Nghiên cứu xây dựng và quản lý mạng viễn thông,tích hợp ISDN, NGN

Gần đây, máy tính phát triển nhanh, khả năng làm việc nhanh và giá thành giảm đến nỗi chúng ứng dụng khắp mọi nơi trên thế giới và xâm nhập vào mọi lĩnh v ực. Do sự đa dạng và tinh vi của máy tính và sự phát triển nhanh của các trạm làm việc, nhu cầu v ề mạng viễn thông truyền tải thông tin không ngừng phát triển. Các mạng này khả năng cung cấp các đường truyền thông để chuyển các số liệu trong lĩnh v ực công nghệ, khoa học kỹ thuật và đ ảm bảo đáp ứng các loại ứng dụng phong phú khác nhau từ giải trí cho t ới các công vi ệc phức tạp. Các mạng này còn có khả năng truyền tải thông tin v ới tốc độ khác nhau từ vài ký tự trong một giây tới hàng Gbit/s. Theo một nghĩa rộng hơn, các mạng này cung cấp chức năng truyền tải thông tin một cách linh hoạt. Thông tin truyền tải v ới tốc độ khác nhau, độ an toàn và độ tin c ậy cao. Điểm này khác xa so v ới khả năng của mạng điện thoại được hình thành để truyền tải tín hiệu tiếng nói v ới tốc độ cố định 64Kbit/s, đ ộ an toàn và tin c ậy không đồng bộ. Điểm quan trọng ở đây là các thiết bị trên mạng viễn thông cùng có sự tho ả thuận v ề việc trình bày thông tin dưới dạng số và các thủ tục trên các đường truyền. T ất c ả các quy ước, thoả thuận và các quy tắc nhằm xác định thông tin số trao đổi với nhau gọi là các giao thức thông tin (communication protocol) . Sự kết hợp (marriage) giữa hai công nghệ hàng đầu viễn thông và máy tính là một thách thức mới cho các nhà khoa học, kỹ sư và các nhà thiết kế. Truyền thông là việc truyền thông tin từ một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông) bởi vì nó phát tri ển từ dạng cơ học (máy móc) sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ thống điện/quang phức tạp hơn.

pdf101 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu xây dựng và quản lý mạng viễn thông,tích hợp ISDN, NGN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Chƣơng 1: Tổng Quan Về Mạng Viễn Thông..................... 3 1.1, Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực viễn thông ............................................................3 1.2,Các thành phần cơ bản của mạng viễn thông....................................................................6 1.3, Mô hình các dịch vụ viễn thông .....................................................................................7 d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện .......................................................................... 11 Chƣơng 2, Mạng Lƣới Truyền Thông Công Cộng ........... 13 2.1. Khái niện, phân loại và điều kiện kết cấu...................................................................... 13 2.1.1, Khái niệm ............................................................................................................ 13 2.1.2, Phân loạ i mạng lưới truyền thông và điều kiện kết cấu............................................ 13 2.2, Mạng chuyển mạch và điện thoại ................................................................................. 14 Chƣơng 3 ........................................................................... 17 Các kế hoạch cơ bản xây dựng mạng viễn thông .............. 17 3.1, Giới thiệu chung ......................................................................................................... 17 3.2, Trình tự thực hiện quá trình lập kế hoạch..................................................................... 18 3.2.1, Xác định mục tiêu xây dựng mạng......................................................................... 19 3.2.2. Lập kế hoạch dài hạn ........................................................................................... 21 3.2.3. Kế hoạch trung hạn ............................................................................................. 21 3.2.4. Dự báo nhu cầu ................................................................................................... 22 3.3. Dự báo nhu cầu .......................................................................................................... 23 3.3.1. Khái niệm ........................................................................................................... 