Xuất phát từ vai trò quan trọng của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia và mối liên hệ của Niên giám thống kê với Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có quan
hệ mật thiết với nhau, có thể phản ánh nhiều mặt của hiện tƣợng hay quá
trình kinh tế - xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong
công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê đƣợc coi là xƣơng sống của mọi
hoạt động thống kê, là cơ sở, căn cứ và là chuẩn mực để tổ chức và tiến hành
các hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo và phổ biến thông tin
của ngành Thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ở nƣớc ta bao gồm nhiều loại
nhƣ: (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Bộ/ngành; (3) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh; (4) Hệ thống chỉ tiêu thống
cấp huyện; (5) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã. Mỗi hệ thống chỉ tiêu thống kê
đó có ý nghĩa, tác dụng khác nhau, trong đó Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
có vai trò quan trọng nhất.
33 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng makét niên giám thống kê theo hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
104
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
SỐ: 2.2.1-CS2006
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ
THEO HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA
1. Cấp đề tài : Cơ sở
2. Thời gian nghiên cứu : 2006
3. Đơn vị chủ trì : Vụ Thống kê Tổng hợp
4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê
5. Chủ nhiệm đề tài : CN. Đậu Ngọc Hùng
6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:
CN. Nguyễn Thị Chiến
CN. Nguyễn Thị Ngọc Vân
CN. Phạm Tiến Nam
CN. Nguyễn Thu Oanh
7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 9,3 / Xếp loại: Giỏi
105
PHẦN I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ
PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA VÀ
THỰC TRẠNG NIÊN GIÁM THỐNG KÊ HIỆN NAY
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ
PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA
1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia và mối liên hệ của Niên giám thống kê với Hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia
Hệ thống chỉ tiêu thống kê là tổng hợp nhiều chỉ tiêu thống kê có quan
hệ mật thiết với nhau, có thể phản ánh nhiều mặt của hiện tƣợng hay quá
trình kinh tế - xã hội trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong
công tác thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê đƣợc coi là xƣơng sống của mọi
hoạt động thống kê, là cơ sở, căn cứ và là chuẩn mực để tổ chức và tiến hành
các hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo và phổ biến thông tin
của ngành Thống kê. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ở nƣớc ta bao gồm nhiều loại
nhƣ: (1) Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (2) Hệ thống chỉ tiêu thống kê
Bộ/ngành; (3) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh; (4) Hệ thống chỉ tiêu thống
cấp huyện; (5) Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã. Mỗi hệ thống chỉ tiêu thống kê
đó có ý nghĩa, tác dụng khác nhau, trong đó Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
có vai trò quan trọng nhất.
2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của Niên giám thống kê, từ thực
trạng phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc và yêu cầu so sánh quốc tế
Niên giám thống kê là một trong những sản phẩm thông tin đầu ra quan
trọng của ngành Thống kê kể cả ở Trung ƣơng và địa phƣơng. Trong Nghị
định số 101/2003/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ đã quy
định một trong những nhiệm vụ quan trọng của Tổng cục Thống kê đó là
"Biên soạn và xuất bản Niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê khác của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê của nước
ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê". Nhiệm vụ này cũng đã đƣợc
Tổng cục trƣởng Tổng cục Thống kê giao cho Vụ Thống kê Tổng hợp tại
Quyết định số 402/QĐ-TCTK, ngày 14 tháng 8 năm 2004 quy định chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của Vụ Thống kê tổng hợp.
106
Trong những năm qua, mặc dù đƣợc cải tiến thƣờng xuyên nhƣng Niên
giám thống kê vẫn còn bộc lộ một số hạn chế bất cập trong điều kiện nền
kinh tế nƣớc ta liên tục phát triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân đang
từng bƣớc đƣợc nâng lên, tình hình văn hoá xã hội ngày càng phát triển. Mặt
khác, chúng ta cũng tham gia và là thành viên của các tổ chức quốc tế và diễn
đàn hợp tác quốc tế nên yêu cầu so sánh quốc tế cũng ngày càng nhiều.
Do đó, để khắc phục tình trạng này thì vấn đề chuẩn hoá, đổi mới nội
dung, cấu trúc, hệ thống chỉ tiêu và biểu mẫu của Niên giám thống kê là một
trong những công việc quan trọng và cần thiết của Tổng cục Thống kê nói
chung và Vụ Thống kê Tổng hợp nói riêng.
