Nghiệp vụ lễ tân tại khách sạn Kim Liên

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của thế giới ,nghành du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể ,đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Do hoạt động của nghành du lịch phát triển nhanh ,thị trường được mở rộng, quan hệ hiểu biết lẫn nhau và trao đổi du khách của các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và củng cố. Thêm vào đó sự ra đời của hàng loạt các khách sạn đã làm sôi động thêm thị trường cung ứng du lịch và làm tăng thêm bầu không khí cạnh tranh vốn đã gay gắt của thị trường này.Bên cạnh đó do cuộc khủng hoảng tài chính Châu á bắt đầu từ Thái Lan đã làm cho nền kinh tế nhiều nước trong khu vực giảm sút và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng . Muốn trụ vững và phát triển, củng cố uy tín mỗi doanh nghiệp khách sạn phải rất nỗ lực làm moị biện pháp để thu khách, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình, giảm tối đa chi phí, tăng dịch vụ bổ xung để làm tăng tính hấp dẫn của khách sạn .

doc70 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4405 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiệp vụ lễ tân tại khách sạn Kim Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1.Tình hình đặc điểm chung của khách sạn Kim Liên Lời nói đầu: Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của thế giới ,nghành du lịch Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể ,đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Do hoạt động của nghành du lịch phát triển nhanh ,thị trường được mở rộng, quan hệ hiểu biết lẫn nhau và trao đổi du khách của các nước trên thế giới không ngừng được tăng cường và củng cố. Thêm vào đó sự ra đời của hàng loạt các khách sạn đã làm sôi động thêm thị trường cung ứng du lịch và làm tăng thêm bầu không khí cạnh tranh vốn đã gay gắt của thị trường này.Bên cạnh đó do cuộc khủng hoảng tài chính Châu á bắt đầu từ Thái Lan đã làm cho nền kinh tế nhiều nước trong khu vực giảm sút và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng . Muốn trụ vững và phát triển, củng cố uy tín mỗi doanh nghiệp khách sạn phải rất nỗ lực làm moị biện pháp để thu khách, quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình, giảm tối đa chi phí, tăng dịch vụ bổ xung để làm tăng tính hấp dẫn của khách sạn . Công ty du lịch khách sạn KimLiên là một trong số ít khách sạn vẫn thuộc tổng cục du lịch. Tuy có những bước phát triển chậm so với các khách sạn khác nhưng khách sạn luôn có những bước đi đúng đắn, hợp với từng cơ chế thị trường. Từ những bước đi chậm đó khách sạn đã dần tự khẳng định mình bằng chính số lượng khách du lịch đến với khách sạn. Vừa nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên và một yếu tố không thể nào thiếu nhằm thu hút khách đến với khách sạn Kim Liên đó là thái độ phục vụ khách luôn nhiệt tình của mỗi con người nơi đây. Để có được một kết quả như vậy thì bộ phận lễ tân đóng góp một phần không nhỏ. Là bộ phận đầu tiên đón tiếp khách và sẽ tạo lòng tin nơi khách đòi hỏi người nhân viên lễ tân phải có kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ tốt. Tóm lại nghiệp vụ lễ tân là bộ mặt của xã hội nơi mà đại diện cho đất nước nói chung, công ty du lịch khách sạn nói riêng, để trực tiếp tiếp xúc với khách từ giây phút đầu tiên gặp gỡ cho đến giây phút cuối cùng trả chìa khoá, thanh toán và rời khách sạn. Khách khen hay chê là do chúng ta, nếu như chúng ta làm không tốt sẽ gây cho khách