23 3.3.2. Tăng trưởng nhu cầu............................................................................................ 24 3.3.3. Các bước xác định nhu cầu .................................................................................. 25 3.3.4. Các phương pháp xác định nhu cầu ...................................................................... 27 3.4. Dự báo lưu lượng........................................................................................................ 29 3.4.1. Khái niệm ........................................................................................................... 29 3.4.2. Các bước xác định lưu lượng............................................................................... 29 3.4.3. Các phương pháp xác định dự báo lưu lượng......................................................... 30 3.5. KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ.............................................................................................. 34 3.5.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 34 3.5.2. Các hệ thống đánh số............................................................................................ 34 3.5.3. Cấu tạo số............................................................................................................ 35 3.5.4. Các thủ tục cho việc lập kế hoạch đánh số.............................................................. 35 3.6. KẾ HOẠCH ĐỊNH TUYẾN..................................................................................... 39 3.6.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 39 3.6.2. Các phương pháp định tuyến ................................................................................. 39 3.7. KẾ HOẠCH TÍNH CƯỚC .......................................................................................... 40 3.7.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 40 3.7.2. Các tiêu chí cho việc tính cước.............................................................................. 41 3.7.3. Các hệ thống tính cước ......................................................................................... 42 3.8. KẾ HOẠCH BÁO HIỆU............................................................................................. 45 3.8.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 45 3.8.2. Phân loại báo hiệu ................................................................................................ 45 3.9. KẾ HOẠCH ĐỒNG BỘ ............................................................................................ 46 2 3.9.1.Giới thiệu chung ................................................................................................... 46 3.9.2. Các phương thức đồng bộ mạng ............................................................................ 47 3.9.4. Mạng đồng bộ Việt Nam....................................................................................... 50 3.10. Kế hoạch chất lượng thông tin ................................................................................... 51 3.10.1. Chất lượng chuyển mạch.................................................................................... 51 3.10.2. Chất lượng truyền dẫn ....................................................................................... 51 3.10.3. Độ ổn định ......................................................................................................... 52 Chƣơng 4, Quy hoạch mạng viễn thông............................ 53 4.1. Quy hoạch vị trí tổng đài ............................................................................................. 53 4.1.1.Giới thiệu ............................................................................................................. 53 4.1.2. Phương pháp qui hoạch vị trí tổng đài.................................................................... 53 4.1.3. Chi phí thiết bị ..................................................................................................... 55 4.2. Quy hoạch mạng truyền dẫn ........................................................................................ 56 4.2.1. Giới thiệu ............................................................................................................ 56 4.2.2. Cấu hình mạng truyền dẫn .................................................................................... 