II. THỰC TRẠNG NIÊN GIÁM THỐNG KÊ HIỆN NAY
1. Quá trình hoàn thiện Niên giám thống kê
Niên giám thống kê đƣợc Tổng cục Thống kê chính thức biên soạn và
phát hành lần đầu tiên vào năm 1961 với 169 biểu số liệu in trên 147 trang
khổ 13cm x 19cm với 9 phần: (1) Dân số, đất đai, khí tƣợng, tài nguyên thiên
nhiên 13 biểu; (2) Một số chỉ tiêu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân 7 biểu;
(3) Cải tạo xã hội chủ nghĩa 11 biểu; (4) Xây dựng cơ bản 13 biểu;
(5) Nông nghiệp 38 biểu; (6) Công nghiệp 16 biểu; (7) Vận tải 15 biểu;
(8) Thƣơng nghiệp 20 biểu; (9) Lao động, tiền lƣơng, văn hóa, y tế, xã hội 36
biểu. Tuy là lần biên soạn đầu tiên nhƣng với kết cấu và nội dung tƣơng đối
khái quát và toàn diện nhƣ trên nên Niên giám thống kê năm 1961 đã đƣợc
nhiều đối tƣợng dùng tin quan tâm, sử dụng. Tuy nhiên, do khi đó chƣa có hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia nên việc thu thập số liệu khó khăn, mức độ
phân tổ của các chỉ tiêu cũng bị hạn chế, các biểu số liệu chủ yếu đƣợc trình bày
theo dãy số biến động thời gian với dãy số 6 năm, từ 1955 đến 1960.
Sau lần biên soạn và xuất bản năm 1961, hàng năm Niên giám thống kê
đều đƣợc nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Ngày 17/9/1970, Thủ tƣớng Chính
phủ đã ra Quyết định ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức với 297
chỉ tiêu tổng hợp thuộc: (1) Dân số 10 chỉ tiêu; (2) Tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân 14 chỉ tiêu; (3) Tài sản cố định 6 chỉ tiêu; (4) Lao động và đào
tạo cán bộ 11 chỉ tiêu; (5) Nông nghiệp và lâm nghiệp 67 chỉ tiêu; (6) Công
nghiệp 22 chỉ tiêu; (7) Xây dựng cơ bản 21 chỉ tiêu; (8) Giao thông vận tải và
bƣu điện 31 chỉ tiêu; (9) Cung ứng vật tƣ kỹ thuật 17 chỉ tiêu; (10) Thƣơng
nghiệp 30 chỉ tiêu; (11) Tài chính, ngân hàng 16 chỉ tiêu; (12) Giáo dục, văn
107
hóa thông tin, y tế và thể dục thể thao 30 chỉ tiêu; (13) Đời sống, bảo hộ lao
động, bảo hiểm và phúc lợi xã hội 22 chỉ tiêu.
Trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu thống kê chính thức gồm 297 chỉ tiêu thuộc
13 chuyên ngành đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định
168/TTg này 17/9/1970, Niên giám thống kê năm 1971 đã đƣợc bố trí lại
gồm 310 biểu, in trên 420 trang khổ 13cm x 19cm với 11 phần: (1) Khí tƣợng,
thủy văn 11 biểu; (2) Dân số 6 biểu; (3) Các chỉ tiêu tổng hợp kinh tế quốc dân
22 biểu; (4) Nông nghiệp 50 biểu; (5) Công nghiệp 58 biểu; (6) Xây dựng cơ
bản 21 biểu; (7) Giao thông vận tải, bƣu điện 28 biểu; (8) Nội thƣơng, ngoại
thƣơng 27 biểu; (9) Giáo dục, văn hóa, y tế, đời sống 38 biểu; (10) Số liệu thống
kê miền Nam 10 biểu; (11) Số liệu thống kê nƣớc ngoài 29 biểu. Với kết cấu và
nội dung này, Niên giám thống kê năm 1971 đã đƣợc nâng lên một trình độ
mới. Số phần trong kết cấu đã tăng từ 9 phần trong Niên giám thống kê 1961
lên 11 phần và quan trọng hơn, nội dung của từng phần đã đƣợc bổ sung phong
phú hơn nhiều. Do vậy, số biểu đã tăng từ 169 biểu lên 310 biểu và số trang
tăng từ 147 trang lên 420 trang.