một ấn tượng không tốt. Ngược lại ngay từ giây phút ban đầu đã để lại ấn tượng tốt đẹp thì khách sẽ luôn nhớ và khen chính chúng ta, khen đất nước con người Việt Nam. Ngoài ra lễ tân còn là tấm gương phản chiếu toàn bộ hình ảnh đất nước con người Việt Nam tới du khách nước ngoài. Không những thế làm tốt công tác lễ tân trước hết học hỏi được nhiều điều trong cuộc sống, nâng cao chất lượng nghiệp vụ, phục vụ tốt công tác nghiệp vụ của mìnhmà doanh nghiệp công ty giao cho. Chính vì vậy nhận thấy tầm quan trọng của nghiệp vụ này mà em chọn chuyên đề tốt nghiệp “là nghiệp vụ lễ tân khách sạn”. Thông qua chuyên đề này em muốn hiểu sâu về vai trò nhiệm vụ của lễ tân trong khách sạn nói chung và trong khách sạn Kim Liên nói riêng. I. Giới thiệu chung về khách sạn Kim Liên 1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Kim Liên Thực chất qúa trình hình thành và phát triển của công ty du lịch khách sạn Kim Liên là một chặng đường khá dài từ năm 1961đến 2001. Sau ngày hoà bình lập lại (1954) số lượng chuyên gia sang giúp nước ta hàn gắn vết thương chiến tranh ngày càng tăng lên. Đến năm 1960 trước tình hình trên theo sự chỉ đạo của phủ thủ tướng, lãnh đạo cục chuyên gia đã trao đổi ý kiến với trưởng đoàn chuyên gia các nước bạn thống nhất ý kiến cần thiết phải đưa các chuyên gia vào ăn ở tại một khu tập chung để đảm bảo cho việc phục vụ và đảm bảo an toàn. Sau khi đi khảo sát các địa điểm trong thành phố, các lãnh đạo thấy có một nơi đang xây dựng đó là khu nhà 4 tầng gồm nhiều nhà do chuyên gia Triều Tiên đang giúp ta xây cất, được khởi công 1958 tại làng Kim Liên. Sau nhiều lần thảo luận, lấy các ý kiến lấy nơi đây làm nơi ở chủ yếu cho các chuyên gia Liên Xô và Đông Âu đang công tác tại Hà Nội. Đến ngày 12-5-1961 cục chuyên gia đã ra quyết định thành lập khách sạn Bạch Mai là tiền thân của khách sạn Kim Liên. Lúc đầu khách sạn Bạch Mai mới chỉ thực chất là giai đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất ban đầu, nhân viên lúc đó mới chỉ có 17 người trong đó lãnh đạo có các đồng chí phó chủ nhiệm Phan Văn Nghiêm và Trần Văn Tiện. Đến cuối 1961 toàn khách sạn đã có 75 cán bộ công nhân viên, tuy cơ sở vật chất kĩ thuật lúc bấy giờ còn nghèo nàn song anh chị em đã hăng say làm việc, ban ngày toàn thể anh chị em làm vệ sinh san lấp mặt bằng, sửa đường đi lối lại. Ban đêm lại tập trung dùng xe bagac chuyên chở bàn ghế giường tủ, trang thiết bị từ các nơi về trang bị cho nhà ăn phòng ở của các chuyên gia. Việc trồng cây đã đến ngày hái quả, tháng 12-1961 đoàn chuuyên gia đầu tiên đã đến đây đó là đoàn chuyên gia Liên Xô. Sau thời gian này bộ máy của khách sạn cũng dần hình thành và đi vào hoạt động. Từ đó đến nay đã 40 năm, khách sạn Kim Liên đã có những bước thăng trầm, mỗi giai đoạn là một sự cố gắng vượt bậc của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Số khách đến với khách sạn ngày một đông cơ sở vật chất lúc đầu chỉ có 3,4 dãy nhà, đến nay đã có 10 dãy nhà cao tầng và hàng loạt các cơ sở hạ tầng khác. Trong 40 năm hoạt động thì đã có đến 30 năm (1961-1990) Kim Liên luôn là cơ sở phục vụ chuyên gia trọng điểm của cục chuyên gia. Thời gian khách sạn luôn là con chim đầu đàn trong nghành du lịch. Song từ năm 1991 đến nay thời kì hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN khách sạn đã chuyển sang kinh doanh dịch vụ du lịch do số lượng chuyên gia sang Việt Nam ngày một ít. Giai đoạn này khách sạn đã trải qua những thử thách sống còn giữa tồn tại hay