Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được đó là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Việt Nam cũng nằm trong qui luật đó, hay nói cách khác Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là phải có vốn. Nguồn vốn đó có thể là vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Tiết kiệm để tạo vốn là vấn đề bức bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Thể hiện mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta bước sang thế kỉ 21 là ổn định và phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân thoát khỏi tình trạng nước nghèo nàn và kém phát triển, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn. Vì thế phải huy động nhiều nguồn vốn, xét về mặt chiến lược thì nguồn vốn trong nước là chủ yếu, vững chắc, quyết định và nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng. Nếu xét ở góc độ của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh quyết định đến quy mô của hoạt động Ngân hàng nói chung và quy mô các hoạt động tín dụng nói riêng, nguồn vốn dồi dào là cơ sở tạo uy tín đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại . Về phía Ngân hàng muốn giải quyết tốt vấn đề huy động vốn trong dân cư cần phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, công cụ lãi suất và các hình thức huy động vốn. Vì vậy nguồn vốn là sự cần thiết không thể thiếu được của Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tiễn của Ngân hàng Việt Nam, trước yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội đất nước, trước sự cạnh tranh gay gắt trong nước và trên thị trường quốc tế nên yêu cầu cấp thiết Ngân hàng thương mại phải xây dựng chiến lược “Huy động vốn” cho những năm mới của thế kỷ XXI. Qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở lý luận qua các tài liệu; tạp chí Ngân hàng, tài liệu môn lý thuyết tiền tệ Ngân hàng và kiến thức học tập từ cô giáo bộ môn, em mạnh dạn làm đề tài “Nghiêp vụ huy động vốn của các Ngân hàng thương mại”.

docx35 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6827 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Luận Đề Tài: Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được đó là phải tạo vốn cho nền kinh tế. Việt Nam cũng nằm trong qui luật đó, hay nói cách khác Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là phải có vốn. Nguồn vốn đó có thể là vốn trong nước hay vốn nước ngoài. Tiết kiệm để tạo vốn là vấn đề bức bách có tính chiến lược cho sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Thể hiện mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta bước sang thế kỉ 21 là ổn định và phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân thoát khỏi tình trạng nước nghèo nàn và kém phát triển, củng cố quốc phòng và an ninh, tạo điều kiện phát triển nhanh hơn. Vì thế phải huy động nhiều nguồn vốn, xét về mặt chiến lược thì nguồn vốn trong nước là chủ yếu, vững chắc, quyết định và nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng. Nếu xét ở góc độ của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn là cơ sở để tổ chức hoạt động kinh doanh quyết định đến quy mô của hoạt động Ngân hàng nói chung và quy mô các hoạt động tín dụng nói riêng, nguồn vốn dồi dào là cơ sở tạo uy tín đảm bảo khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại . Về phía Ngân hàng muốn giải quyết tốt vấn đề huy động vốn trong dân cư cần phải tìm ra những giải pháp tốt nhất, công cụ lãi suất và các hình thức huy động vốn. Vì vậy nguồn vốn là sự cần thiết không thể thiếu được của Ngân hàng thương mại. Xuất phát từ thực tiễn của Ngân hàng Việt Nam, trước yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội đất nước, trước sự cạnh tranh gay gắt trong nước và trên thị trường quốc tế nên yêu cầu cấp thiết Ngân hàng thương mại phải xây dựng chiến lược “Huy động vốn” cho những năm mới của thế kỷ XXI. Qua quá trình nghiên cứu, trên cơ sở lý luận qua các tài liệu; tạp chí Ngân hàng, tài liệu môn lý thuyết tiền tệ Ngân hàng và kiến thức học tập từ cô giáo bộ môn, em mạnh dạn làm đề tài “Nghiêp vụ huy động vốn của các Ngân hàng thương mại”. Trong quá trình viết, do trình độ nhận thức và hiểu biết có hạn nên bài viết này còn có nhiều những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ của cô giáo để bài viết này được hoàn thiện hơn. Nội dung bài gồm: Chương 1: cơ sở lý luận Chương 2: thực trạng huy động vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đối với việc huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 1.1 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại: Nghề kinh doanh tiền tệ tiền thân của Ngân Hàng ra đời gắn liền với thương mại, khi có sự giao lưu hàng hoá giữa các vùng, các quốc gia với các loại tiền tệ khác nhau gây trở ngại cho việc mua bán thanh toán và đặc biệt phức tạp trong việc chuyển đổi bảo quản tiền tệ.Vì thế thúc đẩy sự ra đời của những tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, để đảm nhận những tổ chức kinh doanh la thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các vùng các nước để phục vụ công việc giao lưu hàng hoá. Đổi các loại tiền tệ khác nhau ra vàng bạc và ngược lại, theo yêu cầu của sự phát triển các quan hệ tiền tệ hàng hoá. Nghiệp vụ đổi tiền tệ đã kéo theo các nghiệp vụ khác mà trước hết là nhận tiền gửi, nhận bảo quản vàng bạc đã tạo ra những chuyển biến về chất trong hoạt động của các tổ chức kinh doanh tiền tệ.Việc nhận tiền gửi và bảo quản vàng bặc ngày càng phát triển,tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tiền tệ phát hàng những chứng phiếu (giấy nhận nợ) là phương tiện thanh toán thay cho tiền. Lúc đầu các giấy nhận nợ chỉ là những biên lai xác định quyền sở hữu số tiền vàng đó, tiến tới phát hành các loại chứng phiếu đảm bảo cho khách hàng có thể sử dụng nó trong việc mua bán, thanh toán thay cho việc rút tiền vàng. Nghiệp vụ nhận tiền gửi phát triển cùng với việc sử dụng rộng rãi các chứng phiếu thanh toán thay cho tiền mặt đã tạo nên nguồn dự trữ đã được sử dụng để cho vay sinh lời. Đây là một sự kiện quan trọng trong việc chuyển các tổ chức hoạt động dịch vụ tiền tệ một cách thuần tuý thành các tổ chức Ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng. Ngân hàng được hình thành phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu, vào khoảng thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, các Ngân hàng còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó là làm trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy bạc Ngân hàng. Sang thế kỷ 18, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển, việc các Ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc Ngân hàng làm cho lưu thông có nhiều loại giấy bạc Ngân hàng khác nhau đã gây cản trở cho quá trình lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế. Chính điều đó đã dẫn đến sự phân hoá trong hệ thống Ngân hàng và Ngân hàng thương mại cũng ra đời từ đó. Thời kỳ đầu, các Ngân hàng thương mại thực hiện tất cả các hoạt động của nó như nhận tiền gửi và làm dịch vụ thanh toán. Ban đầu chủ yếu là nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và cho vay ngắn hạn, về sau, các Ngân hàng thương mại thực hiện cả cho vay trung - dài hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài hạn do huy động tiền gửi trung hạn, dài hạn và phát hành trái khoán. Cho đến cuối những năm 1960, đặc điểm đặc thù để phân biệt một Ngân hàng thương mại với một Ngân hàng trung gian khác là ở chỗ Ngân hàng thương mại là một đơn vị duy nhất được phép mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn cho công chúng. Ngân hàng thương mại có thể tồn tại dưới nhiều dạng sở hữu khác nhau. Ngân hàng thương mại có thể được thành lập bằng 100% vốn của tư nhân, 100% vốn của Nhà nước hoặc là sự hùn vốn giữa tư nhân với Nhà nước hoặc với người nước ngoài. Ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá, qua đó khẳng định hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bắt đầu tư tín dụng, Ngân hàng thương mại đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng và trở thành trung gian tài chính lớn nhất. 1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại: - Với tư cách là một doanh nghiệp, để hoạt động kinh doanh tốt thì phải có vốn, để có vốn hoạt động thì Ngân hàng thương mại phải tìm cách để huy động được một số vốn lớn từ các chủ thể kinh tế có vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để bù lại Ngân hàng thương mại phải trả lại cả vốn và lãi cho chủ sở hữu khi đến hạn. Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng thương mại phải đảm bảo trả đúng hạn vốn huy động hoặc đáp ứng phương thức thanh toán của khách hàng với một món lợi tức hợp lý kèm theo. Còn với tư cách người cho vay thì Ngân hàng thương mại sử dụng vốn đi thuê để cho thuê lại, tức là tạm thời bán quyền sử dụng vốn cho người khác và Ngân hàng thương mại cũng luôn mong muốn khách hàng của mình sử dụng vốn này có hiệu quả và hoàn trả đầy đủ vốn và lãi đúng kỳ hạn theo quy định đã cam kết. Qua đó Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian tài chính lớn nhất, một trong những trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Vai trò của Ngân hàng thương mại còn góp phần giảm chi phí lưu thông, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, góp phần mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế. - Ngân hàng thương mại còn có vai trò tập trung vốn của nền kinh tế: Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để ( ví dụ như vẫn còn cất giấu trong gia đình chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ vẫn muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doamh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay. Thự hiện được điều này Ngân hàng thương mại huy động và tập trung các nguồn vốn nhà rỗi trong nền kinh tế, mặt khác với số vốn này Ngân hàng thương mại sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng thương mại vừa là người cho vay vừa là người đi vay với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì hoạt dộng của mình.Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… Ngân hàng thương mại có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhiệm việc mua bán trái phiếu công ty…. 2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nó hoạt động trên cơ sở huy động vốn và đầu tư vốn. Ngân hàng thương mại đi vay để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Việc Ngân hàng thương mại đi vay để cho vay cũng nhằm mục đích trọng yếu nhất là tìm kiếm lợi nhuận. Đã là một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường tài chính, quá trình hoạt động nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác và dùng làm nguồn vốn để kinh doanh. Bản chất của nguồn vốn huy động là tài sản của các chủ sở hữu khác, không thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng nhưng Ngân hàng có quyền sử dụng trong thời gian hoạt động và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi. Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược huy động vốn bằng nhiều hình thức: 2.1 Nhận tiền gửi: Đây là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động nói riêng và trong nguồn vốn kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nói chung. Các Ngân hàng thương mại huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cơ quan, dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau. Tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) là loại tiền được thể hiện trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiện chi trả về mua hàng hoá và thực hiện các dịch vụ khác trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản tiền gửi thanh toán séc hay tài khoản vãng lai để quản lý tài sản của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý là khoản tạm thời nhàn rỗi ở khách hàng. Họ gửi vào Ngân hàng không mang tính chất của tài khoản tiền gửi thanh toán, chỉ nhằm mục đích an toàn tài sản cho khách hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên để có lợi nhuận Ngân hàng thương mại phải kinh doanh có hiệu quả. Hành vi đi vay để cho vay thực chất là đi mua quyền sử dụng vốn để bán lại quyền sử dụng vốn đó cho một chủ thể thiếu vốn khác trong nền kinh tế. Trước hết để có vốn hoạt động thì Ngân hàng thương mại phải huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi: Tiền gửi có thể phát hành séc, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn. Sau đó họ cho vay thế chấp và để mua các trái khoán Chính phủ, trái khoán của chính quyền địa phương. Huy động vốn và đầu tư vốn là có quan hệ không thể tách rời, để có nguồn vốn lớn thì các Ngân hàng thương mại phải tìm nhiều biện pháp hữu hiệu thu nạp một cách nhanh chóng. Sau đó dùng số vốn đó cho vay mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn, đầu