Mặc dù các cuốn Niên giám thống kê biên soạn và phát hành từ năm
1961 đến năm 1976 thƣờng xuyên đƣợc hoàn thiện về kết cấu và bổ sung về
nội dung, nhƣng số liệu của các chỉ tiêu trong các cuốn Niên giám này đều là
số liệu của miền Bắc; số liệu miền Nam nếu có thì chỉ là một phần riêng với
tƣ cách nhƣ một phụ lục tham khảo. Do vậy, ngay sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng, đất nƣớc thống nhất, chúng ta đã tiến hành khai thác và thu
thập số liệu để biên soạn Niên giám thống kê 1977, cuốn Niên giám thống kê
đầu tiên mà hầu hết số liệu của các chỉ tiêu đƣợc thu thập và tổng hợp trên
phạm vi cả nƣớc. Tuy nhiên, việc khai thác số liệu cũ và thu thập số liệu mới ở
miền Nam ngày đầu giải phóng gặp nhiều khó khăn nên Niên giám thống kê
năm 1977 chỉ bao gồm 181 biểu, in trên 270 trang khổ 13cm x 19cm với 12
phần: (1) Khí tƣợng, thủy văn 14 biểu; (2) Dân số, lao động 25 biểu; (3) Các
chỉ tiêu tổng hợp 3 biểu; (4) Công nghiệp 25 biểu; (5) Xây dựng 9 biểu; (6)
Nông nghiệp 30 biểu; (7) Nội thƣơng, ngoại thƣơng 11 biểu; (8) Vận tải, bƣu
điện 12 biểu; (9) Đời sống 12 biểu; (10) Văn hóa 6 biểu; (11) Giáo dục 22 biểu;
(12) Y tế 12 biểu.
Từ năm 1986 đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, ngành Thống kê
cũng từng bƣớc tiếp cận với phƣơng pháp nghiệp vụ và hệ thống chỉ tiêu
theo thông lệ quốc tế. Trên cơ sở kết quả một số năm triển khai thử nghiệm
108
của ngành Thống kê, ngày 25/12/1992 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 183/TTg quy định từ năm 1993 sẽ áp dụng Hệ thống tài
khoản quốc gia SNA thay cho Hệ thống sản xuất vật chất MPS. Đây là
bƣớc chuyển đổi quan trọng của ngành Thống kê nƣớc ta trong tiến trình
đổi mới và hội nhập quốc tế về thống kê. Để phù hợp với sự đổi mới này,
cuốn Niên giám thống kê 1992 đã đƣợc cấu trúc lại cả về nội dung và hình
thức: (1) Thêm một số biểu thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia; (2) Đƣợc
biên soạn bằng 2 thứ tiếng Việt - Anh; (3) Bìa mềm đƣợc thay bằng bìa
cứng và in trên khổ 21cm x 31cm thay cho khổ 13cm x 19cm. Cũng từ lần
xuất bản này, Niên giám thống kê đƣợc phổ biến rộng rãi tới mọi đối
tƣợng dùng tin, chứ không coi là tài liệu mật và phân phối hạn hẹp nhƣ
những năm trƣớc. Các cuốn Niên giám thống kê biên soạn từ năm 1993
tiếp tục đƣợc bổ sung hoàn thiện cả về nội dung và hình thức, trong đó về
nội dung, đáng chú ý là từ Niên giám thống kê 1994 đã có thêm phần số
liệu thống kê nƣớc ngoài; từ Niên giám thống kê năm 2003 có thêm phần
Doanh nghiệp; Niên giám thống kê 2005 tách số liệu Giáo dục và đào tạo
thành một phần riêng... Ngoài ra, từ cuốn Niên giám thống kê 1996 đến
năm 2004, hình thức Niên giám cũng đã đƣợc chuẩn hoá với cùng một
kích cỡ, màu sắc và phông bìa, và đến nay Niên giám thống kê vẫn tiếp tục
đƣợc bổ sung, đổi mới và hoàn hiện.
2. Thực trạng Niên giám thống kê hiện nay
Niên giám Thống kê nƣớc ta hiện nay đƣợc in ấn và phát hành hàng năm
dƣới 2 hình thức là sách và đĩa CD-ROM. Niên giám Thống kê đƣợc biên
soạn bằng tiếng Việt và tiếng Anh (Song ngữ). Trong phần này chúng tôi chỉ
tập trung đánh giá Niên giám Thống kê năm 2005 là niên giám đã đƣợc bổ
sung hoàn thiện nhiều lần và hiện nay đang đƣợc sử dụng.
