn lao động xã hội” và “Lao động đang làm việc trong các ngành KTQD”. Việc thực hiện chế độ báo cáo của các Cục Thống kê tỉnh, thành phố còn nhiều hạn chế. Mặc dù số tỉnh làm đ−ợc báo cáo ngày càng tăng nh−ng năm tốt nhất cũng chỉ có 50% số tỉnh, thành phố làm đ−ợc đầy đủ các báo cáo. Trên tinh thần đổi mới công tác thống kê toàn ngành với tinh thần: tinh giản, gọn nhẹ, thiết yếu và phải đảm bảo điều kiện cho việc thu thập thông tin nhằm phản ánh thực tế khách quan và xu thế biến động, những chỉ tiêu nào tuy cần thiết nh−ng ch−a có điều kiện thu thập chính xác bằng báo cáo định kỳ thì tạm thời cắt bỏ hoặc chuyển sang điều tra nên năm 1990, hai biểu báo cáo thống kê định kỳ chính thức về cân đối lao động xã hội đã đ−ợc tạm thời cắt bỏ. Tuy nhiên, do các chỉ 110 tiêu này vẫn rất cần thiết đối với công tác chỉ đạo, quản lý của các bộ ngành nên hàng năm, Tổng cục Thống kê vẫn tính toán các biểu báo cáo về cân đối lao động xã hội trên phạm vi toàn quốc dựa vào các thông tin của Vụ Dân số Lao động và các vụ chuyên ngành. Đối với các địa ph−ơng, khi lãnh đạo tỉnh/thành phố cần thì Cục Thống kê tỉnh/thành phố tự tính toán các chỉ tiêu lao động xã hội để phục vụ yêu cầu quản lý trên phạm vi của địa ph−ơng mình. Hệ thống chỉ tiêu trong biểu báo cáo cân đối lao động xã hội đ−ợc thiết kế theo tiêu chuẩn thống kê của Hội đồng T−ơng trợ kinh tế (Khối SEP) tr−ớc đây nên đã lạc hậu và hiện không còn khả năng so sánh quốc tế. b) Nhóm các chỉ tiêu điều phối lao động xã hội. Mặc dù các chỉ tiêu về điều phối lao động xã hội đã đ−ợc ngành Thống kê thu thập từ tr−ớc những năm 70 nh−ng nó chỉ đ−ợc xây dựng một cách đầy đủ và hệ thống từ năm 1976 trên cơ sở Quyết định liên bộ số 135/QĐ/LB ngày 21/5/1976 của Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động. Theo quyết định 135/QĐ/LB, chế độ báo cáo định kỳ chính thức về điều phối lao động xã hội bao gồm 8 biểu. Theo chế độ báo cáo này, giám đốc sở Lao động các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức việc thu thập thông tin và lập các báo cáo này và gửi báo cáo cho cả Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động. Tuy nhiên, do nguồn thông tin không đ−ợc đầy đủ, nhất là các chỉ tiêu sắp xếp việc làm, nên việc thực hiện chế độ báo cáo theo quyết định 135/QĐ/LB còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, đến năm 1986 Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động đã ban hành Quyết định liên bộ số 220/QĐ-LB ngày 25-6-1986 về lập sổ theo dõi số ng−ời ch−a có việc làm và chế độ báo cáo thống kê về giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực thành thị. Theo quyết định 220/QĐ/LB, chế độ báo cáo thống kê định kỳ về sắp xếp việc làm chỉ thực hiện cho khu vực thành thị. Do tổ chức thống kê của các tỉnh, thành phố vào cuối những năm 80 có nhiều biến động, hệ thống thống kê của ngành Lao động vừa thiếu, vừa yếu và để đảm bảo thống nhất hệ thống biểu mẫu báo cáo định kỳ về dân số và điều phối lao động xã hội nên Tổng cục Thống kê chỉ yêu cầu Cục thống kê các tỉnh, thành phố thực hiện 3 biểu báo cáo thống kê về điều phối lao động xã hội theo công văn số 405-TCTK/DSLĐVX ngày 29 tháng 7 năm 1989 (Số ng−ời trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị ch−a có việc làm và đã đ−ợc giải quyết