tư vốn có hiệu quả hay không sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại bao gồm : Nguồn vốn huy động, nguồn vốn đi vay, nguồn vốn tự dó. Ngoài ra còn có các nguồn vốn được hình thành trong quá trình hoạt động. Trong đó mỗi nguồn vốn đều có một tính chất và vai trò riêng trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng thương mại. 2.2.1 Nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động là những phương tiện tiền tệ mà Ngân hàng huy động được thông qua các hình thức : - Phát hành kỳ phiếu. - Phát hành trái phiếu. - Các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn. Các hình thức trên, các Ngân hàng thương mại phải trả lãi suất cao hơn so với lãi suất tiền gửi. Nguồn vốn này chỉ phát sinh khi Ngân hàng thiếu vốn mà vốn tự có và vốn huy động tiền gửi không đủ. Qua đó ta thấy nguồn vốn huy động là công cụ chính, là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Số vốn mà các Ngân hàng thương mại huy động là tài sản của các chủ sở hữu Ngân hàng được quyền sử dụng nhưng phải có trách nhiệm hoàn trả cho họ đúng thời hạn cả vốn và lãi. Các Ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng nguồn vốn này vào các nghiệp vụ tín dụng như cho vay, đầu tư, chiết khấu... mà không được sử dụng để hùn vốn liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản cố định cho Ngân hàng cũng như các mục đích khác ngoài kinh doanh. 2.2.2 Nguồn vốn đi vay: Vốn đi vay là vốn được hình thành qua việc vay vốn trên thị trường và vay của Ngân hàng Trung ương. Trong tổng số vốn hoạt động của Ngân hàng có một bộ phận vốn bổ sung chiếm tỷ trọng đáng kể đó là vốn đi vay. Các Ngân hàng thương mại đi vay vốn để bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của mình khi đã sử dụng hết vốn tự có, vốn huy động tiền gửi, vốn huy động khác mà vẫn không có đủ để hoạt động và khi cần sử dụng họ rút tiền ra để chi tiêu. Tiền gửi có kỳ hạn: Là tiền gửi của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh, nó được chia làm nhiều kỳ hạn khác nhau: ngắn hạn, dài hạn và trung hạn, nhưng hiện nay chủ yếu là kỳ hạn ngắn. Tuy vậy do tính chất tương đối ổn định của nó nên tiền gửi có kỳ hạn thực sự là nguồn vốn quan trọng đối với Ngân hàng thương mại. Nếu lãi suất hấp dẫn, tiền gửi có kỳ hạn sẽ có xu hướng phát triển, song nếu lãi suất không hấp dẫn hoặc bị lãi suất của tín phiếu kho bạc, trong đó có trung hạn sẽ dẫn đến bị biến động đột ngột làm đảo lộn nguồn vốn của Ngân hàng thương mại và gây khó khăn không nhỏ cho công tác chi trả của Ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của một cá nhân hay một gia đình gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất theo định kỳ. Nguồn vốn huy động này chủ yếu là tiền gửi của những người tiêu dùng. Các Ngân hàng thương mại thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức, thời hạn khác nhau: - Tiền gửi tài khoản không kỳ hạn. - Tiền gửi tài khoản có kỳ hạn. 2.3 Nguồn vốn huy động khác: Khi nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động ở các khoản tiền gửi trên không đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn của mình, các Ngân hàng thương mại được phép huy động vốn của Ngân hàng, đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải tạo ra một quỹ dự trữ cần thiết. Bên cạnh việc mở rộng nguồn vốn thì các Ngân hàng thương mại phải đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh của mình để tránh được những rủi ro và tổn thất trong việc đầu tư vốn của Ngân hàng thương mại, rủi ro lãi suất khi có sự chênh lệch về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, sự không cân xứng về tài sản có và tài sản nợ xảy ra trong quá trình hoạt động. Nói cách khác, khi tạm thời thiếu vốn khả dụng thì Ngân hàng thương mại có thể đi vay của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước, vay của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Nếu vẫn không đáp ứng đủ trong các trường hợp trên thì Ngân hàng thương mại sẽ đi vay của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người đi cho vay cuối cùng phù hợp với chính sách tiền tệ tại thời điểm đó. 2.4 Các nguồn vốn khác: Ngoài các nguồn vốn kể trên, các Ngân hàng thương mại còn có một số vốn khác có thể sử