Niên giám thống năm 2005 bao gồm 323 biểu, in trên 738 trang khổ
17cm x 25cm với 12 phần nhƣ sau: (1) Đơn vị Hành chính và Khí hậu 6 biểu;
(2) Dân số và Lao động 15 biểu; (3) Tài khoản quốc gia và Ngân sách Nhà
nƣớc 14 biểu; (4) Đầu tƣ 22 biểu; (5) Doanh nghiệp 24 biểu; (6) Nông, Lâm
nghiệp và Thủy sản 76 biểu; (7) Công nghiệp 37 biểu; (8) Thƣơng mại, Giá
cả và Du lịch 25 biểu; (9) Vận tải và Bƣu chính Viễn thông 26 biểu; (10)
Giáo dục 21 biểu; (11) Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cƣ 26 biểu;
(12) Số liệu thống kê nƣớc ngoài 31 biểu.
109
Với nội dung đƣợc chia làm 12 phần và 323 biểu số liệu nhƣ trên, Niên
giám thống kê hiện nay đã phản ánh đƣợc một cách khá đầy đủ về tình hình
kinh tế - xã hội của đất nƣớc và những thông tin chung của các nƣớc trên thế
giới. Niên giám thống kê đã cung cấp một lƣợng thông tin hàng năm và nhiều
năm đến các đối tƣợng sử dụng và ngày càng đƣợc ngƣời dùng tin đánh giá
cao. Bên cạnh việc xuất bản dƣới dạng ấn phẩm truyền thống, thì việc Niên
giám thống kê đƣợc xuất bản dƣới dạng đĩa CD-ROM đã tạo điều kiện thuận
lợi trong việc tra cứu và sử dụng sản phẩm này.
Cùng với việc tăng thêm đáng kể số lƣợng biểu số liệu và trong nhiều
chỉ tiêu của các biểu đã có sự phân tổ ngày càng chi tiết hơn thì cấu trúc và
nội dung Niên giám thống kê những năm gần đây còn có sự đổi mới quan
trọng khác là trong từng phần đều có mục “Giải thích thuật ngữ, nội dung và
phƣơng pháp tính một số chỉ tiêu chủ yếu”. Phần giải thích này đƣợc biên
soạn dựa trên nội dung và phƣơng pháp tính của các hệ thống chỉ tiêu thống
kê hiện hành nhằm giúp cho ngƣời dùng tin dễ dàng hơn trong việc khai thác
và sử dụng những số liệu Niên giám thống kê và đối chiếu, so sánh với những
số liệu khai thác từ các nguồn khác.
Về mặt hình thức, cuốn Niên giám thống kê năm 2005 còn đƣợc cải tiến
phông bìa và do vậy ấn phẩm này càng gần đạt tới mặt bằng chung về kết cấu
và nội dung của các cuốn Niên giám thống kê do cơ quan thống kê trung
ƣơng của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới biên soạn và phát hành.
Nhờ không ngừng đƣợc hoàn thiện về kết cấu và nội dung nên Niên giám
thống kê ngày càng khẳng định là một “thƣơng hiệu” mạnh trong số các sản
phẩm thông tin thống kê của nƣớc ta. Trong cuộc Điều tra nhu cầu thông tin
thống kê năm 2006 do Vụ Thống kê Tổng hợp tiến hành đã đƣa ra 50 câu hỏi
phỏng vấn một số đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê trong các cơ quan Nhà
nƣớc, cơ quan thông tin đại chúng; doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ; cơ sở
nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và các đối tƣợng sử dụng thông tin thống kê
khác thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố và một
số đại sứ quán, tổ chức quốc tế sử dụng thƣờng xuyên số liệu thống kê của
Việt Nam, trong đó có các câu hỏi về mức độ biết và sử dụng của các đối
tƣợng điều tra trong thời gian vừa qua về 5 loại sản phẩm chủ yếu: (1) Báo cáo
tình hình kinh tế-xã hội hàng tháng; (2) Trang web thống kê; (3) Niên giám
thống kê; (4) Các sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế - xã hội nhiều
năm và (5) Số liệu các cuộc điều tra. Kết quả điều tra cho thấy có tới 94,9% số
110
ngƣời đƣợc điều tra biết về Niên giám thống kê, trong khi tỷ lệ biết về Số liệu
các cuộc điều tra thống kê chỉ có 74,9%; biết về Báo cáo tình hình kinh tế-xã
hội hàng tháng chỉ là 65,7%; biết về Trang web thống kê là 56,6% và biết về
các sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế-xã hội nhiều năm chỉ có
52,3%. Tỷ lệ ngƣời thƣờng xuyên sử dụng Niên giám thống kê cũng chiếm tới
49,8% tổng số ngƣời điều tra, so với 31% số ngƣời thƣờng xuyên sử dụng các
sản phẩm thống kê Phân tích tình hình kinh tế-xã hội nhiều năm và tỷ lệ 26%
số ngƣời thƣờng xuyên sử dụng Số liệu các cuộc điều tra thống kê.