việc làm; 111 Tuyển lao động lâu dài vào khu vực Nhà n−ớc; và Nhân khẩu, lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới). Đến đầu những năm 1990, căn cứ vào nhu cầu thông tin phục vụ yêu cầu của công tác quản lý Nhà n−ớc và nâng cao hiệu lực của công văn số 405- TCTK/DSLĐVX, Tổng cục Thống kê đã ban hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ mới về điều phối lao động xã hội theo Quyết định số 220/TCTK-QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1990. Theo quyết định 220/TCTK-QĐ, chế độ báo cáo định kỳ mới về điều phối lao động xã hội chỉ còn 2 biểu: “Số ng−ời trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị ch−a có việc làm và đã đ−ợc giải quyết việc làm” và “Nhân khẩu, lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới”. Nói chung, việc làm báo cáo “Số ng−ời trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị ch−a có việc làm và đã đ−ợc giải quyết việc làm” hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào “Sổ theo dõi số ng−ời ch−a có việc làm” theo Quyết định số 220-LB/LĐ- TK ngày 25-6-1986 của liên bộ Lao động-Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, do “Sổ theo dõi số ng−ời ch−a có việc làm” ở nhiều tỉnh không đ−ợc cập nhật nên việc làm báo cáo “Số ng−ời trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị ch−a có việc làm và đã đ−ợc giải quyết việc làm” gặp rất nhiều khó khăn: không kịp thời và độ chính xác ch−a cao. ở nhiều tỉnh, muốn làm đ−ợc báo cáo này, phải khai thác thông tin tại các trung tâm giới thiệu việc làm ở các thành phố, thị xã. Việc thực hiện báo cáo “Nhân khẩu, lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới” cũng gặp rất nhiều khó khăn mà một trong các lý do là do có sự thay đổi về mặt tổ chức: Cục Điều động dân c− thuộc Bộ Lao động-Th−ơng binh và Xã hội đã đ−ợc chuyển thành Cục Định canh, Định c− và Phát triển kinh tế mới thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, số ng−ời di c− tự do đến các vùng kinh tế mới, đến các vùng dễ làm ăn ngoài chỉ tiêu điều động theo kế hoạch của Nhà n−ớc ngày một nhiều đã làm cho việc làm báo cáo không đ−ợc kịp thời và thiếu chính xác. c) Nhóm các chỉ tiêu lao động và tiền l−ơng khu vực Nhà n−ớc Nói chung, báo cáo Lao động và thu nhập trong khu vực Nhà n−ớc đ−ợc các bộ, ngành và các Cục Thống kê thực hiện đầy đủ và có chất l−ợng ngày một cao. Tuy nhiên, trong việc thực hiện chế độ báo cáo cũng còn những hạn chế nhất định, nhất là trong việc phân ngành và ch−a thật logic số liệu giữa các kỳ báo 112 cáo. Việc thực hiện Pháp lệnh Kế toán-Thống kê và Nghị định 93 CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê ch−a nghiêm chỉnh dẫn đến việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê ch−a thật nghiêm chỉnh. 2.2.2. Thu thập qua các cuộc điều tra chuyên đề Điều tra chọn mẫu Lao động-Việc làm là loại điều tra chuyên đề đ−ợc thiết kế công phu và đ−ợc sự đóng góp của các chuyên gia Thống kê lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Nội dung điều tra phong phú với số l−ợng tiêu thức điều tra rất lớn đã đáp ứng đ−ợc những nhu cầu thông tin cơ bản cho công tác quản lý lao động của các bộ, ngành. Các quy định điều tra và ghi phiếu về cơ bản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế nên
Luận văn liên quan