57 4.2.3. Các dạng cơ bản của truyền dẫn ............................................................................ 59 4.2.5. Ví dụ cấu hình mạng truyền dẫn ............................................................................ 60 4.2.6. ĐỊNH TUYẾN ........................................................................................................ 60 4.2.6. TẠO NHÓM KÊNH ............................................................................................ 61 4.3. Quy hoạch mạng lưới thuê bao .................................................................................... 62 CHƢƠNG 5, QUẢN LÝ MẠNG VIỄN THÔNG ............. 63 5.1. Tầm quan trọng của công tác quản lý mạng viễn thông.................................................. 63 5.2. Mạng quản lý mạng viễn thông TMN........................................................................... 63 5.2.1. Giới thiệu về TMN .............................................................................................. 63 5.2.2. Các chức năng quản lý của TMN.......................................................................... 64 CHƢƠNG 6, MẠNG ĐA DỊCH VỤ TÍCH HỢP SỐ ISDN ................................................................................................ 71 6.1. Đặc điểm của mạng viễn thông khi chưa có ISDN......................................................... 71 6.2. Khái niệm về ISDN .................................................................................................... 71 6.2.1. ISDN................................................................................................................... 71 6.2.2. Mục đích của ISDN .............................................................................................. 71 CHƢƠNG 7, MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN................... 75 7.1. Sự ra đời của NGN ..................................................................................................... 75 7.2. Cấu trúc mạng ............................................................................................................ 78 7.2.1. Mô hình phân lớp chức năng của mạng NGN ......................................................... 79 7.2.2. Phân tích ............................................................................................................. 80 7.3. Dịch vụ triển khai trong NGN .................................................................................. 87 7.3.2. Nhu cầu NGN đối với các nhà cung cấp dịch vụ ..................................................... 88 7.3.3. Yêu cầu của khách hàng ....................................................................................... 90 7.3.4. Dịch vụ NGN....................................................................................................... 90 3 Chƣơng 1: Tổng Quan Về Mạng Viễn Thông 1.1, Các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực viễn thông Gần đây, máy tính phát triển nhanh, khả năng làm việc nhanh và giá thành giảm đến nỗi chúng ứng dụng khắp mọi nơi trên thế giới và xâm nhập vào mọi lĩnh vực. Do sự đa dạng và tinh vi của máy tính và sự phát triển nhanh của các trạm làm việc, nhu cầu về mạng viễn thông truyền tải thông tin không ngừng phát triển. Các mạng này khả năng cung cấp các đường truyền thông để chuyển các số liệu trong lĩnh vực công nghệ, khoa học kỹ thuật và đảm bảo đáp ứng các loại ứng dụng phong phú khác nhau từ giải trí cho tới các công việc phức tạp. Các mạng này còn có khả năng truyền tải thông tin với tốc độ khác nhau từ vài ký tự trong một giây tới hàng Gbit/s. Theo một nghĩa rộng hơn, các mạng này cung cấp chức năng truyền tải thông tin một cách linh hoạt. Thông tin truyền tải với tốc độ khác nhau, độ an toàn và độ tin cậy cao. Điểm này khác xa so với khả năng của mạng điện thoại được hình thành để truyền tải tín hiệu tiếng nói với tốc độ cố định 64Kbit/s, độ an toàn và tin cậy không đồng bộ. Điểm quan trọng ở đây là các thiết bị trên mạng viễn thông cùng có sự thoả thuận về việc trình bày thông tin dưới dạng số và các thủ tục trên các đường truyền. Tất cả các quy ước, thoả thuận và các quy tắc nhằm xác định thông tin số trao đổi với nhau gọi là các giao thức thông tin (communication protocol). Sự kết hợp (marriage) giữa hai công nghệ hàng