Cũng theo kết quả cuộc điều tra trên cho thấy, khi phỏng vấn ngẫu nhiên
378 ngƣời đã từng sử dụng Niên giám thống kê thì có 33,3% số ngƣời đƣợc
phỏng vấn “Hài lòng” với kết cấu và nội dung Niên giám thống kê xuất bản
và phát hành hàng năm của Tổng cục Thống kê và 59,6% số ngƣời đƣợc
phỏng vấn đã “Tƣơng đối hài lòng”; chỉ có 7,1% số ngƣời đƣợc hỏi là “Chƣa
hài lòng”. Trong tổng số 338 ngƣời đƣợc điều tra cho điểm về mức độ thỏa
mãn của những đối tƣợng đƣợc điều tra đối với Niên giám thống kê theo
thang điểm 10 thì số ngƣời cho điểm 9 và 10 chiếm 26,8%; số ngƣời cho
điểm 7 và 8 chiếm 53,9%; số ngƣời cho điểm 5 và 6 chiếm 18,3%; số ngƣời
cho dƣới 5 điểm chỉ có 1%. Những số liệu dẫn ra cho phép phần nào khẳng
định Niên giám thống kê đã đáp ứng tƣơng đối tốt nhu cầu của ngƣời sử dụng
thông tin thống kê.
Bên cạnh những mặt đạt đƣợc về kết cấu và nội dung nhƣ đã trình bày ở
trên thì đến nay Niên giám thống kê vẫn còn có những hạn chế cần tiếp tục
xử lý hoàn thiện, trong đó có ba nhóm vấn đề chủ yếu nhƣ sau:
Một là, Niên giám thống kê vẫn chƣa có sự cân đối hài hòa giữa các
phần. Với tƣ cách là Niên giám thống kê tổng hợp của quốc gia và theo thông
lệ quốc tế thì các chỉ tiêu thuộc phần hệ thống tài sản quốc gia và tài chính
ngân hàng phải là phần chủ yếu với số chỉ tiêu, số biểu và số trang tƣơng
xứng, nhƣng Niên giám thống kê của nƣớc ta hiện nay phần này chỉ có 14
biểu với 18 trang. Một số chỉ tiêu rất quan trọng nhƣ tài chính ngân hàng, bảo
hiểm, thị trƣờng chứng khoán, xây dựng, tƣ pháp, trật tự an toàn xã hội, môi
trƣờng và các chỉ tiêu về giới đến nay vẫn chƣa có hoặc có nhƣng chƣa tƣơng
xứng với nội dung cần phải có trong kết cấu của một cuốn Niên giám thống
kê quốc gia. Trái lại, các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lại quá chi tiết và
chiếm phần lớn kết cấu và nội dung của Niên giám, đặc biệt là phần thống kê
Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tới 76 biểu với 124 trang.
Hai là, Niên giám thống kê vẫn chƣa có sự ổn định về kết cấu và nội
dung. Thí dụ, phần Đơn vị hành chính và Khí hậu, Niên giám thống kê năm
111
2004 có 9 biểu với 16 trang, nhƣng Niên giám thống kê năm 2005 chỉ có 6
biểu với 8 trang; tƣơng tự, phần Số liệu thống kê nƣớc ngoài Niên giám
thống kê năm 2004 có 33 biểu với 176 trang, nhƣng Niên giám thống kê năm
2005 chỉ còn 31 biểu với 136 trang. Đó là chƣa kể việc phân tổ nhiều chỉ tiêu
theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế, theo vùng và địa phƣơng giữa các lần
biên soạn và xuất bản cũng chƣa đƣợc thống nhất.
Ba là, phần giải thích thuật ngữ, nội dung và phƣơng pháp tính đề cập
đến quá ít chỉ tiêu, nhiều chỉ tiêu rất quan trọng chƣa đuợc đề cập tới. Trong
cuốn Niên giám thống kê năm 2005 mới giải thích khái niệm đƣợc 94 thuật
ngữ và giải thích phƣơng pháp tính, nguồn số liệu thì còn ít hơn nhiều, làm
cho nhiều ngƣời sử dụng Niên giám thống kê gặp khó khăn khi phải tìm hiểu
kỹ về bản chất các số liệu. Ngoài ra, phần tiếng Anh trong Niên giám cũng
chƣa thực sự đƣợc chuẩn xác và thống nhất.