dụng để cho vay. Đó là nguồn vốn hình thành trong quá trình thanh toán của Ngân hàng, giao dịch trong thanh toán chênh lệch giữa thời gian từ lúc nhận vốn thanh toán đến khi thanh toán thì Ngân hàng thương mại tận dụng được một khoản vốn rồi sử dụng trong kinh doanh. Quản lý tốt nguồn vốn này sẽ tạo được nguồn vốn để cho vay ngắn hạn mà không phải trả lãi suất. 2.5 Vai trò của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò làm trung gian tài chính đó là thu nhận tiền gửi tạo nguồn vốn. Nguồn vốn trong Ngân hàng thương mại không những là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Do vậy nguồn vốn của Ngân hàng thương mại có vai trò quyết định khả năng thanh toán và chi trả của một Ngân hàng, gây thanh thế và uy tín cho Ngân hàng đó. Để có một khối lượng vốn lớn từ nhiều nguồn vốn phong phú đa dạng phục vụ cho mục đích mở rộng quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán. 2.6 Chức năng của ngân hang thương mại. 2.6.1 Chức năng làm trung gian tín dụng Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại làm "cầu nối" giữa người thừa vốn và người thiếu vốn và nó đã không chỉ đem lại lợi ích cho những người dư thừa vốn và những người thiếu vốn mà còn đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân nó và nền kinh tế. Đối với ngân hàng, họ sẽ tìm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới, 80% lợi nhuận của Ngân hàng Công thương - Ngân hàng thương mại Quốc Doanh là thông qua hoạt động cho vay. Lợi nhuận này chính là cơ sở cho Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển. Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, Ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. 2.6.2 Chức năng trung gian thanh toán. Chức năng trung gian thanh toán có nghĩa là ngân hàng đứng ra thanh toán hộ cho khách hàng bằng cách chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác theo yêu cầu của họ. Thông qua chức năng này Ngân hàng đóng vai trò là người "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là người giữ tiền của khách hàng, chi tiền hộ cho khách hàng. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì chức năng này của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Thông qua chức năng trung gian thanh toán, hệ thống Ngân hàng thương mại góp phần phát triển nền kinh tế. Khi khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro, giảm chi phí thanh toán cho khách hàng đồng thời tốc độ luân chuyển vốn kinhgóp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Hơn nữa, nó lại tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở để hình thành chức năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại. 2.6.3 Chức năng tao tiền. Đây là hệ quả của hai chức năng trên trong hoạt động ngân hàng: Từ một số dự trữ ban đầu thông qua quá trình cho vay và thanh toán bằng chuyển khoản của ngân hàng thì lượng tiền gửi mới được tạo ra và nó lớn hơn so với lượng dự trữ ban đầu gấp nhiều lần, gọi là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt buộc, ngân hàng sư đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn tiền gửi của ngân hàng khác. Với vòng quay của vốn thông qua chức năng tín dụng và thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng thương mại thực hiện được chức năng tạo tiền. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta thành một nước có nền kinh tế phát triển mạnh, Nhà nước ta đã xác định mục tiêu hàng đầu và quan trọng đó là phải có nguồn vốn và trong số nguồn vốn của ngân hàng thương mại thì số vốn huy động chiếm số lượng lớn, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay về vấn đề huy động vốn đang diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi vì có thị trường chứng khoán ra đời, tiền nhàn rỗi của dân cư tăng lên...Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn và thử thách. Trong một số năm trở lại đây thì huy động vốn trong nước của các ngân hàng thương mại có vai trò quyết định và bằng các hình thức huy động truyền thống như nhận tiền gửi còn có thêm các loại hình huy động mới đó là huy động bằng ngoại tệ, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Lịch sử hình thành vá phát triển. Năm 1988: Được thành lập ngày 26/03/1988 với tên gọi Phát triển Nôn
Luận văn liên quan