không tồn tại. Khách sạn vẫn phải đương đầu với những khó khăn trước mắt, vừa phải phục vụ chuyên gia vừa phải phục vụ những đối tượng ngoài chuyên gia. Về lâu dài khách sạn nhận thức rằng đối tượng khách chuyên gia sẽ tiếp tục giảm và khách du lịch sẽ là đối tượng phục vụ chủ yếu của khách sạn. Trước tình hình trên, một mặt khách sạn xắp xếp giảm biên chế và một mặt đẩy mạnh công tác đào tạo cơ sở vật chất và đổi mới phong cách phục vụ để đáp ứng đối tượng khách mới. Để làm được việc này phải cần vốn và chỉ trong một thời gian ngắn khách sạn đã huy động được một số vốn lớn từ trong cán bộ công nhân viên và vay ngân hàng đủ để tiến hành cải tạo cơ sở vật chất kĩ thuật từng bước và thực tế mỗi lần cải tạo, nâng cấp thì lượng khách đến đông hơn, doanh thu ngày một tăng lên, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Từ những kết quả nêu trên liên tiếp từ năm 1991 đến nay khách sạn đã không ngừng phát triển và trở thành khách sạn với số lượng khách nội địa đến lưu trú vào loại đông nhất thủ đô. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển khách sạn đã đổi tên 5 lần: - Lần đầu từ khách sạn Bạch Mai đổi tên thành khách sạn Kim Liên (1971). Đây là giai đoạn bộ máy tổ chức của khách sạn đã ổn định và được hình thành. - Lần thứ hai khách sạn đổi tên từ khách sạn chuyên gia Kim Liên thành khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên (29-8-1992). Đây là mức thời gian pháp lí xác nhận kể từ đây khách sạn đã bước vào thời kì hoạt động theo cơ chế thị trường, chấm dứt thời kì bao cấp . - Hoạt động đươc khoảng 1 năm thì chuyên gia đã không còn nữa và cũng từ đây khách sạn Kim Liên chuyển sang phục vụ khách du lịch, để xác nhận chức năng nhiệm vụ mới của khách sạn Kim Liên, tổng cục du lịch Việt Nam đã quyết định đổi tên khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên thành công ty du lịch Bông Sen Vàng (19-7-1993). - Vừa thoát khỏi phương thức phục vụ chuyên gia trong thời kì bao cấp khách sạn lại bước vào thơì kì phục vụ mới của nghành du lịch, một nghành đòi hỏi phải có tính nhanh nhạy, linh hoạt trong quản lí, phải có chất lượng phục vụ cao, mang tính cạnh tranh. Để tạo cho cơ sở có điều kiện tập trung vào nhiêm vụ mới cần thiết trước mắt, đó là làm tốt công tác ăn ở, trước khi làm chức năng khác của nghành du lịch. Ngày 25-11-1994 tổng cục du lịch đã ra quyết định đổi tên công ty du lịch Bông Sen Vàng thành công ty khách sạn Bông sen Vàng. - Lần đổi tên thứ 5 và cũng là tên khách sạn bây giờ đươc tổng cục du lịch cho phép công ty khách sạn Bông Sen Vàng được đổi tên thành công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Lần đổi tên này cũng là lúc khách sạn có biểu tượng mới, được hư cấu từ hoa sen vương miện hình quả cầu, ở giữa quả cầu có chữ KL (Kim Liên). Mang một cái tên mới cùng sự chuyển mình mới cả về lượng và chất. Khách sạn Kim Liên đã đánh dấu 40 năm quá trình hình thành và phát triển 1 cách rạng rỡ . 2. Vị trí và đia dư của khách sạn Kim Liên Khách sạn Kim Liên nằm ở số 7 phố Đào Duy Anh, với diện tích mặt bằng 5,6 ha. Về vị trí khách sạn Kim Liên có một thuận lợi lớn đó là khách sạn nằm ở gần trung tâm. Trước kia khi mới được xây dựng khách sạn Kim Liên vẫn còn là một vùng đất trũng tại địa phận làng Kim Liên-Trung Tự hồi đó gọi là Ô Đồng Lâm. Song do tốc độ phát triển nhanh chóng của Hà Nội mà khách sạn Kim Liên đã có được một vị trí thuận lợi như ngày nay. + Phía bắc của cổng chính khách sạn nhìn ra phố Đào Duy Anh. Trong tương lai