Những hạn chế nêu trên của Niên giám thống kê bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân
quan trọng nhất là trong những năm qua Niên giám thống kê thiếu chỗ dựa
của hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia. Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
ban hành năm 1970 đến nay đã lạc hậu, trong khi đó hệ thống chỉ tiêu thống
kê quốc gia phù hợp với sự đổi mới và chuẩn mực quốc tế về thống kê lại
chƣa đƣợc ban hành. Do vậy, Niên giám thống kê thiếu nguồn cung cấp số
liệu ổn định, theo một hệ thống chỉ tiêu thống kê thống nhất có tính pháp quy.
Tình hình này đã dẫn tới một thực tế là, việc biên soạn Niên giám thống kê
nhiều năm qua chủ yếu đƣợc tiến hành trên cơ sở các số liệu chuyên ngành có
chỉ tiêu nào thì đƣa chỉ tiêu đó, không có thì bỏ; số liệu phân tổ chi tiết của
các chỉ tiêu có đến đâu thì đƣa đến đó. Phần giải thích thuật ngữ cũng trong
tình trạng nhƣ vậy. Thực trạng này cho thấy, việc Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia vừa qua chính là cơ hội, là cơ sở để
tiếp tục hoàn thiện kết cấu và nội dung Niên giám thống kê.
PHẦN II
ĐỀ XUẤT MAKÉT NIÊN GIÁM THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA ĐÃ BAN HÀNH
I. CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG MAKÉT NIÊN GIÁM
THỐNG KÊ PHÙ HỢP VỚI HỆ THỐNG CHỈ TIÊU QUỐC GIA
1. Phải bám sát Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Nguyên tắc này xuất phát từ 3 căn cứ, một là, do yêu cầu cấu trúc và nội
dung Niên giám thống kê phải phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia nên khi xây dựng makét Niên giám thống kê không thể thoát ly Hệ thống
112
chỉ tiêu thống kê này; hai là, nhƣ trên đã nêu, Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia là nguồn cung cấp số liệu đầu vào rất quan trọng của Niên giám
thống kê, do vậy việc xây dựng makét Niên giám thống kê càng phải bám sát
vào Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia để có thêm căn cứ và chỗ dựa về dữ
liệu; ba là, do Hệ thống chỉ tiêu thống kê có tính pháp quy và tính ổn định
cao nên một khi makét Niên giám thống kê xây dựng bám sát hệ thống chỉ
tiêu thống kê này thì Niên giám thống kê cũng sẽ bảo đảm đƣợc tính ổn định
về kết cấu và nội dung của mình.
Tuy nhiên, việc xây dựng makét Niên giám thống kê bám sát Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia không có nghĩa là Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc
gia có bao nhiêu phần, bao nhiêu chỉ tiêu đòi hỏi Niên giám thống kê cũng
phải có bấy nhiêu phần, bấy nhiêu chỉ tiêu. Trái lại, số phần cũng nhƣ số chỉ
tiêu trong từng phần có thể và cần phải đƣợc bố trí, sắp xếp theo kết cấu và
nội dung của một cuốn Niên giám thống kê. Sở dĩ nhƣ vậy vì giữa Hệ thống
chỉ tiêu thống kê quốc gia và Niên giám thống kê có sự khác biệt nhất định về
hình thức và nội dung. Về mặt hình thức, Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
tuy rất quan trọng, nhƣng chƣa phải là một sản phẩm thông tin thống kê nhƣ
Niên giám thống kê; về mặt nội dung, trong quá trình biên soạn, Niên giám
thống kê không chỉ dựa vào nguồn số liệu của Hệ thống chỉ tiêu thống kê
quốc gia cho dù nguồn số liệu này là chủ yếu, mà còn dựa vào một số nguồn
số liệu khác.
2. Makét Niên giám thống kê phải đƣợc xây dựng theo hƣớng mở và đảm
bảo tính khả thi
Yêu cầu của nguyên tắc này là trong quá trình xây dựng makét
Niên giám thống kê phù hợp với Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia cần căn
cứ vào các điều kiện hiện tại và tính tới những biến động trong tƣơng lai để
makét Niên giám thống kê xây dựng bảo đảm đƣợc tính thiết thực và khả thi.
Nguyên tắc này hoàn toàn không trái với nguyên tắc thứ nhất là phải bám sát
Hệ thố