đầu viễn thông và máy tính là một thách thức mới cho các nhà khoa học, kỹ sư và các nhà thiết kế. Truyền thông là việc truyền thông tin từ một điểm tới một điểm khác, gồm có truyền thông cơ học (bưu chính) và truyền thông điện (viễn thông) bởi vì nó phát triển từ dạng cơ học (máy móc) sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ thống điện/quang phức tạp hơn. 4 Hình 1.1: Viễn thông Tỷ lệ phần truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) đang có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ phần truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng, lại gia tăng và sẽ chiếm thị phần chủ đạo trong tương lai. Vì vậy, ngày nay những tập đoàn báo chí cũng đang tập trung và hướng tới truyền thông điện/quang, coi đó là cơ hội kinh doanh tương lai của mình. Viễn thông chiếm phần chủ đạo trong truyền thông. Viễn thông (Telecommunication) là quá trình trao đổi các thông tin ở các dạng khác nhau (tiếng nói, hình ảnh, dữ liệu...) với cự ly xa nhờ vào các hệ thống truyền dẫn điện từ (truyền dẫn cáp kim loại, cáp quang, vi ba, vệ tinh). Mạng viễn thông (Telecommunications Network) là tập hợp các thiết bị (Devices), các kỹ thuật (Mechanisms) và các thủ tục (Procedures) để các thiết bị kết cuối của khách hàng có thể truy nhập vào mạng và trao đổi thông tin hữu ích. Các yêu cầu đặt ra cho mạng viễn thông là phải có khả năng cung cấp các đường truyền tốc độ khác nhau, linh hoạt, có độ tin cậy cao đáp ứng các loại hình dịch vụ khác nhau. Mạng vật lý & Mạng logic (physical and logical networks) Mạng vật lý bao gồm các hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch như: mạng cáp nội hạt, mạng vi ba số, mạng SDH, mạng thông tin vệ tinh, mạng lưới các tổng đài. Các hệ thống được thiết lập nhằm tạo ra các đường dẫn tín hiệu giữa các địa chỉ thông qua các nút mạng. Mạng vật lý đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của viễn thông, nó phục vụ chung cho liên lạc điện thoại, truyền thông dữ liệu và các dịch vụ băng rộng khác. Các mạng riêng VIỄN THÔNG Hai hướng Truyền thông đơn hướng CƠ KHÍ ĐIỆN Điện thoại Các mạng số liệu Telex Điện Báo Bưu chính Báo chí Phát thanh TV Truyền hình cáp 5 Trên cơ sở hạ tầng đó các mạng logic được tạo ra nhằm cung cấp các dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của xã hội. Mạng điện thoại, mạng TELEX, mạng Radio truyền thanh là các mạng logic truyền thống. Ngày nay, ngoài các mạng trên còn có có thêm các mạng khác có thể cùng tồn tại trong một khu vực, như là mạng điện thoại công cộng (PSTN), mạng dữ liệu chuyển gói công cộng (PSPDN), mạng nhắn tin (Paging network), mạng điện thoại di động, mạng máy tính toàn cầu (INTERNET), mạng số đa dịch vụ tích hợp (ISDN) vv...Các mạng trên đã cung cấp hàng loạt dịch vụ viễn thông thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Hệ thống truyền thông (Communication System): là các hệ thống làm nhiệm vụ xử lý và phân phối thông tin từ một vị trí này đến một vị trí khác và còn gọi là hệ thống thông tin. Một hệ thống thông tin bao gồm các thành phần sau: bộ mã hoá, bộ phát, môi trường truyền dẫn, bộ thu, bộ giải mã. Hình 1.2: Mô hình hệ thống truyền thống Trong hệ thống truyền thông chúng ta cần quan tâm: khuôn dạng thông tin, tốc độ truyền dẫn, cự ly truyền dẫn, môi trường truyền dẫn, kỹ thuật điều chế, thủ tục phát hiện và sửa lỗi. Các phương thức truyền tín hiệu trong hệ thống truyền thông: - Đơn công (Simplex): Thông tin chỉ truyền trên một hướng, bộ thu không thể trao đổi thông tin với phía phát. - Bán song công (Half- Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng nhưng không cùng thời điểm. - Song công (Full-Duplex): Thông tin truyền trên hai hướng đồng thời . Bộ mã hóa Bộ phát Môi trường truyền dẫn Bộ thu Bộ giải mã Thông tin Thông tin 6 1.2,Các thành phần cơ bản của mạng viễn thông Mô hình tổng quát của các hệ thống viễn thông a. Giới thiệu chung về mạng viễn thông . Khi xét trên quan điểm phần cứng, mạng viễn thông bao gồm các thiết bị đầu cuối, thiết bị chuyển mạch và thiết bị truyền dẫn. b. Thiết bị đầu cuối Thiết bị đầu cuối là các trang thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng cung cấp dịch vụ. Hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị đầu cuối của nhiều hãng khác nhau tùy thuộc vào từng dịch vụ (ví dụ như máy điện thoại, máy