con đường này sẽ được mở rộng thông qua Ô Chợ Dừa –ngã ba Voi Phục và tới đường cao tốc bắc Thăng Long. + Phía đông giáp với trục quốc lộ 1A. + Phía tây khách sạn giáp với khu siêu thị Kim Liên. + Phía nam giáp với phường Phương Mai Từ trên khách sạn nhìn về phía đông bắc sẽ thấy công viên LêNin. Từ khách sạn khách du lịch chỉ mất khoảng 5 phút là tới được bến xe phía nam hoặc ga Hà Nội 3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác kinh doanh khách sạn du lịch hiện nay a. Thuận lợi : - Khách sạn có diên tích rộng nằm ở đầu mối giao thông, gần siêu thị và các trung tâm văn hoá tạo điều kiện cho khách sạn dễ tiếp cận với thị trường. Khách sạn đã đạt tiêu chuẩn 3 sao. - Có nhiều hội trường lớn nhỏ có thể tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới, sinh nhật. b.Khó khăn Cơ sở vật chất lạc hậu, chưa đồng đều . Trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao, chưa đồng loạt. Khách quốc tế đến khách sạn chưa đông, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực làm giảm khả năng đi lại và thanh toán của khách. II. Tổ chức bộ máy của khách sạn Kim Liên 1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn bao gồm a. Của khách sạn: Bộ phận điều hành : 1 giám đốc và 2 phó giám đốc điều hành. Bộ phận sản xuất và kinh doanh : lễ tân, buồng, bàn, bếp, giặt là, bảo dưỡng ,điện thoại. Bộ phận gián tiếp kinh doanh : phòng kế toán thống kê, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch, phòng thị trường. b. Của bộ phận lễ tân: Lễ tân trưởng. Trưởng ca lễ tân. Các lễ tân chính. Kế toán viên. c. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: Bộ phận điều hành: phụ trách chung mọi hoạt động của khách sạn, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận và quản lí cấp dưới. Bộ phận sản xuất và kinh doanh: trực tiếp tiếp xúc và bán các sản phẩm của khách sạn cũng như phục vụ mọi yêu cầu mà khách mong muốn. Bộ phận gián tiếp kinh doanh: thu thập các số liệu và thông tin của các bộ phận khác nhằm đưa ra 1 hướng đi mới, 1 kế hoạch nhiệm vụ để mang lại những đề xuất, ý kiến cho ban lãnh đạo khách sạn. 2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn Kim Liên: DL thị trường   TT Công Nghệ   Nhà Hàng   Kế Hoạch   Kế Toán   HC Tổ Chức   Bảo Vệ   Giặt Là   Tu Sửa   III. Tổ chức lao động của khách sạn 1. Về nhân lực: Khách sạn Kim Liên có tổng số 545 người với 187 nam và 385 nữ. Lao động nữ chiếm 70,27 % tổng số lao động trong khách sạn, lao động nam chiếm 39,3 % xấp xỉ 1/3 số lao động trong khách sạn. Qua đó ta sẽ thấy nghành du lịch khách sạn có số lượng lao động nữ rất lớn, một phần là do tính chất của công việc, cũng như điều kiện tâm lí xã hội. Song cũng có một vài bộ phận đòi hỏi số lao động là nam như bộ phận bảo vệ. Bộ phận  Tổng số  Nam  Nữ   Hành chính tổ chức  26  7  19   Kế hoạch vật tư  15  3  12   Kế toán  28  5  23   Phòng thị trường  4  2  2   TT công nghệ thông tin  18  8  10   Đội xe  9  8  1   Buồng  142  25  117   Dịch vụ bổ xung  72  23  49   Lễ tân  29  12  17   Ăn uống  89  37  52   Bảo vệ  44  39  5   Giặt là  25  8  17   Tu sửa  37  29  8   a.Lao động trức tiếp : Khách sạn có 465 lao động trực tiếp chiếm 85,3 % bao gồm bộ phận giặt là, tu sửa, bảo vệ, ăn uống, buồng, dịch vụ bổ xung, trung tâm công nghệ thông tin ,đội xe... b. Lao động gián tiếp : Toàn khách sạn có 73 người là lao động gián tiếp gồm bộ phận kế toán, thị trường, kế hoạch, hành chính tổ chức chiếm 14,7 % toàn lao động trong khách sạn. 2. Trình độ học vấn và trình độ ngoại ngữ a. Trình độ ngoại ngữ : Trong khách sạn Kim Liên số công nhân viên biết ngoại ngữ chiếm tới 70 % với ba ngoại ngữ phổ biến là tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp. Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ chưa đồng đều. Bộ phận lễ tân 100 % biết ngoại ngữ và có trình độ đại học . b. Trình độ văn hoá : Khách sạn Kim Liên hiện nay có 183 người tốt nghiệp đại học chiếm 33,6% tổng số lao động số lao động còn lại đều đã tốt nghiệp trung học hoặc có bằng cấp. c. Trình độ chuyên môn : Nhìn chung trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên công ty khá đồng đều. Hàng năm công ty đều cử 1 số cán bộ công nhân viên đi bồi dưỡng về nghiệp vụ cũng như học hỏi những kiến thực tế từ đơn vị bạn. 3. Chế độ làm việc của khách sạn và nhân viên trong khách sạn Kim Liên a. Giờ đóng mở cửa khách sạn Kim Liên trong ngày,tuần,tháng ,năm: Ngày mở cửa từ 5 giờ sáng đến 22 giờ đêm. Một tuần nhân viên phục vụ khách từ 6 đến 7 ngày. Tất cả các ngày trong năm kể cả ngày lễ, ngày tết khách sạn đều mở cửa đón khách. b. Giờ giấc làm việccủa các bộ phận trong khách sạn: Bộ phận lễ tân phục vụ khách 24/24 giờ chia làm 3 ca: + Ca1: từ 6giờ30 đến 14giờ30 + Ca2: từ 14giờ30 đến 22 giờ + Ca3: từ 22giờ đến 6giờ30 sáng hôm sau Mỗi ca có 6 người làm việc gồm 1 cán bộ, 3 lễ tân, 1 điện thoại viên và 1 kế toán viên. Riêng ca 3 chỉ có 1 người trực đêm. Bộ phận buồng bàn làm việc theo giờ hành chính từ 7giờ30 đến 17giờ. Sau đó mỗi khu nhà sẽ cử ra 6 người trực đêm. Bộ phận bàn và bộ phận bếp làm việc theo 3 ca giống bộ phận lễ tân. Riêng ca 3 cử ra 2 người ở lại vì khách ít khi ăn đêm. Bộ phận giặt là làm việc theo giờ hành chính, tuy nhiên lúc đông khách sẽ phân ca làm việc. Tổ bảo vệ được chia làm 3 ca trong ngày song ca 3 số lượng nhân viên được bố trí đông hơn 2 ca trưóc do tính chất bảo vệ an ninh, an toàn cho khách và tài sản của khách sạn . Bộ phận gián tiếp kinh doanh làm việc theo giờ hành chính. c. Lương bình quân chế độ công tác. Bộ phận gián tiếp kinh doanh một tuần làm viêc 5 ngày (nghỉ thứ 7 và chủ nhật). Các bộ phận còn lại làm một tuần 6 ngày (nghỉ xen kẽ ,luân phiên nhau). Bộ phận trực tiếp sản xuất và kinh doanh làm viêc trong tất cả các ngày lễ tết . Vào phiên trực của ai thì người đó phải trực. Khách sạn không có ngày nghỉ chung mà được nghỉ phép luân phiên nhau. Một năm cán bộ công nhân viên được nghỉ 12 ngày phép. Lương bình quân của 1 cán bộ công nhân viên trong khách sạn là 1.300.000(2000). Ngoài ra khách sạn còn có một số chế độ khen thưởng cho nhân viên có sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó cũng có những hình thức kỉ luật căn cứ vào cách xếp loại lương A, B,C. 4. Cách quản lí điều hành nhân viên trong ca của cán bộ quản lí . Trưởng ca làm việc chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công ciệc điều hành các công việc của tổ mình . Là người thi hành mọi công việc, nhiệm vụ của ban giám đốc giao cho. Là người giám sát, kiểm tra nhân viên cũng như mọi công việc của bộ phận mình. Qua đó ghi lại các số liệu thông tin có liên quan trong ca làm việc của mình vào sổ sách có liên quan để gửi lên ban giám đốc cũng như bàn giao lại cho ca sau. IV. Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn Kim Liên. 1. Quy mô của khách sạn Kim Liên: Kim Liên là một khách sạn có trụ sở duy nhất ở số 7 phố Đào Duy Anh Hà Nội. Với tổng diện tích mặt bằng 20.734m2 gồm 378 phòng luôn có thể đón tiếp khách với giá cả từng loại khách, từ thượng lưu đến bình dân . Phòng đặc biệt 100 USD/ngày đêm Phòng hạng sang 70 USD/ngày đêm Ngoại ra còn có các phòng bình dân dành cho khách nội địa như 121000 đ/ngày đêm 165000 đ/ngày đêm 220000 đ/ngày đêm 254000 đ/ngày đêm Khách sạn có tất cả 7 toà nhà bao gồm 6 toà nhà 4 tầng và 1 toà nhà 5 tầng. Trong đó có 1 toà nhà mới được sửa lại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau một thời gian nâng cấp khách sạn Kim Liên đã đạt tiêu chuẩn 3 sao. 2. Các trang thiết bị phục vụ kinh doanh của khách sạn Kim Liên tại một số bộ phận. Với một diện tích rộng lớn nên khách sạn Kim Liên có một bãi đỗ xe khá quy mô có thể để được 200 xe /ngày đêm . Đối với khu vực lưu trú cho khách của khách sạn Kim Liên cũng khá phong phú. Gồm có khách sạn Kim Liên 1 và khách sạn Kim Liên 2. Với khách sạn Kim Liên II đa số phục vụ khách nội địa, công vụ thì giá cả hợp lí có thể đáp ứng nhu cầu của khách có khả năng thanh toán trung bình. Còn tất cả các phòng trong khách sạn Kim Liên I đều được trang bị tiện nghi hiên đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; có ti vi màu 24 inch bắt được 8 kênh nước ngoài, tủ lạnh mi ni, hệ thống nước nóng lạnh, điều hoà nhiệt độ, thiết bị báo cháy. - Khách sạn còn có 4 phòng đặc biệt đặt ở vị trí thuận lợi nhất, đẹp nhất với diện tích mỗi phòng trung bình 65 m2 gồm có : phòng ngủ : 30m2 phòng thể dục : 10m2 phòngtiếp khách : 20m2 phòng vệ sinh : 5m2 - Về phía nhà bếp khách sạn cũng có 2 khu vực nhà bếp do công ty du lịch khách sạn Kim Liên chia thành 2 khách sạn. Tuy nhiên về phía trang thiết bị thì công ty luôn ưu tiên cho khách sạn Kim Liên I bởi vì tại đây đa số phục vụ khách nước ngoài . - Khu vực nhà bếp khách sạn Kim Liên II có diện tích 50m2 gồm các trang thiết bị: + 2 bếp than, 1 bếp ga + 2 tủ đông lạnh + 1 bồn nước nóng để rửa thưc phẩm và chén bát + 2 bàn đựng nguyên liệu chế biến + Quạt gió + Nhà kho để thực phẩm + Bếp được lát toàn bộ gạch men - Khu vực nhà bếp khách sạn Kim Liên I có diện tích khoảng 50m2 nằm ngay đằng sau khu Restauran nhà số 9 + 2 bếp ga + Lò nướng bánh + Bàn sửa soạn thực phẩm có bọc nhôm Các trang thiết bị còn lại được bố trí giống bếp của khách sạn Kim Liên II - Khách sạn Kim Liên có tất cả 5 nhà ăn được trang thiết bị đầy đủ đồng bộ, trong đó nhà hàng số 2, số 3, số 4có vị trí thích hợp để phục vụ khách trong và ngoài khách sạn. Các nhà hàng này có thể phục vụ tối đa 200 khách . - Ngoài ra còn có 2 nhà hàng số 1 và số 9 là những hội trường lớn đã được cải tạo chủ yếu phục vụ hội nghị, đám cưới, có thể phục vụ tối đa 350 khách. - Ngoài việc phục vụ những nhu cầu cần thiết của khách du lịch thì những dịch vụ bổ xung sẽ giúp khách được thoải mái trong thời gian lưu trú. Khách sạn đã trang được bị một số cơ sở vật chất kĩ thuật sau: + Một tổng đài 1000 số có thể giúp khách liên lạc từ khách sạn đến bất cứ nơi nào trên thế giới + Một bể bơi thông minh + Phong tắm hơi Massage + Vũ trường rộng hơn 200m2 cùng nhiều phòng karaoke + Dịch vụ vui chơi giải trí, cà phê, bi a + Một loạt các cửa hiệu kiốt bán tạp phẩm, hàng lưu niệm + Một khu thương mại, hàng mỹ nghệ + Bãi đỗ xe + Các sân cầu lông, tennis, bóng bàn, bóng chuyền, bóng rổ. 2. Thiết bị ở quầy lễ tân và cách bố trí a. Khu lễ tân khách sạn Kim Liên I: Chủ yếu đón khách nước ngoài, nên trang thiết bị khá hiện đại và tiện nghi .Khu lễ tân I nằm ở gian tiền sảnh với diện tích 50m2, trong đó quầy lễ tân 13m2 được trang trí các thiết bị tiện nghi:
Luận văn liên quan