fax, máy tính cá nhân...). Thiết bị đầu cuối thực hiện chức năng chuyển đổi thông tin cần trao đổi thành các tín hiệu điện và ngược lại. c. Thiết bị chuyển mạch Thiết bị chuyển mạch là các nút của mạng viễn thông có chức năng thiết lập đường truyền giữa các các thuê bao (đầu cuối). Trong mạng điện thoại, thiết bị chuyển mạch là các tổng đài điện thoại. Tuỳ theo vị trí của tổng đài trên mạng, người ta chia thành tổng đài chuyển tiếp quốc tế, tổng đài chuyển tiếp liên vùng và tổng đài nội hạt. Máy Fax Thiết bị chuyển mạch Đầu cuối dữ liệu Điện thoại Vệ tinh truyền thông Thiết bị đầu cuối Điện thoại Đƣờng truyền dẫn Thiết bị chuyển mạch Thiết bị đầu cuối Máy Fax Máy tính Hình 1.3: Các thành phần của mạng viễn thông         : Nút chuyển mạch Hình 1.4: Cấu trúc mạng điện thoại có và không có thiết bị chuyển mạch : Thuê bao 7 d. Thiết bị truyền dẫn Thiết bị truyền dẫn được sử dụng để nối các thiết bị đầu cuối hay giữa các tổng đài với nhau và truyền các tín hiệu một cách nhanh chóng và chính xác. Thiết bị truyền dẫn phân loại thành thiết bị truyền dẫn thuê bao, nối thiết bị đầu cuối với tổng đài nội hạt, và thiết bị truyền dẫn chuyển tiếp, nối giữa các tổng đài. Dựa vào môi trường truyền dẫn, thiết bị truyền dẫn có thể phân loại sơ lược thành thiết bị truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp kim loại, cáp sợi quang và thiết bị truyền dẫn vô tuyến sử dụng không gian làm môi trường truyền dẫn. Thiết bị truyền dẫn thuê bao có thể sử dụng cáp kim loại hoặc sóng vô tuyến (radio). Cáp sợi quang sử dụng cho các đường thuê riêng và mạng số liên kết đa dịch vụ, yêu cầu dung lượng truyền dẫn lớn. 1.3, Mô hình các dịch vụ viễn thông Khái niệm dịch vụ viễn thông Khái niện dịch vụ viễn thông luôn gắn liền với các khái niệm mạng viễn thông. Mỗi mạng viễn thông sẽ cung cấp một vài loại dịch vụ cơ bản đặc trưng cho mạng viễn thông đó và mạng này có thể cùng hỗ trợ với mạng khác để cung cấp được một dịch vụ viễn thông cụ thể. “Dịch vụ viễn thông” là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Hình 1.5. Dịch vụ viễn thông 8 Nói một cách khác, đó chính là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khả năng trao đổi thông tin với nhau hoặc thu nhận thông tin qua mạng viễn thông (thường là mạng công cộng như mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng điện thoại di động, mạng internet, mạng truyền hình cáp,…) của các nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp hạ tầng mạng. Hình 1.6. Mô hình các dịch vụ viễn thông Các loại hình dịch vụ cơ bản và yêu cầu của chúng về chất lƣợng dịch vụ Các dịch vụ viễn thông cơ bản thường được đề cập là dịch vụ thoại, dịch vụ số liệu, dịch vụ thuê kênh viễn thông và dịch vụ truyền thông đa phương tiện. Ngoài ra, có rất nhiều dịch vụ viễn thông cơ bản khác đã và vẫn còn tồn tại tới ngày nay, tuy nhiên không được phổ cập rộng rãi như 4 dịch vụ này. a) Dịch vụ thoại/telex/Fax/nhắn tin Dịch vụ thoại Điện thoại là dịch vụ viễn thông được phát triển rộng rãi nhất, là dịch vụ cung cấp khả năng truyền đưa thông tin dưới dạng tiếng nói hoặc tiếng nói cùng hình ảnh (như trường hợp điện thoại thấy hình - videophone) từ một thuê bao tới một hoặc nhóm thuê bao. Dịch vụ thoại cơ bản nhất là dịch vụ điện thoại cố định do mạng PSTN (mạng điện thoại chuyển mạch công cộng) cung cấp. Dịch vụ này cấp cho khách hàng đường truyền tới tận nhà riêng, kết nối tới tổng đài điện thoại cố định, cho phép khách hàng thực hiện được cuộc gọi thoại đi tới các khách hàng khác. 9 Hình 1.7. Dịch vụ thoại Ngoài dịch vụ điện thoại truyền thống, còn có nhiều dịch vụ thoại khác như dịch vụ điện thoại dùng thẻ (cardphone), điện thoại di động tốc độ thấp (điện thoại di động nội vùng - cityphone), điện thoại đi động, điện thoại vệ tinh và hàng hải v.v. Để sử dụng dịch vụ điện thoại dùng thẻ, khách hàng mua trước một tấm thẻ với một giá tiền xác định trước tại các đại lý bưu điện. Khi sử dụng thẻ này, khách hàng có thể gọi điện nội hạt, liên tỉnh hoặc quốc tế. Khi cần gọi, khách hàng đưa thẻ vào các máy điện dùng thẻ công cộng đặt trên đường phố. Cước phí đàm thoại sẽ được trừ và ghi nhận vào tấm thẻ tùy theo thời gian đàm thoại và loại hình dịch vụ của cuộc gọi. Có thể dùng nhiều thẻ cho một cuộc gọi hoặc một thẻ cho nhiều cuộc khác nhau. Dịch vụ này
Luận văn liên quan